No icon

qua-bao-khi-ruong-ray-nguoi-yeu-mang-thai

Qủa báo khi ruồng rẫy người yêu mang thai

Người đàn ông mà ruồng rẫy người yêu của mình đã không thể chấp nhận được mà người yêu còn đang mang thai thì quả báo sẻ khủng khiếp đến với anh ta

Tôi gặp em vài tuần đã ngỏ lời yêu. Em dịu dàng, cả tin, suy nghĩ chưa đến 5 giây đã e lệ gật đầu. Ngày ấy tôi đang làm ở một cơ quan nhà nước, em là công nhân xí nghiệp may. Hai đứa đồng hương gặp nhau ở một thành phố bon chen, tấp nập dễ mủi lòng mà tìm đến với nhau. Em là gái quê da trắng, dáng rất đẹp, tóc đen mềm như lụa, ăn nói lại duyên. Có em ở bên, cuộc sống của tôi đỡ tẻ nhạt. Thời gian đầu tôi tặng em ngày tháng lãng mạn với những buổi tối chạy xe dạo quanh thành phố, hoa ngày lễ và bánh trái, quần áo tặng em ngày thường. Em hạnh phúc ra mặt, coi tôi như món quà vô giá của định mệnh.

quả báo

Về sau tôi bảo rất nhớ em mỗi lần phải xa cách, muốn em dọn về ở chung cho tiện, hứa vài năm nữa kinh tế ổn định tôi sẽ cưới em. Em ngoan ngoãn nhận lời. Đời tôi bước sang một trang mới. Tôi hài lòng với căn hộ sạch sẽ, thoáng mát dưới bàn tay em chăm sóc, hài lòng với những buổi chiều tan sở có em dọn sẵn cơm đợi tôi về và những đêm lê thê dài nhưng không còn cô đơn. Cuộc sống chung cũng xảy ra mâu thuẫn khi tôi la cà với bạn nhậu về khuya hay thỉnh thoảng tán tỉnh vài cô khác. Nhưng tôi vốn miệng lưỡi ngọt ngào, em lại quá hiền lành, tôi cứ gây lỗi rồi (tỏ ra) thành thật xin lỗi, em đều tha thứ hết. Ngày tháng cứ thế trôi đều, êm ấm.

Mọi chuyện chỉ kết thúc khi em đột ngột báo đang có thai. Tôi vốn rất cẩn thận không ngờ lại để xảy ra sự cố. Chuyện đã lỡ, tôi chỉ còn nước tìm đường thoát thân. Tôi nói thẳng rằng gia đình đang định làm mối tôi với một cô gái khác, có công việc ổn định và môn đăng hộ đối, tôi sẽ chuyển công tác về tỉnh nhà rồi tính chuyện kết hôn. Em gần như ngã quỵ khi thấy tôi trở mặt. Em khóc lóc, đay nghiến, dọa dẫm rồi năn nỉ, cầu xin tôi ở lại. Tôi không thèm nhìn mặt em lấy một lần, phũ phàng dứt bỏ cuộc tình kéo dài hơn hai năm. Trước khi đi tôi gửi lại một khoản tiền để em phá thai. Em hét vào mặt tôi “tôi có chết cũng phải sinh đứa con này, để xem anh còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ, để xem lúc nào thì anh gặp nghiệp chướng!”.

Nghe đại hòa thượng Tuyên Hóa thuyết giảng về “Những thai nhi vô tội”

Khi tôi rục rịch chuẩn bị đám cưới, cũng là lúc cả làng đồn ầm chuyện em dại dột, chuyện tôi phụ bạc, đểu cáng, làm tan nát một đời con gái. Em về quê ở hẳn với bố mẹ đẻ, chờ ngày sinh con. Tôi làm ở trên tỉnh, cuối tuần về thăm nhà hay thấy em ra đứng thẫn thờ bên cổng làng như đang cố đợi ai, bụng em ngày một phình to, nặng nề. Tôi phóng xe vụt qua em, lạnh nhạt và trơ trẽn.

Em hạ sinh con trai. Con đầy tháng, bố mẹ em bế con sang nhà tôi đòi “ba mặt một lời”. Bố tôi chối đây đẩy, mẹ tôi bĩu môi “đũa mốc ai lại chòi mâm son”. Tôi hèn hạ trốn tiệt trong phòng sợ phải nghe tiếng đứa trẻ khóc ngặt nghẽo. tôi muốn chối tội nói lớn. tôi làm gì mà có vợ mà có con, nó không phải con tôi, mấy người hãy về đi cho. Hai tuần sau, tôi cưới vợ, đám cưới to nhất làng.

Rồi cũng đến ngày vợ tôi lâm bồn, tôi mừng thầm vì sắp được chính thức làm bố mà không phải sợ thị phi. Nhưng con tôi mãi mãi không được nhìn thế giới này. Nó nằm lại trong bụng mẹ. Tôi không dám tin vào tai mình khi bác sĩ bảo vợ và con tôi đã qua đời lúc vượt cạn.

Trên đời này quả thực có luật nhân quả sao? Nếu đó là quả báo sao không đổ thẳng vào đầu tôi mà lại hành hạ vợ con tôi non nớt, vô tội? Từ lâu lương tâm tôi mục nát vì thói bạc bẽo, từ nay đến cuối đời, nó sẽ bị cảm giác tội lỗi đeo bám không tha. (Theo xaluan)

PS: 1 Người làm ác thì có lý nào người thân, con cháu phải hứng chịu những hành động ác đó?
Nhiều người thắc mắc cho rằng cha mẹ làm ác thì có lý nào con cháu phải hứng chịu những hành động ác đó? Như vậy há chẳng phải luật Nhân Quả không công bằng hay sao? Kỳ thật, cái gọi là “tai họa cho con cháu” cũng chỉ là một câu nói theo thói quen, tập quán, chỉ là một hiện tưởng ngoài mặt, chứ phía sau nó còn ẩn chứa một đạo lý rất sâu.

Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được”. Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, “tự làm tự chịu” là nguyên lý về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay. Sở dĩ có hiện tượng “tai họa cho con cháu”, nguyên nhân chính là do “Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm và quấn lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.

Cái gọi là “cùng nghiệp đi với nhau” là chỉ cho những người trong đời quá khứ đã tạo các nghiệp thiện, ác giống nhau, cho nên mới có xu hướng làm quyến thuộc họ hàng với nhau. Ví dụ đời trước có hai người cùng khuyên mọi người tu bố thí, nên đời này làm cha con lẫn nhau, người cha kiếm ra thật nhiều tiền, người con sinh trong gia đình ấy, cùng nhau hưởng phước báo giàu sang. hay quá khứ những con người tạo ác tương đồng nhau thì nay do cũng nghiệp nên đồng cảm người này lại quấn lấy nhau để làm thân quyến.

Cái gọi là “cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau” là chỉ cho tất cả cộng đồng cùng tham gia trong quá khứ và cả đời trước, là những người cùng tạo nghiệp thiện hoặc ác, cho nên có xu hướng làm quyến thuộc họ hàng với nhau. Ví dụ trong đời trước, hai cha con cùng nhau đi ăn trộm, đời này quả báo người cha phải đi ăn xin, người con sinh làm con của người ăn xin đó, cho nên hai người phải chịu quả báo bần cùng, đói rách.

Cái gọi là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” : Vốn ác báo đó đến đời sau mới chịu, nhưng do trong cuộc sống gặp được những duyên thích hợp, làm cho ác báo đó sớm thành thục. Vì thế đời này phải chịu luôn ác báo; có người đáng lẽ phải đến tuổi già mới thọ ác báo nhưng cũng do duyên mà phải thọ ác báo ngay khi tuổi còn trẻ. Là do duyên đã chín muồi.

Rất nhiều bằng chứng sống trong xã hội, người tạo nghiệp sát nhưng chưa thấy họ chịu ác báo, là do phước báo của họ chưa hết, với lại duyên chưa đủ để ác báo thành thục. Lúc này , sẽ xảy ra những khả năng:

Sau khi những người làm ông bà cha mẹ tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu… đây là quả báo của việc sát sinh do chính những đứa con đó đã tạo trong kiếp trước của nó. Bởi vì do “cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau”. Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau mới xuất hiện, nhưng do nó có cùng nghiệp giống với những người sẽ làm cha mẹ ông bà nó nên nó đầu thai vào làm con cái hay cháu. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của bản thân nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay cho tổ tiên, cha mẹ. Còn cha mẹ ông bà nó tạo nghiệp sát sinh thì có thể sẽ tự chịu trong kiếp này hoặc kiếp sau.

Sau khi sinh con cháu rồi chúng ta mới tạo ác nghiệp: Nếu nó là đứa phước mỏng, vả lại đời trước nó đã tạo nghiệp sát sinh, mà bây giờ chúng ta lại tạo nghiệp ác, khiến cho quả báo sát sinh của con cháu chúng ta đến sớm hơn; đáng lẽ với việc ác đó đời sau nó mới thọ ác báo, nhưng gặp duyên sát sinh của cha mẹ, do vậy mà ngay đời này nó phải hứng chịu ác báo nhiều bệnh tật, chết yểu hay gặp chuyện bất trắc.

Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” mà thôi, nhưng chính vẫn là “tự làm, tự chịu”, điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

Nguồn: Sưu tầm

TAMTHUC

Comment