No icon

-cham-ngon-xu-the-ngan-doi-van-huu-dung-cua-bac-thay-manh-tu

10 châm ngôn xử thế ngàn đời vẫn hữu dụng của bậc thầy Mạnh Tử

Mạnh Tử là một người có cá tính, đặc biệt rất có tài hùng biện, những câu nói của ông thể hiện đầy đủ sự nhạy bén trong xử thế. Qua sự biện giải của ông, mệnh đề “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiện hạ” càng trở nên sinh động và thông thấu hơn.

Mạnh Tử, câu nói, cách ngôn,

Mạnh Tử, nhà tư tưởng, nhà giáo dục được tôn kính thời Trung Hoa cổ đại. (Ảnh: lishiquwen)

Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục được tôn kính, ông là người kế thừa và phát huy tư tưởng Nho gia của Khổng Tử, và được người Trung Quốc gọi là “Á thánh”.

Tác giả Vương Mông, sau khi nghiên cứu “Mạnh Tử”, đã hết mực tán thưởng “trí huệ” của bậc thánh nhân xưa, ông đã có những luận giải sâu sắc nhưng cũng không kém phần hài hước về những cách ngôn (câu nói ngắn được lưu truyền) của Mạnh Tử.

1. Cách ngôn liên quan đến lựa chọn: “Nhân hữu vi bất vi dã, nhi hậu khả dĩ hữu vi”.

Đọc giải: Phải biết không được làm những gì, thì mới có thể biết nên làm gì.

Có một đạo lý phổ biến và đơn giản là, bạn làm rất nhiều chuyện không nên làm, thậm chí làm chuyện thương thiên hại lý, thất đức bất nhân, vậy bạn làm sao có thể bước trên con đường chân chính được?

Đây không chỉ là vấn đề phẩm đức, vấn đề ranh giới giữa người xấu và người tốt, mà cũng là trí xảo, là tính căn bản của trí huệ. Người có triển vọng, càng phải biết được những việc không nên làm. Người mà việc gì cũng làm, không phân biệt được đúng sai, trước sau, chừng mực, thì không thể có được thành tựu gì đáng kể.

2. Cách ngôn liên quan đến tự biết: “Kỳ vi nhân dã tiểu hữu tài, vị văn quân tử chi đại đạo dã, tắc túc dĩ sát kỳ khu nhi dĩ hĩ”.

Đọc giải: Người có một chút tài năng, nhưng vẫn chưa biết được đại đạo, thì chút tài năng này có thể làm hại chính họ.

Thà rằng làm người có tài mà vẻ ngoài đần độn, chứ đừng làm kẻ tài mọn mà lại tỏ ra trí tuệ. Chút thông minh, chút tài mọn, nếu luôn lấy ra hiển thị, không biết lượng sức mình mà gánh vác trọng trách lớn, thì chút tiểu năng tiểu tài này sẽ làm hỏng đại sự, còn gây ra sự chú ý, tạo ra thị phi, bị người ghen ghét,… Chỉ có thể là hại mình hại người.

3. Cách ngôn liên quan đến ứng biến: “Khả dĩ sĩ tắc sĩ, khả dĩ chỉ tắc chỉ, khả dĩ cửu tắc cửu, khả dĩ tốc tắc tốc”.

Đọc giải: Được làm quan thì sẽ làm quan, nên từ chức thì từ chức, được tiếp tục làm thì tiếp tục làm, phải đi ngay tức thì đi ngay.

Trong các vấn đề của cuộc sống hiện tại, cách nói này của Mạnh Tử cũng tương đối linh hoạt. Ví như, cùng là thánh nhân, nhưng lại có “Thánh thanh khiết” Bá Di, có “Thánh trách nhiệm” Y Doãn, có “Thánh hài hòa” Liễu Hạ Huệ, có “Thánh thức thời” Khổng Tử.

Thời thế không giống nhau, ứng đối cũng khác nhau, đây chính là hàm nghĩa của “Thánh nhân thức thời”, đồng thời cũng nói lên rằng vị trí và hoàn cảnh của Khổng Tử là phức tạp, khó lường hơn rất nhiều.

4. Cách ngôn liên quan đến tự khắc chế: “Cung giả bất vũ nhân, kiệm giả bất đoạt nhân”.

Đọc giải: Người hiểu thế nào là cung kính sẽ không vũ nhục người xung quanh, người biết kiềm chế sẽ không xâm hại người bên cạnh.

TAMTHUC

Trong đối nhân xử thế phải đặt mình trên cơ sở khiêm tốn, biết tự kiếm chế và tôn trọng người khác, như vậy thì mới có được mối quan hệ tốt. Khổng Tử là người rất coi trọng thái độ, cử chỉ, lễ nghĩa, biểu cảm của người khác, quan sát những điều này, ông sẽ có thể phán đoán được một người là tốt xấu, hay dở ra sao. Khổng Tử nói “sắc nan”, chính là nắm bắt được biểu cảm bên ngoài của người khác là điều không dễ.

Mạnh Tử, câu nói, cách ngôn,

Được làm quan thì sẽ làm quan, nên từ chức thì từ chức, được tiếp tục làm thì tiếp tục làm, phải đi ngay tức thì đi ngay. (Ảnh: xincha.com)

5. Cách ngôn liên quan đến phản tỉnh: “Hành hữu bất đắc giả giai phản cầu chư kỷ, kỳ thân chính nhi thiên hạ quy chi”.

Đọc giải: Chưa đạt đến được mục đích mong muốn, thì phải quay lại tự yêu cầu mình làm được hoàn mỹ hơn nữa. Bản thân chính thì thiên hạ mới có thể quy phục mình.

Khi con người gặp chuyện oan ức, tủi nhục thì thường oán trời trách đất, ôm một bụng tức giận, phàn nàn lãnh đạo không tốt, tố chất quá kém; phàn nàn bạn bè không biết phân biệt tốt xấu; mua sắm không vừa ý, phàn nàn thương gia; đọc sách không thông, phàn nàn tác giả, những người như thế này không phải là ít.

Phàn nàn chung quy cũng chỉ làm cho mình thêm mệt mỏi, thay đổi chính mình thì mọi thứ xung quanh mới được cải biến.

6. Cách ngôn liên quan đến tâm nguyên sơ: “Đại nhân giả, bất thất kỳ xích tử chi tâm giả dã”.

Đọc giải: Người cao thượng, là người vẫn giữ được sự thuần khiết và chân thành của thời thơ ấu.

Một trong những đặc điểm của sinh mệnh là có thể hoài niệm lại những tháng năm đã qua. Ngẫm lại những gì đã qua cũng tựa như nhìn vào một bức tranh, trong bức tranh này thì sự thuần khiết chân thành của thời thơ ấu chính là điểm nổi bất nhất, cũng xác thực rằng, người trưởng thành mà vẫn giữ được vẻ đẹp tinh túy này thì cũng đã là vĩ đại.

7. Cách ngôn liên quan đến lời nói: “Ngôn nhân chi bất thiện, đương như hậu hoạn hà?”.

Đọc giải: Bạn nói đến chỗ không tốt của người khác, nếu điều đó mang đến những phiền toái sau này, thì bạn sẽ làm thế nào?

Rất đơn giản, giễu cợt người thì người giễu cợt lại, phỉ báng người thì người phỉ báng lại, giúp người người giúp lại, yêu thương người thì người sẽ gửi lại yêu thương. Nói xấu, phỉ báng, vu cáo người khác đều là những lời không nên nói, tạo ra khẩu nghiệp thì ắt sẽ phải nhận báo ứng.

8. Cách ngôn liên quan đến kiên trì: “Vu bất khả dĩ nhi dĩ giả, vô sở bất dĩ; vu sở hậu giả bạc, vô sở bất bạc dã. Kỳ tiến duệ giả, kỳ thối tốc”.

Đọc giải: Một người kết thúc tại điểm không nên kết thúc, không nỗ lực hết khả năng của mình, là người làm chuyện gì cũng có thể buông bỏ; đối với người nên được coi trọng và hậu đãi, lại xem thường bỏ qua, thì người này đối với ai, chuyện gì cũng có thể khinh miệt. Người như thế này sẽ không có nhuệ khí tiến về phía trước, chắc chắn sẽ bị bỏ lại ở phía sau.

9. Cách ngôn liên quan đến khen chê:  “Hữu bất ngu chi dự, hữu cầu toàn chi hủy”.

Đọc giải: Có những điều chúng ta được ca ngợi mà chính mình cũng chằng ngờ tới, cũng có những lúc đụng phải những lời phỉ báng chỉ trích gay ngắt của mọi người.

Cả hai là có quan hệ song song, thậm chí có thể là quan hệ nhân quả. Người tự nhiên giàu có một cách bất ngờ, thì dư luận sẽ rất dễ đột ngột thay đổi chiếu hướng. Nhưng câu này của Mạnh Tử là đề xướng về tính cách: Không cần quan tâm đến người khác nói gì.

Nhận biết người khác không phải chuyện dễ, đặc biệt là những nhân vật được chú ý, được xã hội hóa, sẽ phải đối mặt với vô số lời khen chê, có thể là một đời, nửa đời, thậm chí chết rồi vẫn còn bị người khác tranh luận dị nghị.

10. Cách ngôn liên quan đến tâm thái: “Phụ chi dĩ hàn ngụy chi gia, như kỳ tự thị khảm nhiên, tắc quá nhân viễn hĩ”.

Đọc giải: Lấy tài sản mang theo của hai đại gia đình Hàn Ngụy (Phú hào nước Tấn cuối thời Xuân Thu) chia cho mỗi người, họ vẫn khiêm tốn cẩn thận, điều này có thể cho thấy phẩm chất của họ hơn người bình thường rất nhiều.

Nghịch cảnh là khảo nghiệm, thuận cảnh thì lại càng là khảo nghiệm. Đang nằm mà trúng phải đạn lạc cũng là khảo nghiệm, kim cương từ trên trời rơi trúng cũng là khảo nghiệm. Càng thăng quan phát tài, đạt được địa vị cao thì càng khó để duy trì. Tại sao? Chính là vì vinh quang hiển lộ, danh tiếng lẫy lừng cũng dễ kéo theo lòng dạ người ta trở nên hẹp hòi.

Lê Hiếu biên dịch

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/10-cham-ngon-xu-the-ngan-doi-van-huu-dung-cua-bac-thay-manh-tu.html

Comment