nghiep-la-hau-qua-tu-kiep-truoc-tao-nen
Nghiệp là hậu quả từ kiếp trước tạo nên
- bởi tamthuc --
- 27/04/2015
Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác, đó là quy luật tất yếu của luân hổi và tái sinh, một tru trình tuần hoàn
Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới.
Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp.
Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước – tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là Luân hồi.
NGƯỜI CHẾT CHỈ MANG THEO “CÁI NGHIỆP” CỦA HỌ ÐỂ TẠO QUẢ CHO KIẾP SAU
Để hiểu rõ giai đoạn này, ta hãy bất đầu khi một người chết đi, họ trở thành bất động. Sở dĩ xác thân khi chết bất động vì thật ra nó chỉ là một khối vật chất bình thường trong tự nhiên mà thôi. Nó như cái áo mặc, khi chết chính là lúc trút bỏ cái áo ấy. Khi sống, xác thân cử động được là nhờ có sự hổ trợ hợp đồng của các giác quan như thấy, nghe, nhận biết, ngửi, nếm, suy nghĩ tính toán… Khi chết, thân xác bất động thì các giác quan âý cũng mất luôn. Tuy nhiên có 2 thể vật chất đặc biệt không bị mất đi, vẫn còn tồn tại. Hai thể này có tên gọi là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà kinh Phật giáo gọi là hai thức. Hai thức này sẽ là cầu nối giữa cái xác thân đã chết vớì các xác Thân sanh trở lại của kiếp kế tiếp.
Mạt Na Thức có nhiệm vụ sao chép lại bao quát về cá tánh, bản năng, năng khiếu, cảm xúc, sự hiểu biết và ký ức, hành vi cử chỉ lẫn tư tưởng của con người mà nó liên hệ lúc còn sống. Tất cả những ghi nhận, sao chép này từ Mạt Na Thức sẽ truyền hết cho A lại Da thức lưu trữ. Như vậy có thể hiểu A lại Da Thức như là một cái thư viện lưu trữ các tài liệu sách vở của một người lúc còn sống. Tài liệu ấy bao gồm các đặc tính, bản năng, thói hư tật xấu và cả tánh tốt của người đó. Tuy nhiên tùy theo sự dồn nén tập trung tư tưởng, tình cảm nào đó quá nhiều như uất hận, căm thù, đau khổ, sợ hãi, nuối tiếc… thì những tư tưởng tình cảm ấy sẽ là đầu mối cho đời sống kế tiếp mang nặng tất cả những gì đã bị kích động dồn nén ấy. Do đó mà các vị chân tu thấy rõ điều đó đã căn dặn mọi người rằng; lúc sắp qua đời phải cố giữ tâm yên bình không nên nuối tiếc, đau buồn hay căm giận. Đặc biệt sự căm thù, lòng tức giận là mối nguy ghê sợ nhất nếu phát sinh lúc lâm chung thì lúc tái sanh sẽ rơi vào vòng đau khổ cùng cực. Ðó cũng là lý do tại sao lúc người vừa mới chết, mọi người có mặt nên đọc kinh cầu nguyện, nhắc nhở tâm linh người chết nên sáng suốt, vui vẻ hầu tránh sự mê mờ u tối, lầm lạc khiến dễ sa vào chốn địa ngục.
Tác giả: Đoàn Văn Thông
Comment