No icon

bac-dai-dung-vi-theo-chinh-dao-ma-khong-cam-thay-so-hai

Bậc đại dũng vì theo chính đạo mà không cảm thấy sợ hãi

Xưa nay, những bậc anh hùng đều coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, đều có thể xả thân vì nghĩa, dù mất đi tính mạng cũng không nề hà. Những người này vì đâu lại có được dũng khí lớn đến thế?

Khổng Tử, dũng khí, cổ nhân,

Lịch sử có biết bao anh hùng, vì nghĩa lớn một đi không trở lại. (Ảnh: wkinach)

Từ xưa đến nay, trên khắp thế giới đã từng xuất hiện rất nhiều những bậc anh hùng quả cảm. Tương truyền trong các môn đồ của Mặc Tử, có 180 người đi lính, đều có thể xông pha khói lửa, có chết cũng không lùi bước.

Kinh Kha trước khi đi ám sát Tần Thủy Hoàng đã hát khúc bi ca “Gió thổi vi vu, Dịch thủy lạnh. Tráng sĩ một đi không trở về”, thể hiện sự hùng hồn, dù biết sẽ chết nhưng vẫn quyết đi thực hiện nhiệm vụ.

Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, một bậc anh dũng cái thế, chỉ vì không còn mặt mũi nào gặp lại các bô lão Giang Đông, mà đã tự vẫn bên bờ sông… Tất cả những người này có thể nói đều là những bậc anh dũng đạt tới cảnh giới không biết sợ hãi.

Khổng Tử từng bàn về “đại dũng” như sau: “Nếu tự vấn tự xét, cảm thấy chính nghĩa không ở bên mình, vậy thì cho dù đối phương là một người hèn mọn thấp kém, ta cũng sẽ không hăm dọa họ. Nếu cảm thấy mình đang hành sự chính nghĩa, vậy thì, đối phương dù có thiên quân vạn mã, ta cũng sẽ dũng cảm tiến tới”.

Trong thời gian Khổng Tử ở tại nước Lỗ, đã từng muốn chấn hưng nước Lỗ, nhưng bị thất bại, do đó ông chu du đến nước Liệt, phong trần khổ cực bôn ba khắp nơi, tuyên dương chủ trương chính trị của mình, Khổng Tử đã từng du thuyết ở các nước Chu, Tề, Vệ, Trần, Thái, Tống, Sở, v.v.

Nhưng trong 14 năm, ông trị Lỗ bất thành, bị xua đuổi tại Tề, không được trọng dụng ở Vệ, bị bao vây ở Khuông, gặp khổ nạn tại Trần, Thái, đến đâu cũng gặp trắc trở. Khi những người đương quyền không tiếp nhận tư tưởng của ông, những học giả ẩn giật thì mỉa mai ông không thức thời, có những lúc khó khăn “bị bao vây, cạn lương thực, chịu đói khát…”. Nhiều người khuyên nhủ Khổng Từ, là do ông sinh không nhầm thời, đạo đức đã bại hoại như vậy, thì việc gì phải phí công hao tâm tổn sức.

Khổng Tử, dũng khí, cổ nhân,

Khổng Tử luôn kiên định coi việc truyền thừa văn hóa lễ nhạc là thiên mệnh, coi việc phổ biến nhân nghĩa là nhiệm vụ không thể không làm. (Ảnh: kaiwind.com)

Nhưng những phong ba bão táp này cũng không thể khiến ông dao động, những phỉ báng và lạnh nhạt của người đời đều không thể làm thay đổi chí hướng của thánh nhân.

Để truyền bá tư tưởng, giáo hóa bách tính của mình, Khổng Tử đã tự mở những lớp học, chấn hưng giáo dục, không quan tâm xuất thân giàu hay nghèo, kẻ trí hay khờ khạo, người có tài hay bất tài, hết thảy đều có thể trở thành học trò của Khổng Tử.

TAMTHUC

Khổng Tử luôn kiên định coi việc truyền thừa văn hóa lễ nhạc là thiên mệnh, coi việc phổ biến nhân nghĩa là nhiệm vụ không thể không làm, ông nói với Tử Lộ, nếu thiên hạ đã có đạo, thì ta sẽ không đến để cải biến họ.

Một biểu tượng của đại dũng khác chính là nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Socrates

Năm 594 trước Công nguyên, chính trị gia Athens là Solon đã khai sáng ra nghị sự, bầu cử công dân, nhưng trong thời kỳ này đạo đức và tín ngưỡng truyền thống lại bị suy yếu. Kiểm sát trưởng, quan tòa được tuyển chọn ra từ những nhóm người nông dân, thương nhân, trong mắt họ chỉ toàn là khoa học và pháp luật, bài xích thần thánh, tự cho là mình có tri thức và trí huệ.

Socrates lại đề xướng mọi người nhận thức về đạo đức làm người, sống có đạo đức. Ông nhận thức rằng sinh tồn phát triển và diệt vong của các chủng loại sự vật trên đời đều là do thần an bài, thần là chúa tể của thế giới.

Ông coi trọng lý luận học, cho rằng “mỹ đức chính là tri thức”, ông cả đời dùng trí huệ, tinh lực, và thời gian của mình để đối thoại với mọi người, biện chứng chỉ ra những sai lầm logic trong cách nói và tư tưởng của người khác, mục đích là giáo hóa mọi người rằng nếu chỉ chạy theo tri thức và khoa học mà không chú ý đến phương diện đạo đức thì sẽ khiến mình cuồng ngạo, khuyên bảo mọi người hãy làm một công dân có tri thức, tuân thủ pháp luật, kính ngưỡng thần linh.

Bất kể là đứng trước người quyền cao vọng trọng hay người đông thế mạnh, Socrates đều kiên định với nguyên tắc và chính nghĩa của mình, bởi vậy nên ông đã gặp phải sự phản đối của rất nhiều các giai tầng khác nhau.

Khổng Tử, dũng khí, cổ nhân,

Cái chết của Socrate (La Mort de Socrate, 1787), họa phẩm của Jacques-Louis David, hiện được trưng bày ở Metropolitan Museum of Art. (Ảnh: Wikipedia)

Có người tố cáo ông phản đối chính trị dân chủ, dùng tà thuyết đầu độc thanh niên. Socrates vì thế mà đã bị bắt giam vào trong ngục, tại tòa án Socrates bỏ qua sự uy hiếp sinh tử, bác bỏ những lên án về mình, ông đã nói:

“Các vị! Tôi kính trọng các vị, tôi yêu các vị, nhưng tôi nguyện nghe theo thần, mà không nghe các vị… Tôi không làm chuyện nào khác ngoài việc khuyên bảo nhắc nhở mọi người, đừng chỉ quan tâm đến cá nhân mình và tài sản, trước tiên hãy quan tâm đến việc làm sao để có tâm hồn thiện, đây là chuyện quan trọng hơn.

Tôi cho cho các vị biết, tiền tài không thể mang mỹ đức đến cho chúng ta, mỹ đức cũng không mang tiền tài đến cho ta, cũng như hết thảy những việc tốt khác của cá nhân và quốc gia. Đây chính là giáo lý của tôi… Tôi quyết không thay đổi việc làm của mình, có chết vạn lần cũng không thay đổi!”.

Sau đó Socrates đã bị xử tội chết. Socrates từ chối kế hoạch bỏ chạy mà các học trò của ông nghĩ ra, cuối cùng ông đã uống thuốc độc tự tử.

Có thể thấy, dũng khí thực sự không phải là phải tranh đấu một cách tàn khốc, mà chính là đứng về chân lý, chỉ cần có đạo nghĩa, thì dù phải đối mặt với cường quyền, bạo lực, cho dù có ngàn vạn người cản trở, phản đối, không lý giải được, cũng quyết không nản lòng thay đổi chí hướng của mình.

Khi giá trị đạo đức bị tiêu vong, vào thời đại lý luận chính thống bị sụp đổ, Khổng Tử và Socrates đều đề xướng nhân nghĩa, tuy rằng đạo đức đều đã không hợp thời, nhưng họ đều không cúi đầu trước thế tục cường đại, luôn kiên định với sứ mệnh của mình. Họ là những nhà hiền triết có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử thế giới, những tư tưởng bất hủ của họ vẫn được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Lê Hiếu biên dịch

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/bac-dai-dung-vi-theo-chinh-dao-ma-khong-cam-thay-so-hai.html

Comment