No icon

mot-vung-dia-linh-sinh-nhieu-nhan-kiet-bai-

MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 2.

MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.
Đứng bên bờ đê Dũng Quyết của Nghệ An , nhìn sang bên kia sông Lam , đất Hà Tĩnh ta thấy một khung cảnh thật tuyệt vời , trong trời Nam khó nơi nào sánh kịp. Một vùng trời nước bao la được bao bọc đằng sau bởi một dãy núi đẹp như một bức tranh sơn thủy . Cửa sông Lam đổ ra biển ( phía bên Nghệ An ) là cửa Hội . Dặng núi phía bên kia sông Lam ( đất Hà Tĩnh ) là dãy Hồng Lĩnh . Vùng đất ven sông Lam bên Hà Tĩnh có một nơi gọi là Huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh , ngày trước được gọi là huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An . Sông nước hữu tình , địa linh sinh nhân kiệt , chúng ta thử tìm hiểu khu vực này bằng kiến thức Phong thủy xem như thế nào nhé.
2/ SÔNG LAM.


Sông Lam, (tên gọi khác: Ngàn Cả, Sông Cả, Nậm Khan), là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể, trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Tổng cộng các chiều dài của sông theo Bách khoa toàn thư Việt Nam là khoảng 512 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Tuy nhiên có nguồn khác thì cho rằng dòng sông này có hai nguồn chính, nếu tính theo đầu nguồn từ Nậm Mơn (từ dãy Pu Lôi) thì Sông Lam dài 530 km, nếu tính đầu nguồn bắt đàu từ Nậm Mô (cao nguyên Trấn Ninh) thì chiều dài sông là 432 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là 0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.
Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như sông Đào.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết: ...sông Lam Giang, tục gọi sông Cả, có hai nguồn: Một nguồn chảy ra từ các núi phủ Trấn Biên xứ Nghệ (nay là đất huyện Samtay tỉnh Hủa Phăn Lào), phủ Trấn Ninh xứ Nghệ (nay thuộc Xiêng Khoảng Lào), chảy về phía Đông đến phủ Tương Dương xứ Nghệ qua núi Thành Nam gọi là nguồn Tương. Nguồn kia bắt đầu từ vùng núi huyện Thúy Vân xứ Nghệ chảy về phía Đông Nam vào phủ Quỳ Châu gọi là nguồn Hiếu. Hai nguồn hợp nhau chảy về Đông đến các huyện Thanh Chương, Nam Đường (nay là Nam Đàn) gặp sông Dương và sông Vũ từ phía Tây đổ vào, sông Cương từ phía Bắc chảy vào, rồi chảy đến phía Nam núi Lam Thành thì hội với sông La thành sông Tam Chế và đổ ra biển Đông tại cửa Hội.
Ngàn Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam. Ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là sông La, từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam. Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ đổ về như Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "sông Lam" có lẽ do màu nước xanh. Sông còn có các tên như Lam Giang, Thanh Long Giang, Lam Thủy.
Cùng với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ. Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và Hà Tĩnh như Yên Hồ (Đức Thọ), Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân), Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), Trung Cần, Hoành Sơn, làng Kim Liên (Nam Đàn) tạo nên một vùng văn hóa Lam Hồng .( https://vi.wikipedia.org)
“Ngược dòng sông Lam đi tiếp đến ngã ba núi Thành, bạn sẽ bắt gặp một bãi đá ngầm lúc chìm, lúc nổi theo mực nước thủy triều. Bãi đá này có tên gọi là Phù Thạch. Bờ phía Nam đã từng một thời vang bóng bởi một thương cảng sầm uất. Cũng chính nơi đây đã từng là kinh đô kháng chiến của nhà Hậu Trần đầu thế kỷ XV, gắn liền với tên tuổi Nguyễn Biểu. Cả một vùng châu thổ phía Nam của dòng Lam Giang này từ nổi tiếng là vùng đất học, ở đây thời nào cũng có nhiều nhà khoa cử nổi tiếng. Rời bến thuyền, bạn có thể lên núi Hồng Lĩnh để xem và nghe về những huyền thoại cổ tích. Núi Hồng có 99 đỉnh, mỗi đỉnh có những cái tên gắn với hình thù, dáng núi như Thiên Tượng (voi trời), Ngũ Mã (5 ngựa). Sư Tử, Hàm Rồng..., hoặc có đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết cổ tích, theo danh nhân như Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Lão Quân, Trần Soa, Liệt Sơn..., đỉnh cao nhất 678m so với mặt biển. Tương truyền, có một ông khổng lồ (tên gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Trung ương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay.
Hồng Lĩnh có nhiều khe suối tuy không sâu, không lớn, nhưng nước ở đó không bao giờ cạn, 4 mùa trong vắt. Theo truyền thuyết, xưa kia khi Dương Vương mở nước đến vùng này, ông dạo chơi xem phong cảnh và đã chọn Hồng Lĩnh làm kinh đô. Tại đây Dương Vương đã kết duyên cùng Thân Long và sinh ra Long Vương (Lạc Long Quân). Suốt mấy ngàn năm, Hồng Lĩnh đã tích tụ bao khí chất con người xứ Nghệ để trở thành biểu tượng của một vùng văn hóa. Trải qua bao thời kỳ dựng nước và giữ nước, giờ đây trên núi vẫn còn giữ lại được những dấu ấn về lịch sử, văn hóa có giá trị lớn. Những ngôi chùa như Hương Tích, Thiên Tượng, Chân Tiên... từ bao đời này đã trở thành những biểu tượng cho cuộc sống tâm linh của nhân dân trong cả nước. Núi Hồng – sông Lam đã trở thành biểu tượng và là nơi chung đúc tụ khí của vùng đất xứ Nghệ.” (http://xunghe.com.vn/)
Theo cuốn “ Nghệ An đất phát sinh nhân tài “ thì : “ Sông Lam còn có tên là sông cả . Xưa gọi tên là Thanh Long tức Rồng xanh . Do một truyền thuyết cho rằng : Thủa xa xưa , một trận hồng thủy , nước tràn lan khắp miền xứ Nghệ , hoa màu mất sạch , nhà cửa bị cuốn trôi , bao người bị Thủy Thần nhấn chìm trong làn nước mênh mông . Bỗng một con Rồng xanh to lớn hiện ra ,  lấy đầu húc từ miền ngược xuống miền xuôi . Rồng húc đến đâu , dòng sông hiện ra đến đó . Nhớ đó mà nước rút ra biển cả . Không chỉ trận hồng thủy ấy , mà nhiều trận lụt lớn trong những năm sau , nước không hoành hành dữ dội làm hại dân gian nữa . Do vậy sông Lam , xưa có tên gọi là sông Thanh Long .
Thời Hồng Đức ( 1470 – 1497 ) từng có câu thơ : 
Thu thâm triều ngọa thủy liên thiên,
Lam hà thị cổ Thanh Long xuyên .
( Mùa thu triều đẩy nước liền Trời,
Thanh Long xưa , nay thời sông Lam ) .
Sông Lam phát nguyên từ đất Lào , chạy vào huyện Kỳ Sơn – Nghệ An , có 2 nhánh là Nậm Mộ và nậm Nơm , hợp lưu ở cửa Rào thành sông lam . Từ đây sông lam nhận nước từ Huổi Chà lạp , Nậm Xan, Khe Bố , Khe Choăng …bên hữu ngạn ; của Huổi Nguyên , khe Xuy văng …bên tả ngạn . Trên địa phận huyện Tương Dương , xuống huyện Con Cuông , sông Lam nhận nước của sông Con ( Cử Lộng ) ở ngã ba Cây Chanh . Mà sông Con là hợp lưu của sông Nậm Giai , Nậm Việc và Nậm Quang từ Quế Phong , Quỳ Châu chảy xuống Quỳ Hợp rồi Nghĩa Đàn ( ở vùng chợ Hiếu ) theo hướng Đông . Từ vùng Hiếu , sông Con quành hướng Nam chảy qua huyện Tân Kỳ rồi đổ nước vào sông Lam ở Ngã ba Cây Chanh .
Từ ngã ba Cây Chanh , sông Lam chảy qua các huyện Anh Sơn , Đô Lương , Thanh Chương , nhận nước của rào gay , của sông Giăng , sông Đan lai , sông Rộ , của Rào Gang ( sông Cương ) rồi xuống Nam Đàn , nhận nước của sông La ở ngã ba Phủ . Sông La là hợp lưu của sông Ngàn Sâu từ miệt Hương Khê chảy vào , của sông Ngàn Phố từ miệt Hương Sơn chảy tới , tại ngã ba Tam Soa . Từ ngã ba Tam Soa ( hay còn gọi là ngã ba Linh Cảm ) , sông La chảy qua một số xã của huyện Đức Thọ rồi đến ngã ba Phủ đổ nước vào sông Lam .Từ ngã ba Phủ sông Lam chảy qua núi Thành , núi Hồng Lĩnh rồi đổ nước ra Cửa Hội . Đoạn này sông Lam còn nhận nước của một số sông suối khác như sông Vĩnh từ Rú Quyết , Khe Giằng ở Nghi Xuân ….Lớn nhỏ sông Lam có đến 86 phụ lưu , 39 phụ lưu ở tả ngạn , 47 phụ lưu ở hữu ngạn và có nhiều thác ghềnh …..
….Sông Lam là một danh thắng . Đoạn cửa rào , đoạn Cây Chanh , các đoạn chảy qua vùng Dừa Lạng , qua vùng Bồ Ải – Khải Lưu , qua vùng thị trấn Đô Lương , vùng Rú Nguộc , vùng núi Đụn , vùng Sa Nam , vùng Rú Thành đều là những danh thắng . Ở đó không chỉ có sông uốn khúc quanh co , hoặc chảy qua các cánh đồng , bãi mía , nương dâu , các khu rừng rậm rạp , các làng mạc sầm uất …mà ở đó thường có núi . Núi và sông ở Nghệ An quyến luyến theo nhau , thường đi song song với nhau về xuôi .
Sông dẫn dòng trong về biển cả,
Núi phơi màu biếc dưới trời thu.
Thơ Bùi Huy Bích .
Núi tỏa bóng bao trùm ôm ấp lấy dòng sông Lam , nên dòng sông Lam cũng rạo rực , cũng sôi lên , ào ào chảy mạnh . Núi uy nghi tráng lệ đó nhưng cũng âm thầm , trầm mặc ngó dòng sông Lam , như muốn thổ lộ cùng dòng sông Lam bao suy tư về tang thương biến cuộc, về bờ lở cát bồi , về thời thế đổi thay , về kiếp sống nhân tình .
Như dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lý , dòng sông kinh tế với bao danh thắng . Nó còn là dòng sông lịch sử , dòng sông văn hóa .
Bao trận đánh nhau với kẻ thù ngoại bang để bao vệ quê hương, đất nước đã diễn ra trên dòng sông Lam hoặc bên cạnh dòng sông Lam . Đời Trần , Thượng Hoàng Trần Minh Tông thân chinh đánh thắng quân Bồn Man , quân Ai Lao sang quấy nhiễu ở đoạn sông Lam từ Chấp Mộ ( Cửa Rào ) xuống Con Cuông . Đã cho Nguyễn Trung Ngạn khắc bia ở sườn núi Trầm Hương gần thành Nam . Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh nhiều trận ở Trà Long , Khả Lưu , Bố Ải , ở Phuống , ở bến Tam Soa …đều trên dòng sông Lam . Quang Trung kéo đại quân ra đánh đuổi quân Thanh sang xâm lược cũng dừng ở núi Lam Thành bên dòng sông Lam . Trong phong trào Giáp Tuất ( 1874 ) và Cần Vương ( 1885 – 1895 ) , nhiều trận đánh nhau với thực dân Pháp và bọn phản động cũng diễn ra trên dòng sông Lam……
Vì thế bao đền , đình , miếu mạo thờ những người có công với nước , với dân và các công trình kiến trúc nổi tiếng như đền Quả , đền Trúc, đền Võ Liệt , đền Tam Tòa , đình Hoành Sơn , đình Trung Cần , đền Hiển Quang , đền Rậm ….


…..Cửa Hội là cửa của sông Lam đổ ra biển ở Hội Thống cũ ( nay là xã Xuân Hội , huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh ) , nên gọi là Cửa Hội . Cửa Hội không có núi đứng kề bên như Cửa Lò, Cửa Quyền ở Nghê An .
Vào thời nhà Đường ( Trung Quốc ) cai trị dân ta , của sông Lam có tênlà cửa Đan Nhai . Vị trí của cửa Đan Nhai của sông Lam , chắc không phải ở Cửa Hội bây giờ mà còn nằm ở khoảng xã Nghi Xuân ( Nghi Lộc ). Hai bên cửa Đan Nhai có một số làng mang tên Đan . Đó là Đan Phổ, Đan Phố , Đan Trường, Đan Uyên, Đanh Minh ( thuộc Nghi Xuân – Hà Tĩnh ) , và Cổ Đan ( thuộc Nghi Lộc – Nghê An ) .Ngay Thống Hội cũng mang tên là Đan Hội . Tương truyền bên cạnh cửa Đan Nhai  có làng Đan Nhai . Đan Nhai và Lý Hà từ lâu đã trở thành một bộ phận của dân tộc Thổ ở miền núi NGhệ An . Truyền thuyết nói rằng xa xưa lắm , vào một năm nào đó , nửa đêm trời nổi bão tố . Một bọn cướp biển đã vào làng Đan Nhai xin trú ngụ . Người dân Đan Nhai đã mở rộng lòng thương cho tạm trú . Bão tan , bọn cướp kéo đi , nhưng tin đó lại đến tai Vua . Sợ nhà Vua cho lính về làm cỏ cả làng , một đêm tối trời , làng làm lễ cúng Thần rồi xuống thuyền ngược sông Lam vào đến sông Giăng , đến tận nơi thâm sơn cùng cốc để lẩn trốn . Bằng chứng là người Đan Lai đánh cá và đan lưới rất giỏi , và tiếng nói của họ so với tiếng nói của người Nghi Lộc chẳng khác nhau bao nhiêu . Truyền thuyết này hư thực như thế nào ta còn phải tìm hiểu . 
Từ Cửa Hội nhìn ra đảo Song Ngư và đảo Mắt . Đảo Song Ngư như 2 khối đá trụ Trời , đứng sừng sững trước Cửa Hội . Thuyền ra vào gặp nhiều khó khăn , nên ngạn ngữ có câu : “ Cửa Hội khó vào , Cửa Trào ( ở cửa sông Mã – Thanh Hóa ) khó ra “.
3/ ĐỊA CHẤT - ĐỊA HÌNH :
Xin theo dõi tiếp BÀI 3 - dienbatn.
Xem chi tiết…

Comment