No icon

nghe-thuat-xem-tuong-co

Nghệ thuật xem tướng cổ

Sách tướng gọi cổ là Thiên Trụ, tức là cây cột chống đỡ toàn thể ngôi nhà (thân hình con người). Khi xem tướng cổ, thường xét tới kích thước lớn nhỏ, dài ngắn.

tượng cổ, nghệ thuật,

Cổ dài cổ ngắn để phối hợp với người béo kẻ gầy, có nhỏ lớn đề phối hợp với người cao, thấp.

Cổ người gầy phải cao, nếu gầy mà cổ ngắn thì nghèo và phải yểu mạng trong 30 tuổi.

Cổ người béo nên thấp, nếu béo mập mà cổ cao lên thì làm ăn cũng không giàu mà mạng sống chỉ dưới 50 tuổi.

Riêng cổ của phụ nữ thì phải cao và tròn, phải cân xứng với thân thể. Đàn bà đại kỵ cổ thấp ngắn và lòi xương, vì đó là tướng hình phu khắc tử cô độc goá bụa. Cổ có gân nổi ra là tánh khí thô bạo. Xương cổ lồi lên là tính nóng nảy cộc cằn. Hơi thở thều thào gân xương cổ đều lộ là tướng nghèo hèn.

TAMTHUC

Người gầy gân cổ nổi bao quanh trái cổ là bần cùng. Người béo mà gân cổ nổi bao quanh trái cổ cũng lộ xương thì chết bất đắc kỳ tử ở quê xa xứ lạ. Cổ tròn da trắng xương cổ không lộ ra là người giàu sang.

Cổ tròn da dày như cổ gà lại có nhiều lằn tròn là người thông minh tài trí.

Vai và lưng đều khuôn phò sau cổ như nâng đỡ là tướng phát quan.

Cổ gầy ốm lòi xương khô khan là tướng yểu. Cứng rắn tươi nhuận có đủ da thịt là tướng thọ. Sau cần cổ không có thịt mà lòi xương là bần cùng vất vả. Cổ dư da, làm như da đùn lại ấy là tướng vinh hiển phú quí, bạch thủ thành gia.

Đầu méo cổ cao gầy là đoản thọ.

Cổ có nhiều lằn quấn vòng theo là nghèo nhưng rất thanh cao và sống lâu, nếu có nhiều mục cóc nốt ruồi là hèn hạ đói rách.

Theo blogphongthuy.com

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nghe-thuat-xem-tuong-co.html

Comment