sau-nhieu-nam-gay-dau-don-cuc-hop-kim-trong-khop-goi-cua-chi-da-chiu-khuat-phuc
Sau nhiều năm gây đau đớn, cục hợp kim trong khớp gối của chị đã chịu ‘khuất phục’
- bởi tamthuc --
- 19/08/2017
Cổ nhân có câu: Nhân sinh vô thường. Cứ giả định con người sống được tuổi Trời cho là 100 năm thì ngoảnh đi ngoảnh lại, chốn trần gian đầy hệ lụy Sinh – Lão – Bệnh – Tử chẳng có là bao. Trăm năm ấy, tựa như một cơn gió thoảng, một áng mây trôi, một giấc mộng kê vàng, một cái chớp mắt giữa mênh mông hư ảo…
Tôi tình cờ gặp người phụ nữ ấy trong một chuyến về Vinh và rất ấn tượng về những gì tôi được thấy, được nghe về chị. Nhìn chị với nét mặt tươi vui, nước da nhuận hồng láng mịn, bước đi nhanh nhẹn năng động, thật khó có thể nghĩ rằng trước đây chị đã phải trải qua một thời gian dài vật vã với bệnh tật. Chị là cô giáo Nguyễn Thị Nhung, giáo viên môn văn trường chuyên Đặng Thai Mai, thành phố Vinh, Nghệ An.
Gia đình chị là một điển hình của gia đình hạnh phúc, chồng là một Phó Giáo sư, hai con trai đều học hành thành đạt và đã lập gia thất. Ông trời không cho ai tất cả và cũng không lấy đi tất cả, câu này quả đúng với trường hợp của chị. Là một nhà giáo thâm niên trong ngành với sự nghiệp trồng người, hàng ngày đứng trên bục giảng chị luôn giữ vẻ mặt hoà ái trang nghiêm nhưng mấy ai biết câu chuyện cuộc đời chị. Từng giờ học trên bục giảng, mỗi phút mỗi giây là sự chịu đựng thống khổ của bệnh tật để làm tròn sứ mệnh đem tri thức cho các con… Chị đã kể cho tôi nghe những đoạn buồn, đoạn vui của cuộc đời chị, theo giọng chị lúc thì nghẹn đắng, lúc lại nhẹ tênh, theo ánh mắt khi thì xót xa, lúc lại ngời lên niềm vui khôn tả… khi chị tìm lại được hạnh phúc thoát khỏi đớn đau kỳ diệu như thế nào.
Nhọc nhằn vượt qua những cơn đau
Tôi là Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1960, tại một miền quê nghèo ở Nghệ An. Tuổi thơ tôi thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của những ngày tháng gian khổ khi đất nước còn chiến tranh, nhưng cũng không hiếm những giây phút vô tư, đầm ấm tình yêu thương. Nhìn lại cuộc đời mình, từ những thời khắc hạnh phúc vui sướng cho đến những giai đoạn thăng trầm, tới lúc này, tôi đã thấm lời dạy của người xưa rằng con người ta là có số phận.
Năm 18 tuổi, tôi bị ngã từ độ cao 8 mét xuống đất và bị gãy xương đùi. Thật không may là ca chữa trị của bệnh viện cho tôi khi ấy đã không thành công. Do bị bó bột lệch nên từ đó, tôi đã phải mang cái chân khập khiễng và đau tê tái mỗi khi cử động. Tôi cứ tập tễnh bước thấp, bước cao, kéo lê cái chân nhức mỏi như thế trong suốt mấy chục năm. Mỗi khi lên lớp giảng bài, tôi chỉ có thể đứng khoảng 15 phút rồi phải ngồi xuống ghế nghỉ. Ước muốn tha thiết trong tôi là được đứng ngay ngắn như người bình thường, vì chẳng ai muốn xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi với cái bộ dạng “chân tươi chân héo” như vậy.
Đến năm 2010, nghe tin có thể thay khớp gối nhân tạo, tôi đã trở lại bệnh viện và được mang một cái khớp giả sau 2 tháng điều trị với chi phí hơn 60 triệu đồng. Nhưng vấn đề sau mổ thay khớp nhân tạo lần này lại càng nan giải hơn đối với tôi khi bác sĩ thông báo: sau 15 năm, tôi phải mổ thay khớp lại. Cứ nghĩ đến việc phải thay lại khớp là tôi đã lạnh toát người. Chắc cũng ít người có thể diễn tả được cảm giác đau đớn khi bị xẻ đôi cái đầu gối ra để bỏ vào đó một cục hợp kim. Tôi hoảng loạn khi nghĩ tới cảnh lại trải qua lần nữa những ngày tháng phải tập đi như một đứa trẻ. Rồi mỗi ngày sau đó, chắc tôi sẽ phải lê cái chân một thấp một cao, từng bước nặng nề, đau đớn như tù khổ sai bị đi đày?… Thực sự là tôi không thể kể hết nỗi đau đớn mà mình đã phải chịu đựng trong những ngày tháng đó.
Thêm vào đó, từ hơn 10 năm về trước, tôi bị bệnh đau dạ dày. Vì nó mà tôi ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào vẻ mặt cũng thất thần, nhăn nhó. Tôi đã phải chữa trị bằng mọi cách có thể, từ Đông y, Tây y, thuốc Nam đến thuốc dân tộc… Hè năm 2013, tôi đã ra Hà Nội nội soi. Ai đã từng bị nội soi dạ dày hẳn còn nhớ đến cảm giác đau đớn khó chịu khi bị người ta thòng dây đưa thiết bị vào trong cơ thể. Đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy xương sống lạnh buốt khi nghĩ lại khoảnh khắc ấy. Tôi đã từng nói với con trai rằng: “Mẹ dù phải chết thì cũng không bao giờ đi nội soi nữa”.
Thật không thể ngờ rằng cái mong muốn không phải đi nội soi, không phải đi mổ lại khớp ngày đó, giờ đây lại trở thành hiện thực nhờ một phép mầu mà tôi hữu duyên có được.
Hữu duyên gặp phép màu tìm thấy bến bờ hạnh phúc
Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in cái giây phút bước chân vào cuộc hành trình thoát khỏi bệnh tật. Đó là một buổi chiều cuối năm 2013, tôi được một đồng nghiệp giới thiệu về Đại Pháp. Về nhà, tôi háo hức mở Goolge, tìm trang “phapluan.org” rồi tập theo video. Tôi mới chỉ tập một vài động tác thôi, và ngày đầu tiên thì chưa thể gọi là đúng và thuần thục được. Nhưng thật kỳ diệu, đêm hôm đó tôi có một giấc ngủ ngon lành, không đau đớn, ê ẩm như những ngày trước. Hàng mấy chục năm, tôi lại mới có một giấc ngủ ngon đến thế.
Theo chỉ dẫn của người bạn, tôi đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Càng đọc tôi càng thấy hấp dẫn. Trong đời tôi, từ khi còn là học sinh cho đến lúc đứng lớp dạy văn tại một trường chuyên của tỉnh, tôi đã đọc rất nhiều sách. Sách về tâm linh cũng nhiều. Tuy nhiên, cuốn sách này kỳ lạ lắm. Văn phong, câu chữ thì không bóng bẩy, thậm chí rất khó hiểu đối với những người lần đầu tiên tiếp cận. Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách thì đúng là rất đáng nói, rất đáng trân quý. Càng đọc tôi càng thấy thấm thía.
Cuốn sách đã giải đáp những thắc mắc của tôi về cuộc sống con người, và cả việc tại sao tôi lại mắc bệnh. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, điều kì diệu đã xảy ra với tôi: Cái chân nặng nề của tôi đột nhiên trở nên khác trước. Tôi lên xuống cầu thang nhẹ nhàng, không phải kéo lê từng bước như trước. Tiếp theo, tôi đã có thể đứng giảng bài suốt giờ mà không thấy nhức mỏi. Thế mà trước đây – một quá khứ chưa xa – tôi chỉ cần đứng 15 phút là phải lại bàn giáo viên ngồi nhăn mặt, mồ hôi tứa ra, cắn răng bất lực chịu đựng ngàn vạn con kiến, con mối đục xương, gặm nhấm thân thể mình.
Rồi sau đó, tôi ra công viên tập các bài công Pháp cùng với mọi người. Lúc đầu, cái chân phải của tôi do có cục sắt ở trong nên cứ thẳng đuột như thanh củi khô, đau đớn. Trong 5 bài tập công thì tập đúng bài số 5 “Thần thông gia trì Pháp”, đối với người bị đau chân như tôi, là việc không hề đơn giản. Do bị đau chân phải nên tôi không sao ngồi xếp bằng hai chân được. Lúc tôi ngồi luyện công, chân trái của tôi thì gần sát đất, còn chân phải thì như thẳng đứng, đầu gối như muốn chạm tai.
Tôi đã phải ngồi như thế mất khoảng 5 tháng. Sau đó, một bạn cùng tập chia sẻ là dù sao tôi vẫn phải vắt được cái chân phải lên. Đó là một điều tôi không bao giờ dám nghĩ đến. Bạn ấy động viên: “Với Pháp này thì không gì là không thể. Cô cô gắng nhé!”. Thế là tôi quyết tâm tập co cái chân đã thẳng đuột mấy chục năm nay. Tôi biết, trên thực tế, rất nhiều người lành lặn mà phải tập mãi, khổ luyện nhiều năm mới ngồi được theo thế song bàn. Có người còn đặt thùng nước lớn, đã dùng cả cái kích của ô tô để đè chân, khổ luyện ghê lắm mà không ngồi được. Nhưng sau lời động viên của bạn ấy, tôi đã tin rằng mình sẽ ngồi được thế song bàn, với 2 chân vắt tréo như bao nhiêu người khác. Tôi nghĩ đơn giản: Cứ tin rồi mọi sự sẽ tới, sẽ đạt được. Ai mà chả mong có phép lạ xảy ra.
Sau khi kiên trì tập co cái chân, tôi đã có thể ngồi xuống để tập tĩnh công cả tiếng đồng hồ. Khi cái chân đau của tôi đã được giải quyết thì sự sợ hãi phải mổ lại khớp gối sau 15 năm theo thông báo của vị bác sĩ ngày nào đã không còn ám ảnh tôi nữa. Tôi đã đứng vững trên đôi chân của mình. Cái cục sắt lạnh lùng bắt đầu hợp tác tốt với tôi và dần trở thành một phần xương thịt của tôi rồi. Vậy nên, có thể nói, khi luôn giữ cho mình niềm tin vững bền vào việc mình đang làm, thì ắt là Thần Phật sẽ chứng cho.
Nhiều người xung quanh tôi, mặc dù đã từng nghe được nhiều chuyện về sự huyền diệu của việc tu luyện này rồi mà vẫn còn bất ngờ khi thấy tôi không những khỏe mạnh trở lại mà còn có thể ngồi thiền.
Có thể nói rằng sau mấy năm đọc sách và tập 5 bài công Pháp, giờ đây tôi đã không còn bất cứ cảm giác nào của bệnh tật nữa. Không những thoát khỏi sự hành hạ của bệnh tật, tôi còn thấy người mình tràn đầy năng lượng, sức khỏe sung mãn và điều này giúp tôi làm việc không cần ngơi nghỉ. Sáng sớm, tôi dậy luyện công, rồi chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Ăn sáng xong thì đi dạy học. Trưa về, lo xong bữa ăn là tôi ngồi vào bàn soạn bài rồi học Pháp. Chiều tối, tôi lên xe đi học Pháp, luyện công cùng mọi người. Có đợt, cứ chiều đến là tôi đi sang nhà ông cậu tận bên Nghi Xuân để tập cùng mọi người. Ông cậu mắc bệnh ngứa kỳ dị, đã hàng chục năm chạy hết thầy hết thợ núi Nam, bể Bắc mà không khỏi. Vậy mà qua kiên trì tập luyện cùng chúng tôi, ông đã tống khứ cái bệnh dằng dai hàng chục năm.
Không chỉ có những cải biến tốt đẹp về thân thể, tâm tính của tôi cũng thay đổi kể từ khi tôi đọc sách và tập công. Đây cũng chính là điều tôi tâm đắc nhất kể từ khi học Phật Pháp. Trước đây, do phải sống quá lâu trong cảnh bị bệnh tật hành hạ, tôi đã không còn biết đến cảm giác thoải mái vui tươi là gì. Một quãng thời gian dài phải kéo lê cái chân tập tễnh đau đớn khiến tôi lúc nào cũng khó chịu, cũng không vừa lòng, oán trách ông Trời. Tôi luôn cho rằng số tôi không được may mắn như bao người khác. Sự mặc cảm của ốm đau bệnh tật và cái chân tập tễnh khiến suy nghĩ của tôi trở nên chật hẹp và ích kỷ.
Sau khi đọc nhiều lần cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi hiểu rằng vì sao tôi lại gặp những chuyện không may như thế. Mọi sự đúng là đều có nguyên do của nó. Thế là, tôi dùng chữ Nhẫn để đối đãi với mọi sự việc mà mình gặp trong đời, suy nghĩ, luận giải sự việc theo hướng tích cực và đơn giản. Lúc đầu, thật sự không dễ dàng gì khi thay đổi cách sống, thói quen của mình. Nhưng do luôn ghi nhớ lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí, rằng “lùi một bước biển rộng trời cao” tôi đã thay đổi tâm thái của mình. Thực ra, chỉ cần mình vui vẻ, sống đơn giản thì sẽ buông bỏ được những cái mà trước đây mình không thể làm được: Tiền bạc chi tiêu ước chế hài hòa, coi mọi sự lớn nhỏ đều là nhẹ nhàng, có gì ăn nấy, mọi sự đều nhường nhịn… Sau khi làm được những điều ấy, tôi thấy tâm mình thanh thản bình yên, thân thể thì khỏe ra.
Những điều cảm ngộ từ cuộc sống
Cổ nhân có câu: Nhân sinh vô thường. Cứ giả định con người sống được tuổi Trời cho là 100 năm thì ngoảnh đi ngoảnh lại, chốn trần gian đầy hệ lụy Sinh – Lão – Bệnh – Tử chẳng có là bao. Trăm năm ấy, tựa như một cơn gió thoảng, một áng mây trôi, một giấc mộng kê vàng, một cái chớp mắt giữa mênh mông hư ảo…
Trước đây, cũng giống nhiều người, tôi cứ tưởng rằng mình đã biết được nhiều điều nhưng giờ mới thấy còn có rất nhiều rất nhiều điều bí ẩn trong cuộc sống chúng ta mà khoa học chưa lý giải được. Tôi đã từng hao tâm tổn sức tốn tiền để hòng cải mệnh của mình. Tôi cũng từng muốn buông xuôi…, ôm mối hận thù cuộc đời, oán trách ông Trời bất công với mình. Thật may mắn là cuối cùng tôi đã biết đến một môn tu luyện có thể thay đổi vận mệnh, thay đổi được cuộc đời, thậm chí kéo dài sinh mệnh của mình… Đó là “đắc Phật Pháp”, đó là tu luyện Pháp Luân Công – một điều hiện không còn mới lạ đối với nhiều người Việt Nam chúng ta. Phật Pháp đã cải biến thân thể tôi, tâm hồn tôi. Thực sự đó là phép mầu. Nếu tôi không phải người trong cuộc thì rất khó tin điều này vì nó quá siêu thường và huyền diệu.
Tôi mới trở thành người tu Phật được mấy năm thôi. Đọc trong sách Chuyển Pháp Luân, tôi thấy Pháp lý trong toàn vũ trụ chúng ta thật giản đơn. Tôi đã ngộ ra nhiều điều nhà Phật giảng. Tôi tin hữu thiện hữu báo. Cứ sống theo đúng tiêu chuẩn về người tốt của Phật gia, thực hành Chân-Thiện-Nhẫn ở mọi lúc, mọi nơi thì những điều tốt đẹp sẽ tới. Tôi đã hiểu thế nào là lấy Chân để đãi mình, lấy Thiện để đãi người, lấy Nhẫn để tiêu trừ nghiệp. Tôi đã hiểu, đã ngấm lời dạy của người xưa “có công mài sắt, có ngày nên kim” và bản thân tôi đã nuôi dưỡng niềm tin tuyệt đối vào việc này.
Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi một cuộc đời không bệnh tật, không đau khổ, nên có thể nói mỗi khi nhắc đến Pháp Luân Đại Pháp là tôi đều cảm thấy biết bao sự thiêng liêng trong từ ngữ ấy. Khi biết chuyện tôi đã thoát khỏi bệnh tật một cách thần kỳ, nhiều người đã gọi điện thoại cho tôi, ngỏ ý muốn được tìm hiểu về việc tu sửa tâm tính và luyện công theo Pháp môn tu Phật này. Nhiều người cũng đã bước chân trên con đường tu luyện và đang được trải nghiệm những điều vi diệu mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại. Cứ mỗi lần nhận được một số điện thoại xa lạ, tôi lại có cảm giác rất hạnh phúc vì biết rằng họ thật may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia, số đông không nhận ra được điều tốt đẹp lớn lao trong lớp vỏ ngoài bình dị. Qua bài viết này, tôi mong gặp được những người hữu duyên như vậy.
Tôi tu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn và đã hưởng được rất nhiều lợi ích từ việc tu luyện này. Tôi muốn chia sẻ với độc giả của Đại Kỷ Nguyên rằng nếu một ai đó hữu duyên có cuốn Chuyển Pháp Luân thì đừng bỏ lỡ một cơ hội trân quý, một may mắn không thể dùng bất cứ giá trị vật chất nào để so sánh. Tôi những mong người đó đủ duyên để đắc Pháp, để có thân tâm an thái, để thoát khỏi nỗi khổ đau phiền muộn, giống như tôi đây. Tôi sẵn lòng giúp đỡ những người hữu duyên muốn tìm hiểu Pháp môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, số điện thoại của tôi là: 0944. 918. 725
Đức Thiện (lược ghi)
Nguồn:http://www.dkn.tv/van-hoa/sau-nhieu-nam-gay-dau-don-cuc-hop-kim-trong-khop-goi-cua-chi-da-chiu-khuat-phuc.html
Comment