No icon

-cau-chuyen-luan-hoi-cua-nhung-nguoi-noi-tieng-napoleon-tung-la-cuu-hoang-de-la-ma

3 câu chuyện luân hồi của những người nổi tiếng: Napoleon từng là cựu hoàng đế La Mã?

Luân hồi là một hiện tượng xảy ra khi một người chết đi, cơ thể xác thịt sẽ chết, nhưng linh hồn không chết mà sẽ tiến nhập vào một kiếp sống mới, trong một thân thể mới. Trên thế giới, rất nhiều trường hợp như vậy đã được ghi nhận và xác thực, không chỉ thấy có trong dân chúng phổ thông, mà còn với cả những người nổi tiếng.

Cùng điểm qua 3 trường hợp luân hồi tiềm năng của một số người tiếng.

1. Napoleon chính là kiếp sau của Charlemagne – Cựu hoàng đế La Mã

Ảnh: ĐKN

Napoleon là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp, người nổi tiếng vì đã chinh phục châu Âu vào đầu thế kỷ 19. Ông tự coi mình như một người thừa kế của các vị hoàng đế Rôma, và thậm chí luôn bắt chước phong cách của các vị hoàng đế cổ đại. Có bức tranh mô tả ông với kiểu tóc được làm giống với Hoàng đế Titus.

Ông hoàn toàn tin rằng ông đã được ban cho sứ mệnh cai trị đế chế La Mã, và ông đã lấy con đại bàng La Mã làm biểu tượng cho mình. Napoleon rất say mê Charlemagne, Hoàng đế La Mã thần thánh, người được mệnh danh là “Người cha của Châu Âu”. Không lâu trước buổi lễ đăng quang Hoàng đế, Napoleon đã dành thời gian trầm tư trước mộ của Charlemagne tại Aix-la-Chapelle. Trong lễ đăng quang, vương miện của ông được làm giống với chiếc vương miện mà Charlemagne đã mang. Thanh gươm mà Napoleon sử dụng trong buổi lễ cũng y hệt như thanh gươm của Charlemagne.

Có người cho rằng có thể Napoleon chỉ muốn mình trông giống với thần tượng của bản thân, nhưng cũng có khả năng Napoleon cho rằng ông chính là kiếp sống trước của Charlemagne. Bởi lẽ vào năm 1809, trong cuộc trò chuyện với vị đại diện của giáo hoàng, Napoleon từng nói, “Hãy nhìn tôi xem. Ở tôi ngài có thể thấy Charlemagne. (Je suis Charlemagne, moi! Oui, je suis Charlemagne!)”.

Không ai biết được Napoleon có thật sự tin tưởng vào lời tuyên bố của ông hay không, hay đây chỉ là một cách để hợp thức hoá tham vọng lên làm hoàng đế của ông.

2. Tướng Mỹ George S. Patton thời thế chiến II: Kiếp luân hồi nào tôi cũng tham gia chiến trận

Tướng George Patton là vị tướng vĩ đại nhất của Mỹ trong Thế chiến II. Ông đã chỉ huy Đội quân thứ ba (Third Army) trong trận càn quét thành công khắp nước Pháp vào năm 1944.

Tướng George Patton. Ảnh: generalpatton.com

Ông là một người rất tin tưởng vào sự tồn tại của luân hồi. Ông cũng cho biết đã từng nhìn thấy tổ tiên ông ở thế giới bên kia một cách rất rõ ràng, sống động. Ông tin rằng trong một tiền kiếp trong từng là vị tướng lĩnh và nhà chiến thuật quân sự người Carthage, sinh sống vào giai đoạn năm 247 – 183 trước Công nguyên.

Bức tượng bán thân theo kiểu La Mã của Hannibal được tìm thấy tại Capua (Bảo tàng quốc gia, Naples). Ảnh: Wikimedia

Patton cũng sáng tác thơ và dưới đây là một vài câu trong bài thơ của ông, với tiêu đề “Through A Glass Darkly (tạm dịch: Nhìn xuyên qua tấm kính mờ mịt)”, cho thấy niềm tin của ông về sự luân hồi của mình:

“…Qua một tấm kính mờ, những cuộc chinh chiến dai dẳng không ngừng nghỉ
Chiến đấu trong nhiều hình dạng, rất nhiều cái tên, nhưng luôn là tôi chứ không phải ai khác”.

Bài thơ như một lời nhắn nhủ của ông, rằng ông đã được tái sinh rất nhiều lần trong vai trò một người lính. Nó minh họa cách ông đã chiến đấu như một chiến binh Pha Lăng Hy Lạp (phalanx), một chiến binh lê dương La Mã (legionnaire), một chiến binh thời trung cổ tại Crecy (miền bắc nước Pháp), và một thủy thủ trên một chiến tàu ngoài khơi xa. Patton thậm chí còn nhớ mình từng là một vị tướng dưới trướng Napoleon.

Một giai thoại thường được nhắc đến để chứng minh rằng rất có thể không phải Patton đã tưởng tượng ra việc này. Trong Thế chiến I, trong nhiệm vụ đầu tiên, ông phải đến Langres, Pháp, một thị trấn La Mã cổ đại mà ông chưa từng đến thăm trước đây. Một sĩ quan liên lạc người Pháp đã đề nghị được dẫn ông đi thăm quan xung quanh. Trước sự ngạc nhiên của vị sĩ quan này, Patton nói ông biết nơi này khá rõ và rốt cục chính ông đã trở thành hướng dẫn viên cho vị sĩ quan bản địa người Pháp kia.

3. Sylvester Stallone: Kiếp trước mất mạng bỏi một cú đấm knockout, kiếp này hóa thân thành nhà vô dịch đấm bốc trong loạt phim đình đám

Sylvester Stallone là một diễn viên và nhà làm phim người Mỹ, nổi tiếng với những bộ phim đình đám của Hollywood như Rocky, Rambo và The Expendables. Jacqueline, mẹ của ông, là một nhà ngoại cảm và một nhà chiêm tinh, do đó Stallone rất tin tưởng vào sự tồn tại của luân hồi và kiếp sống trước.

Ảnh: Listverse

Ông tin rằng ông đã có ít nhất bốn kiếp sống trước đây, và trong một cuộc phỏng vấn, ông đã đề cập đến một trong những kiếp trước của ông, trong đó ông đã trải qua một cái chết khủng khiếp: ông bị chém đầu trong cuộc cách mạng Pháp.

Ông cho biết điều đó xảy ra trong một bữa tiệc. Khi người phỏng vấn hỏi ông không biết cảm giác đó khủng khiếp đến đâu, anh đã rất ngạc nhiên khi nghe Sylvester trả lời rằng: “Tôi không cảm thấy đau đớn gì cả, ngoại trừ việc đầu của tôi rơi vào cái giỏ, chỉ vậy thôi!”

Stallone cũng cho biết ông từng là một tay đấm chẳng may mất mạng bởi một cú đấm knockout vào những năm 1930. Điều này có thể là nhân tố dẫn đến sự thành công của ông trong vai diễn Rocky Balboa -một nhà vô địch đấm bốc trong bộ phim Rocky nổi tiếng đình đám một thời.

Nhà vô địch đấm bốc Rocky Balboa trong bộ phim nổi tiếng đình đám một thời Rocky vào thập niên 70/80 của thế kỷ trước. Ảnh: scoopnest.com

Vậy lần luân hồi tiếp theo ông muốn làm gì? Không chút do dự ông chia sẻ rằng mình vẫn muốn làm một nhà vô địch đấm bốc hạng nặng thế giới.

Nhật Quang

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/3-cau-chuyen-luan-hoi-cua-nhung-nguoi-noi-tieng-napoleon-tung-la-cuu-hoang-de-la-ma.html

Comment