bi-quyet-thiet-thuc-de-cai-bien-van-menh
Bí quyết thiết thực để cải biến vận mệnh
- bởi tamthuc --
- 05/04/2016
Theo lý thuyết nhân quả của nhà Phật, “phúc khí” của một người từ đâu mà đến? Thứ nhất: nó đến từ khi con người được sinh ra (mang theo từ tiền kiếp). Thứ hai là do đời này hành thiện tích đức mà có, xét cho cùng, có thể thực sự thay đổi vận mệnh con người nằm ở hai chữ “nhân quả”.
Bởi vì, bất luận số mệnh là do trời định hay do hậu thiên hành thiện tích đức mà có, đều là từ “thiện nhân” mà thu được “thiện quả”. Loại “thiện nhân” này chính là làm việc thiện.
Nhiều người hễ nhắc đến hành thiện thì cho rằng: “đấy là những việc của người giàu”. Đây quả là nhận thức sai lầm lớn, họ cho rằng “làm việc thiện” tương đương với việc chi tiền. “Cần chi tiền” mới có thể “làm việc thiện”. Thực chất, “làm việc thiện” bao gồm phạm vi khá lớn, nó bao hàm cả việc “chi tiền” và những việc thiện “không cần chi tiền”.
Ví dụ như: Từ bi cấm sát sinh đối với người cũng giống như ẩn ác dưỡng thiện, loại bỏ thị phi tranh đoạt, biết lượng thứ cho những lỗi lầm của người khác, tuyên dương thiện đức, kính trọng bề trên, yêu thương trẻ nhỏ, hiếu thuận người già, khoan dung bỏ qua sai sót, thương cảm với những người nghèo cô độc, phạm vi hành thiện quả thật quá rộng lớn, đâu đâu cũng là “phúc đến cửa nhà”! Phát tâm từ bi không chỉ vì chính mình mà càng vì mọi người, vất vả làm việc, cố gắng chăm chỉ, tích ngày này qua tháng khác như vậy ắt sẽ có được thành quả to lớn.
Biết tha thứ cho người khác
Người xưa thường nói: “không trách lỗi lầm của người khác, không bới móc đời tư, không nhớ việc ác cũ của người”. Nếu bạn có thể làm được ba điều này thì có nghĩa là bạn có thể tiến thêm một bước lớn trên con đường tu dưỡng đức. Các tôn giáo thường dạy con người cần “khoan dung vị tha”, “dung nhẫn”. Khi người khác làm những việc có lỗi với bạn, chắc chắn họ có lý do riêng hoặc những nỗi khổ tâm của bản thân, vậy bạn hãy đặt mình vào vị trí của họ để hiểu, cố gắng nhìn vào mặt tốt của đối phương, không nhớ đến những điểm xấu của người khác, như vậy tự nhiên bạn sẽ có được một sự đồng cảm. Tâm cũng từ đó mà trở nên bình thản tĩnh tại. Quân tử độ lượng, tiểu nhân hẹp hòi.
Học cách nhẫn nhục
Khi bị người khác chỉ trích phê bình điều đó không đồng nghĩa là họ đang nhục mạ bạn, chúng ta nên có thái độ khiêm nhường, tiếp nhận bình thản “có lỗi thì sửa, không có lỗi thì rút kinh nghiệm”, hãy xem những phê bình của họ như là một sự quan tâm đến bạn, đó cũng là động lực giúp chúng ta tiến bộ. Thế nhưng, khi bị người khác nhục mạ một cách vô cớ, một mặt nó có thể giúp rèn luyện tâm thái và tính cách chúng ta, mặt khác chúng ta sẽ có cơ hội để tích thêm phúc, sau khi gặp phải những mắng chửi vô cớ, đức cũng từ đó tăng lên, phúc thuận theo đó mà đến. Đây chính là điểm mấu chốt giúp thay đổi vận mệnh của bản thân.
Luôn giữ tâm thái khiêm nhường và cảm ân
Cổ nhân thường nói, chỉ có khiêm tốn thì phúc mới tới. Thường xuyên khiêm tốn, giữ tâm thái cảm ân, từ đó vận mệnh cũng theo vậy mà được cải thiện.
Không sợ chịu thiệt
Cuộc sống vốn không hoàn hảo, cuộc sống mỗi người đều có lúc thăng lúc trầm, thậm chí hoàng đế được hưởng đầy giàu sang phú quý nhưng vẫn luôn gặp những việc không như mong muốn, trong cuộc sống không nên tranh đấu, nếu như không phải là của bạn, giả như bạn giành được về, bạn cũng không có được phúc phận để hưởng thụ. Ngược lại, chịu thiệt thòi một chút cũng là một cách tốt để thay đổi vận may, nhường những lợi ích của mình cho người khác, không tranh đấu giành giật. Như vậy, cuộc sống của bạn có thể sẽ thiếu đi những thứ này nhưng ông trời sẽ bồi thường cho bạn những thứ khác.
Luôn lạc quan
Trong cuộc sống luôn giữ nụ cười trên môi, đem những điều tốt và thiện ý đến cho những người bên cạnh bạn, như vậy sẽ có thể kết thiện duyên với những người xung quanh bạn. Dù là người quen hay người lạ đều có thể cảm nhận được sự thiện ý của bạn, cũng từ đó những xung đột mâu thuẫn trong cuộc sống của bạn cũng ít dần đi, trở nên càng ngày càng thuận lợi tốt đẹp. Đây chính là khởi đầu trong việc cải biến vận mệnh.
Theo SKCĐ
TAMTHUC
Comment