-nen-van-minh-tien-su-dang-an-minh-duoi-cat-sa-mac
6 nền văn minh tiền sử đang ẩn mình dưới cát sa mạc
- bởi tamthuc --
- 12/02/2017
Sa mạc chiếm 33% diện tích bề mặt Trái Đất. Thời cổ đại, những khu vực phủ cát ngày nay đã từng xanh cỏ, ấm áp và tiếp cận được với nguồn nước. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được tàn tích của nhiều nền văn minh cổ đại ẩn mình dưới lớp cát sa mạc ở rất nhiều nơi.
Trong danh sách này chúng ta sẽ khám phá dấu tích của một số nền văn minh cổ đại bị chôn vùi dưới cát trên khắp thế giới.
1. Thế giới cổ đại bí ẩn nằm ẩn mình dưới sa mạc rộng lớn Taklamakan
Khung cảnh hoang vu, đầy chất thơ tại sa mạc Taklamakan, Tân Cương. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Có một đại dương ngầm khổng lồ bên dưới sa mạc bí ẩn Taklamakan tại Tân Cương. Có thể có rất nhiều hiện vật cổ đại thú vị bị chôn vùi bên dưới lớp cát này.
Sa mạc Taklamakan là sa mạc rộng lớn nhất Trung Quốc, bao phủ một vùng diện tích hơn 33.700 km2. Trong tiếng Duy Ngô Nhĩ, Taklamakan hay Takla Makan có nghĩa là ‘một đi không trở lại’ và đó là lý do tại sao người ta gọi sa mạc này là ‘Biển Chết’.
Người cổ đại tin rằng một khi tiến vào đây thì sẽ không thể trở về. Rất lâu trước đây, trên sa mạc này có xây cất những căn nhà và đền thờ. Ngày nay, mọi thứ đều bị chôn vùi dưới cát.
Các di tích cổ đại quý giá hiện đang được chôn giấu bên dưới “Biển chết”, hay sa mạc Taklamakan.
Các nhà khảo cổ đã bắt đầu phát hiện được một số bí mật ẩn giấu bên trong khu vực này. Tuy vậy, dường như chúng ta mới chỉ cạo được lớp vỏ bề mặt; dường như chỉ thời gian mới có thể cho biết còn kỳ quan nào khác đang đợi được đưa ra ánh sáng.
Nhà thám hiểm người Thụy Điển Sven Hedin đã có một phát hiện đáng kinh ngạc tại thị trấn ốc đảo Dandan Oilik, trong lòng sa mạc Taklamakan. Ông Hedin đã tìm thấy tàn tích của nhiều ngôi nhà. Sau đó Aurel Stein, một nhà thám hiểm được mệnh danh người mở mang con đường tơ lụa, đã lưu ở đó hai tuần, và tìm thấy tàn tích của 18 nhà dân khác, kèm theo một vài ngôi đền. Ông cũng tìm thấy các thư tịch từ thời nhà Hán và nhà Đường.
Năm 1900, Hedin một lần nữa ghé thăm Taklamakan. Trong chuyến hành trình này, ông đã tìm thấy tàn tích của thành cổ Lâu Lan, bị chôn vùi dưới lớp cát.
TAMTHUCHơn 4.000 năm trước, Gonur Tepe là nhà của một trong những nền văn minh tiên tiến nhất nhưng ít được biết đến tại khu vực Trung Á.
Người dân sống trong một tổ hợp nhà rộng lớn bao phủ khoảng 30 héc ta mà chỉ có thể quan sát rõ từ bên trên. Tổ hợp này cho ấn tượng một mê cung kỳ lạ bao quanh bởi các bức tường lớn, nằm ngay giữa sa mạc Kara Kum ở Turkmenistan, một trong những địa điểm hoang vu nhất trên thế giới.
Toàn cảnh di chỉ thành cổ Gonur Tepe nhìn từ phía Nam. (Ảnh: Internet)
Cận cảnh thành cổ Gonur Tepe. Các ngôi nhà có kiến trúc rất kỳ lạ. (Ảnh: Internet)
Cận cảnh thành cổ Gonur Tepe. Đây có thể là một trong những lối kiến trúc kỳ lạ nhất trên Trái Đất. (Ảnh: Internet)
Không chỉ vậy, có một địa điểm đáng chú ý khác cũng nằm trên sa mạc Kara Kum, cách Gonur Tepe 50 km, gọi là thành cổ Merv.
Thành phố này là trung tâm của vùng Trung Á. Quân đội của nó đã đánh bại Thành Cát Tư Hãn, và tàn tích thành phố này từ lâu đã được cho là rất thiêng. Đặc biệt, thành cổ Merv cũng có một lối kiến trúc rất thú vị.
Một di chỉ của thành cổ Merv. (Ảnh: Internet)
Di chỉ nhà đá trong thành cổ Merv. (Ảnh: Internet)
Cận cảnh ‘nội thất’ di chỉ nhà đá trong thành cổ Merv. (Ảnh: Internet)
3. Các kiến trúc cổ đại bí ẩn trầm mình dưới lớp cát của sa mạc Sahara
Ảnh chụp vệ tinh các kiến trúc cổ đại bí ẩn bên dưới lớp cát của sa mạc Sahara. (Ảnh: Internet)
Vào thời cổ đại khoảng vài nghìn năm trước, sa mạc Sahara ở Châu Phi từng là một thảm thực vật màu mỡ.
Sau đó điều gì đã xảy ra và thế là ‘thảm cỏ xanh’ Sahara biến thành một sa mạc.
Hiện nay các nhà khoa học đã có đủ bằng chứng để kết luận rằng sa mạc Sahara từng có một hệ sinh thái đồng cỏ và là một nơi có độ ẩm lớn hơn rất nhiều ngày nay.
Bí mật cổ đại nào còn đang trầm mình dưới lớp cát sa mạc; không ai biết. Tuy nhiên, nhờ các ảnh chụp vệ tinh, Angela Micol, nhà sáng lập Tổ chức Khảo cổ Vệ tinh (The Satellite Archaeology Foundation, Inc.), đã phát hiện được các cấu trúc thú vị và bí ẩn tại sa mạc này, tại khu vực Abu Sidhum.
Nhìn từ bên trên, chắc hẳn có thứ gì đó rất lớn nằm bên dưới lớp cát nhưng chúng ta chưa biết nó là gì.
Sau khi phân tích ảnh chụp vệ tinh các cấu trúc bí ẩn này, bà Micol cho rằng các đồi đất này có thể là các kim tự tháp bị xói mòn. Bà đã đến hiện trường “kim tự tháp” ở Abu Sidhum và tìm được nhiều bằng chứng thuyết phục.
Nếu cấu trúc này được xác nhận là một kim tự tháp/đồi đất nhân tạo, nó hẳn phải có từ giai đoạn Tiền triều đại hoặc Tiền sử của Ai Cập (hơn 5000 năm trước), khiến nó trở thành một trong những kim tự tháp/tổ hợp đồi đất cổ xưa nhất.
Những cấu trúc này đã được phát hiện vào năm 2012 bởi nhà nghiên cứu Angela Micol. Bà đã sử dụng Google Earth. (Ảnh: Internet)
Ảnh chụp tại hiện trường cấu trúc kỳ lạ ở Abu Sidhum, Ai Cập. (Ảnh: Internet)
Cái gì ẩn mình dưới lớp cát sa mạc này? Một kim tự tháp? (Ảnh: Internet)
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/7-nen-van-minh-that-lac-co-dai-an-minh-duoi-cat.html
Comment