No icon

phat-hien-hai-can-cu-ngam-tai-nam-cuc-mot-trong-so-do-co-vat-the-giong-dia-bay-gan-loi-vao

Phát hiện hai căn cứ ngầm tại Nam Cực, một trong số đó có vật thể giống đĩa bay gần lối vào

Dùng Google Earth, người ta đã khám phá ra hai căn cứ ngầm “bí mật” tại Nam Cực. Những lối vào bí mật này có thể dẫn đến căn cứ quân sự ngầm hoặc căn cứ người ngoài hành tinh dưới cái nhìn của nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia ufo. Nhưng vẫn không loại trừ khả năng đây là các hang động bình thường, hình thành qua thời gian do điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong khu vực.

Hai hang động bí ẩn ở Nam Cực. (Ảnh: Internet)

Video quá trình phát hiện hai hang động bằng Google Earth:

Chuyên gia ufo nổi tiếng Scott Waring tin rằng lối vào này có thể dẫn đến một căn cứ quân sự bí mật hay căn cứ của người ngoài hành tinh. Lý giải cho giả thuyết này trong một video, anh Scott cho xem ảnh chụp một vật thể bí ẩn trông giống một cách kỳ lạ với một đĩa bay bị chôn vùi một phần dưới lớp băng Nam Cực trong hang động thứ nhất.

Trên trang web của mình, anh Scott nói:

“Hai bức ảnh rất thú vị từ Google Earth, dường như cho thấy hai lối vào bên trong một căn cứ người ngoài hành tinh hay ít nhất lối vào bên trong một cái gì đó, và một vật thể lớn hình đĩa bay bị chôn vùi dưới băng. Nếu có các căn cứ người ngoài hành tinh ở Nam Cực, thì nhiều khả năng cũng sẽ có các phi cơ người ngoài hành tinh ở đó”.

“Liệu có khả năng chiếc đĩa bay bị rơi chui ra từ một trong những căn cứ này? Và tại sao Google Earth lại kiểm duyệt [che mờ trên ảnh vệ tinh] địa điểm này?”.

Hang động thứ nhất, với vật thể trông giống đĩa bay gần lối vào. (Ảnh: Internet)

Hang động thứ hai. (Ảnh: Internet)

Scott dường như muốn chỉ ra mối liên hệ tiềm năng giữa hai lối vào và chiếc UFO bị rơi bị chôn vùi một phần dưới lớp băng Nam Cực. Đáng tiếc, hiện bức ảnh chụp hang động thứ hai trên Google Earth đã bị làm mờ. Hang động này (ảnh trên) có lối vào với cấu trúc hình vòm cung trông khá cân đối, một dấu hiệu cho thấy đây có thể là một công trình nhân tạo.

Cả hai lối vào có thể được quan sát thông qua Google Earth hoặc Google Maps dựa trên thông số tọa độ như sau (lưu ý: ảnh vệ tinh chụp hang động thứ hai đã bị làm mờ):

Hang động 1: -66° 36′ 12.58″, +99° 43′ 12.72″

Hang động 2:  -66° 33′ 11.69″, +99° 50′ 21.82″

Các chuyên gia UFO chỉ ra lối vào các hang động này khá lớn, với hang động thứ hai hình vòm cung có chiều dài 90 m chiều cao 30 m. Vậy rốt cục những thông đạo này là gì? Chúng chỉ là các hang động tự nhiên hình thành trên lục địa băng trong quá khứ xa xôi? Hay liệu có khả năng những thông đạo bí ẩn này dẫn tới một cơ sở nghiên cứu của người ngoài hành tinh ẩn giấu bên dưới môi trường khắc nghiệt của Nam Cực? Ngoài ra, chúng còn có thể là các căn cứ quân sự bí mật.

Có một bộ phim tài liệu rất hay gọi là Đệ tam Quốc xã – Chiến dịch UFO (Third Reich – Operation UFO), trong đó bàn luận về rất nhiều điều liên quan đến Nam Cực, và một trong số đó là khả năng Nam Cực từng là nhà của vô số căn cứ ngầm bí mật.

Sau sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, cơ quan tình báo Liên Xô KGB đã công bố các tài liệu mật trước đây, trong đó có đề cập đến chương trình “Operation Highjump (Bước nhảy cao)” khét tiếng. Báo cáo tình báo thu thập bởi điệp viên Liên Xô hoạt động ở Mỹ tiết lộ Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành rất nhiều chuyến thám hiểm đến Nam Cực với mục đích bí mật.

nam cựcĐịa điểm tiến hành dự án Operation Highjump (trên danh nghĩa là trạm nghiên cứu mang tên Little America IV). (Ảnh: Internet)

Operation Highjump là một chương trình của Hải quân Hoa Kỳ tại Nam Cực trong hai năm 1946-1947. Chương trình được thực hiện bởi Lực lượng 68 (Task Force 68), bao gồm 4.700 người, 13 tàu, và 33 máy bay. Tuy rằng mục đích chủ yếu của chương trình là “thiết lập trạm nghiên cứu tại Nam Cực mang tên Little America IV”, một số cho rằng mục đích thật sự của nó bí ẩn hơn rất nhiều chúng ta tưởng.

Bộ phim tài liệu Đệ tam Quốc xã – Chiến dịch UFO (Third Reich – Operation UFO):

Quý Khải

Nguồn:http://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-hai-can-cu-ngam-tai-nam-cuc-mot-trong-so-do-co-vat-the-giong-dia-bay-gan-loi-vao.html

Comment