hoc-bac-thanh-vuong-xua-cach-tim-nguoi-tai-tri-thien-ha
Học bậc thánh vương xưa cách tìm người tài trị thiên hạ
- bởi tamthuc --
- 12/02/2017
Vua Nghiêu được người đời ca tụng là bậc thánh vương anh minh, không chỉ hiểu biết sâu sắc về đại đạo trị quốc, mà còn có huệ nhãn quan sát tinh tường. Trong thiên Thái Bá sách Luận ngữ, Khổng Tử ca ngợi Đế Nghiêu:“Làm vua như Nghiêu thật là vĩ đại thay! Thật là cao quý thay! Chỉ có trời là cao lớn nhất, cũng chỉ có Nghiêu là người biết dựa vào Đạo trời”.
Dưới thời vua Nghiêu, khoảng 4.300 năm về trước, Trái đất xảy ra một trận Đại Hồng thủy nhấn chìm toàn bộ Bắc Bán cầu, nước dâng cao đến hơn 2.000 mét so với mực nước biển, cả một kho tàng văn minh cổ xưa của người phương Tây gần như bị xóa sổ.
Lúc này, vùng đất thịnh vượng nhất của nền văn minh Trung Hoa cổ đại thuộc phía Tây Trung Quốc ngày nay. Khi xảy ra trận lụt, rất nhiều người đã chạy trốn lên dãy núi Côn Lôn, mang theo những bản ghi chép từ thời kỳ tiền sử như Bát quái, ngũ hành, y học Trung Quốc và một vài hình thức tu luyện khí công cổ đại… Đây là lý do vì sao Trung Quốc trở thành nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại.
Theo sử sách ghi chép lại,vua Nghiêu được người đời ca tụng là vị vua tài đức vẹn toàn và đầy lòng nhân từ, sự cần cù của ông trở thành kiểu mẫu cho tất cả các Hoàng đế Trung Hoa sau này. Ông tự xem mình là người bảo vệ hạnh phúc của con dân, vua Nghiêu từng nói: “Nếu có một người bị đói, đó là lỗi của ta; nếu có một người bị lạnh, đó là lỗi của ta; nếu có một người phạm tội, đó là lỗi của ta vì đã không làm tốt”.
Trong thiên Thái Bá sách Luận ngữ, Khổng Tử ca ngợi Đế Nghiêu: “Làm vua như Nghiêu thật là vĩ đại thay! Thật là cao quý thay! Chỉ có trời là cao lớn nhất, cũng chỉ có Nghiêu là người biết dựa vào đạo trời. Công đức của Nghiêu to lớn không cùng, dân chúng không thể ca ngợi cho xiết. Công lao của Nghiêu vô cùng vĩ đại. Chế độ lễ nhạc do Nghiêu đặt ra vô cùng sáng tỏ, chiếu tỏa hào quang khắp mọi nơi”.
Vua Nghiêu có 10 vị hoàng tử, nhưng tài đức đều chỉ xếp ở bậc trung bình.
TAMTHUCTrong “Nghiêu Điển” có ghi chép lại: Vua Nghiêu để cho thủ lĩnh bốn phương tiến cử người có thể kế thừa ngôi vị hoàng đế, các vị đại thần tiến cử Đan Chu, con trai của vua Nghiêu. Vua Nghiêu cho rằng con mình nói lời không chân thành, tính tình hiếu thắng, “Không được, con ta kém đức hạnh, hay tranh cãi với người”.
Một người khác nói: “Cộng Công quản thuỷ lợi là người rất khá”. Vua Nghiêu lắc đầu nói: “Cộng Công giỏi ăn nói, bề mặt cung kính, nhưng trong lòng lại nghĩ khác. Dùng người như vậy, ta không yên tâm”. Lần thảo luận này không có kết quả, vua Nghiêu tiếp tục tìm người kế thừa mình.
Vua Nghiêu lại trưng cầu ý kiến những vị thủ lĩnh tứ phương nói: “Ta tại vị đã 70 năm, các ngươi ai có thể thuận theo Thiên ý, tiếp quản chức vị của ta?” Các vị thủ lĩnh nói: “Chúng thần vô đức, không xứng tiếp quản vương vị”. Vua Nghiêu nói: “Các vị cũng có thể minh xét và tiến cử những bậc hiền giả cấp dưới ẩn cư”. Chúng thần nhao nhao tiến cử với vua Nghiêu rằng: “Có một vị nam tử độc thân ẩn cư tại nhân gian, gọi là Ngu Thuấn”. Vua Nghiêu nói: “Được! Ta cũng từng nghe nói đến người này. Ông ta thế nào?” Các vị thủ lĩnh nói: “Ông ấy là con trai của nhạc sư Cổ Tẩu. Phụ thân ngoan cố ngu xuẩn, mẹ kế ăn nói hỗn xược, huynh đệ ngạo mạn hung ác, Thuấn cũng có thể dùng hiếu lễ sống hòa hợp với bọn họ, dùng đức sáng cung kính, sáng suốt lo liệu việc nhà chu toàn, trong lòng không hề có bất kỳ tà niệm nào”. Vua Nghiêu nói: “Ta muốn thử ông ta xem! Gả con gái cho ông ta, khảo nghiệm xem đạo đức mà ông dùng để chung sống với hai con gái ta”. Nên bèn lệnh cho hai người con gái đến bến Cô Nhuế gả làm vợ Thuấn.
Sau này, vua Nghiêu nhiều lần khảo sát Thuấn, cho rằng Thuấn quả là một người đức hạnh lại có tài, quyết định truyền ngôi vua cho Thuấn. Sự nhường ngôi này, được các nhà sử học Trung Quốc gọi là “Thiền nhượng”.(Tức nhường ngôi)
Sau khi vua Thuấn lên ngôi, cần cù tiết kiệm, lao động như dân thường, được mọi người tin cậy. Qua mấy năm, vua Thuấn băng hà, ông vẫn muốn nhường lại ngôi vua cho con trai vua Nghiêu là Đan Chu, nhưng mọi người đều không tán thành. Khi về già, ông -cũng dùng cách tương tự, lựa chọn Vũ có đức có tài làm người kế thừa mình.
Mọi người tin rằng, trong thời đại vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, thiên hạ không có tranh giành lợi ích, quyền lực, vua và người bình thường đều sống cuộc sống tốt đẹp và giản dị.
Theo Epoch Times
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/hoc-bac-thanh-vuong-xua-cach-tim-nguoi-tai-tri-thien-ha.html
Comment