cau-chuyen-luan-hoi-vien-bao-ngoc-than-ky
Câu chuyện luân hồi: Viên bảo ngọc thần kỳ
- bởi tamthuc --
- 21/09/2016
Chuyện xảy ra tại phủ Bảo Định, thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trong một ngày hè dưới thời Chánh Đức (1505-1521 SCN), triều đại nhà Minh.
Hôm ấy, một bà lão khoảng 60 tuổi đến phiên chợ để mua một số vật dụng cần thiết. Bà đến từ một gia đình văn nhân và là người có học thức. Mặc dù bà có gia đình nhưng người chồng đã qua đời, bản thân bà cũng mất liên lạc với con cái. Sau khi mua được những đồ cần thiết, bà lão vội trở về nhà. Trên đường đi, bà gặp phải cơn mưa rào lớn, khi trông thấy một ngôi miếu đổ nát bên đường, bà nhanh chóng chạy vào bên trong để trú mưa.
Khi bước chân vào trong sảnh của ngôi miếu này, bà nhận ra đây là một ngôi miếu thờ Đức Phật Di Lặc nhưng không có tăng nhân nào ở đó, mọi đồ vật đều bị phủ lên một lớp bụi dày. Dường như đây là một ngôi miếu bị bỏ hoang. Đột nhiên bà lão nghe thấy tiếng trẻ khóc trên chiếc bàn dùng để đựng đồ cúng dường, bà liền đi tới và nhìn thấy một bé trai được bọc trong chăn, đứa bé trông thật xinh xắn. Bà lão tự hỏi: “Không biết ai đã để quên đứa bé này ở đây?”. Bà mở tấm chăn ra và trông thấy một bức thư cùng một viên ngọc bội được giấu bên trong. Bức thư viết:
“Tôi là một thiếu phụ thuộc dòng họ danh tiếng ở phủ Bảo Định. Phụ mẫu đã hứa gả tôi cho một gia đình, vì thế tôi không thể cưới người đàn ông mà tôi thực sự yêu. Một năm trước, tôi hẹn hò với người đàn ông ấy vào ban đêm và tôi đã có mang sau đó. Tôi vô cùng xấu hổ với chính mình. Tôi không thể về đối mặt với gia đình, nhưng tôi cũng không muốn trốn đi cùng người đàn ông kia. Tôi đã quyết định để lại đứa bé trước tượng Phật trong dịp này. Tôi xin những người hảo tâm hãy thu nhận đứa bé. Hài tử được sinh vào mùng 8 tháng chạp vừa qua. Tôi đã bất tỉnh khi lâm bồn nhưng khi tỉnh dậy, tôi trông thấy miếng ngọc bội trên ngực đứa bé. Đó phải là một kho báu quý giá. Có lẽ đó là dấu hiệu chỉ ra đứa bé đến từ một nơi rất cao quý. Tôi mong nó sẽ được mạnh khỏe và vượt qua mọi tai ương. Tôi để lại một chút vàng bạc làm phí tổn để nuôi nó trưởng thành. Sau khi tôi viết xong bức thư, có lẽ tôi sẽ gieo mình xuống sông tự vẫn. Chừng nào đứa bé tìm được một gia đình tốt nhận nuôi nó, tôi sẽ vui lòng nhắm mắt…”
Bà lão cúi đầu tỏ lòng thương xót cho người phụ nữ, rồi ôm đứa bé vào lòng. Bà cầm miếng ngọc bội lên và nhìn nó kỹ hơn. Đó là một miếng ngọc trong veo và đẹp đến nỗi không một chút tỳ vết. Nó vô cùng tròn trịa và hơi lớn hơn đồng xu. Có một cái lỗ tròn ở bên trong để người ta có thể xỏ chiếc dây qua và dùng nó làm đồ trang sức. Càng nhìn lâu, bà lão càng nhận thấy đây là một miếng ngọc đặc biệt, có nhiều thứ đang chuyển động, có cả các vị Thần ở bên trong miếng ngọc… Bà thầm nghĩ: “Đây quả là một viên bảo ngọc thần kỳ”.
Tiếc thương cho người mẹ trẻ xấu số, bà quyết định bế đứa bé đi khi trời vừa tạnh và thầm nghĩ: “Chiếc chăn này quá mỏng. Nếu ta mang đứa bé ra ngoài trong một chiếc chăn mỏng thế này, nó sẽ bị cảm lạnh mất. Liệu còn cái chăn nào lớn hơn và dày hơn không nhỉ.” Bỗng nhiên một vệt sáng màu vàng kim xuất hiện, một chiếc chăn mới từ đâu bay tới, nó không quá dày hay quá mỏng, nó không cháy khi bị quăng vào trong lửa đồng thời cũng không thấm nước khi bị ném vào trong nước. Điểm đặc biệt là có chữ “duyên” bằng tiếng Trung Quốc được thêu lên đó. Bà lão nhanh chóng đón nhận tấm chăn. Lúc ấy bà đã tin rằng đứa bé này ắt hẳn đến từ Thiên thượng. Bế đứa bé trong tay, bà quỳ xuống rồi khấu đầu trước tượng Phật Di Lặc. Bà xuất tâm hứa với Phật Di Lặc rằng bà sẽ chăm sóc tốt cho đứa bé. Rồi sau đó bà đưa đứa bé về nhà của bà ở Ngô Linh Bảo.
Đứa bé rất dễ thương và hiền lành. Nó hầu như không bao giờ quấy khóc, cứ lớn lên, khỏe mạnh một cách tự nhiên. Bà lão nhân cho rằng đứa bé có tiền duyên rất lớn với Phật Di Lặc, vậy nên bà đã đặt tên đứa bé là Thuận Duyên, có nghĩa là ‘tùy theo duyên phận’. Bà lão chăm sóc đứa bé hết lòng như đã hứa với Đức Phật trong ngôi miếu nọ.
Bảy năm sau vào một buổi trưa, đất trời vừa vào xuân, khi ấy Thuận Duyên đang chơi đùa trong sân nhà, bỗng một tăng nhân bước vào với chiếc bát khất thực trên tay. Vị tăng nhân trông rất uy nghiêm và có một thần thái vô cùng ngay chính. Thuận Duyên nhận thấy ông rất quen thuộc, nó tiến đến rồi cầm tay ông dẫn vào trong nhà rà gọi bà lão: “Bà ơi, chúng ta có khách! Chúng ta có khách!”. Bà lão dừng việc nấu ăn để chạy ra đón. Khi trông thấy vị tăng nhân này, bà bèn mời ông vào nhà trong.
Vị tăng nhân ngồi trong phòng khách nói với bà: “Tôi tới đây để xin một bữa ăn và để nói một chuyện quan trọng. Bà phải dưỡng dục đứa trẻ này thật tốt bằng cách dạy nó lễ nghĩa để nó trọng đức hành thiện. Bằng cách này, khi thập ác đầu độc thế gian, tiền duyên với Phật Pháp của nó sẽ khởi tác dụng và lại dẫn nó đến với Phật Pháp, và cả hai người sẽ được đắc độ khi đức Chuyển Luân Thánh Vương ở cõi người. Tôi hy vọng rằng bà chú ý đến những lời tôi nói. Hãy nhớ lấy! Hãy nhớ lấy!”. Bà lão hỏi: “Đây có phải là thế giới thập ác trong thời kỳ mạt pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề cập tới không?”, vị tăng nhân đáp: “Thiên cơ không thể tiết lộ. Bà sẽ biết khi thời điểm tới. Thật bất ngờ, mẹ của đứa bé vẫn còn sống. Cô ấy đã trở thành ni cô và tu hành trong một nữ tu viện Phật giáo. Bà đừng nghĩ đến chuyện tìm cô ấy bây giờ vì tất cả sẽ có cơ hội nghe đức Chuyển Luân Thánh Vương giảng Phật Pháp.” Sau khi nói xong những lời này, ông bước đi rồi mất hút trong tầm mắt.
TAMTHUC“Ngày hôm qua, vợ tôi, con gái tôi và tôi mỗi người đều có một giấc mơ về miếng ngọc quý. Ông biết rất rõ về gia đình tôi, nhưng có một điều quan trọng mà ông chắc hẳn không biết. Vào ngày mà con gái tôi sinh ra, một miếng ngọc bội xuất hiện trên ngực của nó. Sau khi con gái tôi biết nói, nó nói với tôi rằng đó hẳn phải là một đôi ngọc bội mà miếng kia thuộc về một người khác. Đêm hôm qua, con gái tôi nằm mơ thấy một đôi ngọc quý được treo trên hành lang nhà tôi. Tôi thì nằm mơ thấy hai đứa trẻ đang chơi đùa bên Điện Ngọc trên Thiên Đình. Rồi một giọng nói âm vang và mạnh mẽ vang lên từ trên thiên thượng: ‘Ta sẽ đi phổ truyền Pháp nơi cõi người. Những ai muốn nghe đức Chuyển Luân Thánh Vương giảng Pháp nơi cõi người phải xuống thế giới con người cùng ta!’ Rồi hai đứa trẻ quỳ xuống và phát nguyện xuống thế giới con người. Để gặp lại nhau nơi cõi người, chúng đã mang theo một đôi ngọc bội để chúng có thể tìm thấy nhau. Khi tỉnh giấc vào buổi sáng, tôi có một linh cảm rằng những vị khách quý sẽ tới nhà tôi hôm nay. Ông thấy không? Ông đã tới đây hôm nay!”
Triệu viên ngoại ngạc nhiên đến sững cả người. Ông khó có thể tin được một điều kỳ lạ như thế có thể xảy ra trên thế gian này. Tăng tiên sinh hỏi: “Thuận Duyên có mang miếng ngọc theo bên mình không? Tôi có thể xem nó không?” Thuận Duyên bèn lấy miếng ngọc từ trong túi và kể cho Tăng tiên sinh nghe về câu chuyện từ khi cậu bé sinh ra. Tăng tiên sinh xem xét miếng ngọc hết sức cẩn thận. Ông thốt lên: “Nó giống hệt với miếng ngọc bội của con gái tôi!” Sau khi nghe xong câu chuyện của Thuận Duyên, ông gọi vợ và con gái ra để gặp họ.
Ngay khi tiểu Thuận Duyên trông thấy con gái của Tăng tiên sinh có tên là Tiểu Như, cậu bé hành xử như thể cậu bé cuối cùng đã tìm thấy thân nhân trong gia đình, người mà đã xa cách trong một thời gian dài. Cậu bé bật khóc và không thể thốt lên lời nào. Tiểu Như cũng xúc động không kém. Sau khi quan sát phản ứng của hai đứa trẻ, Tăng tiên sinh tuyên bố: “Không phải nói thêm câu nào nữa. Kể từ bây giờ, Thuận Duyên là con rể ta. Ta sẽ cho Tiểu Như thành thân với cậu bé khi nó lớn lên. Khi Thuận Duyên vượt qua được kỳ thi khoa cử, chúng ta sẽ làm đám cưới. Ta chắc chắn sẽ khiến Thuận Duyên trở thành một đấng trượng phu có học vấn và đạo đức.” Sau khi từ biệt Triệu viên ngoại, Tăng tiên sinh bắt đầu dạy Thuận Duyên các kinh điển của đạo Khổng, lễ nhạc, phương pháp tu luyện của Phật gia và thậm chí là cả pháp thuật Đạo giáo.
Khi Thuận Duyên 18 tuổi, Tăng tiên sinh cho cậu tham dự các kỳ thi khoa cử. Thuận Duyên đã vượt qua được kỳ thi hương, thi hội rồi tới thi đình. Cậu đậu kỳ thi đình ở vị trí thứ hai (bảng nhãn), được bổ nhiệm làm chức Lễ Bộ Thị Lang. Trước khi nhậm chức, cậu trở về phủ Bảo Định thăm lại Triệu viên ngoại và cưới Tiểu Như. Trước khi cậu và Tiểu Như đi nhận chức vụ, Thuận Duyên nói với Tăng tiên sinh và Tăng phu nhân rằng: “Nhạc phụ, nhạc mẫu, tại sao hai người không đi cùng chúng con và tận hưởng vinh hoa phú quý?” Tăng tiên sinh đáp: “Mẹ và cha các con đã quen sống trong túp lều tranh này. Chúng ta không thích thú cuộc sống nơi thế gian. Giờ con gái ta đã trở thành vợ của con. Ta mong con sẽ đối xử tốt với nó. Nhưng ta nghĩ ta cần xây thêm hai túp lều tranh nữa. Có như vậy, các con mới có chỗ để ở khi các con về. Hãy bảo trọng!”
Thuận Duyên cùng Tiểu Như quỳ xuống và khấu đầu trước Tăng tiên sinh và Tăng phu nhân. Rồi họ lên xe ngựa và rời đi. Tăng phu nhân rất buồn và không muốn phải xa họ. Bà lầm bầm với chính mình: “Khi nào thì chúng trở về?” Tăng tiên sinh nói với vợ một cách lạc quan: “Chúng sẽ trở về. Chúng chắc chắn sẽ trở về.” Trên đường tới Bắc Kinh, Thuận Duyên và Tiểu Như đi ngang qua Ngô Linh Bảo, nơi cậu đã từng sống với lão nhân. Thuận Duyên tu sửa lại ngôi mộ của lão nhân và xây một ngôi đền nhỏ ngay cạnh đó.
Thuận Duyên nhận chức Lễ Bộ Thị Lang và đã góp công lớn trong việc khôi phục lễ nhạc của quốc gia. Không may thay, sau này khi đạo đức xã hội suy đồi, nhân tâm biến dị, các tham quan đã giành được quyền lực. Thuận Duyên không thể làm gì hơn. Khoảng mười năm sau, Thuận Duyên từ quan quy ẩn. Cậu và Tiểu Như trở về ngôi nhà của Tăng tiên sinh. Ngay khi họ về đến cửa, Tăng tiên sinh nói: “Đúng như ta đã nói với các con, các con sẽ trở về vào một ngày nào đó. Ta đã xây hai túp lều tranh cho các con. Tại sao hai con không chung sống với chúng ta nốt phần đời còn lại? Trong kiếp tới và các kiếp sau, chúng ta sẽ được gặp đức Chuyển Luân Thánh Vương và đắc Pháp.” Kể từ đó, Thuận Duyên và Tiểu Như sống trong túp lều tranh mới xây và vui thú điền viên trong phần đời còn lại của kiếp người đó.
Vì chưa đắc được Phật Pháp trong kiếp đó, Thuận Duyên và Tiểu Như cùng phát nguyện đời sau sẽ tiếp tục sống theo đạo để có thể được đắc Phật Pháp chân chính. Sau khi lâm chung, Thuận Duyên chuyển sinh vào đời sau, trong đời này, anh lại gặp lại Tiểu Như nhưng Tiểu Như không phải là vợ của anh nữa mà là chị gái của anh. Mẹ của anh chính là người phụ nữ đã sinh ra Thuận Duyên từng tự vẫn ở đời trước. Bà lão và Triệu viên ngoại đều là người quen của Thuận Duyên trong kiếp này, họ đều tu luyện trong Phật Pháp và đã đắc đạo. Dù bạn có tin hay không, nhưng đây là câu chuyện có thật được chính nhân vật hồi tưởng lại. Câu chuyện của Thuận Duyên như một minh chứng rằng con người đều đang ở trong vòng luân hồi với những quan hệ nhân duyên kéo dài từ đời này sang đời khác. Đắc được Phật Pháp là điều không hề dễ dàng, con người ta phải sống tu thân tích đức trong nhiều kiếp. Vậy nên nếu có được một cơ hội đọc sách Phật Pháp, bạn hãy cố gắng dẹp bỏ phiền muộn, bạn sẽ tìm thấy con đường đi đầy hy vọng và niềm tin vào tương lai tốt đẹp phía trước.
Pháp Luân Phật Pháp đang ở cõi người, gần hay xa đều là duyên phận…
Theo Chánh Kiến
Nhật Hạ
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/vien-bao-ngoc-than-ky.html
Comment