ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai
Lý thuyết mới về lực hấp dẫn – Lực hấp dẫn không tồn tại
- bởi tamthuc --
- 25/10/2015
Giáo sư Eric Verlinde, 48 tuổi, một nhà lý thuyết dây đáng kính và là giáo sư vật lý học tại Viện Vật lý Lý thuyết thuộc trường Đại học Amsterdam đã đưa ra một thuyết mới về lực hấp dẫn được đăng tải trên Thời báo New York số ra ngày 12/7/2010: “Đối với tôi, lực hấp dẫn không hề tồn tại”
Nhiều người đã nghe chuyện kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo để suy nghĩ, thì đột nhiên một quả táo rơi trúng đầu ông và ông phát hiện ra lý thuyết về lực hấp dẫn.
Nhưng sau một thời gian dài, các nhà vật lý học biết rằng lực hấp dẫn là một định luật vật lý rất kỳ lạ. So với những lực tương tác cơ bản khác, lực hấp dẫn khó nghiên cứu hơn. Giờ đây lý do cho sự khác thường này đã có thể được giải đáp: Lực hấp dẫn không phải là một lực tương tác cơ bản, thay vào đó có thể là nó được dẫn xuất từ một lực khác cơ bản hơn.
Giáo sư Eric Verlinde, 48 tuổi, một nhà lý thuyết dây đáng kính và là giáo sư vật lý học tại Viện Vật lý Lý thuyết thuộc trường Đại học Amsterdam đã đưa ra một thuyết mới về lực hấp dẫn được đăng tải trên Thời báo New York số ra ngày 12/7/2010.
Ông đã lập luận trong một bài báo gần đây, có nhan đề “Bàn về nguồn gốc của lực hấp dẫn và các định luật của Newton”, rằng lực hấp dẫn là một kết quả của các định luật động lực học. Làm đảo ngược lý luận trong 300 năm của nền khoa học, lời khẳng định của ông rằng lực hấp dẫn là một ảo giác đã làm dấy lên sự náo động không ngừng trong giới vật lý học, hay ít ra là đối với những ai tuyên bố là đã hiểu nó.
“Đối với tôi, lực hấp dẫn không hề tồn tại”, Tiến sĩ Verlinde cho biết. Điều này không có nghĩa là ông sẽ không thất bại, nhưng tiến sĩ Verlinde, cùng với một số nhà vật lý học khác, nghĩ rằng khoa học đã và đang nhìn nhận lực hấp dẫn theo một cách sai lầm và rằng lực hấp dẫn đã “nảy sinh” từ một lực nào đó cơ bản hơn, cũng như cái cách mà thị trường chứng khoán nảy sinh từ việc tập hợp các nhà đầu tư riêng lẻ, hay tính đàn hồi được sinh ra từ các cơ chế của nguyên tử.
TAMTHUCĐiểm chính của lý thuyết có thể liên quan đến sự thiếu trật tự trong các hệ thống vật lý. Lập luận của ông có thể được gọi là lý thuyết “ngày tóc xấu” của lực hấp dẫn. Nó như thế này: Tóc bạn quăn lại trong hơi nóng và khi bị ướt bởi vì có nhiều cách để làm cho tóc bạn quăn lại hơn là để thẳng ra, và để tự nhiên. Vì vậy, cần có một lực để kéo tóc thẳng ra và loại trừ những yếu tố tự nhiên. Bỏ qua không gian cong hay lực hấp dẫn thần bí được mô tả bởi các phương trình của Isaac Newton, Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực mà chúng ta gọi là lực hấp dẫn đơn giản chỉ là kết quả của xu hướng tự nhiên để tối đa hóa sự mất trật tự.
Lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực hấp dẫn thực chất là lực entrôpi. Một vật chuyển động xung quanh các vật thể nhỏ khác sẽ làm thay đổi sự xáo trộn xung quanh các vật thể đó và sẽ cảm thấy như có lực hấp dẫn. Dựa trên ý tưởng này trong lý thuyết toàn ảnh (Holography), ông có thể suy ra định luật II Newton của cơ học. Ngoài ra, lý thuyết của ông về tính chất vật lý của khối lượng quán tính cũng là một khái niệm mới. Bài thuyết trình của ông: “Nguồn gốc của trọng lực và các định luật Newton” có thể được tìm thấy tại:http://arxiv.org/PS_cache/arxiv/pdf/1001/1001.0785v1.pdf
Nhiều nhà vật lý cho rằng lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde thiếu thuyết phục. Như vậy, trọng lực là gì? Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã nói trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2001“:
“Vậy tại sao lại có hiện tượng mà người ta giảng là lực vạn vật hấp dẫn ấy? Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong Tam Giới, kế cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong Tam Giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng. Loại liên đới này trong tam giới có thể khi chịu lực kéo liền duỗi ra hoặc di động; nói cách khác, [nếu] chư vị kéo nó, nó giống như cái dây chun, [nó] có thể duỗi ra; buông [tay] ra nó lại trở về như cũ. Nói cách khác, giữa những lạp tử với nhau có một phương thức để ổn định cơ bản; điều ấy tạo thành điều mà chư vị đưa một vật thể nào đi nữa trong môi trường của trái đất thì nó đều quay về mặt đất”.
Nghiên cứu vũ trụ trong khoa học hiện đại về cơ bản là dựa trên lý thuyết về trọng lực. Nếu trọng lực không tồn tại, nhận thức của chúng ta về thiên hà và các cấu trúc của vũ trụ có thể là sai. Đây có thể là lý do tại sao các nhà thiên văn học thường cảm thấy khó khăn để giải thích sự hoạt động của lực hút giữa các thiên thể xa xôi và phải đưa ra khái niệm “vật chất tối” để giúp cân bằng các phương trình.
Một lý thuyết mới về trọng lực có thể làm sáng tỏ một số vấn đề vũ trụ gây nhiều tranh cãi giữa các nhà vật lý học, như năng lượng tối, một loại chống lại lực hấp dẫn mà dường như làm tăng nhanh tốc độ giãn nở của vũ trụ, hay các vật chất tối được cho cần thiết gắn kết các thiên hà với nhau. Điều đó có thể là động lực để các nhà khoa học tìm kiếm một sự hiểu biết mới về vũ trụ.
“Từ lâu chúng tôi đã được biết lực hấp dẫn không tồn tại”, Tiến sĩ Verlinde nói: “Đã đến lúc phải nói lên điều đó”.
Theo chanhkien.org
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai.html
Comment