No icon

-quan-niem-sai-lam-pho-bien-ve-khong-tu-con-nguoi-ngay-nay-thuong-mac-phai

4 quan niệm sai lầm phổ biến về Khổng Tử con người ngày nay thường mắc phải

Dù là bậc hiền triết có tầm ảnh hưởng to lớn trong văn hóa truyền thống ở Trung Quốc và Đông Á, nhưng Khổng Tử đã nhận không ít những quan điểm không mấy hay ho từ con người hiện nay. Dưới đây là 4 quan niệm sai lầm phổ biến về ông, cùng những hậu quả của chúng.

Sai lầm, quan niệm, Khổng Tử, Bài chọn lọc,

Tranh vẽ Khổng Tử, nhà hiền triết nổi tiếng người Trung Hoa, của họa sĩ Nicholas Roerich. (Ảnh: Internet)

Vị lão sư vĩ đại cùng triết học Nho gia của ông thường bị coi là một biểu tượng cho sự áp đặt, rập khuôn, và phân biệt giới tính. Trong câu chuyện ngày nay, những lời dạy của Khổng Tử đã phải nhường chỗ cho các tệ nạn xã hội Trung Quốc, từ những vi phạm nhân quyền đến tham nhũng lan tràn.

Xuất hiện mạnh mẽ ở Trung Quốc, nơi mà những hiểu biết chung nhất của con người về Khổng Tử đã bị bóp méo từ nhiều thập kỷ nay bởi chủ nghĩa Marx, người ta xem Khổng Tử như một nhân vật phản diện, với những tư tưởng cản trở sự tiến bộ của xã hội Trung Quốc. Những diễn giải ấy chính là sự phản ánh những năm tháng chối bỏ nền văn hoá truyền thống Trung Quốc, một nền văn hoá đã bị hư hại nặng nề dưới sự đàn áp của chế độ độc tài toàn trị.

Dưới đây là 4 nhận định sai lầm phổ biến về Khổng Tử:

1. “Nho giáo là áp đặt“

Có lẽ sự hiểu lầm cơ bản nhất về Nho giáo là nó thúc đẩy sự áp đặt. Quan điểm này là dựa vào những giáo huấn về lòng hiếu thảo, theo đó trẻ em phải kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi, và những người cấp dưới phải tôn trọng người quản lý của mình. Vì trong nho giáo đồng ý với hệ thống phân cấp xã hội, nên Nho giáo đã bị gán ghép là độc đoán và độc tài.

Một số chuyên gia Trung Quốc thậm chí còn tìm cách lập luận rằng ảnh hưởng của Khổng Tử là lý do vì sao xã hội Trung Quốc hiện nay trở nên thiếu hụt nhân quyền và tự do dân chủ. Nhưng sẽ là thiển cận, nếu nhìn vào những điều trên mà đánh giá rằng Nho giáo là hệ thống triết lý áp đặt con người.

Sai lầm, quan niệm, Khổng Tử, Bài chọn lọc,

Khổng Tử và các môn đệ. (Ảnh: Internet)

Thực tế, Khổng Tử tin rằng mỗi người đều nắm giữ 1 vai trò xã hội khác nhau, ông không phân biệt đối xử dựa trên vị trí của họ trong xã hội. Ông cho rằng tất cả mọi người “từ Thiên tử cho tới thường dân”, đều sẽ có những chuẩn mực đạo đức tương tự.

Hơn nữa, “Hiếu, Trung” của người dưới không có nghĩa là tuân thủ mù quáng những yêu cầu sai trái của người trên (cho dù đó là chủ, cha hoặc anh đi chăng nữa). Khổng Tử cho rằng nếu một vị vua, tướng, hoặc cha mẹ phạm phải sai lầm mà hạ nhân không dám thẳng thừng chỉ rõ, thì nó có thể dẫn đến tai họa cho gia đình hoặc cả một quốc gia. “Mù quáng tuân lời mà đẩy cha mẹ vào chỗ bất nghĩa, thì sao có thể là hiểu tử chân chính đây?”, Khổng Tử nói.

Đối với Khổng Tử, vai trò của vua chúa và phụ thân không chỉ là cai quản, mà còn phải hướng thân dân hoặc con cái của họ đến với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Những giá trị này là những gì sẽ làm cho một quốc gia tốt đẹp và hùng mạnh, đạo đức sẽ ước chế hành vi khiến người ta không dễ phạm phải những điều sai trái.

2. “Nho giáo là phân biệt giới tính”

Có thể những quan niệm về sự phục tùng của người phụ nữ Á Đông đối với nam giới hoặc những hủ tục như bó chân hoặc giết trẻ sơ sinh là bé gái ở một số quốc gia Châu Á đã làm nhuốm màu nhận thức tiêu cực về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Một lần nữa, người ta lại đỗ lỗi cho những lời dạy của Khổng Tử.

Mặc dù nữ giới ít được nhắc đến trong các giáo lý của Nho gia, nhưng điều đó không có nghĩa là Khổng Tử có suy nghĩ tiêu cực về họ. Khi giảng về đạo làm con, ông dạy rằng con cái phải đối đãi với mẹ mình bằng tình yêu thương và trìu mến. Và trong “Thiên Tự Văn” cuốn sách ghi chép về các giáo lý chính thống của Nho giáo có ghi “Ngoại thụ phó huấn, nhập phụng mẫu nghi” (tức là: Ra ngoài nghe lời thầy, về nhà nhớ lời mẹ).

Sai lầm, quan niệm, Khổng Tử, Bài chọn lọc,

Một người mẹ gửi con vào một ngôi chùa. (Ảnh: Epoch Times)

TAMTHUC

Trong cuốn “Luận ngữ” Khổng Tử từng một lần nhắc đến phụ nữ, và vì câu nói này mà người đời sau đã cho rằng ông là người coi thường phụ nữ, Khổng Tử nói: ”Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” ( tức là: Chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng, thân thiết với họ thì họ tự cao, lạnh nhạt với họ thì họ bất mãn).

Nhưng theo cách dùng từ cổ xưa của Trung Quốc, Khổng Tử đã dùng chữ “dữ” ngày nay được hiểu là “và”, nó còn có nghĩa là “gả” được dùng trong hôn nhân. Vì vậy, trong câu này ngụ ý là khi một người con gái bị gả cho kẻ tiểu nhân, thì họ cũng cùng một hạng với kẻ tiểu nhân đó.

Còn đối với tục bó chân, theo sử sách ghi lại xuất hiện lần đầu vào thế kỷ thứ 10 thời nhà Tống, tức là sau khi khi Khổng Tử mất khoảng 1.500 năm. Thời điểm đó, một nhà Nho tên là Chu Hi (1130-1200) đã tích cực lên án nó như một hành vi của những tên man rợ, nhiều Hoàng đế trong các Triều đại về sau cũng đã cố gắng để trừ bỏ hủ tục này.

3. “Khổng Tử khuyến khích tham nhũng”

Trong nỗ lực tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc lại tụt hậu so với phương Tây về phát triển chính trị và công nghệ ở thế kỷ 19 và 20, các học giả Trung Quốc đã đổ lỗi cho Nho giáo về vấn đề tham nhũng và gia đình trị vẫn đang phổ biến hiện nay.

Lý do là thay vì được dựa trên luật pháp rõ ràng, Khổng giáo nhấn mạnh mối quan hệ gia đình và đức tính bẩm sinh. (Trớ trêu thay, điều này mâu thuẫn với quan điểm cho rằng Nho giáo là một triết lý độc đoán cứng nhắc.)

Tuy nhiên, cũng giống như Khổng Tử không đề xướng sự phục tùng mù quáng, ông đưa sự chăm sóc cho gia đình lên trên hết. Đối với Khổng Tử, toàn bộ quốc gia là một gia đình lớn chia thành các gia đình nhỏ. Những bậc anh hùng như Nhạc Phi từng gặp khó khăn khi phải quyết định lựa chọn giữa hạnh phúc gia đình và tổ quốc, nhưng cuối cùng ông đã lựa chọn điều thứ 2.

Đối với Khổng Tử, kết quả không thể biện minh cho cách thức. Thay vì theo đuổi những dục vọng và ham muốn vật chất, người quân tử xứng đáng được tôn trọng phải là người trọng lễ nghi và tuân thủ những nguyên tắc đạo đức. “Người quân tử không giống như công cụ”, ông nói với các môn đệ của mình.

Ở Trung Quốc, vấn đền tham nhũng và các chứng bệnh xã hội khác thường được đổ lỗi cho “phẩm chất kém” của người Trung Quốc, một khái niệm thường được sử dụng trong chính trị để biện minh cho sự thiếu dân chủ và nhân quyền. Nho giáo ở Trung Quốc ngày nay đã bị đưa vào một quá khứ không mong muốn, bị coi là ban sơ và lạc hậu, và cũng bị bao gồm trong quan điểm tự phỉ báng quốc gia này.

4. “Nho giáo là vô thần”

Hàng ngàn năm qua, người Trung Quốc đã đặt niềm tin vào 3 tôn giáo truyền thống là Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo. Mặc dù Khổng Tử là một nhà triết học về đạo đức xã hội và gia đình, chủ yếu liên quan đến những điều thế tục, nhưng giáo lý của ông vẫn kết nối chặt chẽ với những tư tưởng trong Đạo giáo.

Lão Tử, người đặt nền móng cho Đạo giáo với cuốn Đạo Đức Kinh nổi tiếng cũng được Khổng Tử hết sức tôn kính. Ông từng ví Lão Tử giống như một con rồng, siêu phàm thoát tục khiến người thường không thể nào nắm bắt được.

Tuy nhiên, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, Trung Quốc đã bị nhồi sọ để ghét bỏ và coi thường tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và triết học cổ đại là “mê tín phong kiến”. Thông qua các chiến dịch bạo lực, hàng triệu người đã bị đàn áp và bị giết vì niềm tin của họ, vô số các di tích văn hóa và kiến trúc cổ đã bị phá hủy.

Sai lầm, quan niệm, Khổng Tử, Bài chọn lọc,

Trong thời Đại Cách mạng Văn hóa, rất nhiều đền chùa, di tích cổ tại Trung Quốc đều đã bị Hồng vệ binh đập phá, gây nên thảm cảnh một thời. (Ảnh: Internet)

Ngày nay, trong khi Đảng Cộng sản không còn công khai theo đuổi sự hủy diệt nền văn hóa truyền thống, nó đã tìm cách định nghĩa lại những gì còn lại để phù hợp với hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa Mác.

Trích dẫn một vài đoạn mơ hồ từ cuộc trò chuyện của Khổng Tử với các môn đệ của mình, các học giả Trung Quốc hiện đại thường cho rằng Khổng Tử là một người chống tôn giáo và thậm chí là vô thần.

Luận Ngữ có chép: “Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần”, nghĩa là Khổng Tử không nói về bốn điều: Quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Khổng Tử không công nhận tín ngưỡng.

Khổng Tử đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các tín ngưỡng tôn giáo cổ xưa của triều đại nhà Chu và thương tiếc khi những giá trị đó bị lãng quên trong thời của ông. Ông cũng đã biên soạn cuốn “Kinh thi”, một tập thơ thấm đượm đức tin mạnh mẽ của người triều Chu.

Nho giáo rất xem trọng “Lễ” và coi lễ nghi là biểu hiện của một xã hội văn minh, có trật tự. Qua “Lễ”, Khổng Tử mong muốn phục hưng những giá trị cổ xưa từ thời đại nhà Chu, khi mà con người hết lòng kính ngưỡng và tôn sùng Thiên thượng.

Hoàng An, Theo NTDTV

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/4-quan-niem-sai-lam-pho-bien-ve-khong-tu-con-nguoi-ngay-nay-thuong-mac-phai.html

Comment