khi-nguoi-ta-mac-benh-chinh-la-nguoi-am-dang-chiu-cuc-hinh
Khi người ta mắc bệnh, chính là “người âm” đang chịu cực hình
- bởi tamthuc --
- 20/03/2016
Mỗi người sống trên dương gian thì dưới âm phủ đều có một “âm mạng” tương ứng. Khi người trên dương gian đau đớn bệnh tật, thì có thể chính là lúc “âm mạng” đang chịu cực hình.
Ngày xưa, ở một gia đình nọ, có một cô nương mới 18 tuổi đã qua đời. Sau khi chết xuống đến âm phủ, cô đã kết phu thê cùng với một vị quan tra hình của địa phủ. Sau khi cô gái chết được 1 năm, có 1 lần, nguyên thần người em trai 12 tuổi của cô gái đã đi tới địa phủ. Dưới cõi âm này, cậu ta nhìn thấy chị gái và người anh rể, mấy người họ gặp nhau đều rất vui mừng.
Ngày hôm sau, người anh rể đi tuần, cậu em trai cũng muốn đi theo. Nhưng người anh rể nói: “Chỗ kia sao có thể tùy tiện mà đi được?”.Người chị nhẹ nhàng thuyết phục: “Chàng hãy để em trai đi cùng đi!”. Người chồng nói: “Muốn đi cũng được, nhưng ta phải dán miệng cậu lại đã”. Nói xong, liền dùng một miếng vải dán miệng cậu em vợ lại, rồi 2 người mới lên đường.
Tới nơi, nhìn thấy rất nhiều tội phạm được mang đến tra khảo tội hình, các dụng cụ dùng để tra hình đều có đủ loại. Trong đám tội nhân được mang đến, có một người là chịu loại cực hình: bị nung đốt từ sau lưng, lưng bị là ủi nóng đến mức bốc khói. Người này đau đớn khôn cùng, đau đến mức tê tâm liệt phế. Lúc này, cậu em trai lấy tay túm lấy áo anh rể như muốn nói gì đó, nhưng người anh này lại vỗ nhẹ vào vai cậu, ý bảo không cần phải phản ứng.
Đợi đến khi về nhà, bóc bỏ miếng vải dán trên miệng cho cậu em, người anh rể hỏi: “Lúc nãy, cậu muốn nói gì vậy?”. Cậu em trả lời: “Người bị tra tấn đó là bác trai của tôi, bác trai bị đau như vậy, tôi sao có thể đứng yên được?”.
Người anh rể nói cho cậu em biết: “Người bác trai trong âm phủ này chính là ‘âm mạng’ của bác trai trên dương gian. Ở dưới đây, bác trai bị tra hình, thì chính là tương ứng với người bác trai trên dương gian đang bị bệnh ở lưng. Nguyên nhân là người bác trai này đã dùng vai, lưng vác trộm đồ của người khác. Nếu muốn khỏi bệnh, thì đầu tiên người bác này phải từ nội tâm mà thật lòng hối lỗi và nhận tội. Sau đó hãy dùng tàn hương (tro sau khi đốt hương) trộn với mỡ rán bôi vào chỗ bị đau, mấy ngày sau là có thể khỏi bệnh”.
Nghe vậy, cậu em trai nhanh vội trở về dương gian. Cậu liền lập tức đến gặp người bác trai, quả nhiên thấy người bác này đang bị đau lưng, đau đớn đến mức không thể bước đi được. Cậu hỏi bác trai: “Có phải bác đã vác trộm đồ của người ta không?”.
Bác trai của cậu kinh sợ đến ngẩn người, không hiểu vì sao đứa cháu này lại có thể biết chuyện. Cậu em trai đem sự tình thấy được dưới âm phủ kể hết cho người bác. Người bác trai lúc này mới thật sự thấy hối hận vì chính mình lại tự làm hại mình. Sau đó đã cùng với cháu trai thành tâm dâng hương hối lỗi, rồi dùng mỡ rán trộn với tàn hương bôi vào chỗ đau, quả nhiên không lâu sau thì bệnh khỏi.
Kỳ thực, cách giải thích của y học Trung Quốc cổ đại là phù hợp với khoa học hiện đại. Ví dụ: Trung y giảng nội ngũ độc là giận, buồn, oán, hận, phiền; ngoại ngũ độc là gió, lạnh, khô, nóng, ẩm ướt. Nội ngũ độc là gốc rễ, ngoại ngũ độc là yếu tố bên ngoài, mà nội ngũ độc lại trực tiếp quan hệ đến sát, trộm, dâm, vong, rượu.
Trung y cổ đại có thể từ bộ phận bị bệnh trên cơ thể người bệnh mà đoán được người đó đã mắc sai lầm gì, đã làm điều gì thất đức.
Ví dụ: dâm loạn hoặc oán hận thì gây tổn thương thận và âm bộ; bất nghĩa hoặc muộn phiền thì làm tổn thương phổi; bất nhân hoặc cáu giận thì gây tổn thương gan; tâm bất chính hoặc buồn bực nổi nóng thì tổn thương tim; thất tín hoặc oán thì thương tổn tỳ.
Vậy nên, những người có phẩm đức thiện lương, khoan dung cao thượng và biết nhẫn nhịn … thì sẽ có một thân thể khỏe mạnh, chính là đạo lý này!
Cũng bởi vậy mà người ta mới nói:
Tửu sắc tài khí chắn bốn tường,
Mỗi người đều nhốt trong tường đó,
Có người vượt khỏi tường mà đi,
Không phải thần tiên cũng thọ trường.
Bảo An, dịch từ NTDTV
TAMTHUC
Comment