No icon

chuyen-tham-quan-xua-chet-vi-ho-then-du-hanh-ac-van-biet-liem-si

Chuyện tham quan xưa chết vì hổ thẹn, dù hành ác vẫn biết liêm sỉ

Trong lịch sử có nhiều trường hợp tham quan vì hổ thẹn trước thanh quan mà chết. Có thể thấy, tham quan thời xưa so với thời nay vẫn còn tốt hơn nhiều.

thanh liêm, tham quan, liêm sỉ,

Tham quan vì hổ thẹn mà chết, người xưa dù hành ác nhưng vẫn có liêm sỉ. (Ảnh: Secretchina)

Sử sách ghi lại, vào thời nhà Đường có một vị tướng quân tên là Tiêu Hội Trạm, ông ta vì lập nhiều chiến công nên được phong làm Trưởng quan, phụ trách khu vực Kinh Châu.

Tiêu Hội Trạm ỷ mình nhiều công lao, muốn biến vùng đất Kinh Châu này thành của riêng, nên đã chiếm đoạt trắng trợn đất đai của dân chúng, rồi lại dùng số đất đó chia cho nông dân thuê và yêu cầu phải giao nộp một nửa sản lượng lương thực làm ra được từ trên mảnh đất đó.

Có một năm gặp đại hạn, hoa màu thất thu. Đám nông dân nhao nhao cầu xin Tiêu Hội Trảm miễn giảm tô thuế, nhưng Tiêu Hội Trảm ngang ngược nói: “Thiên tai đại hạn không phải là do ta chiêu mời đến thì liên quan gì đến ta? Tiền tô thuế của các ngươi một xu cũng không được thiếu”.

Ông còn phái gia đinh đi khắp nơi cưỡng chế thu hồi tài sản của dân. Dân chúng thật sự không còn đường nào để đi, bèn tìm đến doanh điền quan của Đoàn Thực Tú để kêu oan.

Đoàn Thực Tú từ sớm đã biết rõ Tiêu Hội Trạm tác oai tác quái, cũng vô cùng thống hận ông ta. Nhưng anh chỉ là viên quan nhỏ bé, không đủ sức để đương đầu với một vị quan lớn như vậy, hơn nữa ông ta còn là một vị đại tướng quân.

Tuy nhiên số người tìm đến anh kêu oan càng ngày càng đông, nên anh quyết định sẽ quản chuyện này. Đối diện với nguy cơ mất chức hoặc có thể mất đầu, anh đã viết cho Tiêu Hội Trạm một công văn, khuyên ông ta nên thương xót cho dân chúng khó khăn mà giảm miễn địa tô.

TAMTHUC

Đoàn Tú Thực còn viết: “Theo như điều khoản khế ước thì người dân phải giao một nửa số lương thực được làm ra từ trên đất cho ngài, nhưng hiện tại sản lượng thu được chỉ bằng không, một nửa của nó thì vẫn là không, như vậy dân chúng không cần phải nộp tô cho ngài”.

Người dân sau đó đã mang tờ công văn này đi tìm Tiêu Hội Trạm, ông ta đọc xong thì vô cùng tức giận. Ông không ngờ rằng một viên quan nho nhỏ như Đoàn Tú Thực mà lá gan lại quá lớn, quản quá nhiều chuyện, đúng là đang cổ vũ dân chúng gây rối tạo phản.

Ông ta nổi điên lên liền đẩy ngã một lão nông dân, rồi đặt tờ công văn của Đoàn Tú Thực lên trên lưng ông lão và sai người đánh đến tróc da tróc thịt. Ông ta còn hét lớn: “Ai không chịu giao nộp lương thực thì hãy nhìn kết cục của lão già này”.

Tin tức này nhanh chóng truyền đến tai Đoàn Tú Thực, anh ta lập tức đi tới hiện trường, nhìn thấy lão nông đang quằn quại thì đau xót nói: “Ông phải chịu đại nạn lớn như thế đều là do ta hại ông rồi”.

Đoàn Tú Thực liền lấy tiền của mình đi mua thảo dược, rồi tự tay đắp lên vết thương của lão nông, còn bán đi con ngựa của mình để mua lương thực giao nộp cho Tiêu Hội Trạm thay cho dân nghèo.

Sự tương phản mạnh mẽ giữa hai vị quan, một bên tham lam vô độ, một bên thiện lương liêm khiết, đã khiến dân chúng xung quanh cảm thấy phẫn nộ, bọn họ liền bao vây quanh nơi ở của Tiêu Hội Trạm để tìm ông ta tranh luận, còn giận dữ mắng mỏ hết lời, còn đối với Đoàn Tú Thực thì lại khen ngợi là công minh liêm chính, biết lo lắng cho dân.

Đối mặt với nhiều phẫn nộ và trách cứ như vậy từ dân chúng, Tiêu Hội Trạm đã liên tưởng đến những việc làm ác ngày thường của mình, lập tức mồ hôi đầm đìa, vô cùng xấu hổ. Cuối cùng lương tri khiến ông ta tỉnh ra, hối hận nói: “Ta đến chết cũng không còn mặt mũi nào gặp Đoàn Tú Thực, ta…”. Trong đêm ấy, Tiêu Hội Trạm vì hổ thẹn, u buồn mà qua đời.

Tuệ Tâm

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/chuyen-tham-quan-xua-chet-vi-ho-then-du-hanh-ac-van-biet-liem-si.html

Comment