No icon

nhung-dau-chan-bi-an-tai-long-song-paluxy-tung-co-thoi-con-nguoi-va-khung-long-cung-chung-song

Những dấu chân bí ẩn tại lòng sông Paluxy: Từng có thời con người và khủng long cùng chung sống?

Tại một con sông ở Mỹ, người ta đã phát hiện được hàng loạt dấu tích của con người cổ đại, xuất hiện cùng thời với một loài động vật đã tuyệt chủng từ chục triệu năm trước – khủng long.

Những dấu chân người bí ẩn

Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ảnh: bible.ca

Bên trên là quang cảnh tại lòng sông Paluxy tại Glen Rose, bang Texas, Mỹ. Dòng sông này chảy qua trung tâm Vườn Quốc gia Thung lũng Khủng long, nổi tiếng với những dấu chân khủng long từ thời cổ đại. Do đó đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.

Nhưng nó không chỉ nổi tiếng bởi chứa những dấu chân của những con khủng long, mà còn làm dấy lên nhiều nghi hoặc bởi cũng chính tại nơi đây, người ta đã tìm thấy nhiều dấu chân người bí ẩn mà đáng ra không nên tồn tại.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1969, khi Stan Taylor bắt đầu tiến hành khai quật lòng sông Paluxy và phát hiện 2 dấu chân người. Nhiều năm về sau, sau khi loại bỏ hàng tấn đá vôi đè lên, nhiều dấu chân khác cũng đã được phát hiện. Cho đến nay đã có tổng cộng 14 dấu chân người, thành từng cặp trái phải khá đồng đều.

Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Stan Taylor và những dấu chân người đầu tiên tại di chỉ Glen Rose, Texas. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ảnh chụp năm 1994, cho thấy 14 dấu chân người dưới mặt nước. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ảnh: bible.ca

Hình trên là 14 dấu chân người giao cắt với dãy chân khủng long 3 ngón tạo thành 1 góc khoảng 30 độ. Trận hạn hán năm 1999 hé lộ các dấu chân với chi tiết rất rõ ràng.

Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Cận cảnh một dấu chân tại hiện trường. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Cận cảnh một dấu chân tại hiện trường. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Cận cảnh một dấu chân tại hiện trường. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Mình họa chân khủng long 3 ngón. Ảnh: 1.bp.blogspot.com

Những dấu chân người này bí ẩn ở chỗ, nó xuất hiện tại cùng một thành hệ, mà còn trên cùng một mặt phân lớp, thậm chí trong một số trường hợp chồng lên với các dấu chân của khủng long.

Mặt khác, cách thức hình thành những dấu chân hóa thạch trên cũng rất đặc thù. Chúng được tạo ra trên một loại bùn ướt. Sau đó, lớp bùn này hóa cứng lại nhanh chóng, chỉ trong vài ngày. Một khi lớp bùn này hóa cứng, dấu chân sẽ được bảo tồn. Trong trường hợp này, lớp bùn đóng vai trò tương tự như bê tông ướt hóa cứng. Khi đó, nếu tiếp tục dẫm chân lên, sẽ không thể tạo ra thêm bất kỳ dấu chân nào.

Mặt khác, những dấu chân này tuy rằng rất cứng, nhưng khi tiếp xúc với thời tiết khí hậu cũng sẽ dần bị mài mòn. Do đó, giả sử nếu có bất kỳ dấu chân nào khác được tạo ra về sau, thì dựa trên hình dáng bề mặt của các dấu chân, cũng sẽ có thể phân biệt ra thời điểm khác nhau mà chúng được tạo thành.

Do đó, kết luận cuối cùng được đưa ra là, những dấu chân của người và của khủng long này hẳn phải được tạo ra vào cùng một thời điểm. Điều này ám chỉ rằng, khủng long và người từng chung sống trong quá khứ. Tuy nhiên, điều này là một nghịch lý với hiểu biết hiện nay về lịch sử tiến hóa của loài người.

Con người và khủng long cùng chung sống?

Theo hiểu biết hiện tại, khủng long xuất hiện trong kỷ Tam điệp cách đây hơn 230 triệu năm trước, và tuyệt chủng vào khoảng 65 triệu năm trước vào cuối kỷ Creta, bởi thảm họa thiên thạch rơi giả định mà vẫn thường được nhắc đến trong nhiều sách báo, phim ảnh.

Giả dụ lấy mốc thời gian 65 triệu năm trước đây, thì con người khi đó chưa xuất hiện. Lúc đó chúng ta mới chỉ là những loài động vật thuộc liên bộ Euarchontoglires – tiền thân của các loài động vật linh trưởng, theo thuyết tiến hóa. Sau này động vật linh trưởng tiến hóa tiếp, mới xuất sinh vượn người, tiền thân của con người hiện đại ngày nay.

Do đó việc con người và khủng long chung sống trong cùng một thời kỳ, dựa trên dấu chân người và dấu chân khủng long ở lòng sông Paluxy ở trên, đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho thuyết tiến hóa.

Làm sao một loài động vật tiến hóa bậc thấp như khủng long lại có thể xuất hiện cùng với con người, vốn được cho là một sinh vật sống có cấp tiến hóa cao hơn rất nhiều? Làm sao để lấp đầy một khoảng trống thời gian cần thiết để tiến hóa lên đến hàng chục triệu năm?

Ngay chính như một số nhà khoa học tiến hóa kỳ cựu, cũng từng bày tỏ ý kiến về vấn đề này. Tất nhiên, họ không ủng hộ giả thuyết này, nhưng cũng hé mở ngụ ý ẩn sau nếu điều này là sự thật.

Ernst Mayr là giáo sư ĐH Harvard. Ông được mệnh danh là nhà sinh học tiến hóa đi đầu trong thế kỷ 20. Ông từng nói:

“Những người theo thuyết sáng tạo từng tuyên bố rằng con người và khủng long sống trong cùng một thời kỳ … Nếu tuyên bố nghiêm trọng này là sự thật, thì tên của những người phát hiện ra nó sẽ xuất hiện trong lịch sử như những cá nhân sở hữu những khám phá đáng kinh ngạc nhất trong thế kỷ 20 này”.

Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ernst Mayr vào năm 1994. Ảnh: Wiki

GS Louis Jacobs từ Đại học Southern Methodist, chuyên gia về khủng long và các loài động vật tiền sử, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Cổ sinh vật học Động vật có Xương sống, nhận định:

“Sự xuất hiện đồng thời của người và khủng long ư. Điều đó sẽ đập tan nhận định về một Trái Đất từng có niên đại xa xưa. Toàn bộ lịch sử tạo hóa, sẽ giống như với bảy ngày tạo hóa trong sách Sáng Thế. Thuyết tiến hóa khi đó sẽ bị lật đổ”.

Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Louis Jacobs, chuyên gia về khủng long và các loài động vật tiền sử. Ảnh: Phys.org

Những dấu tích khác của con người trong khu vực

Không chỉ vậy, trong khu vực lân cận, người ta còn tìm thấy nhiều dấu tích khác của con người thời cổ đại.

Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Dấu hằn của một bàn tay người hoàn chỉnh đã được tìm thấy trong tảng đá vôi ở Glen Rose, Texas, Mỹ. Ảnh: paleo.cc
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ngón tay hóa thạch được phát hiện trong một mỏ đá có niên đại từ kỷ Creta ở Glen Rose, Texas. Ảnh: Paleo.cc

Những hóa thạch bàn tay, hay ngón tay của người này đã được kiểm chứng, và xác thực có niên đại từ kỷ Creta, tức từ hàng chục triệu năm trước kia khi khủng long còn tung hoành trên địa cầu.

Từ đây đặt ra một dấu hỏi lớn. Như hiểu biết hiện nay, con người là sinh vật có cấp bậc tiến hóa cao hơn rất nhiều so với khủng long. Sau khi khủng long tuyệt chủng vào 65 triệu năm trước, phải cần đến hàng chục triệu năm sau trước khi “tổ tiên con người” khi đó – vốn là một nhóm các động vật có vú ăn côn trùng nhỏ, kiếm ăn đêm và sống trên cây gọi là Euarchonta – có thể tiến hóa thành con người hiện đại. Người hiện đại (homo sapien) mới chỉ xuất hiện cách đây khoảng 350.000 năm. Như vậy, quá trình tiến hóa này cũng phải trải dài hơn 64 triệu năm trước. Do đó việc con người tồn tại cùng thời với khủng long, bất kể vào thời cổ đại hay cận hiện đại, đều chính là đang lấp đầy khoảng niên đại tiến hóa cần thiết kéo dài hơn 64 triệu năm này. Làm sao điều này có thể? 

Điều này cho thấy phương pháp định tuổi các hóa thạch hiện nay chưa chuẩn xác, do đó mới dẫn đến việc ước định thời điểm xuất hiện của các giống loài động thực vật xuất hiện sai lệch, mà trên là một ví dụ. Cần nhớ rằng, sơ đồ cây tiến hóa và thanh niên biểu địa chất trong thuyết tiến hóa được xây dựng dựa trên việc định tuổi hóa thạch các giống loài. Nếu tồn tại sai sót ở đây, thì thuyết tiến hóa về căn bản cần phải được xem xét lại.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại thuyết tiến hóa – lý thuyết đang được chấp nhận rộng rãi về lịch sử loài người.

Quý Khải

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/con-nguoi-da-xuat-hien-tu-thoi-khung-long.html

Comment