No icon

vi-sao-lai-noi-nguoi-di-tram-dam-thi-dam-cung-chi-la-nua-chang-duong

Vì sao lại nói: "Người đi trăm dặm, thì 90 dặm cũng chỉ là nửa chặng đường"?

Một người thường dừng lại ở điểm lẽ ra không nên dừng, giữa đường đứt gánh, vứt bỏ sự nỗ lực của bản thân thì dễ dẫn đến nản lòng thoái chí. Có câu rằng, “đi trăm dặm, thì 90 dặm cũng chỉ là nửa đường”, càng gần tới đích thì nhất định càng phải kiên trì.

thành công, tần vương, kiên trì, Bài chọn lọc,

Có câu rằng, “đi trăm dặm, thì 90 dặm cũng chỉ là nửa đường”, càng gần tới đích thì nhất định càng phải kiên trì. (Ảnh: Sohu)

Chúng ta thường nghe những người lớn nói câu: “Hành bách lý giả, bán vu cửu thập”, ý tứ của câu này chính là người đi trăm dặm, thì 90 dặm cũng chỉ là nửa đường. Điều này cũng tương tự với cách tiếp cận thành công, càng tới gần mục tiêu thì càng là thời điểm quan trọng, nhất định phải kiên trì.

Câu thành ngữ này bắt nguồn từ một điển cố rất nổi tiếng trong lịch sử như sau: Năm đó binh lực của Tần Vương vô cùng lớn mạnh, tuy rằng vẫn chưa hoàn thành được bá nghiệp thống nhất thiên hạ, nhưng ông đã cảm thấy việc thống nhất đã nằm ở trong tầm tay, liền bắt đầu buông lơi.

Một ngày nọ, có một ông lão khoảng 90 tuổi đi cả trăm dặm đường tới bái kiến Tần Vương. Tần Vương nói: “Ông đã đi cả trăm dặm, chắc hẳn là rất vất vả”.

Ông lão nói: “Đúng vậy, lão phu bắt đầu xuất phát từ quê nhà, đi 10 ngày được 90 dặm, sau lại đi thêm 10 ngày nữa mới qua được 10 dặm cuối, thật rất vất vả mới tới được kinh thành”.

Tần Vương nói: “Ông lão, ông tính toán sai rồi. Đoạn đường đầu tiên 90 dặm ông chỉ đi 10 ngày, đoạn đường sau chỉ có 10 dặm sao ông phải đi mất 10 ngày luôn vậy?”.

TAMTHUC
thành công, tần vương, kiên trì, Bài chọn lọc,

Tần Vương sau khi gặp ông lão liền tỉnh ngộ, tập trung hoàn thành đại nghiệp. (Ảnh: ĐKN)

Ông lão nói: “Bởi vì đoạn đường trước đã dốc toàn lực để đi, nên 10 ngày có thể đi được 90 dặm, nhưng đoạn đường sau không còn sức nữa, nên càng đi càng chậm, mỗi bước đi đều cố hết sức, phải mất 10 ngày mới đi đến đây. Cho nên, 90 dặm phía trước ngẫm lại cũng chỉ có thể xem như đi nửa chặng đường mà thôi”.

Tần Vương thoáng chút đăm chiêu, ông lão nói tiếp: “Lão phu đến gặp đại vương, chính là muốn đem cái đạo lý đi đường này bẩm báo với ngài. Đại nghiệp thống nhất thiên hạ của nước Tần chúng ta giống như đã đi được 90 dặm đường, lão phu hy vọng đại vương hãy xem thành tựu trước mắt như thành công một nửa, nửa còn lại càng cần cố gắng để hoàn thành, nếu như lúc này buông lơi, con đường tương lai sẽ càng gian nan, thậm chí khó lòng đến được đích”.

Cuộc gặp gỡ với ông lão, đã khiến Tần Vương tỉnh ngộ, từ đó về sau ông thường xuyên nhắc nhở bản thân không được buông lơi, tập trung hoàn thành đại nghiệp.

***

Đôi khi chúng ta cảm giác mọi thứ đã ở trong tầm tay, nhưng kỳ thực còn cách mục tiêu rất xa. Vậy nên, dù cho sắp đạt tới mục tiêu, cũng cần cố gắng nhiều hơn trước, mới có thể đi tới đích cuối cùng.

Tuệ Tâm

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/vi-sao-lai-noi-nguoi-di-tram-dam-thi-90-dam-cung-chi-la-nua-chang-duong.html

Comment