No icon

truong-tam-phong-tiet-lo-bi-quyet-truong-sinh-bat-tu-cho-minh-thanh-to

Trương Tam Phong tiết lộ bí quyết “trường sinh bất tử” cho Minh Thành Tổ

Khi nhắc đến “chân nhân”, chúng ta thường liên tưởng tới những người đã đắc đạo thành Tiên, cũng đã đạt được trường sinh bất lão. Lịch sử có rất nhiều ghi chép về các bậc chân nhân, trong đó có tổ sư của phái Võ Đang Trương Tam Phong.

Trương Tam Phong, đạo dưỡng sinh, Bài chọn lọc,

Tổ sư phái Võ Đang Trương Tam Phong. (Ảnh: Sohu)

Trong lịch sử, người được mấy đời hoàng đế tìm đến phong danh hiệu chỉ có duy nhất Trương Tam Phong. Trong suốt hơn 200 năm triều Minh, hầu như mỗi đời hoàng đế đều tìm đến ông. Minh Thành Tổ phong cho ông danh hiệu “Võ Đang chân nhân”, Minh Anh Tông phong cho ông danh hiệu “Thông vi hiển hóa chân nhân”; Minh Hiến Tông phong cho ông danh hiệu “Thao quang thượng chí chân tiên”; Minh Thế Tông phong tặng tước hiệu “Thanh hư nguyên diệu chân quân”. Suốt triều đại nhà Minh, từ bậc đế vương tới bách tính, Đạo giáo rất phổ biến và được coi trọng, điều này không thể tách khỏi ảnh hưởng to lớn của Trương Tam Phong.

Trường sinh bất lão là điều mà hầu như ai cũng mong muốn, nhiều hoàng đế trong lịch sử đã dùng trăm phương ngàn kế để tìm kiếm tiên đan trường sinh: Tần Thủy Hoàng phái phương sĩ Từ Phúc đi tìm thuốc trường sinh bất lão, Hán Vũ Đế phái phương sĩ Lý Thiếu Quân luyện tiên đan trường sinh bất lão…, tuy họ đều thất bại, nhưng hoàng đế của các triều đại sau vẫn không từ bỏ ý định này, và một trong số đó chính là Minh Thành Tổ Chu Đệ.

Minh Thành Tổ tìm kiếm Trương Tam Phong

Trương Tam Phong danh tiếng quảng truyền thiên hạ, đã chấn động đến triều đình nhà Minh. Minh Thái Tổ – Chu Nguyên Chương rất mộ danh ông, từng sai người đi tìm nhưng không gặp. Những năm sau đó, Minh Thành Tổ – Chu Đệ cũng nhiều lần sai người đi tìm nhưng cũng đều không gặp.

Tháng 02/1404, Minh Thành Tổ viết bức thư bày tỏ tấm lòng của mình, rồi phái Hồ Quảng gửi đến cho Trương Tam Phong.

Nội dung bức thư của Minh Thành Tổ viết như sau: “Trẫm ngưỡng mộ chân tiên đã lâu, mong cầu được thân đón bậc nghi phàm, từng sai sứ bày hương án viết thư đi tìm hết danh sơn để mời đón. Đạo đức chân tiên cao cả, cao hơn vạn hữu, thể hợp với tự nhiên, thần diệu không lường. Tài chất của Trẫm kém cỏi, đức hạnh mỏng manh, mà chỉ có lòng chí thành mong gặp, suốt đêm ngày không quên. Lại kính cẩn sai sứ dâng thư cẩn trọng mời, mong chờ xe mây giá lâm để thỏa lòng kính mộ mong mỏi của Trẫm”.

Vì sao Minh Thành Tổ muốn tìm kiếm Trương Tam Phong, điều này Trương Tam Phong đương nhiên biết rõ, bởi vì các chân nhân đều có công năng “Tha tâm thông”, biết rõ phàm nhân nghĩ gì. Trương Tam Phong biết điều Minh Thành Tổ muốn là tiên đan trường sinh bất lão, vì vậy mà Trương Tam Phong mới không đến gặp.

Nhưng vì Minh Thành Tổ đã thành tâm thành ý điều hơn 300.000 quân dân và thợ, trải qua hơn 10 năm đã xây dựng nên những công trình kiến trúc lớn trên ngọn núi Võ Đang gồm bát cung, lưỡng quán, 36 am, 72 đền thờ đá, chi phí tính tới hàng trăm vạn ngân lượng, nên Trương Tam Phong đã viết một bài thơ đáp lễ, rồi phái đệ tử của mình chuyển đến cho Minh Thành Tổ:

“Thiên địa giao thái hóa thành công, triều dã hàm an trị đạo hanh.

Hoàng cực điện trung long hổ tĩnh, Võ Đang vân ngoại chung cổ thanh.

Thần cư thảo mãng nguyên vô dụng, đế vấn sô nghiêu khổ hữu tình.

Cảm bả vi ngôn lao thánh thính, trừng tâm quả dục thị trường sinh”.

Diễn nghĩa:

Trời đất hài hòa hóa thịnh vượng, triều đình và dân chúng ổn định, đạo trị nước thuận lợi.

Rồng hổ lặng yên trên điện ngọc, tiếng chuông vắt vẻo xuyên mây trên núi Võ Đang

Thần ở nhà quê vốn không tài cán gì, vua hỏi người nhà quê có nỗi niềm chi.

Dám mạo muội dâng vua lời hèn mọn, tịnh tâm ít dục sẽ trường sinh.

“Thanh tâm quả dục” là bí quyết trường sinh

TAMTHUC

Trương Tam Phong có tặng cho Minh Thành Tổ tiên đan trường sinh bất lão không? Không, mà Trương Tam Phong đã nói ra bí quyết trường sinh, không có phương pháp đặc biệt nào, mà chính là “Thanh tâm quả dục”. Tại sao “Thanh tâm quả dục” lại có thể trường sinh bất lão? Trương Tam Phong đã giảng rõ đạo lý này trong “Đại đạo luận”.

Thanh tâm quả dục không phải là sống cuộc sống thiếu thốn về vật chất mà là giữ cho tâm thanh tịnh. Bậc thánh giả dù có tài sản hàng tỷ hay quyền uy vô hạn nhưng vẫn sống vô dục vô cầu, tùy kỳ tự nhiên.

Từ lịch sử nhân loại mà xét, trong xã hội phương đông và phương tây, dù ở giai tầng nào người thanh tâm quả dục cũng đều là những người giàu có, phú quý nhất, được nhiều người kính trọng và tín nhiệm nhất. Ngược lại, người ham muốn danh lợi mạnh mẽ và tâm hiển thị mãnh liệt chính là nguyên nhân gây loạn bậy trong xã hội. Người giữ tâm thanh tịnh mới có thể tập trung làm nghiên cứu, những nhà khoa học, nhà phát minh chân chính và những người có học vấn cao đều là những người thanh tâm quả dục.

 

Thanh tâm quả dục chính là đạo dưỡng sinh. Người nghèo nhờ thanh tâm quả dục mà an khang, đức dày; người phú quý nhờ thanh tâm quả dục mà bình an, hưởng thọ lâu dài, rạng rỡ tổ tông, vinh danh hậu thế. Thanh tâm quả dục trong từng suy nghĩ, ngôn hành giúp đạt được thân tâm khỏe mạnh, minh tâm kiến tánh mà tự giác ngộ, đây là khởi nguồn của chính đạo.

Thái Cực Quyền do Trương Tam Phong sáng lập và Thái Cực Quyền ngày nay

Trương Tam Phong, đạo dưỡng sinh, Bài chọn lọc,

Thái Cực Quyền hiện nay càng ngày càng phổ biến nhưng cũng càng ngày càng khác xa so với Thái Cực Quyền mà Trương Tam Phong sáng lập thuở trước. (Ảnh: Vothuat)

Thái Cực Quyền do Trương Tam Phong sáng lập là một công pháp tính mệnh song tu, chú trọng nội tu, động tác trầm ổn, thần thái khoan thai, cương nhu bổ trợ cho nhau, lấy tĩnh khắc chế động; vừa có thể đấu võ, lại có thể đạt được trường sinh.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người nghiên cứu Thái Cực Quyền, những cuộc thi Thái Cực Quyền, những buổi biểu diễn thể dục thể thao của đoàn Thái Cực Quyền quy mô lớn, biểu diễn Thái Cực Quyền trong điện ảnh, kịch cũng nhiều.

Thái Cực Quyền hiện nay càng ngày càng phổ biến nhưng cũng càng ngày càng khác xa so với Thái Cực Quyền mà Trương Tam Phong sáng lập thuở trước, lối tập luyện Thái Cực Quyền cũng đã bị biến đổi, vừa khó đấu võ, vừa không thể trường sinh, thọ mệnh bình quân của những người tập Thái Cực Quyền cận đại có danh tiếng chỉ chừng khoảng 70 tuổi mà thôi. Vì sao lại như vậy?

Nhắc tới tu luyện, rất nhiều người cho rằng đó chính là luyện công (luyện động tác), đây là nhận thức vô cùng phiến diện. Luyện động tác chỉ là thứ yếu, tu tâm mới là chủ đạo. Đạo gia thường giảng “thanh tịnh vô vi”, kỳ thực chính là chỉ tu tâm.

Người tu luyện chỉ khi trọng đức tu tâm tính mới có thể đề cao tầng thứ. Thiết nghĩ, những “người nổi tiếng” mà tâm danh lợi, tâm tranh đấu rất mạnh thì họ có thể tĩnh lại hay không? Những tâm này sẽ can nhiễu tới họ, làm họ suy kiệt, họ có thể có công năm hay không? Có những người ngay cả yêu cầu cơ bản nhất là “Thanh tâm quả dục” còn chưa làm được, thì làm sao có thể tu luyện?

Lê Hiếu (t/h)

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/truong-tam-phong-tiet-lo-bi-quyet-truong-sinh-bat-tu-cho-minh-thanh-to.html

Comment