khao-sat-phong-thuy-duong-lam-son-tay-ha-noi-bai-
KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI. BÀI 13.
- bởi tamthuc --
- 04/04/2016
KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY
HÀ NỘI.
LỜI TỰA : Đường Lâm - Sơn Tây - HÀ NỘI là một vùng quê có địa hình còn khá hoang sơ , chưa bị nhiều những công trình xây dựng tàn phá. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng. Là một vùng quê có nhiều người thành đạt như vậy nhưng trong khoảng 50 năm gần đây , nhân tài của Đường Lâm hầu như vắng bóng . Lý do nào đưa đến sự việc như vậy ? Chúng ta thử cùng nhau khảo sát về mặt Phong thủy để tìm nguyên nhân. Trong loạt bài này , dienbatn có sử dụng một số tư liệu trên Internet và những tư liệu của dienbatn sau nhiều năm điền dã. Những kết luận riêng của dienbatn còn thô thiển, rất mong được các cao nhân giúp đỡ. Thân ái. dienbatn.
4.1 PHÙNG
HƯNG.
Sử ký Toàn
thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 802, chỉ một thời
gian ngắn sau khi đuổi được giặc Bắc phương. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh
ngày 25 tháng 11 năm 760 (tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức
13-9-802), thọ 41 tuổi.
Phùng
Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào
trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất
Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.
Khoảng năm
Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã
tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về
quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến
hàng nghìn người.
Theo sự
tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người
con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật
hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự
là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18
tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe
và khí phách đặc biệt.
Chính sử
chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791.
Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791.
Nguồn dã sử
Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên và giai thoại dân gian cho rằng: ông cầm quyền
được 7 năm, nhưng lại mất năm 802 . Thông tin này không phù hợp về logic: Năm
791 giành được Tống Bình mà mất năm 802 tức là Phùng Hưng cầm quyền trong 11
năm chứ không phải 7 năm. GS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: Lý Tế Xuyên và truyền
thuyết dân gian đã có sự lầm lẫn: hơn 7 năm là thời gian tính từ khi Phùng Hưng
làm chủ khu vực quanh Đường Lâm tới khi ông mất, chứ không phải tính từ khi ông
làm chủ Tống Bình
Theo sách Việt
sử tiêu án: Ông Hưng đồng lòng với dân chúng, lập em là Hải. Bồ Phá Lặc có sức
khỏe đẩy được núi, không chịu theo Hải, lánh ở động Chu Nham. Bồ Phá Lặc lập An
là con ông Hưng. An tôn cha là Hưng làm Bố Cái Đại Vương (tục gọi cha mẹ là Bố
Cái), dân Thổ cho là linh dị, lập đền thờ ở phía tây đô phủ để thờ Hưng.
Theo sách Việt
điện u linh, con của Phùng Hưng là Phùng An khi
lên ngôi tôn Phùng Hưng làm Bố Cái Đại Vương, bởi quốc tục xưng cha là Bố, mẹ
là Cái, nên mới gọi như vậy.
Phùng Hưng đồng
lòng với dân chúng, lập em là Hải kế vị. Bồ Phá Lặc có sức khỏe đẩy được núi,
không chịu theo Hải, lánh ở động Chu Nham. Bồ Phá Lặc lập Phùng An, con của
Phùng Hưng. Phùng An tôn cha làm Bố Cái Đại Vương.
Nhà Đường
cho Lý Phục làm Tiết độ sứ Lĩnh Nam, khi Lý Phục đã đến nơi, người An Nam đều
yên lặng. Nhà Đường cho Triệu Xương làm Đô hộ. Xương đến nơi, sai sứ dụ Phùng
An. Phùng An đem quân đầu hàng.
Sách Việt điện
u linh chép: Phùng Hưng chết rồi, phụ tá đầu mục là Bồ Phá Lặc, sức có thể bài
sơn cử đỉnh, dũng lực tuyệt luân, có ý không theo lập con Phùng Hưng là Phùng
An, đem quân chống Phùng Hãi. Phùng Hãi tránh Bồ Phá Lặc, dời qua ở động Chu
Nham, sau không biết ra sao nữa.
Phùng
An kế vị được hai năm,
vua Đường Đức Tông phong Triệu Xương sang làm An nam đô hộ/ Triệu Xương đến
nơi, sai sứ đem nghi vật dụ Phùng An; Phùng An sửa sang nghi vệ, đem quân
nghênh hàng Triệu Xương, các thân thuộc họ Phùng giải tán hết
https://vi.wikipedia.org
"Phùng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây."
" Danh sách các nhà khoa bảng tại bia Văn Miếu Quốc tử giám Thăng Long
* Phùng Đốc (1466-?) Người thôn Chàng Sơn, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất - tỉnh Hà Tây (tỉnh Sơn Tây cũ) . Đỗ Tiến sĩ năm 1499 đời Lê Hiến Tông. Làm quan đến chức Giám sát Ngự sử.
* Phùng Hữu Hựu Người thôn Viên Đình, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Đỗ Tiến sĩ năm 1523 đời Lê Cung Hoàng. Làm quan đến chức Thừa Chính Sử.
* Phùng Ông (1524-?) Người thôn Tuấn Xuyên, xã Vạn Thắng, Huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (tỉnh Sơn Tây cũ) . Đỗ Tiến sĩ năm 1547. Làm quan đến chức Thừa Chính Sử.
* Phùng Trạm (1543-?) Người thôn Dĩnh Uyên, xã Tân Tiến, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đỗ tiến sĩ năm 1574 đời Mạc Mậu Hợp. Làm quan đến chức Thừa Chính sứ.
* Phùng Khắc Khoan (1528-1613) Người thôn Phùng Xá (thôn Bùng), xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (tỉnh Sơn Tây cũ). Đỗ Tiến sĩ năm 1580 đời Lế Thế Tông. Hai lần đi sứ sang Nhà Minh; Làm quan đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Khi mất được tặng Thái Tể, phong Phúc Thần.
* Phùng Thế Triết (1585-?) Người thôn Kim Bí, xã Tiền Phong, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (tỉnh Sơn Tây cũ). Đỗ tiến sĩ năm 1623 đời Lê Thần Tông. Làm quan đến chức Hiến Sát sứ.
* Phùng Viết Tu (1607-1662) Người xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đỗ tiến sĩ năm 1652 đời Lê Thần Tông. Làm quan đến chức Thiên đô Ngự sử, sau bị án vì phạm tội.
* Phùng Bá Kỳ (1694-?) Người thôn Hợp Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đỗ Tiến Sỹ năm 1715 đời Lê Dụ Tông. Làm quan đến chức Hàn Lâm viện Đãi Chế."
(http://hophungvietnam.com.vn/ ).
Người Việt Nam họ Phùng nổi tiếng.
Phùng Hưng, lãnh tụ khởi nghĩa thời nhà Đường, được tôn là Bố cái đại vương
Phùng An, con trai của Phùng Hưng
Nhu Huy hoàng hậu, tức Sùng viên Phùng Thị Quý, hoàng hậu nhà Hậu Lê, vợ vua Lê Thánh Tông, mẹ của Lê Tân, bà nội vua Lê Tương Dực.
Phùng Khắc Khoan, đại thần thời Hậu Lê, được mệnh danh là Trạng Bùng
Phùng Tá Chu, quan đại thần Nhà Trần
Phùng Phúc Kiều, đô đốc thượng tướng quân thời Hậu Lê, người có công khai phá vùng biển Cửa Lò, Nghệ An
Phùng Thế Tài, Thượng tướng, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Phùng Quang Thanh, đại tướng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Anh hùng LLVT
Phùng Văn Cung, bác sĩ, phó chủ tịch kiêm bộ trưởng bộ nội vụ của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Phùng Quang Bích (Nguyễn Quang Bích), Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Phó tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn
Phùng Hữu Phú, giáo sư tiến sĩ sử học, phó trưởng ban tuyên giáo trung ương ĐCSVN
Phùng Quán, nhà thơ, nhà văn Việt Nam, tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.
Phùng Cung, nhà thơ, nhà văn của phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm; tác giả Con ngựa già của Chúa Trịnh
Phùng Thị Cúc (Điềm Phùng Thị), nhà điêu khắc, viện sĩ viện hàn lâm khoa học văn học và nghệ thuật Pháp
Phùng Tất Đắc (Lãng Nhân), nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với tác phẩm: Giai thoại làng Nho...
Phùng Văn Tửu (nhà văn), Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Văn học, Nhà Nghiên cứu, Phê bình, Lý luận Văn học
Phùng Gia Lộc, Nhà giáo, nhà văn,...
Phùng Ngọc Hùng, nhà thơ, nhà văn thiếu nhi, thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam
Phùng Văn Khầu, đại tá pháo binh, anh hùng quân đội, người hùng chống tham nhũng
Phùng Khắc Đăng, trung tướng, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam, Trưởng Ban liên lạc dòng họ Phùng Việt Nam
Phùng Thị Lệ Lý, Nhà văn hải ngoại, tác giả cuốn sách nổi tiếng: Khi Đất Trời đảo lộn (When Heaven and Earth changed place)...
Phùng Tuấn Vũ, nhạc sĩ độc tấu guitar thùng nổi tiếng .
Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội ( https://vi.wikipedia.org/wiki )."Phùng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây."
4.2 NGÔ QUYỀN.
Ngô Quyền
(chữ Hán: 吳權, 898 - 944),
còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王), là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm
938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng
nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời
kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì
từ năm 939 đến năm 944.
Năm 939, Ngô
Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô
Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm.
Năm 944, Ngô
Vương qua đời, hưởng dương 47 tuổi; trước khi chết ông di chúc giao cho Dương
Tam Kha phò tá cho con của mình.
Thiên Sách
Vương Ngô Xương Ngập: Là con trai trưởng của Ngô Quyền,
được phỏng đoán sinh ra vào khoảng thập niên thứ hai của thế kỉ 10. Tiền Ngô
Vương truyền ngôi cho Ngô Xương Ngập nhưng bị Dương Tam Kha cướp ngôi, Xương Ngập
phải bỏ trốn. Năm 950, Dương Tam Kha bị lật đổ, ông được em là Nam Tấn Vương
Ngô Xương Văn đón về, hai anh em cùng làm vua. Năm 954, ông mất.
Nam Tấn
Vương Ngô Xương Văn: Là con trai thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Ông đã
làm đảo chính, phế truất Dương Bình Vương, trung hưng lại cơ nghiệp nhà Ngô. Trị
vì cùng với anh là Thiên Sách Vương từ năm 950 đến năm 954, sau đó, ông một
mình trị nước từ năm 955 đến năm 965 thì mất. Nhà Ngô sụp đổ.
Ngô Nam
Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì
thêm
Ngô Càn
Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì
thêm .
Ngô Xương Ngập
(chữ Hán: 吳昌岌) là một vị vua nhà Ngô, trị vì từ
951 đến 954 cùng với em trai là Ngô Xương Văn. Sử gọi chung đó là thời Hậu Ngô
Vương.
Năm 944, Ngô
Quyền mất, uỷ thác Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha - em Dương hậu, vợ của Ngô
Quyền. Nhưng Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình
Vương. Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng - Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) ở
làng Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương. Phạm Lệnh Công che chở cho Ngô Xương Ngập,
đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà trú ẩn, Dương Tam Kha
ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được. Ở đó Ngô Xương Ngập lấy vợ và sinh con là Ngô Xương Xí.
Dương Tam
Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền làm con nuôi. Từ khi Dương Tam
Kha lấy ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên
cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau.
Năm 950,
Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh loạn hai thôn Đường, Nguyễn. Ngô Xương
Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Xương Văn không giết Tam Kha, chỉ
giáng xuống làm Chương Dương công, tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa.
Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập.
Được Dương
thái hậu chuẩn tấu, Ngô Xương Ngập cũng làm vua, là Thiên Sách Vương năm 951.
Lúc đó tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Sử gọi là Hậu Ngô
Vương.
Năm 951, ông
cùng Nam Tấn vương đi đánh Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình) nhưng không thắng
phải trở về .
Ngô Xương Ngập
chuyên quyền, không cho Ngô Xương Văn tham gia chính sự. Ngô Xương Ngập còn định
trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua, nhưng năm 954,
Ngô Xương Ngập lâm bệnh thượng mã phong mà chết, làm vua được 4 năm.
Theo Phả hệ
họ Ngô Việt Nam, Xương Ngập còn một người con nữa, chính là thiền sư Ngô Chân
Lưu, vốn có tên là Xương Tỷ, người sau này được Đinh Tiên Hoàng phong làm
Khuông Việt đại sư (933-1011). Như vậy Chân Lưu mới là con cả của Xương Ngập.
Căn cứ vào khoảng cách giữa hai ông cháu Ngô Quyền và Chân Lưu (chỉ có 35 năm)
và việc Xương Ngập có tham chiến trận diệt Kiều Công Tiễn, có thể suy đoán Ngô
Xương Ngập sinh ra khoảng năm 915, khi Ngô Quyền chưa lấy Dương thị con gái
Dương Đình Nghệ và như vậy Xương Ngập
không phải là con bà Dương thị; tức là Tiền Ngô vương còn một người vợ cả mất sớm
và không được sử nhắc đến. Điều này có thể lý giải cho thái độ đối xử với hai
người cháu của Dương Tam Kha rất khác nhau: với Xương Ngập thì đã tranh ngôi lại
còn tầm nã gắt gao, vì Xương Ngập không phải là cháu do em gái/chị mình sinh
ra, còn với Xương Văn thì nhận làm con (nghĩa là có ý định truyền ngôi), đó là
vì Xương Văn là con đẻ của bà Dương thị. Có lẽ trong cảnh gia đình gặp tai họa
đó, người cha không biết sống chết lúc nào, cậu bé Ngô Chân Lưu (11 tuổi năm
944) đã tìm đến cửa thiền đề thoát nạn.
Quê hương của Ngô Quyền từng là vấn đề gây tranh cãi và cho đến nay
vẫn không thống nhất hoàn toàn. Bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn lại đến ngày
nay, Đại Việt sử kí toàn thư, chỉ ghi rằng Ngô Quyền là người ở châu Đường Lâm
nhưng không chú thích gì thêm về địa danh này, khiến cho các sử gia đời sau rất
lúng túng. Nó thể hiện sự cẩn trọng của các sử thần đời Hậu Lê đối với những
thông tin họ chưa thể kiểm chứng, đối chiếu. Các sử gia đời sau đã đẩy mạnh tìm
hiểu để xác định xem châu Đường Lâm nằm ở đâu. Hiện tồn tại 3 thuyết, với 3 địa
điểm nằm ở các địa phương ngày nay cách nhau khá xa và với khoảng cách tương
đối đều nhau trên trục Bắc-Nam, là : Hà Nội , Thanh Hóa ,Hà Tĩnh.
Trong đó một địa điểm đã được thừa nhận nhưng đang bị đặt nghi vấn,
là xã Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Các ý kiến như sau:
Đường Lâm (Hà Nội).
Nguyễn Văn Siêu trong sách Đại Việt địa dư toàn biên viết "Nay
xét sử cũ chép: Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là
người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước
là xã Cam Tuyền) có hai đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một
bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh
hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên
húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo
như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ ba mùa xuân tháng hai, ngày 18 làm
bia này". Như vậy, Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định châu Đường Lâm quê hương
của Ngô Quyền nằm ở xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh
Sơn Tây tức nay là làng cổ Đường Lâm thuộc Hà Nội. Đại Nam nhất thống chí cũng
ghi tương tự. Ý kiến này tiếp tục được Trần Quốc Vượng khẳng định mà theo như
chính ông nhận xét thì nó được "tiếp thu ngay", trở thành kiến thức
lịch sử chính thống đưa vào giảng dạy trong nhà trường và phổ biến trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Làng cổ Đường Lâm cũng được mệnh danh là đất
hai vua.
Đường Lâm (Bắc Trung Bộ)
Thuộc Hoan Châu (Nam Hoan Châu, tức Hà Tĩnh)
Người đầu tiên nghi ngờ ý kiến cho rằng quê hương Đường Lâm ở Sơn
Tây là học giả Đào Duy Anh. Trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời xuất bản
năm 1964, ông viết "Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại, q. 5) chép rằng Ngô
Quyền là người Đường-lâm, con Ngô Mân là châu mục bản châu. Sách Cương mục (Tb,
q. 5) chú rằng: Đường-lâm là tên xã xưa, theo sử cũ chú là huyện Phúc-lộc,
huyện Phúc-lộc nay đổi làm huyện Phúc-thọ, thuộc tỉnh Sơn-tây. Xét Sơn-tây tỉnh
chí thì thấy nói xã Cam-lâm huyện Phúc-thọ xưa gọi là Đường-lâm, Phùng Hưng và
Ngô Quyền đều là người xã ấy, nay còn có đền thờ ở đó. Chúng tôi rất ngờ những
lời ghi chú ấy và nghĩ rằng rất có thể người ta đã lầm Đường-lâm là tên huyện
đời Đường thuộc châu Phúc-lộc (Phúc-lộc châu có huyện Đường-lâm) thành tên xã
Đường-lâm ở huyện Phúc-thọ. Huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc là ở miền nam
Hà-tĩnh. An-nam kỷ lược thì lại chép rằng Ngô Quyền là người Ái-châu, cũng chưa
biết có đúng không".
Sau đó, khi phê bình Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Tân nhận xét
"Ý kiến bạn Đào-duy-Anh rất đáng cho chúng ta để ý.[...] Ngô Quyền là người
huyện Đường-lâm thuộc Hoan-châu chứ không phải là người huyện Phúc-thọ tỉnh
Hà-tây.[...] Ngô Quyền là quý tộc con Ngô Mân quê ở Hoan-châu (có chỗ nói
Ái-châu) đã dấy quân từ Hoan-châu tiến ra bắc phá quân Nam Hán ở cửa Bạch-đằng.
Như vậy Ngô Quyền phải là người huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc (Hà-tĩnh) chứ
không phải người xã Đường-lâm huyện Phúc-thọ (Sơn-tây). Có thế mới phù hợp với
tình hình xã hội hồi thế kỷ VIII, IX và X".
Năm 1967, với bài viết Về quê hương của Ngô Quyền, Trần Quốc Vượng
đã phản bác lại ý kiến của Đào Duy Anh và Văn Tân, đồng thời khẳng định quê
hương Ngô Quyền nằm ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội hiện thời. Có
thể coi đây là tiếng nói quan trọng nhất của giới sử học Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa lúc bấy giờ để quyết định vấn đề quê hương Ngô Quyền.
Thuộc Ái Châu (tức Thanh Hóa, khoảng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An)
Lê Tắc, người Ái Châu (Đông Sơn, Thanh Hóa), viết trong An Nam chí
lược rằng: "Ngô Quyền, người châu Ái", tuy nhiên ý kiến này của ông
hầu như không được các sử gia Việt Nam trước thế kỉ XX quan tâm.
Trong tập kỷ yếu hội thảo "Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo
Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập" tổ chức vào tháng 3 năm 2011, các nhà
nghiên cứu Trần Ngọc Vượng, Trần Trọng Dương, Nguyễn Tô Lan thuộc Viện Nghiên
cứu Hán Nôm, với bài viết Đường Lâm là Đường Lâm nào cùng nhiều luận cứ lịch
sử, đã chứng minh tấm bia cổ Phụng tự bi 奉祀碑 (ký hiệu 36002 trong kho lưu trữ bản dập
của viện Nghiên cứu Hán Nôm) được coi là có niên đại từ đời Trần mà Nguyễn Văn
Siêu đề cập tới, hiện ở đền thờ Ngô Quyền tại xã Đường Lâm ở Sơn Tây, cứ liệu
quan trọng mà Trần Quốc Vượng dựa vào trong bài viết Về quê hương của Ngô
Quyền, kì thực chỉ được dựng vào đầu thời Nguyễn. Và cái tên Đường Lâm của xã
Đường Lâm hiện thời mới chỉ xuất hiện từ năm 1964, năm mà Quốc hội Việt Nam
chính thức ra quyết định đổi tên xã này thành xã Đường Lâm, trước đó, đất này
có tên là xã Cam Lâm. Từ đó, các nhà nghiên cứu này khẳng định rằng "quê
Ngô Quyền nằm loanh quanh giữa vùng Thanh Hóa – Nghệ An ngày nay mà khó có thể ở
vị trí Sơn Tây (khi đó là huyện Gia Ninh của Phong Châu) được".
"Ngô Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc, phía nam sông Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh thổ của nước Ngô. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngô đã nhận tên Ngô làm tên họ. Dòng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngô. Sau này, người họ Ngô cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông."
"Ngô Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc, phía nam sông Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh thổ của nước Ngô. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngô đã nhận tên Ngô làm tên họ. Dòng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngô. Sau này, người họ Ngô cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông."
4.3 GIANG
VĂN MINH.
Giang Văn
Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638 ) tự Quốc Hoa, hiệu Văn
Chung, là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là
vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối
đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào
năm 1638, thọ 65 tuổi.
“Gia phả
dòng họ danh nhân Giang Văn Minh 江文明 ở Sơn Tây. Đầu sách có bài Tựa cho
biết dòng họ này lấy tên là họ Giang đến lúc viết tựa đã 10 đời, Thủy tổ tính từ
Đức Biền giữ chức Vệ úy đội Thần vũ triều Lê đến đời Thám hoa Giang Văn Minh là
đời thứ 4. Đầu sách có một bài đề từ, tiếp đến là bảng kê phần mộ và ngày giỗ của
các bậc tổ của cả hai chi Giáp Ất, từ thủy tổ khảo đến đời thứ 6. Tiếp đến là
phần chép câu đối treo ở nhà thờ. Giang tộc từ đường kí: Từ đường làm xong năm
Thiệu Trị Ất Tị 紹治乙巳(1845), lấy tên họ Giang làm tên nhà
thờ. Họ Giang là một dòng vọng tộc trong vùng đã hơn 10 đời. Thủy tổ là thần vũ
vệ úy Đức Biền đặt cơ nghiệp cho con cháu. Thám hoa Văn Trung quận công (Giang
Văn Minh), cụ Hiến sát sứ (Giang Văn Tông)…Phả ghi rõ: Vệ úy công là tổ đầu được
đặt họ Giang, Thám hoa công là tổ phát tộc, Hiến sát công là tổ chi Tiểu tông.
Cuối có bài minh. Giới thiệu hành trạng, cuộc đời của Vinh quận công Giang Văn
Minh. Các nghi thức trong gia tộc khi tế tại nhà thờ…” (Thọ, pp. 143-149). ( http://lib.nomfoundation.org/).
" Đời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, mùa xuân năm Ất Tỵ (1845), nhà thờ họ Giang được xây dựng với tên gọi: "Giang tộc từ đường".
Họ Giang có gia phả, một họ có tên tuổi ở làng, đến nay đã có hơn mười đời.
Cụ Thuỷ tổ, quan võ đời Lê, chức Thần Võ Vệ uý, hiệu Đức Biền. Cụ là người xây dựng nền móng họ Giang ta.
Cụ Thám hoa, Văn Chung quận công; cụ Hiến sát cương trực, đã góp nhiều công nhiều đức từ nhỏ đến lớn vun đắp dòng họ vẻ vang tốt đẹp.
Họ Giang trước vẫn có thờ cúng, nhưng chia làm chi phái để thờ. Do đó có hạn chế về hiểu biết; chỉ biết các đời gần, mà không biết các đời xa, chỉ biết huyết thống nhỏ, mà không hiểu biết về huyết thống lớn. Bởi lẽ đó cần hợp lại xây nhà thờ, cùng chung nơi thờ cúng tổ tiên của họ.
Trong sách thánh hiền: Trình Tử và Chu Tử thường nói: "Tiết vu lễ, đích vu tình" (Mọi việc lễ bái, cốt có tình người). Bởi lẽ đó mà họ Giang xây dựng lên nhà thờ như vậy.
Ba gian nhà trên làm bái đường (nơi thờ cúng tổ tiên), năm gian nhà dưới là nhà để bia, đồ thờ, vật dụng, nơi mà ngày giỗ tổ cả họ đến tập trung để cúng lễ. Nhà xây tường gạch vững chắc. Mọi chi phí trong việc xây dựng nhà thờ, người trong họ góp công sức tiền của, kể cả đất đai hương hoả của Ất nhị chi và Ất tứ chi cũng hiến góp để xây dựng từ đường.
Cụ Vệ uý là Thuỷ tổ của họ, cụ Thám hoa - quan trạng đầu tiên của họ, cụ Hiến sát ở hàng cháu đều được thờ cúng ở từ đường, bởi lẽ cụ Thám hoa có tiếng tăm đi sứ là như vậy, cụ Hiến sát nếu có tách ra cũng là chi trưởng vậy. Do đó phải có nhà thờ chung để thờ cúng tiên tổ của họ.
Các thế hệ nối tiếp về sau phải căn cứ thứ bậc mà theo. Từ một, hai đời (tả chiêu, hữu mục) đến trăm đời về sau vẫn nghĩ đến dòng họ, vẫn có nhà thờ chung để thờ cúng tổ tiên.
Than ôi! Một gốc không thể cắt bỏ cành nào được. Cùng một dòng họ, các thế hệ có khác nhau, nhưng cùng thờ cúng chung một tổ tiên.
Ta không thể chia ra, mà coi xem gần hay xa, thân hay sơ, mà phải biết cùng nhau đến nhà thờ để cúng bái tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên, điều đó phải cùng nhau biết tôn kính. Họ ta từ xưa đã có quy ước, khuôn phép, lấy đó ghi chép mà theo, làm cho họ Giang vẻ vang, cho người đời biết đến.
Minh viết (Gia phả ghi chép rõ ràng):
Mười đời về trước, và mãi đến trăm đời về sau đều biết.
Mừng thay! Mừng thay! Đây là từ đường họ Giang, đây là văn bia ghi chép.
Triều Nguyễn, Tự Đức năm thứ hai, tháng giêng, năm Kỷ Dậu (1849).
Cháu đời thứ 10 của họ Giang
Đỗ giải nguyên khoa Giáp Ngọ - Đô sát viện, Kinh kỳ đạo trưởng, giám sát ngự sử.
Giang Văn Hiển phụng bái.
(Giang Văn Khuê dịch ra quốc ngữ.)"
"Giang Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thôn tính, cháu chắt Bá Khôi đã chọn tên Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang."
Ông quê tại làng Mông Phụ, tục gọi là làng Mía, tổng Cam Thịnh, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội). Năm sinh ông nhiều tài liệu ghi chép khác nhau, tuy nhiên theo tài liệu hồi ký và tộc phả do họa sĩ Phan Kế An, con trai ông, cung cấp, thì ông sinh ngày 5 tháng Giêng năm Nhâm Thìn, tức ngày 3 tháng 2 năm 1892. Ông là con thứ 3 cử nhân Phan Kế Tiến, Tuần phủ tỉnh Phúc Yên.
Ông có 2 đời vợ. Bà vợ đầu là bà Nguyễn Thị Nhân Lý - con gái một vị hương chính ở Hà Tĩnh, xuất thân là nữ sinh Đồng Khánh. Bà đã sinh cho ông Phan Kế Toại 7 người con, nhưng không may sớm mất một người. Bà qua đời khoảng năm 1933-1934.
Sau đó ông tục huyền với bà Nguyễn Thị Mão (1903-1992), người làng Lai Xá, xã Kim Chung, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Bà Mão xuất thân là nữ sinh Đồng Khánh, nữ sinh trường Albert Sarault, tốt nghiệp khoá 1924-1927 Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, là bạn thân của bà vợ đầu, là nữ giáo viên đầu tiên của Hà Nội, biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga và là chị gái của các ông Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Hưởng. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thời đó tốt nghiệp khoa Toán trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương và dạy toán nhiều năm tại trường nữ sinh trung học Đồng Khánh. Bà sinh hạ cho ông thêm 4 người con.
Các con ông có những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Phan Kế An (sinh 1923), họa sĩ, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001).
Phan Kế Ninh, công tác trong ngành Hàng không
Phan Thị Mỹ, Cử nhân Văn học, vợ Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doãn
Phan Kế Bảo, công tác trong ngành Điện ảnh
Phan Kế Khoan, công tác trong ngành Giáo dục
Phan Kế Hoành: nhà phê bình nghệ thuật
Phan Kế Phúc, Phó giáo sự, Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phan Kế Lộc: Tiến sĩ sinh học, giảng viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
Phan Lệ Thủy, Phó giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Dược khoa;
Phan Kế Bình, Cử nhân Sinh học, cán bộ Công ty Công viên Hà Nội " (https://vi.wikipedia.org ).
"Phan Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dòng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tôn đã nhận tên Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết Giang."
Kiều Oánh Mậu sinh năm Giáp Dần (1854) tại xã Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha ông là Cử nhân Kiều Thắng.
Năm Kỷ Mão (1879), ông thi đỗ Cử nhân, đến năm sau (Canh Thìn, 1880), thi đỗ Phó bảng dưới triều Tự Đức.
Buổi đầu, ông được bổ làm Tri phủ, ít lâu sau bị giáng làm Tri huyện. Sau khi trấn nhậm nhiều nơi, ông từ quan ra giúp việc tại tòa soạn báo Đồng Văn ở Hà Nội.
Năm Nhâm Tý (1912), Kiều Oánh Mậu mất lúc 58 tuổi.
Kiều Oánh Mậu (1854-1911)(1) người làng Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Đương Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). Lúc nhỏ Kiều Oánh Mậu tên là Kiều Dực (hoặc Kiều Hữu Dực), sau lại đổi là Kiều Cung, tự Tử Yến, hiệu Giá Sơn. Năm 1883, vua Tự Đức chết, đặt miếu hiệu là Dực Tông, ông mới đổi tên là Kiều Oánh Mậu. Theo Kiều thị gia phả (do chính Kiều Oánh Mậu biên soạn(2) thì cụ tổ của ông là Kiều Phúc, đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Tiếp sau đó là các cụ Kiều Văn Bá đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Tỵ, niên hiệu Hồng Thuận 1 (1509)(3); Kiều Bá Nghiễm, Kiều Trọng Dương đều đỗ Hương cống năm Ất Mùi (1775) đời Lê Cảnh Hưng.
Cha của Kiều Oánh Mậu là Kiều Huy Tùng (1834 - 1917), đỗ Tú tài khoa Đinh Mão (1867), đỗ Cử nhân Ân khoa Mậu Thìn (1868); thời Tự Đức, nhiều năm làm Tri huyện các huyện Chân Định, Quỳnh Côi, Phù Dực tỉnh Thái Bình.
Kiều Oánh Mậu đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1879); năm ấy ông 25 tuổi. Hai năm sau ông lại đậu Phó bảng, khoa Canh Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880). Khoa này lấy đỗ 5 Phó bảng. Năm ấy, cha ông cáo quan về quê dạy học sau 12 năm làm Tri huyện.
Họ KIỀU => Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.
Vậy là nguồn gốc họ Kiều là từ họ Cơ: Họ Cơ là một họ của người Trung Quốc, đây là họ có nguồn gốc cổ nhất Trung Quốc, Nó là họ của các Vua nhà Tru. Một trong những triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc. Theo chuyền thống thì chỉ các vua Tru mới đựơc mang họ Cơ , vì vậy có rất ít người mang họ này, cho tới nay đây là một họ hiếm ở Trung Quốc.
" Kiều Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây." ( Tính danh học Việt Nam: Sơ lược nguồn gốc những tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam).
NHẬN XÉT CHUNG : Khu vực Đường Lâm - SƠN TÂY là một vùng có linh Khí rất mạnh . Địa hình có đủ Sơn - Thủy hội tụ và tạo nên một vùng Địa Huyệt cực kỳ hùng hậu được sản sinh ra do Long mạch Ba Vì.
Một phần long mạch Ba Vì xoay mình, chuẩn bị kết huyệt khi một phần long mạch tụ khí, không đi tiếp. Do không đi tiếp được, phải quay đầu lại, gọi là hồi long.
Đặc điểm của nơi kết huyệt, là nơi hai dòng nước giao nhau, ôm vòng bao bọc, khí sinh ra sẽ được giữ lại. Đồng thời, thủy khẩu nhiều hộ sa: nhiều núi hộ vệ ngăn chặn, bao bọc trước và sau thủy khẩu, không cho sinh khí thất thoát.
Cái gọi là “hình” trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí. Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất vì vậy bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí như thế gọi là chân huyệt.
Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Hình có to nhỏ, cao thấp, sấp ngửa, béo gầy, cân lệch.Long mạch có quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Nếu chân long (long mạch chính) thì cần có nhiều gò núi bảo vệ. Nếu có nhiều gò núi hộ vệ, chủ về sự phú quý. Nhưng nếu mất khí của long mạch là đại hung.
Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát thủy khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), minh đường (khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi ở bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi ở bên phải huyệt mộ).
"Long mạch đi khiên liên hùng dũng từ Vân Nam về Lào Cai, Yên Bái rồi băng hồng qua dòng sông Đà thoát bớt sát khí, khởi đột lên thành phụ mẫu sơn - núi Ba Vì, đáo đầu quay ngang khai trướng (mở vòng cung) về phía sông Hồng. Ở những mạch băng hồng như thế thường hay có quý địa.
Địa huyệt các thành phố lớn trên thế giới với thế long tả toàn hay hữu toàn thường chỉ thu được một bên nước long thân từ tổ tông sơn chảy về. Hiếm có nơi nào như địa huyệt Ba Vì - Hà Nội thu được cả lưỡng thuỷ thiếp thân là sông Đà và sông Thao (chỉ có huyệt kết ở đại cán long mới thu được cả hai bên thiếp thuỷ thân); hơn nữa còn thu được cả khách thuỷ sông Lô.
Lượng nước sông Đà và sông Thao gần như tương đương, rất nhiều và rất mạnh, điều đó chứng tỏ dãy núi Phanxiphăng là một đại cán long ít phân chi nhánh, đi thẳng và liên tục, khí mạch rất hùng cường, đó là một thế núi hiếm có.
Núi Ba Vì quay ngang khai trướng nhìn thủy tụ, dòng sông Hồng uốn cong như muốn lưu luyến ôm vòng về phía núi Ba Vì, quả là một vùng đất sơn thủy hữu tình.
Xét về hình tượng, Ba Vì là một thế núi phượng hoàng sải cánh (phi phụng), nó khai trướng về phía sông Hồng, khoảng giữa Hà Nội và Sơn Tây.
Với độ cao gần 1.300m, nó cung cấp khí mạch cho vùng đất rộng lớn bao gồm Hà Nội và Hà Tây cũ, giới mạch là sông Hồng.
Khí mạch của Ba Vì toả đi các hướng nhưng có lẽ thịnh vượng nhất vẫn là nơi gần sông (khí chỉ thuỷ giới ) và về phía Ba Vì khai trướng.
Tinh thể của một ngọn núi là gì thì phải tuỳ theo góc độ của người quan sát, tức là phụ thuộc vào địa điểm đứng nhìn. Chẳng hạn như cùng một quả núi, nếu nhìn phía trước thì ra hình Kim, nhưng nhìn từ phía sau lại ra hình Hoả. Bởi vậy, cùng một ngọn núi, tinh thể của nó chiếu về các phương là khác nhau, nên kiểu cách kết huyệt khác nhau, cát hung cũng khác nhau.
Để quan sát núi Ba Vì nên bám sát bên dòng sông Hồng, chọn địa điểm Hà Nội và Sơn Tây và khoảng giữa của 2 địa điểm này.
Theo Chính ngũ hành: Trên cả đoạn quan sát ta đều thấy tổng thể Ba Vì mang hành Thuỷ mọc cao gọi là Trướng thiên thuỷ. Như vậy, có thể đoán rằng dải đất từ Hà Nội đến Sơn Tây, Ba Vì sẽ kết thành nhiều huyệt (trong đó có địa danh Đường Lâm).
Nhưng từ phía Hà Nội sẽ nhìn thấy rõ núi U Bò mang Thổ hình như một bức bình phong lớn đứng giữa lưng trời, tại Sơn Tây lại không nhìn thấy rõ. Cho nên có thể kết luận rằng khu vực Hà Nội là nơi kết đại địa.
Theo lục phù tinh: Trên núi Ba Vì lại khởi lên vài ngọn nhỏ nữa đó là "phong thượng khởi tinh phong". Đứng xa đều trông thấy rõ tinh phong này, quyết đoán vùng đất này có quý huyệt, không sai. Ngọn chính giữa của núi Ba Vì là Tản Viên mang Hoả hình đó là bút "Kình thiên" (bút chống trời), với hình thể ở giữa thắt ngẫng, trên xoè ra như cái lọng là "tôn quý chi khí sở sinh". Nơi nào đón được khí mạch của nó sẽ kết thành kỳ huyệt.
Nhìn từ phía Sơn Tây, Ba Vì có ba đỉnh chính nhô cao tạo thành ngọn núi Tam Thai rất đẹp. Trong phong thuỷ thì Tam Thai, Ngũ Nhạc, Thất Tinh... đều là thế núi cát tường."
Dienbatn tìm được một đoạn bài viết liên quan tới toàn cảnh Long mạch ba Vì :
"Thăng Long đệ nhất đại huyết mạch, Đế vương quý địa :
Đại Việt hữu chi địa (nước Đại Việt có một ngôi đất).
Thăng long thành tối hùng (Thăng Long tối hùng mạnh).
Tam hồng dẫn hậu mạch (ba con sông lớn dẫn hậu mạch là sông Thao, sông Lô, sông Đà).
Song ngư trĩ tiền phương (hai con cá dẫn đường, chính là bãi Phúc Xá ngoài sông Hồng).
Tản lĩnh trấn Kiền vị (núi Tản Linh trấn tại phương Kiền – Tây Bắc).
Đảo sơn đương Cấn cung (núi Tam Đảo giữ phương Cấn - Đông Bắc).
Thiên phong hồi Bạch hổ (nghìn ngọn núi dãy Phanxiphang quay về Bạch hổ - Dãy núi Ba Vì).
Vạn thủy nhiễu Thanh long (muôn dòng nước từ ba con sông Thao, Lô, Đà đều tụ lại, chảy về nhiễu Thanh Long – Dòng sông Hồng).
Ngoại thế cực trường viễn (thế bên ngoài rất rộng và xa, tất cả cá núi non cả 3 dãy núi Ba Vì, Tam Đảo, Huyền Đinh đều chầu về).
Nội thế tối sung dong (thế bên trong rất mạnh mẽ, đầy đặn).
Tô giang chiếu hậu hữu (sông Tô lịch chiếu từ phía sau, bên phải).
Nùng sơn cư chính cung (núi Nùng đóng tại chính cung).
Chúng sơn giai củng hướng (tất cả núi non đều hướng về rất đẹp).
Vạn thủy tận chiều tông (là nơi tận cùng, hợp lưu của mọi dòng nước từ thượng nguồn dẫn khí mạch về).
Vị cư cửu trùng nội (là nơi ở của vua chúa -cửu trùng, đất làm kinh đô).
Ức niên bảo tộ long (có thể bền vững tới 10 vạn năm).
Cầu kỳ Hổ bất bức (nhưng cần phải di dịch để Bạch Hổ không bức cận huyệt).
Mạc nhược trung chi đồng (cùng đó, đừng tìm huyệt ở chi giữa)". ( http://luutoc.vn/)
Một ngọn núi nhô lên đơn độc gần một ngôi làng nào đó,thấy cảnh vật xung quanh xinh đẹp,trên núi xuất hiện nhiều kỳ hoa ,dị thảo thì phải biết đó là Long,phải biết phân biệt đầu ,đuôi,Can,Chi,Triền,Giáp,Hộ vệ sơn chạy đến đâu.Đối chiếu xem vì sao nào chủ chiếu cuộc đất này,xem cục thế lớn,nhỏ,tốt xấu.Sau cùng quan sát xem tính tình,ăn ở của dân địa phương nơi đây thì ta mới nhận biết được đó là Chân Long hay giả Long.
Kinh Thư có viết :"Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành...Dương đức sẽ hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta ".
Nhìn bao quát về những người dân sống trong vùng này dienbatn có một số nhận xét chung như sau :
" Đời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, mùa xuân năm Ất Tỵ (1845), nhà thờ họ Giang được xây dựng với tên gọi: "Giang tộc từ đường".
Họ Giang có gia phả, một họ có tên tuổi ở làng, đến nay đã có hơn mười đời.
Cụ Thuỷ tổ, quan võ đời Lê, chức Thần Võ Vệ uý, hiệu Đức Biền. Cụ là người xây dựng nền móng họ Giang ta.
Cụ Thám hoa, Văn Chung quận công; cụ Hiến sát cương trực, đã góp nhiều công nhiều đức từ nhỏ đến lớn vun đắp dòng họ vẻ vang tốt đẹp.
Họ Giang trước vẫn có thờ cúng, nhưng chia làm chi phái để thờ. Do đó có hạn chế về hiểu biết; chỉ biết các đời gần, mà không biết các đời xa, chỉ biết huyết thống nhỏ, mà không hiểu biết về huyết thống lớn. Bởi lẽ đó cần hợp lại xây nhà thờ, cùng chung nơi thờ cúng tổ tiên của họ.
Trong sách thánh hiền: Trình Tử và Chu Tử thường nói: "Tiết vu lễ, đích vu tình" (Mọi việc lễ bái, cốt có tình người). Bởi lẽ đó mà họ Giang xây dựng lên nhà thờ như vậy.
Ba gian nhà trên làm bái đường (nơi thờ cúng tổ tiên), năm gian nhà dưới là nhà để bia, đồ thờ, vật dụng, nơi mà ngày giỗ tổ cả họ đến tập trung để cúng lễ. Nhà xây tường gạch vững chắc. Mọi chi phí trong việc xây dựng nhà thờ, người trong họ góp công sức tiền của, kể cả đất đai hương hoả của Ất nhị chi và Ất tứ chi cũng hiến góp để xây dựng từ đường.
Cụ Vệ uý là Thuỷ tổ của họ, cụ Thám hoa - quan trạng đầu tiên của họ, cụ Hiến sát ở hàng cháu đều được thờ cúng ở từ đường, bởi lẽ cụ Thám hoa có tiếng tăm đi sứ là như vậy, cụ Hiến sát nếu có tách ra cũng là chi trưởng vậy. Do đó phải có nhà thờ chung để thờ cúng tiên tổ của họ.
Các thế hệ nối tiếp về sau phải căn cứ thứ bậc mà theo. Từ một, hai đời (tả chiêu, hữu mục) đến trăm đời về sau vẫn nghĩ đến dòng họ, vẫn có nhà thờ chung để thờ cúng tổ tiên.
Than ôi! Một gốc không thể cắt bỏ cành nào được. Cùng một dòng họ, các thế hệ có khác nhau, nhưng cùng thờ cúng chung một tổ tiên.
Ta không thể chia ra, mà coi xem gần hay xa, thân hay sơ, mà phải biết cùng nhau đến nhà thờ để cúng bái tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên, điều đó phải cùng nhau biết tôn kính. Họ ta từ xưa đã có quy ước, khuôn phép, lấy đó ghi chép mà theo, làm cho họ Giang vẻ vang, cho người đời biết đến.
Minh viết (Gia phả ghi chép rõ ràng):
Mười đời về trước, và mãi đến trăm đời về sau đều biết.
Mừng thay! Mừng thay! Đây là từ đường họ Giang, đây là văn bia ghi chép.
Triều Nguyễn, Tự Đức năm thứ hai, tháng giêng, năm Kỷ Dậu (1849).
Cháu đời thứ 10 của họ Giang
Đỗ giải nguyên khoa Giáp Ngọ - Đô sát viện, Kinh kỳ đạo trưởng, giám sát ngự sử.
Giang Văn Hiển phụng bái.
(Giang Văn Khuê dịch ra quốc ngữ.)"
"Giang Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thôn tính, cháu chắt Bá Khôi đã chọn tên Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang."
4.4 DÒNG HỌ PHAN KẾ.
"Phan Kế Toại (1892-1973) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Khâm sai Bắc Bộ của Chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng sau Cách mạng tháng Tám đã tham gia Việt Minh và trở thành Phó Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 4 nhiệm kỳ liên tục từ tháng 9 năm 1955 đến khi qua đời vào tháng 6 năm 1973.Ông quê tại làng Mông Phụ, tục gọi là làng Mía, tổng Cam Thịnh, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội). Năm sinh ông nhiều tài liệu ghi chép khác nhau, tuy nhiên theo tài liệu hồi ký và tộc phả do họa sĩ Phan Kế An, con trai ông, cung cấp, thì ông sinh ngày 5 tháng Giêng năm Nhâm Thìn, tức ngày 3 tháng 2 năm 1892. Ông là con thứ 3 cử nhân Phan Kế Tiến, Tuần phủ tỉnh Phúc Yên.
Ông có 2 đời vợ. Bà vợ đầu là bà Nguyễn Thị Nhân Lý - con gái một vị hương chính ở Hà Tĩnh, xuất thân là nữ sinh Đồng Khánh. Bà đã sinh cho ông Phan Kế Toại 7 người con, nhưng không may sớm mất một người. Bà qua đời khoảng năm 1933-1934.
Sau đó ông tục huyền với bà Nguyễn Thị Mão (1903-1992), người làng Lai Xá, xã Kim Chung, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Bà Mão xuất thân là nữ sinh Đồng Khánh, nữ sinh trường Albert Sarault, tốt nghiệp khoá 1924-1927 Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, là bạn thân của bà vợ đầu, là nữ giáo viên đầu tiên của Hà Nội, biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga và là chị gái của các ông Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Hưởng. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thời đó tốt nghiệp khoa Toán trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương và dạy toán nhiều năm tại trường nữ sinh trung học Đồng Khánh. Bà sinh hạ cho ông thêm 4 người con.
Các con ông có những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Phan Kế An (sinh 1923), họa sĩ, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001).
Phan Kế Ninh, công tác trong ngành Hàng không
Phan Thị Mỹ, Cử nhân Văn học, vợ Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doãn
Phan Kế Bảo, công tác trong ngành Điện ảnh
Phan Kế Khoan, công tác trong ngành Giáo dục
Phan Kế Hoành: nhà phê bình nghệ thuật
Phan Kế Phúc, Phó giáo sự, Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phan Kế Lộc: Tiến sĩ sinh học, giảng viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
Phan Lệ Thủy, Phó giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Dược khoa;
Phan Kế Bình, Cử nhân Sinh học, cán bộ Công ty Công viên Hà Nội " (https://vi.wikipedia.org ).
"Phan Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dòng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tôn đã nhận tên Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết Giang."
4.5 DÒNG HỌ KIỀU.
Kiều Dực (Hán văn : 喬翼, 1854[1] - 1912), sau đổi là Kiều Cung (喬恭), tự Oánh Mậu (塋懋), Tử Yến (子燕), hiệu Giá Sơn (蔗山), là một sĩ phu thời Nguyễn mạt.Kiều Oánh Mậu sinh năm Giáp Dần (1854) tại xã Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha ông là Cử nhân Kiều Thắng.
Năm Kỷ Mão (1879), ông thi đỗ Cử nhân, đến năm sau (Canh Thìn, 1880), thi đỗ Phó bảng dưới triều Tự Đức.
Buổi đầu, ông được bổ làm Tri phủ, ít lâu sau bị giáng làm Tri huyện. Sau khi trấn nhậm nhiều nơi, ông từ quan ra giúp việc tại tòa soạn báo Đồng Văn ở Hà Nội.
Năm Nhâm Tý (1912), Kiều Oánh Mậu mất lúc 58 tuổi.
Kiều Oánh Mậu (1854-1911)(1) người làng Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Đương Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). Lúc nhỏ Kiều Oánh Mậu tên là Kiều Dực (hoặc Kiều Hữu Dực), sau lại đổi là Kiều Cung, tự Tử Yến, hiệu Giá Sơn. Năm 1883, vua Tự Đức chết, đặt miếu hiệu là Dực Tông, ông mới đổi tên là Kiều Oánh Mậu. Theo Kiều thị gia phả (do chính Kiều Oánh Mậu biên soạn(2) thì cụ tổ của ông là Kiều Phúc, đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Tiếp sau đó là các cụ Kiều Văn Bá đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Tỵ, niên hiệu Hồng Thuận 1 (1509)(3); Kiều Bá Nghiễm, Kiều Trọng Dương đều đỗ Hương cống năm Ất Mùi (1775) đời Lê Cảnh Hưng.
Cha của Kiều Oánh Mậu là Kiều Huy Tùng (1834 - 1917), đỗ Tú tài khoa Đinh Mão (1867), đỗ Cử nhân Ân khoa Mậu Thìn (1868); thời Tự Đức, nhiều năm làm Tri huyện các huyện Chân Định, Quỳnh Côi, Phù Dực tỉnh Thái Bình.
Kiều Oánh Mậu đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1879); năm ấy ông 25 tuổi. Hai năm sau ông lại đậu Phó bảng, khoa Canh Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880). Khoa này lấy đỗ 5 Phó bảng. Năm ấy, cha ông cáo quan về quê dạy học sau 12 năm làm Tri huyện.
Họ KIỀU => Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.
Vậy là nguồn gốc họ Kiều là từ họ Cơ: Họ Cơ là một họ của người Trung Quốc, đây là họ có nguồn gốc cổ nhất Trung Quốc, Nó là họ của các Vua nhà Tru. Một trong những triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc. Theo chuyền thống thì chỉ các vua Tru mới đựơc mang họ Cơ , vì vậy có rất ít người mang họ này, cho tới nay đây là một họ hiếm ở Trung Quốc.
" Kiều Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây." ( Tính danh học Việt Nam: Sơ lược nguồn gốc những tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam).
NHẬN XÉT CHUNG : Khu vực Đường Lâm - SƠN TÂY là một vùng có linh Khí rất mạnh . Địa hình có đủ Sơn - Thủy hội tụ và tạo nên một vùng Địa Huyệt cực kỳ hùng hậu được sản sinh ra do Long mạch Ba Vì.
Một phần long mạch Ba Vì xoay mình, chuẩn bị kết huyệt khi một phần long mạch tụ khí, không đi tiếp. Do không đi tiếp được, phải quay đầu lại, gọi là hồi long.
Đặc điểm của nơi kết huyệt, là nơi hai dòng nước giao nhau, ôm vòng bao bọc, khí sinh ra sẽ được giữ lại. Đồng thời, thủy khẩu nhiều hộ sa: nhiều núi hộ vệ ngăn chặn, bao bọc trước và sau thủy khẩu, không cho sinh khí thất thoát.
Cái gọi là “hình” trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí. Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất vì vậy bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí như thế gọi là chân huyệt.
Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Hình có to nhỏ, cao thấp, sấp ngửa, béo gầy, cân lệch.Long mạch có quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Nếu chân long (long mạch chính) thì cần có nhiều gò núi bảo vệ. Nếu có nhiều gò núi hộ vệ, chủ về sự phú quý. Nhưng nếu mất khí của long mạch là đại hung.
Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát thủy khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), minh đường (khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi ở bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi ở bên phải huyệt mộ).
"Long mạch đi khiên liên hùng dũng từ Vân Nam về Lào Cai, Yên Bái rồi băng hồng qua dòng sông Đà thoát bớt sát khí, khởi đột lên thành phụ mẫu sơn - núi Ba Vì, đáo đầu quay ngang khai trướng (mở vòng cung) về phía sông Hồng. Ở những mạch băng hồng như thế thường hay có quý địa.
Địa huyệt các thành phố lớn trên thế giới với thế long tả toàn hay hữu toàn thường chỉ thu được một bên nước long thân từ tổ tông sơn chảy về. Hiếm có nơi nào như địa huyệt Ba Vì - Hà Nội thu được cả lưỡng thuỷ thiếp thân là sông Đà và sông Thao (chỉ có huyệt kết ở đại cán long mới thu được cả hai bên thiếp thuỷ thân); hơn nữa còn thu được cả khách thuỷ sông Lô.
Lượng nước sông Đà và sông Thao gần như tương đương, rất nhiều và rất mạnh, điều đó chứng tỏ dãy núi Phanxiphăng là một đại cán long ít phân chi nhánh, đi thẳng và liên tục, khí mạch rất hùng cường, đó là một thế núi hiếm có.
Núi Ba Vì quay ngang khai trướng nhìn thủy tụ, dòng sông Hồng uốn cong như muốn lưu luyến ôm vòng về phía núi Ba Vì, quả là một vùng đất sơn thủy hữu tình.
Xét về hình tượng, Ba Vì là một thế núi phượng hoàng sải cánh (phi phụng), nó khai trướng về phía sông Hồng, khoảng giữa Hà Nội và Sơn Tây.
Với độ cao gần 1.300m, nó cung cấp khí mạch cho vùng đất rộng lớn bao gồm Hà Nội và Hà Tây cũ, giới mạch là sông Hồng.
Khí mạch của Ba Vì toả đi các hướng nhưng có lẽ thịnh vượng nhất vẫn là nơi gần sông (khí chỉ thuỷ giới ) và về phía Ba Vì khai trướng.
Tinh thể của một ngọn núi là gì thì phải tuỳ theo góc độ của người quan sát, tức là phụ thuộc vào địa điểm đứng nhìn. Chẳng hạn như cùng một quả núi, nếu nhìn phía trước thì ra hình Kim, nhưng nhìn từ phía sau lại ra hình Hoả. Bởi vậy, cùng một ngọn núi, tinh thể của nó chiếu về các phương là khác nhau, nên kiểu cách kết huyệt khác nhau, cát hung cũng khác nhau.
Để quan sát núi Ba Vì nên bám sát bên dòng sông Hồng, chọn địa điểm Hà Nội và Sơn Tây và khoảng giữa của 2 địa điểm này.
Theo Chính ngũ hành: Trên cả đoạn quan sát ta đều thấy tổng thể Ba Vì mang hành Thuỷ mọc cao gọi là Trướng thiên thuỷ. Như vậy, có thể đoán rằng dải đất từ Hà Nội đến Sơn Tây, Ba Vì sẽ kết thành nhiều huyệt (trong đó có địa danh Đường Lâm).
Nhưng từ phía Hà Nội sẽ nhìn thấy rõ núi U Bò mang Thổ hình như một bức bình phong lớn đứng giữa lưng trời, tại Sơn Tây lại không nhìn thấy rõ. Cho nên có thể kết luận rằng khu vực Hà Nội là nơi kết đại địa.
Theo lục phù tinh: Trên núi Ba Vì lại khởi lên vài ngọn nhỏ nữa đó là "phong thượng khởi tinh phong". Đứng xa đều trông thấy rõ tinh phong này, quyết đoán vùng đất này có quý huyệt, không sai. Ngọn chính giữa của núi Ba Vì là Tản Viên mang Hoả hình đó là bút "Kình thiên" (bút chống trời), với hình thể ở giữa thắt ngẫng, trên xoè ra như cái lọng là "tôn quý chi khí sở sinh". Nơi nào đón được khí mạch của nó sẽ kết thành kỳ huyệt.
Nhìn từ phía Sơn Tây, Ba Vì có ba đỉnh chính nhô cao tạo thành ngọn núi Tam Thai rất đẹp. Trong phong thuỷ thì Tam Thai, Ngũ Nhạc, Thất Tinh... đều là thế núi cát tường."
Dienbatn tìm được một đoạn bài viết liên quan tới toàn cảnh Long mạch ba Vì :
"Thăng Long đệ nhất đại huyết mạch, Đế vương quý địa :
Đại Việt hữu chi địa (nước Đại Việt có một ngôi đất).
Thăng long thành tối hùng (Thăng Long tối hùng mạnh).
Tam hồng dẫn hậu mạch (ba con sông lớn dẫn hậu mạch là sông Thao, sông Lô, sông Đà).
Song ngư trĩ tiền phương (hai con cá dẫn đường, chính là bãi Phúc Xá ngoài sông Hồng).
Tản lĩnh trấn Kiền vị (núi Tản Linh trấn tại phương Kiền – Tây Bắc).
Đảo sơn đương Cấn cung (núi Tam Đảo giữ phương Cấn - Đông Bắc).
Thiên phong hồi Bạch hổ (nghìn ngọn núi dãy Phanxiphang quay về Bạch hổ - Dãy núi Ba Vì).
Vạn thủy nhiễu Thanh long (muôn dòng nước từ ba con sông Thao, Lô, Đà đều tụ lại, chảy về nhiễu Thanh Long – Dòng sông Hồng).
Ngoại thế cực trường viễn (thế bên ngoài rất rộng và xa, tất cả cá núi non cả 3 dãy núi Ba Vì, Tam Đảo, Huyền Đinh đều chầu về).
Nội thế tối sung dong (thế bên trong rất mạnh mẽ, đầy đặn).
Tô giang chiếu hậu hữu (sông Tô lịch chiếu từ phía sau, bên phải).
Nùng sơn cư chính cung (núi Nùng đóng tại chính cung).
Chúng sơn giai củng hướng (tất cả núi non đều hướng về rất đẹp).
Vạn thủy tận chiều tông (là nơi tận cùng, hợp lưu của mọi dòng nước từ thượng nguồn dẫn khí mạch về).
Vị cư cửu trùng nội (là nơi ở của vua chúa -cửu trùng, đất làm kinh đô).
Ức niên bảo tộ long (có thể bền vững tới 10 vạn năm).
Cầu kỳ Hổ bất bức (nhưng cần phải di dịch để Bạch Hổ không bức cận huyệt).
Mạc nhược trung chi đồng (cùng đó, đừng tìm huyệt ở chi giữa)". ( http://luutoc.vn/)
Một ngọn núi nhô lên đơn độc gần một ngôi làng nào đó,thấy cảnh vật xung quanh xinh đẹp,trên núi xuất hiện nhiều kỳ hoa ,dị thảo thì phải biết đó là Long,phải biết phân biệt đầu ,đuôi,Can,Chi,Triền,Giáp,Hộ vệ sơn chạy đến đâu.Đối chiếu xem vì sao nào chủ chiếu cuộc đất này,xem cục thế lớn,nhỏ,tốt xấu.Sau cùng quan sát xem tính tình,ăn ở của dân địa phương nơi đây thì ta mới nhận biết được đó là Chân Long hay giả Long.
Kinh Thư có viết :"Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành...Dương đức sẽ hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta ".
Nhìn bao quát về những người dân sống trong vùng này dienbatn có một số nhận xét chung như sau :
- Các dòng họ có người đỗ đạt cao thường vắn số hoặc cuối đời thường gặp những tai ương bi thảm. Thường là Phúc càng sớm thì Họa càng lớn .
- Cuộc sống vật chất của người dân khu vực này còn nghèo nàn , lạc hậu , thu nhập thấp.
- Tính tình hiền lương , đôn hậu , rất niềm nở, mến khách và khá là hoài cổ .
- Các phong tục ngày xưa được giữ ghìn gần như trọn vẹn.
- Hình dáng , sắc diện thường u ám , không được đẹp .
- Toàn bộ địa hình trong vùng vẫn mang mác những nét dân dã của nông thôn Bắc Việt . Kết cấu của địa hình còn khá hoang sơ và nguyên vẹn.
- Làng cổ Đường Lâm vẫn trường tồn với lối kiến trúc đặc sắc của làng quê Việt Nam. Vẫn còn đó những sinh hoạt đậm chất xưa sau lũy tre làng. Và đẹp hơn, thanh cao hơn, quý giá hơn là gia phong lề lối, thuần phong mỹ tục bao đời cha ông để lại vẫn lưu giữ như nét hồn quê Việt giữa Hà Nội tấp nập, phồn hoa.
Xin theo dõi tiếp bài 14. dienbatn.
Comment