chuyen-kiep-truoc-kiep-nay-cua-triet-gia-noi-tieng-vuong-duong-minh
Chuyện "kiếp trước kiếp này" của triết gia nổi tiếng Vương Dương Minh
- bởi tamthuc --
- 15/11/2017
Vương Dương Minh (1472—1529) còn có tên là Vương Thủ Nhân, là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời của ông cũng gắn với những câu chuyện ly kỳ về luân hồi chuyển thế.
Vương Dương Minh được sinh ra trong gia đình trí thức làm quan. Năm 28 tuổi, ông thi đỗ tiến sĩ. Sau khi tôi luyện bản thân ở vùng biên cương, dẫn binh dẹp loạn đã lập được công lao to lớn. Ông làm đến chức quan Nam Kinh bộ binh thượng thư, Đô sát viện, Tả đô ngự sử Nam Kinh. Bởi vì dẹp được loạn Thần Hào, ông được phong chức Tân Bá Kiến. Đến năm Long Khánh, ông lại được phong Hầu Tước.
Ông là người tinh thông Nho giáo, Thích giáo và Đạo giáo, hơn nữa còn có thể dẫn quân chinh chiến. Ông được xưng là một nhà thông thái toàn năng của lịch sử Trung Hoa.
5 tuổi cải tên mới biết nói
Thời điểm Vương Dương Minh ra đời, ông nội của ông đã nằm mộng thấy ông cưỡi mây mà đến. Bởi vì điều đó được xem là vô cùng may mắn nên người nhà đã đặt tên cho ông là Vương Vân.
Vương Dương Minh từ nhỏ đã thông minh hơn người, chỉ có điều mãi vẫn chưa biết nói. Lúc cậu bé Vương Vân 5 tuổi, có một vị hòa thượng đi qua địa phương, nhìn thấy cậu đang chơi đùa với chúng bạn liền tiến lại xoa đầu cậu và nói: “Đứa nhỏ này tướng tốt lắm đấy, chỉ tiếc vì đạo bị phá đi!” ý tứ rằng, cái tên Vương Vân đã nói toạc ra lai lịch của cậu, vì thế mà cậu không biết nói. Bởi vậy, người nhà đã đổi tên Vương Vân thành Vương Thủ Nhân. Cũng bắt đầu từ đó, Vương Dương Minh mới biết nói.
Đời trước là hòa thượng Kim Sơn
Năm Vương Dương Minh 50 tuổi, danh tiếng của ông đã nổi khắp thiên hạ. Lúc ông ở Trấn Giang đi Kim Sơn du ngoạn. Trên đường đi, ông luôn cảm thấy con đường này rất quen thuộc.
Sau đó, ông thấy một gian phòng đóng chặt cửa (nơi hòa thượng ngồi thiền) đã quá cũ nát, trên cửa còn dán giấy niêm phong. Ông liền yêu cầu hòa thượng ở đó mở cửa ra để vào trong xem.
TAMTHUCHòa thượng ngăn lại, nói: “Đây là nơi lão tăng viên tịch cách đây đã 50 năm. Trong này có thân thể bất hoại của vị lão tăng, 50 năm qua chưa từng mở cửa ra, là nơi không thể vào xem được”.
Vương Dương Minh dùng quyền uy của mình kiên quyết yêu cầu mở cửa, vị hòa thượng cuối cùng đành mở. Vừa mở cửa, ông nhìn thấy vị lão tăng đã viên tịch vẫn ngồi ngay ngắn trên bồ đoàn (đệm cói), vẫn trang nghiêm như khi còn sống.
Trên bức tường trong phòng còn viết câu kệ: “Ngũ thập niên hậu vương dương minh, khai môn do thị bế môn nhân. Tinh linh bế hậu hoàn quy phục, thủy tín thiện môn bất phôi thân” ý nói: 50 năm sau, Vương Dương Minh là người mở cửa, cũng là người đóng cửa. Sau khi vứt bỏ những danh vọng đời thường, hãy quay về với tu hành bởi vì ông vốn là người tín thiền môn.
Nguyên lai là lão tăng trước khi viên tịch đã sớm biết việc tương lai cho nên cố ý lưu lại câu kệ ấy là để nhắc nhở Vương Dương Minh chớ quên mất bản thân nguyên sơ của mình. Thực ra, cũng chính là vị lão tăng tự nhắc nhở bản thân mình ở kiếp sau, sợ sang kiếp sau sẽ quên mất.
Câu kệ báo trước tương lai
Năm Vương Dương Minh 57 tuổi thì bị bệnh nặng. Khi đi qua địa phận Nha Sơn, Nam An, ông đã lên ngôi chùa cổ Linh Nham ở trên núi để thăm hỏi. Không may gặp đúng dịp trong chùa có một vị cao tăng viên tịch từ mấy hôm trước, nên nhà chùa không tiếp khách. Sau đó, phải trao đổi qua lại nhiều lần, Vương Dương Minh mới được đồng ý cho vào chùa.
Vừa bước vào trong gian mật thất của nhà chùa, Vương Dương Minh giật mình nhìn thấy trên án có viết một câu kệ: “Ngũ thập thất niên vương thủ nhân, khải ngô thược, phất ngô trần, vấn quân dục thức tiền trình sự, khai môn tức thị bế môn nhân”. Ý nói rằng, vào năm 57 tuổi, Vương Thủ Nhân (Vương Dương Minh) đến chùa. Không lâu sau sẽ rũ bỏ bụi trần mà đi.
Đọc xong câu kệ, Vương Dương Minh tự cảm thấy ngày tháng tương lai của mình không còn nhiều lắm, vội vàng rời đi. Không lâu sau, ông buông tay, rời khỏi cõi trần.
Dù không ai chắc chắn nhưng từ câu chuyện của Vương Dương Minh, rất nhiều người đời sau cho rằng con người là có luân hồi chuyển kiếp. Hơn nữa, đường đời của một người hẳn là đã được định sẵn một cách tỉ mỉ và vô cùng chuẩn xác. Bởi vậy mà người xưa thường khuyên bảo con cháu rằng: “Con người phải ‘kính Thần, biết mệnh, thuận theo tự nhiên’ thì mới sống được bình an vô sự” là đạo lý như vậy.
Bài viết tham khảo từ một số tài liệu: “Minh sử” do Trương Đình Ngọc triều nhà Thanh biên soạn, “Hoàng Minh đại nho Vương Dương Minh tiên sinh xuất thân tĩnh nan lục” do Phùng Mộng Long nhà Minh biên soạn, “Minh nho học hán” do Hoàng Tông Hy và “Xích nhã” do Quảng Lộ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh biên soạn.
Theo Trithucvn
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/chuyen-kiep-truoc-kiep-nay-cua-triet-gia-noi-tieng-vuong-duong-minh.html
Comment