No icon

su-xuat-hien-cua-nhung-nhan-vat-thien-tai-co-mang-dau-an-cua-than

Sự xuất hiện của những nhân vật “thiên tài” có mang dấu ấn của thần?

Chứng kiến những câu chuyện về các thiên tài xuất thế của nền nghệ thuật, bất cứ ai cũng ngầm hiểu rằng tài năng đó có được do trời sinh, không phải do học hành và luyện tập, đặc biệt là những thành tựu sáng tác và biểu hiện xuất thần. Theo triết học Tây phương lý giải, trong họ như có sẵn một vị thần ngự trị bên trong tâm hồn, xui khiến làm những việc xuất sắc nhất.

Sự khác biệt giữa “tài năng” và “thiên tài”

Trong tiếng Hán, Tài năng (才能) và Thiên tài (天才) là phiên âm Hán-Việt, đều có chung một chữ Tài (才). Vì vậy mà khái niệm Tài năng và Thiên tài vẫn luôn bị nhầm lẫn, ít nhất là trong tiếng Việt. Hậu quả là thỉnh thoảng Tài năng đôi khi bị thái quá lên thành Thiên tài.
Thực ra Thiên tài và Tài năng là hai khái niệm khác nhau về bản chất.

Thực ra Thiên tài và Tài năng là hai khái niệm khác nhau về bản chất. (Ảnh: aFamily)

Trong ngôn ngữ của hầu hết các nước châu Âu, gốc gác của Tài năng (talent) khởi nguồn từ chữ Latin “talentum”, vốn bắt nguồn từ một từ Hy Lạp cổ đại, τάλαντον (talanton), có nghĩa là “thước, cân”. Talent (talenton) là một trong những đơn vị dùng để đo khối lượng của người Hy Lạp cổ đại. (Ví dụ một talent vàng nặng khoảng 26 – 30 kg.) Người ta cũng từng dùng talent làm đơn vị tiền tệ.

Do vậy, tài năng được đo bằng thước thang giá trị, điển hình là bằng tiền. Tài năng được gọi là Talent như khả năng, năng lực của con người với nỗ lực học hỏi không ngừng và nhẫn nại mà đạt được mục tiêu, kết quả.

Vậy còn Thiên tài trong khái niệm của triết học Tây phương, Thiên tài (genius) có nguồn gốc từ tên một vị thần hộ mệnh trong thần thoại La Mã nhập vào một cá nhân phù hợp. Vì được thần hộ mệnh nhập vào, thiên tài làm mọi việc như một vị thần, năng lực siêu phàm. Điều này có đúng hay không chúng ta khó có thể khẳng định. Tuy nhiên chúng ta có thể dựa trên những hiện tượng có thực để chắc chắn một điều rằng thiên tài là được tạo ra từ bẩm sinh, tiên thiên, hay một cái gì đó siêu nhiên chứ không đơn giản là quá trình nỗ lực học tập.

Hiện tượng âm nhạc Langgalamu

Thiên tài và khái niệm luân hồi là chủ đề mà các nhà khoa học hiện đại trên thế giới vẫn say sưa đi tìm câu trả lời. Những nhật vật xuất chúng có tầm ảnh hưởng trên thế giới lần lượt được phát hiện và đã trở thành huyền thoại cho đến nay.

Mới đây nhất là hiện tượng âm nhạc Langgalamu- một cô bé người Thái Lan, với giọng hát mượt mà, êm đềm chất chứa những tâm tư, tình cảm khi cất vang lên trong thính phòng, đã khiến bao khán giả phải xúc động thổn thức, cứ ngỡ rằng đó là hiện thân của người ca sỹ đẹp Đặng Lệ Quân. Linh hồn của ca khúc “Mùa thu lá bay” nằm trong giọng ca của cô bé 16 tuổi đánh thức trái tim của hàng triệu triệu khán giả yêu mến danh ca Đặng Lệ Quân khẳng định đây đích thực là Đặng Lệ Quân.

Đặng Lệ Quân (trái) và Langgalamu (phải)
Đặng Lệ Quân (trái) và Langgalamu (phải)

Chính cô bé cũng thừa nhận, khi nghe những ca khúc của Đặng Lệ Quân cô cảm giác đó là bài hát của chính mình, dù không biết tiếng Trung nhưng cô lập tức hát theo và nhớ ngay được. 70 ca khúc do Đặng Lệ Quân thể hiện đã được Langgalamu thuộc lòng.

Khoa học hiện đại chứng kiến rất nhiều câu chuyện không có lời giải đáp khi nhắc đến khái niệm luân hồi trong luận thuật của Phật giáo. Những phát hiện vượt ngoài sức tưởng tượng, trong đó đáng chú ý nhất là việc ứng dụng khoa thôi miên đi vào chữa bệnh, giúp người bệnh phục hồi trí nhớ trong trạng thái đi sâu vào tiềm thức, vô thức. Các nhà thôi miên và phân tâm học đã đưa người bệnh trong trạng thái ngủ mà vẫn có thể lắng nghe và trả lời một cách vô thức, trở về ký ức, họ đã đưa người được thôi miên về kiếp trước ,các kết quả đã đụng chạm mạnh đến quan niệm “chết là hết”, niềm tin vào sự ”tái sinh, luân hồi” một thời đã từng bị nhạo báng, mỉa mai theo thuyết tiến hóa của Dawin, nay được các nhà khoa học nghiêm túc xem xét lại vào thuyết Nhân quả và Nhân duyên.

Thần đồng âm nhạc Mozart

Câu chuyện về thần đồng âm nhạc Mozart  thì hẳn không ai là không biết.

Mozart từ lọt lòng đã biết cảm thụ âm nhạc, cậu thường im lặng ngồi hoặc nằm để thưởng thức các bản nhạc, lời ca. Điều làm cho cha cậu kinh ngạc là, một cậu bé còn chưa biết đi đã biết cảm thụ âm nhạc, biết phân biệt các nốt nhạc. Có lúc cậu bé cao hứng, tuột khỏi lòng mẹ, chạy lại cây đàn piano, vừa cười vừa gõ gõ phím đàn làm vang lên những âm thanh thánh thót.

Tài năng của Mozart chỉ có thể nói là do… Trời phú (Ảnh: wiki)

Có câu chuyện rất nổi tiếng khi Mozart khi cậu mới lên 3. Đó là tuổi cậu còn quá nhỏ để dạy đàn, vì thế bố mẹ cậu đã không dạy cậu mà dạy chị của cậu: Maria Anna. Chị của Mozart (hơn Mozart 5 tuổi) đang tập chơi một bản nhạc khá phức tạp. Do bản nhạc quá khó, Maria Anna tập mãi vẫn chưa thành thục. Vậy mà Mozart chỉ nghe thôi, chưa có bất kỳ kiến thức nhạc lý nào đã có thể đánh được thành thục hơn cả chị.

Mozart có tài năng âm nhạc hơn hẳn mọi người. Bất kỳ khúc nhạc nào, bất kỳ kĩ thuật đàn khó thế nào, chỉ cần được bố dạy qua một lần là cậu hoàn toàn hiểu và chơi được ngay. Khi lên 4 tuổi, cậu đã chơi đàn piano rất thành thục, kể cả những bản nhạc khó. Lúc 5 tuổi, người ta thường thấy cậu bé viết viết, kẻ kẻ trên một quyển vở, có lúc lại lắc lắc đầu như người say rượu. Bố Mozart cầm quyển vở lên xem thử và nhận ra đó là những bản nhạc đơn giản mặc dù hãy còn nhiều thiếu sót, song đó là những tác phẩm đầu tiên của một cậu bé 5 tuổi, đặc biệt trong đó có không ít những ca khúc hay, như khúc “Me-rô-đi-can”. Mọi người vô cùng kinh ngạc trước tài năng của Mozart bởi vì lúc đó chưa ai dạy cậu sáng tác âm nhạc.

Cậu bé mù bẩm sinh Thomas Wiggins

Nói đến thiên tài, chúng ta không thể không nhắc đến cậu bé mù bẩm sinh Thomas Wiggins sinh ngày 25 tháng 5 năm 1849 trong một gia đình nô lệ da đen tại Geogia-Mỹ. Ông bị mù và tự kỷ nhưng là một thiên tài âm nhạc với trí nhớ thiên phú phi thường.

Năm 1850, người chủ cũ vì thất vọng vào đứa bé mù lòa nên khi Thomas 1 tuổi, hai mẹ con đã bị bán cho người chủ mới là tướng James Bethune ở Colombus, Geogia. Từ đó, Thomas có biệt danh là “Tom mù”.

Thomas có biệt danh là “Tom mù”, thiên tài âm nhạc xuất thân từ nô lệ (Ảnh:wiki)

Tom 3 tuổi nhỏ bé đã bị cuốn hút bởi âm nhạc và những âm thanh khác, cậu còn cất giọng hát hết một bản nhạc ngay cả những đoạn khó xử lý nhất cùng với các tiểu thư nhà Tướng Bethune. Đến năm lên 4 tuổi, tài năng chơi đàn đã được một nhóm người phát hiện khi nhìn thấy một cậu bé nô lệ da đen lầm lũi đang say sưa lướt ngón tay trên phím đàn đen trắng một cách thuần thục, một bản nhạc khó chơi ngay cả với những người mắt sáng.
Thiên tài ấy đã đã được tướng James cho học đàn cùng các tiểu thư nhà ông, và giáo sư Patti-người dạy nhạc đã phải từ chối với lý do “Tôi không thể chấp nhận dạy một chú bé mà tầm hiểu biết âm nhạc của nó còn hơn cả tôi”

Buổi hòa nhạc đầu tiên của Tom ra mắt tại Atlanta năm lên 8 tuổi. Năm 1858, Tom được thuê làm nhạc sĩ nô lệ với mức giá 15.000 đô-la. Năm 1859, 10 tuổi, ông trở thành nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên biểu diễn tại Nhà Trắng trước Tổng thống James Buchanan. Năm 1865, Tom Wiggins, 16 tuổi, có thể chơi các tác phẩm khó của Bach, Chopin, Liszt, Beethoven, và Thalberg. Ông để lại cho thế giới hàng nghìn những bản trường ca bất hủ.

Một thế hệ tầng lớp nô lệ cuối cùng của người da đen thất học đã xuất hiện một thiên tài âm nhạc làm nên sự nghiệp vĩ đại mà một người da trắng dẫu tài giỏi đến mấy cũng khó mà làm được. Những chuyên gia âm nhạc có thẩm quyền, cho đến các nhà tâm lý học, các nhà khoa học, vật lý học đều không thể giải thích về trường hợp đặc biệt của Thomas Wiggins.

Phải chăng Thượng Đế đã gửi xuống một thông điệp về sự xuất hiện của các thiên tài mà câu trả lời chỉ có thể tìm trong tiền kiếp, trong luân hồi?

Thiên tài chỉ có thể là do… Trời sinh

Chứng kiến những câu chuyện về các thiên tài xuất thế của nền nghệ thuật, bất cứ ai cũng ngầm hiểu rằng tài năng đó có được do trời sinh, không phải do học hành và luyện tập, đặc biệt là những thành tựu sáng tác và biểu hiện xuất thần. Theo triết học Tây phương lý giải, trong họ như có sẵn một vị thần ngự trị bên trong tâm hồn, xui khiến làm những việc xuất sắc nhất.

Thiên tài chỉ có thể là do… ý chỉ của Thần (Hình minh họa: tinhhoa.net)

Còn trong Phật giáo được giảng giải, vốn dĩ trong các tiền kiếp hoặc một tiền kiếp nào đó, họ đã nuôi dưỡng niềm đam mê theo đuổi nghề nghiệp ấy trong suốt cuộc đời của họ. Ở tiền kiếp đó họ đã có thể là nhân vật có thành tựu trong nghề nghiệp ấy, đợi đến lúc chuyển sinh trong kiếp này, với âm vang quen thuộc văng vẳng từ trong tâm thức vọng lại, họ tiếp tục theo đuổi khả năng vốn đã được khắc cốt ghi tâm từ tiềm thức mà mang theo trở lại, để giờ đây sáng tạo ra những âm hưởng hoàn hảo nhất để lại cho nhân loại.

Như vậy tài năng là những điều mà bản thân chúng ta có thể làm được thông qua kiên nhẫn nỗ lực học hỏi, còn thiên tài là người làm những điều mà chưa ai nghĩ tới, và dĩ nhiên là người thường rất có năng lực cũng không thể làm được. Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860) từng nói: “Tài năng bắn trúng cái đích mà không ai khác bắn trúng được. Thiên tài bắn trúng cái đích mà không ai khác nhìn thấy được”

Chính vì thế, trên thế giới người có tài năng thì rất nhiều nhưng thiên tài thì rất ít, phải rất nhiều năm mới xuất hiện một người. Newton, Einstein, Galileo…trong vật lý, Leonardo da Vinci…trong hội họa, Mozart, Bethoven…trong âm nhạc…co thể coi là những thiên tài.

Ban Mai – Nam Minh

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/su-xuat-hien-cua-nhung-nhan-vat-thien-tai-co-mang-dau-an-cua-than.html

Comment