No icon

nhung-bo-toc-thong-thai-khien-nguoi-hien-dai-chung-ta-phai-dat-cau-hoi-ve-chinh-minh

Những bộ tộc thông thái khiến người hiện đại chúng ta phải đặt câu hỏi về chính mình

Chúng ta, những con người hiện đại, vẫn luôn hợm hĩnh rằng mình là những kẻ thông minh, làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên. Tuy nhiên câu chuyện của những bộ tộc chọn cách bỏ lại văn minh dưới đây sẽ khiến ta nhìn nhận lại mình là ông chủ hay chỉ là những kẻ đáng thương bò lết trong cái khung khoa học hiện đại nhỏ hẹp.

Bộ tộc Hunzas – bộ tộc sống thọ nhất thế giới

Bộ lạc Hunzas chọn lối sống bình dị, xa dời nền văn minh (Ảnh: Thepdi.com)

Bộ tộc Hunzas dân số 30.000 người sống ven những đỉnh núi của dãy Himalaya nằm ở điểm cực bắc của Ấn Độ, nơi biên giới Kashmir, Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan giáp ranh. Điểm đặc biệt là số người sống trên 100 tuổi ở bộ tộc này rất phổ biến, nhiều người trên 130 tuổi vẫn giữ sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn. Bộ tộc này sống trên thung lũng cao 3.000m so với mực nước biển, tách biệt hoàn toàn với thế giới phồn hoa đô hội ngoài kia. Họ cũng được xem là những người tách khỏi thế giới văn minh, công cuộc công nghiệp hóa, gắn cuộc sống với thiên nhiên và được coi là bộ tộc hạnh phúc nhất thế giới.

Chế độ ăn uống thanh đạm, chừng mực, người Hunzas chỉ ăn hai bữa một ngày. Khác với lối sống hiện đại, người Hunzas ăn uống chủ yếu để đủ duy trì sức khỏe hơn là cho sự thỏa mãn khẩu vị, bữa ăn của họ cũng được chế biến giản đơn.

Chọn lối sống bình dị nên tuổi thọ của người Hunzas rất cao (Ảnh: Gbcolour)

Người Hunzas bắt đầu một ngày rất sớm, trung bình khoảng 5h, giúp họ tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đi ngủ vào lúc chập tối. Một lối sống hoàn toàn hài hòa với thiên nhiên do họ không sử dụng điện, dầu. Thói quen của họ chứng tỏ giấc ngủ sâu và sớm sẽ tái sinh năng lượng cho cơ thể vào lúc nửa đêm và chúng ta có thể học hỏi. Người dân ở đây dường như hoàn toàn miễn nhiễm với các căn bệnh thời đại. 900 năm nay không có ai trong bộ lạc của họ bị ung thư và được xem là dân tộc khỏe mạnh trường thọ nhất thế giới.

Dogon – tộc người châu Phi sở hữu kiến thức vũ trụ phi thường

Người Dogon (Ảnh: Trithucvn.net)

Dogon là một bộ tộc người Sudan sống tại khúc sông Niger, trên lãnh thổ nước cộng hòa Mali. Họ là một dân tộc cổ đại, không có chữ viết, nhưng những truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác về vũ trụ của họ đã khiến các nhà khoa học phải kinh ngạc.

Theo truyền thuyết của người Dogon, vũ trụ được hình thành như sau: “Vật chất có trước tiên là “amma” – một vị thần không có nguồn gốc từ đâu cả. Amma là một quả cầu, một quả trứng và quả trứng này đóng kín, ngoài nó ra không còn có vật chất nào khác”.

Trong ngôn ngữ hiện đại của người Dogon, từ “amma” là một vật tĩnh được nén chặt và rất đặc. Tiếp theo: “Thế giới bên trong Amma vẫn chưa có không gian và thời gian. Không gian và thời gian gộp vào làm một thể thống nhất.” Nhưng đến một thời điểm, “Amma” mở mắt, đồng thời ý nghĩa của nó thoát ra, báo hiệu sự phát triển sắp tới của thế giới.

Đây chính là cách nói hình tượng về sự hình thành vũ trụ từ vụ nổ lớn Big Bag

Thiên hà của chúng ta, dải Ngân Hà, theo người Dogon là “ranh giới vị trí”, là một phần của thế giới các vì sao, mà Trái Đất của chúng ta là một phần nhỏ và cả số lượng vô tận các tổ hợp sao dưới dạng hình xoắn. Như chúng ta đã biết đa số các thiên hà được khoa học phát hiện ngày nay đều có dạng hình xoắn.

Sao Thiên Lang (Sirius) và sao Thiên Lang B được người Dogon biết tới từ rất lâu trước khi các nhà khoa học phát hiện (Ảnh: trithucvn.net)

Sao Thiên Lang (Sirius) là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời của chúng ta. Theo người Dogon, sao Thiên Lang là một hệ sao có ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự phát triển của cuộc sống trên Trái Đất và là nền tảng của Vũ Trụ. Hệ sao này gồm có ba ngôi sao: Thiên Lang, Thiên Lang B, Thiên Lang C. Người Dogon nói rằng, hai ngôi sao (Thiên Lang B, Thiên Lang C) nằm gần với nguồn sáng chính đến mức không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy chúng. Mãi tới năm 1970, kính thiên văn cỡ lớn mới chụp được ảnh ngôi sao thứ hai, Thiên Lang B, đã được người Dogon nhắc tới.

Kogi, bộ tộc trong rừng thẳm biết mọi chuyện trong thiên hạ

Người Kogi (Ảnh: Nina’s book corner)

Có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona, bộ tộc thiểu số người da đỏ Kogi ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi rất hoang vu quanh năm mây mù bảo phủ, hầu như không có một ai dám tới lui nơi này.

Tuy vậy những con người nơi đây lại rất thông thái mọi chuyện. Các cư dân của bộ tộc Kogi khẳng định rằng: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.

Họ tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, đặc biệt là không quan hệ, giao tiếp với những người đến từ thế giới hiện đại.

Theo khảo sát của một số nhà khoa học thì bộ tộc này có niên đại khoảng từ 7 – 8 nghìn năm. Thậm chí, tộc người Kogi còn được cho là có trước cả thời đại văn minh của Inca và Maya ở Nam Mỹ.

Tất cả người trong bộ tộc Kogi đều ăn chay, không một ai ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật nào, kể cả côn trùng. Thức ăn chính của họ là hoa, củ, quả và lá cây…  Đây là một thói quen tự nhiên từ trước tới nay của con người nơi đây, không có bất cứ một sự ràng buộc nào. Theo họ, việc ăn uống như vậy là thể hiện của sự thiện lương trong tâm hồn.

Người Kogi gieo trồng một cách hết sức đơn giản và thô sơ, điều đặc biệt là họ không bao giờ tích trữ lương thực. Theo họ, việc tích trữ khiến con người ta trở nên ích kỷ, tham lam, vô tình tạo nên sự muốn chiếm hữu nhiều hơn từ đó dẫn khởi sự chiếm đoạt, khơi nguồn chiến tranh tàn sát lẫn nhau. Ngoài ra, sự dư thừa còn làm rối loạn trật tự của tự nhiên, phát sinh những biến đổi khôn lường.

Theo quan niệm người Kogi, “nếu sống thuận theo thiên nhiên thì không thể nào có bệnh được, bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với tự nhiên. Ngoài ra sự tương giao của con người với thiên nhiên hết sức mật thiết, khi thiên nhiên bị phá hoại thì chắc chắn con người sẽ chịu nhiều ảnh hưởng và khi đó sẽ có đủ các bệnh tật kỳ lạ xảy ra”. Nhờ sự hòa hợp với tự nhiên, một lối sống an nhiên, tự tại mà con người nơi đây có tuổi thọ hết sức cao, trung bình lên tới 100 tuổi. Họ gần như không mắc bệnh, rất khỏe mạnh, ngay cả sâu răng cũng không một ai bị.

Già làng Kogi đang tĩnh tâm để “giao cảm với tâm thức của vũ trụ” (Ảnh: kienthuc.net)

Những bộ tộc thông thái, sống xa dời xã hội bên ngoài đã cho chúng ta một câu hỏi lớn về nền văn minh của con người hiện đại: đâu mới là thứ con người cần?

Một nền văn minh tàn phá tự nhiên, độc hại, bệnh tật, càng ngày càng bị phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo khiến con người dần bị thoái hóa và đứng trước thảm họa diệt vong. Hay chọn lối sống giản dị, tôn trọng thiên nhiên và luôn giành nhiều thời gian để tĩnh tâm, “giao cảm với tâm thức của vũ trụ” để khai mở nhân sinh quan, vũ trụ quan như người Kogi, Hunzas, hay Dogon?

Nam Minh

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-bo-toc-thong-thai-hon-nguoi-hien-dai-khien-chung-ta-phai-dat-cau-hoi-ve-chinh-minh.html

Comment