No icon

ngay-sieu-trang-do-kem-nguyet-thuc-quan-sat-o-viet-nam-vao-gio-nao

Ngày 31/1: Siêu trăng đỏ kèm nguyệt thực, quan sát ở Việt Nam vào giờ nào?

Từ Nga, tới Việt Nam, Úc và Hoa Kỳ sẽ có một bữa tiệc thiên văn kỳ thú khi 3 hiện tượng về Mặt Trăng (trăng xanh, trăng đỏ, nguyệt thực) cùng xảy ra một lúc nếu điều kiện thời tiết cho phép.

Sự kiện chưa từng xảy ra trong hơn 150 năm qua (ảnh: NASA)

Trăng xanh (lần trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch), siêu trăng (khi Mặt Trăng gần Trái Đất nhất, khiến nó to hơn và sáng hơn), trăng đỏ (thời điểm khi Mặt Trăng có màu đỏ lúc nguyệt thực, hay còn gọi là trăng máu) sẽ xảy ra đồng thời lần đầu tiên kể từ năm 1866.

Quan sát khi nào?

Những vùng ở phương Đông như Trung Đông, miền đông nước Nga, Úc, New Zealand, hiện tượng này chỉ xuất hiện trong lúc trăng lên vào buổi tối ngày 31/1/2018, theo NASA.

Ở Mỹ người ta lại có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này vào sáng sớm. Ngoài ra, thời gian để quan sát Nguyệt thực ở Sydney là 9h51 tối thứ 4, ở New Zealand là 11h tối, Thượng Hải là 6h tối, và ở Moscow là 1h chiều.

Ở Việt Nam thời điểm thích hợp là 17h 51 phút 15 giây nếu thời tiết thuận lợi.

>> Mặt Trăng: 7 bí ẩn và 1 giả thuyết khó tin

Cụ thể, sự kiện này có gì đặc biệt?

Trăng xanh: chu kỳ trăng tròn là 29,5 ngày nhưng 1 tháng trung bình có hơn 30 ngày, do vậy cứ sau một thời gian, lại có hai lần trăng tròn trong một tháng dương lịch. Chữ “xanh” ở đây chỉ có nghĩa là hiếm hoi, chứ không chỉ màu xanh thật sự.

Siêu trăng: Mặt Trăng to hơn bình thường. Quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là hình ê-líp (gần tròn) nên khi Mặt Trăng gần Trái Đất nhất thì trông nó cũng to nhất. Siêu trăng ngày 31/1 này, Mặt Trăng sẽ sáng hơn 14% so với các lần trăng tròn bình thường.

Trăng đỏ: Khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực, Mặt Trăng ở trong bóng của Trái Đất nhưng ánh sáng Mặt Trời lại có thể đi vòng qua đường cong của Trái Đất để đến được Mặt Trăng. Khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, ánh sáng bước sóng càng dài thì càng dễ được “cho qua”, bước sóng càng ngắn thì càng dễ bị tán xạ.

Vị trí của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng khi xảy ra nguyệt thực (ảnh: NASA)

Phổ ánh sáng khả kiến, kể theo thứ tự bước sóng từ dài đến ngắn là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Do vậy khi xuyên qua bầu khí quyển dày của Trái Đất để đến được với Mặt Trăng, hầu hết các màu khác đều bị tán xạ gần hết, chỉ còn màu đỏ là tới được. Do vậy Mặt Trăng sẽ trông như có màu đỏ.

Bạn có thể xem chi tiết về sự tán xạ của các tia sáng với các màu khác nhau trong bầu khí quyền Trái Đất ở đây.

Video phát trực tiếp của NASA:

Thành Đô tổng hợp

>> Người đàn ông duy nhất trong lịch sử nhân loại được chôn trên Mặt Trăng

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/ngay-311-sieu-trang-kem-nguyet-thuc-quan-sat-o-viet-nam-vao-gio-nao.html

Comment