No icon

-bang-chung-vat-ly-ve-hien-tuong-luan-hoi-p-

9 bằng chứng vật lý về hiện tượng luân hồi (P.2)

Luân hồi là sự chuyển sinh, chuyển tiếp, diễn tiến liên tục của những kiếp sống. Theo các tôn giáo phương Đông và phương Tây, một sinh mệnh con người gồm hai phần, linh hồn và thể xác. Sau khi chết, linh hồn sẽ thoát ra khỏi thể xác và đầu thai vào một kiếp sống mới. Các sinh mệnh mới sinh ra thường không nhớ gì về tiền kiếp của mình, nhưng cũng có một số trường hợp cá biệt có thể còn lưu giữ một chút ký ức hay dấu vết tiền kiếp, đây chính là hiện tượng luân hồi. 

Trong phần 1, chúng ta đã điểm qua 5 bằng chứng như vậy. Dưới đây là 4 bằng chứng tiếp theo.

4. Người lính Nhật Bản bị thiêu sống

Ian Stevenson là giáo sư tâm thần học tại Đại học Virginia (Mỹ), một chuyên gia về hiện tượng luân hồi. Từ năm 1961 tới nay, ông đã đi khắp các nơi trên thế giới, để thu thập, sắp xếp và kiểm chứng các trường hợp nhớ được tiền kiếp ở các quốc gia khác nhau. Đến nay, qua 40 năm, ông thu thập được hơn 2000 trường hợp luân hồi.

luân hồi
GS Ian Stevenson – chuyên gia nghiên cứu về hiện tượng luân hồi. Ảnh: YouTube

Một nghiên cứu của ông xoay quanh trường hợp của một cô gái người Myanmar có tên là Ma Win Tar. Ma Win Tar sinh năm 1962, và khi lên 3, cô bắt đầu đề cập đến một kiếp sống khác trong vai trò một binh sĩ Nhật. Người lính này đã bị dân làng bắt, bị trói vào một cái cây rồi thiêu sống.

Đó là vào giai đoạn Myanmar bị Đế quốc Nhật xâm lược trong Thế chiến II. Năm 1945, khi quân Nhật rút lui, người ta đã ghi nhận được trường hợp người dân ở thôn làng Myanmar bắt giữ những binh sĩ không kịp trốn chạy, thậm chí còn thiêu sống họ.

luân hồi
Ảnh: Listverse

Ma Win Tar cũng biểu lộ các hành vi rất khác với một cô gái Myanmar bình thường, nhưng lại rất giống với một binh sĩ Nhật Bản. Lấy ví dụ, cô thích để tóc ngắn và mặc quần áo con trai, bất chấp sự ngăn cấm của gia đình. Cô không thích các món ăn cay đặc trưng của Myanmar, nhưng lại rất thích ăn các món ngọt và thịt lợn. Cô cũng cho thấy “một nét cục cằn”, khi có thói quen tát vào mặt những đứa bạn cùng chơi.

Theo tìm hiểu của Stevenson, binh lính Nhật Bản “rất thường xuyên” tát vào mặt người dân làng ở Myanmar, và rằng hành vi này không phải một “nét văn hóa bản địa” trong khu vực. Ma Win Tar cũng không theo đạo Phật giống gia đình, thậm chí còn tự cho mình là “một người ngoài” đối với gia đình cô. Khi các thành viên Ủy ban Mộ phần trong Chiến tranh Nhật Bản đến làm việc tại làng cô, cô đã gọi họ là “đồng hương của chúng ta”, và tỏ vẻ khá thân thiết.

Càng kỳ lạ hơn, cô có một vài dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở cả hai tay. Ngón giữa và ngón áp út ở bàn tay phải cô bị dính lại với nhau, gắn khá lỏng lẻo với phần còn lại của bàn tay. Chúng đã bị cắt bỏ khi cô mới chỉ được vài ngày tuổi. Một số ngón khác bị mất hoặc có vệt hằn dạng vòng. Vệt hằn ở cổ tay trái của cô có 3 vệt lõm xuống. Mẹ cô cho biết, ở cổ tay phải của cô cũng có một vệt hằn tương tự nhưng khá mờ. Vệt hằn này giống một cách kỳ lạ với một vết thắt dây thừng – khá giống với thương tích mà một binh sĩ người Nhật phải chịu sau khi bị trói vào một cái cây rồi bị thiêu sống.

3. Vết sẹo của người anh trai

luân hồi
Ảnh: Listverse

Năm 1979, một cậu bé Kevin Christenson đã mất khi lên 2 tuổi. Lúc được 18 tháng tuổi, cậu bị gãy chân, nhờ đó mà phát hiện được chứng ung thư di căn, khiến mắt cậu bị lồi và xuất hiện cục thịt thừa ở tai phải. Cậu được hóa trị ở phần cổ bên phải để góp phần làm giảm bớt các triệu chứng này.

12 năm sau, mẹ Kelvin li dị chồng rồi tái giá. Bà sinh một đứa con trai khác và đặt tên là Patrick. Ngay từ khi sinh ra, cháu đã có những điểm tương đồng khá rõ nét với người anh trai cùng mẹ khác cha này. Khi sinh ra, Patrick có một vết bớt trông giống một vết cắt nhỏ ở phần cổ bên phải. Nó nằm ở đúng vị trí nơi cắm ống tiêm thuốc hóa trị vào cơ thể anh trai cậu trước đây. Kỳ lạ hơn, có một mẩu thịt thừa trên da đầu của Patrick, ở cùng vị trí với của Kevin trước kia. Tương tự Kevin, Patrick cũng gặp vấn đề với mắt trái, mà sau này được xác định là vết sẹo giác mạc (không phải ung thư).

Khi Patrick bắt đầu tập đi, chân của cậu bị khập khiễng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân bệnh lý nào. Patrick cho biết trước đây cậu từng tiến hành phẫu thuật. Khi được hỏi phẫu thuật ở đâu, cậu đã chỉ vào vị trí phía bên trên tai phải của mình, đúng vị trí ,à người anh trai cùng mẹ khác cha kia có mẩu thịt thừa được lấy mẫu sinh thiết.

Khi lên 4, Patrick bắt đầu hỏi mẹ về “ngôi nhà cũ trước kia”, tuy rằng ngôi nhà cậu đang sống là ngôi nhà cậu vẫn sống từ khi chào đời đến giờ. Cậu miêu tả ngôi nhà đó có màu cam và nâu.

Tuy rằng có thể Patrick chỉ đơn thuần biết được chi tiết về cuộc sống trước đây của mẹ với người chồng cũ và người anh trai quá cố từ miệng mẹ cậu, nhưng mối liên hệ sinh học giữa hai đứa trẻ này là một điều rất kỳ lạ.

2. Ký ức không phai về con mèo nhà

luân hồi
Ảnh: Listverse

Khi John McConnell đã bị bắn 6 phát súng chí mạng và qua đời vào năm 1992, ông đã bỏ lại một đứa con gái tên là Doreen. Doreen sau này lớn lên, lập gia đình và hạ sinh một đứa con trai vào năm 1997, đặt tên là William. Khi mới sinh, William bị chẩn đoán mắc bệnh van phổi, một dị tật bẩm sinh trong đó một van lỗi đã dẫn máu từ tim đến phổi. Tâm thất phải của quả tim cậu bé cũng bị biến dạng. Tình trạng William được cải thiện sau khi tiến hành nhiều ca phẫu thuật và điều trị.

Khi người ông ngoại John bị bắn, một viên đạn đã găm vào lưng, xuyên thẳng đến phổi trái và động mạch phổi chính trong tim ông. Vết thương của John và tinh trạng của William tác động đến phần tim và phổi theo cách thức rất tương đồng.

Một ngày nọ, khi làm sai việc gì đó và đang loay hoay tìm cách chối tội, William đã bảo mẹ rằng, “Khi con còn nhỏ, và ta là cha con, con đã hư hỗn rất nhiều lần, nhưng ta chưa bao giờ đánh con!” Và đây không phải lần duy nhất William có những phát ngôn như vậy.

Lần nọ, William hỏi Doreen về con mèo của cô khi còn bé, và gọi nó bằng cái tên “Boss (ông chủ)”. Điểm thú vị là, chỉ có John gọi nó như vậy, bởi tên chính thức của nó là Boston. Không chỉ vậy, cậu bé còn có thể phân biệt giữa Boss và một con mèo nuôi khác trong gia đình tên là Maniac.

William có thể chỉ rõ ngày sinh trong tuần của mình (thứ ba) và ngày ông ngoại John mất (thứ năm) trước khi được mẹ Doreen “chính thức tiết lộ”. Cậu cũng cho biết vào một ngày thứ ba nọ, cậu đã được “Chúa” bảo rằng cậu đã sẵn sàng để “trở lại”.

John từng bảo con gái rằng ông sẽ luôn che chở cho cô. Liệu có phải John dưới hình hài William đã quay trở lại để thực hiện lời hứa của mình hay không, đây là nghi vấn chúng ta thể trả lời, nhưng chắc chắn rằng những sự trùng hợp giữa William và ông ngoại cậu dường như cho thấy là một mối liên kết rất thú vị.

1. Trong trạng thái thôi miên, nhìn thấy cha và người con gái đã mất của vị bác sĩ trị liệu

Tiến sĩ Brian Weiss là một bác sĩ tâm lý trị liệu, một chuyên gia nghiên cứu về hiện tượng luân hồi.

luân hồi
TS Brian Weiss. Ảnh: studioastro.pl

Từng là một bác sĩ trị liệu tâm lý đơn thuần, lúc đầu Brian Weiss không tin vào sự tồn tại của các kiếp sống trước hay hiện tượng luân hồi, cho đến khi gặp gỡ và điều trị cho một bệnh nhân tên Catherine. Trong một phiên điều trị bằng liệu pháp thôi miên hồi quy – tức liệu pháp trong đó bệnh nhân được thôi miên sẽ có thể nhìn thấy và nhớ lại các kiếp sống trước của mình, Catherine đã khiến TS Weiss kinh ngạc khi cho biết cô đã nhìn thấy cha và con trai của ông hiện hữu trong căn phòng.

luân hồi
Ảnh: Quora

Cô nói:

“Cha ông có mặt ở đây, và con trai ông cũng vậy, nó là một đứa trẻ nhỏ. Cha ông nói rằng ông tên là Avrom, và con gái ông được đặt tên theo ông nội. Ngoài ra, nguyên nhân cái chết của ông là do bệnh tim. Quả tim con trai ông cũng khá kỳ lạ, vì nó nằm ngược, giống tim của một con gà … Ông muốn nhắn nhủ với cậu rằng y học chỉ có thể tiến xa đến vậy mà thôi, phạm vi của nó rất hạn chế”.

Weiss đã bị sốc, bởi ông không chia sẻ nhiều về đời tư với bệnh nhân của mình. Tuy rằng trên bàn làm việc của ông có ảnh đứa con trai Jordan và đứa con gái, nhưng dường như Catherine muốn ám chỉ đến Adam đứa con trai đầu lòng của ông mà đã qua đời khi mới được 23 ngày tuổi. Adam đã bị chẩn đoán mắc tình trạng dẫn lưu tĩnh mạch phổi dị thường toàn bộ với khuyết tật vách ngăn tâm nhĩ – trong đó các tĩnh mạch phổi phát triển ở phía cạnh ngược của quả tim, nói một cách đơn giản là “phát triển ngược chiều”. Không chỉ vậy, tên của cha TS Weiss là “Alvin”, nhưng tên tiếng Do Thái của ông là Avrom, đúng như Catherine nói. Và đứa con gái Amy của Weiss cũng đúng là được đặt tên theo ông nội của cô bé.

Tiết lộ của Catherine đã hoàn toàn thuyết phục TS Weisss về tính xác thực của hiện tượng luân hồi và tạo nên ngã rẽ trong sự nghiệp của ông.

Quý Khải (theo Listverse) 

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/9-bang-chung-ve-hien-tuong-luan-hoi-p-2.html

Comment