tien-si-dai-hoc-harvard-su-ton-tai-cua-cong-nang-tinh-than-la-mot-dieu-chac-chan
Tiến sĩ đại học Harvard: “Sự tồn tại của công năng tinh thần là một điều chắc chắn”
- bởi tamthuc --
- 30/06/2015
Hiện tượng phát phóng các nguồn lực bí ẩn từ trong tâm trí để bẻ cong một chiếc thìa hoặc tác động tới một vật thể từ lâu đã được coi là trò tiêu khiển phi khoa học đối với rất nhiều người. Nhưng trong phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất của Khoa Nghiên cứu Nhận thức thuộc Đại học Virginia, công năng dịch chuyển đồ vật từ xa đã không còn là một trò ảo thuật mang tính kích thích. Các hình thức tinh tế của loại công năng này đã được nghiên cứu và đo lường bằng nhiều phương pháp khoa học khác nhau.
Tiến sĩ Ross Dunseath, một kỹ sư điện, đã có những bước đột phá giúp cải tiến các máy cảm biến mới lạ, cho phép phát hiện các nguồn lực dịch chuyển đồ vật từ xa. Những thiết bị của ông cũng có thể đo lường các thay đổi sinh lý trên những người sử dụng loại công năng này. Đồng nghiên cứu của ông, Tiến sĩ Ed Kelly, một nhà tâm lý học và thần kinh học được đào tạo tại Đại học Yale và Đại học Harvard, đã nghiên cứu lĩnh vực công năng tinh thần từ những năm 1970 (công năng tinh thần ám chỉ tất cả các khả năng tinh thần, như dịch chuyển đồ vật từ xa, thần giao cách cảm, hoặc tiên tri).
Thông qua việc xác định những thay đổi sinh lý có liên hệ với các công năng tinh thần, chúng ta thực sự có thể giúp các nghiên cứu về loại công năng này tiến nhập vào dòng khoa học chính thống.
Thông qua việc xác định những thay đổi sinh lý có liên hệ với các công năng tinh thần, chúng ta thực sự có thể giúp các nghiên cứu về loại công năng này tiến nhập vào dòng khoa học chính thống, Tiến sĩ Kelly giải thích. “Thật tốt nếu có thể chứng minh một loại công năng tinh thần nào đó có mối liên hệ với những thứ khác, bởi vì điều đó giúp nắm bắt được loại công năng này. Đây không chỉ là một hiện tượng bất thường ngẫu nhiên, mà nó có liên quan đến những thứ khác. Và nếu ‘những thứ khác’ ấy mang tính chất sinh lý, trong khuôn khổ hiện tại của ý thức con người, thì đây quả là điều tuyệt vời”.
Điều này có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nêu lên bởi những người chỉ trích các nghiên cứu về công năng tinh thần. Lấy ví dụ, nghiên cứu sinh lý có thể đưa ra một tiêu chuẩn kiểm soát tốt hơn trong phòng thí nghiệm. Nếu các đặc điểm hoặc trạng thái sinh học nhất định được xác nhận có liên hệ với công năng dịch chuyển đồ vật từ xa, thì các trạng thái hay đặc điểm đó có thể sẽ được kích phát ở các đối tượng thí nghiệm. Bằng cách này, chúng ta có thể tùy ý sử dụng công năng dịch chuyển đồ vật từ xa trong một trạng thái có kiểm soát.
Việc tìm kiếm các đối tượng sở hữu công năng dịch chuyển đồ vật chiếm hơn một nửa công sức của TS Dunseath và TS Kelly. Và họ có nhiệm vụ gần như bất khả thi là tìm kiếm các đối tượng có thể tùy ý vận dụng công năng. Ngoài ra, đối tượng còn phải có thể thực hiện điều đó trong những điều kiện đo lường được bởi các công cụ đo đạc sẵn có. Đối tượng phải duy trì trạng thái tương đối tĩnh lặng để máy điện não đồ (EEG) hoặc máy chụp cộng hưởng từ (MRI) đo đạc hoạt động não bộ.
Trong số các đối tượng mà TS Dunseath và TS Kelly nghiên cứu, có một người có thể tiến nhập vào trạng thái xuất thần ngay khi được yêu cầu. Nhưng họ lại gặp khó khăn khi kiểm tra người này bằng máy chụp cộng hưởng từ hay máy điện não đồ, vì người này không thể ngồi yên liên tục trong trạng thái đó. Tuy vậy, hai nhà nghiên cứu đã có thể xác định tương đối chắc chắn một vài khu vực não bộ đã được kích hoạt trong trạng thái ý thức biến đổi, và thấy rằng chúng tương đồng với một vài hiệu ứng sinh lý của những thiền giả chuyên nghiệp.
Tuy TS Kelly và TS Dunseath đã từng chứng kiến các công năng tinh thần tương đối ấn tượng trước đây, nhưng họ vẫn chưa gặp một đối tượng thí nghiệm thật sự nổi bật phù hợp với các thiết bị đo lường mới. Một vài thành công nhỏ nhen nhóm hy vọng cho tương lai, khi người có khả năng tinh thần xuất chúng bước vào phòng thí nghiệm, họ sẽ có thể đo lường những gì xảy ra trong quá trình thi triển công năng theo một cách chưa từng có trước đây.
Tiến sĩ Ed Kelly trong văn phòng của ông tại Khoa Nghiên cứu Nhận thức thuộc Đại học Virginia vào ngày 6/2/2015. (Ảnh: Tara MacIsaac/Đại Kỷ Nguyên)
Một trường hợp thành công như vậy là hiện tượng bùng phát điện tích nhỏ được phát hiện bởi những bộ phận cảm biến mới của TS Dunseath. Các tinh thể được gắn vào một máy khuếch đại đóng vai trò một máy cảm biến điện tích. Thỉnh thoảng thiết bị ghi nhận được các tiếng nổ lách tách khi không ai có mặt, nhưng các đợt điện tích xuất hiện nhiều hơn khi ai đó cố gắng làm hiện tượng này xảy ra. Những hiện tượng này được ghi nhận tương ứng với các chỉ số điện não đồ.
Đây là bước khởi điểm, và các nhà nghiên cứu tin rằng những bước tiến nhỏ bé ban đầu có thể phát triển thành các kết quả lớn. “Hãy trở lại sau một năm”, TS Kelly nói. Ông hy vọng sẽ có thể đưa một trong những đối tượng thí nghiệm triển vọng nhất trở lại phòng thí nghiệm để kiểm tra. Vào đầu những năm 1970, Kelly đã có cơ hội làm việc với Bill Delmore, khi đó đang là một sinh viên ngành luật tại Đại học Yale.
TAMTHUCKhi nói về công năng tinh thần, giới khoa học thường bị chia tách ra làm đôi. Một bên là những người theo trường phái nhị nguyên; họ cho rằng tâm trí và não bộ tồn tại hoàn toàn riêng biệt. Bên kia là những người theo trường phái vật chất; họ cho rằng tâm trí không tồn tại bên ngoài phạm vi não bộ. TS Dunseath và TS Kelly đứng ở lập trường trung gian. Công trình của họ không đòi hỏi phải trung thành với 2 lập trường trên.
“Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng tại một giai đoạn nào đó, tâm trí và não bộ sẽ liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, những thứ đang diễn ra trong tinh thần thì chắc chắn cũng sẽ phản ánh ra trên một số phản ứng sinh lý”. TS Kelly nói. Ông và TS Dunseath đang nghiên cứu mối liên hệ mật thiết này.
Trong một bài báo có tựa đề “Một Khuôn khổ Tâm sinh lý cho Nghiên cứu công năng tinh thần” viết vào năm 1983, ông cũng mô tả cách tiếp cận của mình với khối lượng tài liệu nhân chủng học đồ sộ về công năng tinh thần: “Chúng tôi không muốn hướng sự chú ý đặc biệt vào các bằng chứng về sự tồn tại của công năng tinh thần (chúng tôi nhìn nhận rằng trong nhiều hoặc hầu hết các trường hợp, các bằng chứng này sẽ tồn tại thiếu sót khi xét trên quan điểm hiện đại), thay vào đó chúng tôi tập trung vào các hoàn cảnh trong đó công năng tinh thần được cho là đã xảy ra. Theo chiều hướng này, chúng ta sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng các đợt bùng phát mạnh mẽ công năng tinh thần chỉ tập trung chủ yếu trong một số lượng tương đối nhỏ các cá nhân và hoàn cảnh nhất định”.
Các trang thiết bị
TS Dunseath mở cánh cửa đồ sộ dẫn tới một căn buồng cách điện từ và cách âm trong phòng thí nghiệm của mình.
Do tồn tại lớp chắn, nên nếu đối tượng trong căn phòng đó có thể biết được suy nghĩ của một đối tượng khác trong căn phòng khác, thì các nhà nghiên cứu có thể khẳng định rằng người đó không nhận được thông tin thông qua các phương tiện thông thường (như tin nhắn điện thoại, vì các tín hiệu liên lạc không thể thâm nhập vào bên trong).
Phóng viên Đại Kỷ Nguyên Tara MacIsaac chụp hình khi đang đeo chiếc mũ điện não đồ trong một căn buồng cách điện từ, cách âm tại phòng thí nghiệm của Khoa Nghiên cứu Nhận thức thuộc Đại học Virginia, nơi các hiệu ứng tâm sinh lý của công năng dịch chuyển đồ vật từ xa được nghiên cứu, ngày 6/2/2015. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Căn phòng được trải thảm và các tủ gỗ chứa một số thiết bị cảm biến được thiết kế theo phong cách nội thất gia đình. Mục đích là để giúp đối tượng thử nghiệm cảm thấy thoải mái nhất. Đối tượng sẽ được dành chút thời gian thư giãn trước khi tập trung suy nghĩ vào một số cảm biến và cố gắng dịch chuyển chúng bằng tinh thần.
Thật khó để thi triển công năng tinh thần dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng trong phòng thí nghiệm, độ khó còn tăng thêm nếu môi trường xung quanh lạnh và vô trùng. Người ta thường cho rằng một trạng thái nội tâm thư giãn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát phóng công năng dịch chuyển đồ vật. Khi đeo một chiếc mũ điện não đồ, đối tượng không chỉ bị phân tâm bởi suy nghĩ phải giữ tĩnh lặng để tiến hành thí nghiệm đúng cách , mà còn phải chú ý để trán mình không trở nên căng thẳng.
Nhờ vào việc điều chỉnh các công cụ đo lường để gia tăng sự thoải mái cho đối tượng và để phù hợp hơn với sự tinh diệu của nghiên cứu công năng tinh thần, những cải tiến tạo ra còn có thể được áp dụng bên ngoài phạm vi lĩnh vực này.
Làm thế nào nghiên cứu công năng tinh thần có thể hỗ trợ các lĩnh vực nghiên cứu khác
Các cải tiến về thiết kế điện não đồ của TS Dunseath có các ứng dụng rộng rãi, ví dụ như trong nghiên cứu bệnh động kinh.
“Nhờ bắt đầu tích cực đóng góp cho một số lĩnh vực nghiên cứu lân cận, các nhà nghiên cứu công năng tinh thần có thể bắt đầu phá vỡ sự chia rẽ chuyên môn tồi tệ mà chúng ta đã phải hứng chịu trong nhiều năm”.
— Tiến sĩ Ed Kelly, nhà tâm lý học, nhà khoa học thần kinh
TS Kelly đã viết: “Nhờ bắt đầu tích cực đóng góp cho một số lĩnh vực nghiên cứu lân cận, các nhà nghiên cứu công năng tinh thần có thể bắt đầu phá vỡ sự chia rẽ chuyên môn tồi tệ mà chúng ta đã phải hứng chịu trong nhiều năm. Không có lý do gì ngăn cản chúng tôi làm điều đó. Trên thực tế, nhóm chúng tôi đã có một số đóng góp đáng kể cho phương pháp điện não đồ, và chúng tôi hy vọng có thể làm được nhiều hơn nữa trong tương lai”.
Đối với TS Kelly, không có sự phân tách giữa các chức năng bình thường và chức năng siêu thường của não bộ. Cho dù não bộ đang dịch chuyển đồ vật hoặc hồi tưởng lại những gì đã ăn vào bữa sáng, thì chúng đều là một phần trong bộ phận phức tạp phi và quan trọng phi thường của bản thân chúng ta – ý thức con người.
“Tôi không phân biệt giữa vấn đề khó và vấn đề dễ [trong khoa học thần kinh]. Tôi không nghĩ có bất kỳ vấn đề nào dễ dàng. Rốt cuộc, để hiểu những điều này, chúng ta sẽ phải hiểu tất cả các khía cạnh của chúng, bao gồm những thứ siêu thường. Chúng ta sẽ phát hiện rằng tất cả chúng đều có một nền tảng lý thuyết chung”, TS Kelly nói.
Theo TS Kelly, việc hiểu biết cơ chế hoạt động của não bộ trong quá trình thi triển công năng tinh thần có thể giúp chúng ta thấu hiểu về “sự trưởng thành và hội nhập nhân cách, sự sáng tạo siêu thường, và sự phát triển đáng kinh ngạc các năng lực nhận thức, bao gồm cả những thứ như kỹ năng đọc hiểu nhanh”.
Đối với ông, vấn đề không phải là liệu công năng tinh thần có tồn tại hay không, vì với ông nó tồn tại rất rõ ràng. Mà vấn đề là, công năng tinh thần có thể giúp chúng ta hiểu thêm về ý thức trong một ngữ cảnh rộng lớn như thế nào.
TS Kelly viết:
“Theo quan điểm của tôi, sự tồn tại của công năng tinh thần là một điều chắc chắn. Một số đồng nghiệp của tôi có thể sẽ cảm thấy lời tuyên bố trên là quá mạnh bạo, nhưng tôi cho rằng đó là vì chúng ta đã lớn lên trong một môi trường quá quen thuộc với việc nhượng bộ trước quan điểm của những nhà phê bình, những người nhìn chung có cách hành xử cực kỳ vô trách nhiệm. Số lượng tài liệu hiện có về lĩnh vực này là rất lớn, nhưng những ai không nghiên cứu khối tư liệu đó một cách tương đối chuyên sâu thì không có đủ năng lực để đưa ra một quan điểm phổ quát về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với một tình cảnh đáng buồn, một số lượng không nhỏ các nhà khoa học tương đối có uy tín đang không ngần ngại đưa ra các ý kiến rất tiêu cực một cách chung chung về lĩnh vực này mà chưa hề dành chút thời gian hay sức lực để nghiên cứu”.
Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên.
Đọc bản gốc ở đây.
Chân Tâm biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/tien-si-dai-hoc-harvard-su-ton-tai-cua-cong-nang-tinh-than-la-mot-dieu-chac-chan.html
Comment