phat-hien-mot-dai-duong-km-duoi-be-mat-trai-dat-su-song-co-ton-tai-noi-day
Phát hiện một đại dương 644 km dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?
- bởi tamthuc --
- 29/06/2016
Bạn có nhớ những bộ phim khoa học viễn tưởng và các cuốn sách của Jules Verne, như tác phẩm đã được chuyển thể thành phim “Cuộc phiêu lưu vào lòng đất”? Hiển nhiên, không phải tất cả mọi thứ trong đó đều là tưởng tượng.
Có thể có rất nhiều thứ chưa được biết đến ở dưới đó… và nếu ở đó có nước… thì liệu có thể tồn tại sự sống hay không? Có thể không theo cách chúng ta biết, mà là theo một dạng thức hoàn toàn khác thì sao? Rõ ràng có tồn tại những khả năng như vậy.
Ảnh bìa bộ phim “Cuộc phiêu lưu vào lòng đất” (Ảnh: Richardclose.ca)
Truyền thuyết về thành phố dưới lòng đất Agartha. (Ảnh: Google.com)
Sau nhiều thập kỷ đưa ra nhiều giả thuyết và thảo luận về các khả năng, các nhà khoa học cuối cùng đã phát hiện ra một đại dương rộng lớn bên trong quyển Manti của Trái đất, và họ cũng chỉ ra rằng đây là một “bể chứa nước” lớn có thể đổ đầy 3 lần các đại dương trên Trái đất.
Phát hiện đáng kinh ngạc này gợi ý rằng lượng nước bề mặt của hành tinh chúng ta là đến từ bên trong Trái đất, và là một phần của “vòng tuần hoàn nước khép kín trên hành tinh” thay vì giả thuyết phổ biến hiện nay cho rằng nước trên Trái đất là từ các sao chổi đóng băng bay ngang qua hàng triệu năm về trước,
Các nhà khoa học hiện nay vẫn đang nghiên cứu rất nhiều về thành phần cấu tạo của hành tinh chúng ta. Họ càng hiểu nhiều bao nhiêu, thì các dự đoán về tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết và mực nước biển lại càng chính xác bấy nhiêu, bởi lẽ tất cả chúng đều có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kiến tao mảng hiện đang rung chuyển liên tục ngay dưới chân chúng ta.
Nghiên cứu này đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu và nhà khoa học địa vật lý ở Mỹ và Canada. Họ đã sử dụng các dữ liệu thu thập được từ USArray-một bộ bao gồm hàng trăm máy đo địa chấn rải rác trên khắp nước Mỹ để liên tục “nghe ngóng” các chuyển động của quyển manti và lõi của Trái đất.
“Vùng chuyển tiếp có thể chứa lượng nước nhiều bằng tất cả đại dương gộp lại”
– Tiến sỹ Pearson
Các nhà nghiên cứu tin rằng lượng nước trên bề mặt Trái đất có thể đến từ bên trong hành tinh và đã được “đẩy” lên bề mặt nhờ hoạt động địa chất. Một bài viết trên tạp chí Nature cho hay các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một viên kim cương nhỏ, qua đó xác nhận sự tồn tại của một bể nước khổng lồ bên dưới lớp quyển manti của Trái đất, khoảng 600 km dưới chân chúng ta.
TAMTHUC(Ảnh: Sciencemag.org, biên dịch: Đại Kỷ Nguyên)
Các thông số đo lường của USArray chỉ ra rằng cường độ khoáng chất Ringwoodite đẩy lên lớp quyển manti sâu bao nhiêu, áp lực ép lượng nước ra cũng lớn bấy nhiêu. Quá trình này được gọi là “khử nước kết hợp”.
Liệu có thể giới khác bên dưới chúng ta hay không? Điều đó phụ thuộc vào niềm tin của bạn, nhưng các truyền thuyết và lịch sử cổ đại thường đề cập đến địa ngục và rằng người ta có thể đến đó. Câu hỏi đặt ra ở đây là… phát hiện này có thay đổi bất cứ điều gì không? Những người hoài nghi vẫn sẽ đóng chặt tâm trí và bám cứng vào những lý thuyết và ý tưởng quý báu của họ, nhưng với mỗi nghiên cứu mới, chúng ta hiểu rằng chúng ta biết quá ít về Trái đất, về đại dương và những gì nằm bên dưới bề mặt hành tinh này.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-mot-dai-duong-644-km-duoi-be-mat-trai-dat-su-song-co-ton-tai-noi-day.html
Comment