luan-hoi-co-that-hay-khong-nghien-cuu-noi-bat-nhat
Luân hồi có thật hay không? 3 nghiên cứu nổi bật nhất
- bởi tamthuc --
- 31/07/2017
Luân hồi có tồn tại thật sự hay chỉ là tưởng tượng, mê tín hoặc trùng hợp ngẫu nhiên? Đã có nhiều câu chuyện về con người với khả năng siêu thường: có thể nhìn thấy quá khứ, di chuyển đồ vật hay cảm nhận những điều vượt quá khả năng của các giác quan bình thường, hoặc tâm trí rời khỏi thân thể…
Từ thời cổ đại, những bí ẩn này đã làm cho bao người có lý trí phải suy nghĩ, nhưng chỉ tới những năm 1970 thì các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu một chút về những bí ẩn đang hoạt động bên trong chúng ta.
Bạn chỉ có một cuộc đời hay nhiều đời? Bạn đã bao giờ có cảm giác “déjà vu” – rằng dường như mình đã từng ở nơi nào đó trước đây? Dưới đây là 3 trường hợp thú vị mà các chuyên gia trải nghiệm về vấn đề luân hồi.
Câu chuyện 1: Những cuộn băng của Bloxham
Arnall Bloxham là một nhà thôi miên xứ Wales từ những năm 1970. Trong 20 năm, ông đã thôi miên vài trăm người và ghi lại lời kể của họ về những kiếp sống trước. Liệu có cách giải thích nào khác cho những cuộn băng này ngoài luân hồi?
Arnall Bloxham là một chuyên gia trong lĩnh vực gọi là “thôi miên hồi quy” về những kiếp sống trước. Ông có thể thôi miên và đưa một người về thời điểm họ sinh ra, hoặc thậm chí xa hơn. Khi đó, ông là chủ tịch của Hội trị liệu thôi miên Anh Quốc và dùng thôi miên để chữa các chứng bệnh vật lý, như hút thuốc chẳng hạn.
Những điều xảy ra trong các thí nghiệm thôi miên hồi quy thách thức logic thường tình của con người. Các bệnh nhân có thể kể lại từng chi tiết nhỏ về cuộc sống của những nhân vật đã tồn tại từ hàng trăm năm trước đây.
Quả thật là khó tin, nhưng Bloxham đã ghi lại hơn 400 lời kể của các đối tượng bị thôi miên nói về những kiếp sống trước. Ngoài ra, nhiều bản điều tra đối chiếu với các cuộn băng trên đã được thực hiện, và xác nhận là chính xác. Theo Bloxham, đây là bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ cho tín ngưỡng xa xưa về luân hồi.
Một trong những trường hợp nổi bật là Jane Evans. Các buổi thôi miên hồi quy của Jane bắt đầu năm 1971 khi bà thấy một tấm poster ghi rằng: “Arnall Bloxham nói bệnh thấp khớp là do tâm lý.”
Khi đó, Jane, một bà nội trợ 32 tuổi ở xứ Wales bị viêm khớp dạng thấp, đã không thể tin được, nên bà quyết định liên lạc với người chịu trách nhiệm cho tờ poster này. Và qua một người bạn của chồng, bà đã làm vậy. Bà rốt cuộc đã hồi tưởng lại 6 kiếp sống trước đây của mình:
- Vợ của một thầy giáo thời La Mã
- Một người Do Thái bị thảm sát vào thế kỉ 12 ở York
- Người hầu của một thương gia quyền thế thời trung cổ ở Pháp
- Phù dâu của Catherine xứ Aragon (nữ hoàng Anh thế kỉ 15-16)
- Người hầu nghèo ở London thời nữ hoàng Anne
- Một bà xơ thế kỉ 19 ở Mỹ
Câu chuyện của Jane Evans và một vài trường hợp khác đã được nhà sản xuất truyền hình của BBC, Jeffrey Iverson ghi thành sách mang tên “More Lives Than One?” (tạm dịch: “Nhiều hơn một kiếp sống?”) Và năm 1975, ông thậm chí còn quay camera và ghi âm lại cảnh Bloxham thôi miên Jane để đối chiếu xác minh.
Iverson đã nghiên cứu các chi tiết mà Jane kể ra, rồi xác minh rằng đây đều là các nhân vật có thật. Ở cuối quyển sách, ông nhận định rằng 20 năm sự nghiệp của Bloxham đã trở thành bằng chứng mạnh mẽ cho niềm tin về luân hồi. Ông cũng sản xuất một bộ phim tài liệu mang tên “Những cuộn băng của Bloxham” dựa trên những tư liệu kể trên.
Câu chuyện 2: Những người phái Cathar của bác sĩ Arthur Guirdham
Những người hoài nghi đã cho rằng hiện tượng này là “tiềm ký ức” (cryptomnesia) – tức ai đó nhớ lại những điều họ đã từng biết, nhưng lại cho rằng đó là mới. Nếu một ký ức xa xưa như vậy có thể được tìm thấy trong tâm trí của con người, nó có thể lý giải một cách logic về hiện tượng được cho là “luân hồi” của Jane Evan.
Tuy nhiên, theo BS. Arthur Guirdham, một chuyên gia khác về luân hồi của Anh Quốc, kiểu giải thích này không phù hợp với những câu chuyện mà ông đã nghe hoặc chứng kiến. Ông đã nói về những trải nghiệm này trong quyển sách, “We Are One Another,” (“Chúng ta là nhau” – TD), “The Cathars & Reincarnation” (“Những người phái Cathar & luân hồi” – TD) và tiểu sử của ông – “A Foot in Both Worlds” (“Một chân trong hai thế giới” – TD).
Guirdham từng là một nhà tâm thần học sức khỏe có tiếng ở Anh Quốc. Ông đứng đầu một nhóm nhỏ những người tin rằng họ đã từng theo phái Cathar trong kiếp trước, một nhóm dị giáo ở vùng Languedoc, Tây Nam nước Pháp thế kỉ 13.
Vụ việc đã dẫn đến lý thuyết luân hồi của BS. Guirdham bắt đầu ở Bath năm 1962, trong khu vực ngoại trú của bệnh viện, nơi ông làm việc trong vai trò nhà tâm thần học. Một ngày nọ, bệnh nhân cuối cùng của ông là một phụ nữ trẻ quyến rũ, có sắc mặt bình thường. Cô kể rằng thường gặp ác mộng từ tuổi thiếu niên, mà đến bây giờ đã tăng lên 2-3 lần một tuần. Trong giấc mơ, cô đang nằm trên sàn thì một người đàn ông tiến tới từ đằng sau. Cô không biết điều gì sắp xảy ra nhưng cực kỳ lo sợ.
Mặc dù BS. Guirdham vẫn điềm tĩnh, nhưng ông đã phải giấu đi sự ngạc nhiên: điều cô gái kể cũng chính là giấc mộng đã ám ảnh ông trong hơn 30 năm. Ông cảm thấy rất tò mò, nhưng vẫn không nói gì với bệnh nhân này. Sau đó, cô không còn gặp cơn ác mộng đó nữa, và đối với BS. Guirdham, giấc mơ đó cũng biến mất trong vòng 1 tuần sau khi gặp cô gái.
Tuy nhiên, ông Guirdham vẫn tiếp tục gặp lại bệnh nhân này. Ông chắc chắn rằng tâm lý cô bình thường, nhưng cô có kiến thức kỳ lạ về lịch sử. Sau này cô đưa cho ông danh sách tên của những người đã từng sống trong thế kỉ 13 và mô tả chuyện đã xảy ra với họ. Cô nói rằng chính BS. Guirdham cũng đã sống thời đó và tên là Rogiet de Cruisot.
>> Nghiên cứu về luân hồi từng được công bố trên tạp chí y khoa uy tín
Là nhà tâm thần học, BS. Guirdham đã biết một vài thông tin cơ bản về thuyết luân hồi, nhưng chưa bao giờ hứng thú lắm. Tuy nhiên, trường hợp này làm cho ông quyết định sẽ đi sâu tìm hiểu.
Ông phát hiện rằng những cái tên trong danh sách quả đúng là có tồn tại, trong các ghi chép lịch sử ít được biết đến thời Trung Cổ. Chúng được ghi bằng tiếng Pháp, và chưa bao giờ được dịch sang tiếng Anh. Những người mà cô gái mô tả đều là thành viên của phái Cathar – phát triển ở phía Nam nước Pháp và bắc Italy thời Trung Cổ. Phái này tin vào luân hồi. Qua thời gian, ông Guirdham lại gặp thêm một vài rồi một vài cá nhân khác, tổng cộng có 11 người, đều có ký ức tiền kiếp là sống chung với nhau trong một nhóm Cathar.
TAMTHUCNhững người này đều không uống thuốc hay bị thôi miên, những cái tên và sự việc quá khứ chỉ đơn giản là xuất hiện trong đầu họ, BS. Guirdham cho biết. Ông cũng thu được một trong những bằng chứng đáng chú ý nhất, đó là tập ký họa của một bé gái 7 tuổi, vẽ về một kỷ nguyên dĩ vàng đã trôi xa. Quyển tập cũng ghi lại nhiều cái tên của người trong phái Cathar. Quá kinh ngạc, BS. Guirdham nói: “Tôi không hiểu làm thế nào mà một đứa trẻ 7 tuổi có thể biết những cái tên này trong khi có lẽ không một chuyên gia lịch sử Trung Cổ nào ở Anh Quốc thời nay biết được.”
Số lượng lớn ký ức, những cái tên và thông tin liên lạc đã thuyết phục vị bác sĩ rằng ông và nhóm của mình đã từng sống chung với nhau, không chỉ một mà tới vài đời trước đây. Ông nói, “Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, tôi hiểu sự khác biệt giữa trải nghiệm ‘nhãn thông’ (clairvoyant) và chứng tâm thần phân liệt, hoặc chính bản thân tôi đang bị loạn tâm thần. Không có ai trong nhóm của tôi bị vấn đề thần kinh cả – và cũng không có đồng nghiệp nào thấy tôi bị loạn tâm thần.”
Câu chuyện thứ 3: Tiến sĩ Ian Stevenson, ĐH Virginia
Nếu nhắc đến những chuyên gia hàng đầu về luân hồi, không thể bỏ qua TS. Ian Stevenson, nguyên Trưởng khoa Tâm thần học ĐH Virginia. Ông đã du lịch khắp thế giới và điều tra nhiều báo cáo về luân hồi, đồng thời thiết lập một bài kiểm tra chi tiết để loại bỏ gian dối, tiềm ý thức… Trong số 200, chỉ có 20 trường hợp là vượt qua được bài kiểm tra khó khăn của TS. Stevenson, tức cho thấy có khả năng là luân hồi thực sự.
Trong đó, 7 trường hợp xảy ra ở Ấn Độ, 3 ở Sri Lanka, 2 ở Brazil, 1 ở Lebanon, và 7 trong một bộ lạc ở người da đỏ ở Alaska.
>> Chuyên gia về luân hồi chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu ‘tâm linh’ trong giới khoa học Mỹ
Lấy ví dụ trường hợp của một bé gái rất nhỏ, sinh năm 1956 ở vùng Trung Sri Lanka với cái tên khó đọc Gnantilleka Baddewithana. Không lâu sau khi bắt đầu biết nói, cô đã kể về một người mẹ và người cha khác ở một nơi khác, ngoài ra cô còn có hai anh trai và nhiều người chị.
Từ những chi tiết mà cô bé đưa ra, cha mẹ cô đã tìm thấy một gia đình ở thị trấn cách đó khá xa. gia đình này đã mất một đứa con trai vào năm 1954. Khi Gnantilleka được đưa đến gia đình này, cô nói mình chính là đứa con trai đã qua đời của họ và xác định chính xác 7 thành viên trong “gia đình mình”. Nhưng trước thời điểm đó, cả 2 gia đình chưa từng gặp nhau hay thậm chí đến thị trấn của nhau.
Kết luận
Những người hoài nghi có thể bác bỏ giả thuyết về luân hồi, cho rằng đó chỉ là tưởng tượng, hoặc những người không tin vào luân hồi bài xích nó như một dạng mê tín.
Cho dù bạn có tin hay không, từ thời cổ đại xa xưa, các tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Đạo giáo đều có tín ngưỡng về luân hồi. Họ tin vào nhân quả, hay nói cách khác, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Họ tin rằng cách mọi người hành xử trong đời là quan trọng, và ai làm việc tốt hay xấu đều sẽ có ảnh hưởng tới quãng đường đời sau này.
Có giả thuyết cho rằng những quy luật của tự nhiên, quy luật vũ trụ chi phối tất cả mọi thứ. Những việc làm của mỗi cá nhân, dù tốt hay xấu cũng sẽ ảnh hưởng tới đời này hoặc đời tiếp theo, thể hiện ra là may mắn, số mệnh hay những xui xẻo, tai ương… tùy theo từng trường hợp.
Những người vô thần có lẽ sẽ xem giả thuyết này là một ví dụ về “hội chứng thuyết định mệnh”. Họ tin rằng cuộc sống là do tự mình quyết định, số phận nằm trong tay mình.
Ngược lại, Đạo gia tin rằng gieo nhân nào gặp quả nấy. Có lẽ đây cũng chính là lý do Phật giáo dạy về “sáu ngã luân hồi” từ 2500 năm trước đây.
Và có lẽ đây cũng chính là lý do mà chúng ta thường nghe ông bà và cha mẹ khuyên bảo rằng “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo.”
Theo Pure Insight,
Sơn Vũ
TAMTHUCTAMTHUC
Comment