ton-tai-su-song-tren-sao-hoa-robot-tham-hiem-phat-hien-hien-tuong-o-khi-metan-bi-an
Tồn tại sự sống trên sao Hỏa? Robot thám hiểm phát hiện hiện tượng ‘ợ’ khí metan bí ẩn
- bởi tamthuc --
- 24/05/2016
Những vụ ‘ợ’ khí metan chưa có lời giải đã được phát hiện trên sao Hỏa, một dấu hiệu tiềm năng của sự sống trên hành tinh này.
Robot thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã phát hiện được các vệt khí metan trôi nổi trong bầu khí quyển của hành tinh. Điều này cho thấy có cái gì đó đang sản sinh hoặc lưu thông loại khí này, nhưng chưa ai biết nó là cái gì.
Hầu hết lượng khí metan trong bầu khí quyển Trái Đất được sản sinh từ động vật và thực vật, cũng như từ trong chính môi trường. Vì vậy sự hiện diện của khí metan trên sao Hỏa dấy lên câu hỏi về cuộc sống của vi sinh vật trên hành tinh này trong quá khứ hay hiện tại như thế nào. Hay sự bốc hơi khí metan có thể đến từ các nguồn địa chất, các vụ va chạm sao chổi hoặc cái gì đó hoàn toàn khác.
Nghiên cứu mới nhất, được tạp chí Khoa Học phát hành gần đây, đã chỉ ra rằng hàm lượng khí metan trong bầu khí quyển xung quanh vị trí của robot Curiosity ở miệng núi lửa Gale Crater là ít hơn một nửa so với dự tính. Nhưng trong một năm sao Hỏa (thời gian sao Hỏa hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời, bằng 686,98 ngày Trái Đất), robot thám hiểm đã thường xuyên đo đạc sự xuất hiện của lượng khí metan bốc lên, và phát hiện thấy nhiều gấp 10 lần bình thường.
“Sự gia tăng đột ngột lượng khí metan, tăng mạnh lên rồi giảm xuống, cho thấy phải có một nguồn khí tương đối cục bộ,” Giáo sư Sushil Atreya thuộc trường Đại học Michigan, một người trong nhóm Curiosity, đã nói. “Có rất nhiều nguyên nhân, có thể là sinh học hoặc phi sinh học, như sự tương tác giữa nước và đá.”
Nhóm nghiên cứu đã không thể loại trừ bất kỳ bước nào trong các đợt thử nghiệm, từ đó cho thấy sự sống có thể đã từng tồn tại trên hành tinh này.
Những đợt gia tăng tạm thời lượng khí metan đã tăng lên gấp 10 lần trong một chu kỳ 60 ngày sao Hỏa, tăng vọt từ 0,69 phần mỗi tỷ tính theo thể tích (Ppbv) lên đến 7,2 ppbv.
“Sự ổn định của các thông số khí metan với chỉ số cao trong vòng 60 ngày sao Hỏa và sự sụt giảm đột ngột sau 47 ngày không phải là một sự kiện thông thường, mà có lẽ là một sự sản sinh hoặc lưu thông khí cục bộ mà một khi dừng lại sẽ tản đi rất nhanh chóng,” các nhà khoa học nhận xét trong bản báo cáo.
Hướng gió đã chỉ ra nguồn gốc dòng khí nằm về phía bắc nơi chiếc xe đang làm nhiệm vụ.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/ton-tai-su-song-tren-sao-hoa-robot-tham-hiem-curiosity-rover-phat-hien-hien-tuong-o-khi-metan-bi.html
Comment