duong-cao-toc-xuyen-luc-dia-dai-km-thoi-co-dai-cong-trinh-ky-thuat-bac-nhat-the-gioi
‘Đường cao tốc’ xuyên lục địa dài 40.000 km thời cổ đại: Công trình kỹ thuật bậc nhất thế giới
- bởi tamthuc --
- 13/10/2017
Hệ thống đường bộ thời Inca cổ đại là một trong những công trình kỹ thuật cao bậc nhất thế giới. Hệ thống “đường cao tốc” cực kỳ tinh vi này đã biến đế chế Inca thành một trong những nền văn minh cổ xưa hùng mạnh nhất ở tây bán cầu.
Mạng lưới đường bộ tinh vi, phức tạp trải dài hơn 32.000 km, đi xuyên qua Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina và Chile. Nhưng có lẽ một trong những điểm “khét tiếng nhất” của hệ thống đường bộ cổ đại này là nó bắc ngang qua vùng núi Andes, những dãy núi cao sừng sững, dốc đứng đến thót tim. Điều này có nghĩa là người Inca cổ đại đã phải đào đường hầm đâm xuyên qua lòng núi, thậm chí cắt gọt các con đường hẹp dọc theo các vách đá dựng đứng.
Và càng đáng kinh ngạc hơn nữa, khi dù không cần đến bánh xe, súc vật kéo, công cụ bằng kim loại hay thậm chí một loại ngôn ngữ viết để trao đổi thông tin, người Inca cổ đại vẫn có thể xây dựng nên một con đường cổ nhất, dài nhất (40,000 km) và tiên tiến nhất trên bề mặt địa cầu, giúp đế chế cổ đại này thuận tiện qua lại hơn 3 triệu km2 lãnh thổ của họ.
Tuyến đường Inca đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2014.
Như UNESCO từng nhận định, “Được xây bởi người Inca qua hàng thế kỉ, và một phần được dựa trên cơ sở hạ tầng vào thời văn hóa tiền Inca, hệ thống đường bộ phi thường đi ngang qua một trong những vùng địa hình hiểm trở nhất trên hành tinh, kết nối các đỉnh núi phủ tuyết trong dãy Andes – ở độ cao hơn 6,000m – đến bờ biển, băng xuyên qua những cánh rừng mưa nhiệt đới nóng, các thung lũng phì nhiêu và các sa mạc khô cằn. Hệ thống đường bộ này được mở rộng tối đa vào thế kỉ 15, khi nó mở rộng ra theo chiều dài và chiều rộng của dãy núi Andes”.
Tuyến đường phức tạp này đã trở thành mạch giao thương chủ chốt của người Inca. Họ buôn bán bí ngô, khoai lang, các loại trái cây khác như dứa và đu đủ, lông vũ, da thú, chậu, dây thừng, lạc đà không bướu, vải vóc và vàng bạc.
Ramiro Matos là một người Quechua bản địa với tuổi thơ gắn liền với con đường Inca. Anh nói:
“Đây không chỉ là một con đường đá, nó còn là một con đường vũ trụ học, và người hiện đại coi nó như một con đường sống”.
“Kallawaya (các bác sĩ du lịch từ Bolivia) vẫn sử dụng con đường này để đi bộ và khôi phục năng lượng của họ. Họ nói con đường có một linh hồn”.
Hệ thống đường bộ Inca – kết nối một đế quốc … và tất cả các công trình cự thạch chủ chốt trong khu vực
Càng tìm hiểu về Inca bao nhiêu, bạn sẽ càng cảm thấy ngạc nhiên và thú vị bấy nhiêu. Hệ thống đường Inca cổ đại cực kỳ đồ sộ và kỳ vĩ, kéo dài từ tây bắc sang đông nam.
Thật kì lạ, dọc theo tuyến đường này, chúng ta sẽ tìm thấy gần như mọi công trình cự thạch chủ chốt, bao gồm Tiahuanaco, Puma Punku, Cuzco, Machu Picchu, Ollantaytambo, và Saksaywaman.
Các công trình cự thạch như Tiahuanaco, Puma Punku, Cuzco, Machu Picchu, Ollantaytambo, và Saksaywaman là một kho tàng bằng chứng thuyết phục cho thấy trình độ kĩ thuật tiên tiến, phức tạp của các nền văn minh cổ xưa. Một điều thậm chí còn thú vị hơn vốn đã được nhiều chuyên gia gợi ý là, các công trình cự thạch này già hơn (có trước) nền văn minh Inca cả nghìn năm tuổi, do đó rất có thể một phần của hệ thống đường bộ Inca cũng già hơn nền văn minh Inca cả ngàn năm tuổi.
Lạ lùng thay, những truyền thuyết địa phương của người Inca kể rằng, những di chỉ chủ chốt này không phải được xây bởi người Inca cổ. Khi bạn hỏi người Inca rằng ai đã xây dựng nên những công trình kì vĩ này? Họ sẽ nói rằng: “Chúng tôi không xây dựng chúng”. Vậy nếu không phải là người Inca thì là ai là tác giả đằng sau?
Phải chăng là một nền văn minh tiền sử thời tiền Inca, từng cư trú tại vùng đất của người Inca sau này? Văn minh huyền thoại Atlantis?
Ngự Yên (Theo ancient-code)
Nguồn:http://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/duong-cao-toc-xuyen-luc-dia-dai-40-000-km-thoi-co-dai-cong-trinh-ky-thuat-bac-nhat-the-gioi.html
Comment