No icon

kiem-soat-nhung-giac-mo-co-the-giup-chung-ta-kham-pha-bi-an-cua-y-thuc

Kiểm soát những giấc mơ có thể giúp chúng ta khám phá bí ẩn của ý thức

Đã bao giờ bạn mơ nhưng biết mình đang mơ và cảm thấy thú vị vì mình có thể… điều khiển được nó? Hãy cùng tìm hiểu về giấc mơ sáng suốt (Lucid dream) trong bài viết dưới đây.

vùng não, rèm, nghiên cứu não bộ, Lucid dream, khoa học thần kinh, giấc ngủ, giấc mơ sáng suốt, giấc mơ,

(AGS Andrew/iStock)

Chúng ta dành 6 năm cuộc đời để mơ, tương đương với 2.190 ngày hay 52.560 giờ. Mặc dù có thể biết những nhận thức và cảm xúc đã trải qua trong giấc mơ, nhưng chúng ta không thể trải nghiệm lại cảm giác như thế nữa khi thức dậy. Điều này giải thích tại sao chúng ta không thể nhận ra rằng mình đang mơ và thường nhầm lẫn những câu chuyện kỳ lạ trong mơ là hiện thực.

Nhưng đối với một số người có giấc mơ sáng suốt, họ có khả năng nhận thức được trong suốt giấc mơ của mình bằng cách “tái thức tỉnh” một số khía cạnh trong ý thức của họ. Thậm chí họ có thể kiểm soát và hành động theo ý muốn trong thế giới giấc mơ (giống như Leonardo DiCaprio trong bộ phim “Kẻ cắp giấc mơ”)

Giấc mơ sáng suốt vẫn còn là một vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo, nhưng những tiến bộ gần đây cho thấy đó là một trạng thái lai giữa ý thức đang thức dậy và trạng thái ngủ.

Giấc mơ sáng suốt là một trong nhiều trải nghiệm “bất thường” có thể xảy ra trong suốt giấc ngủ. Bóng đè, một hiện tượng khi bạn thức dậy trong sợ hãi và bị tê liệt trong khi thân thể vẫn duy trì trạng thái ngủ, là một chuyện khác. Ngoài ra còn có thức giấc giả là khi bạn tin rằng mình đã tỉnh dậy nhưng thực tế là bạn vẫn đang mơ.

Cùng với giấc mơ sáng suốt, tất cả những trải nghiệm này đều phản ánh sự gia tăng nhận thức chủ quan trong khi vẫn còn trong trạng thái ngủ.

Chúng tôi đã đưa ra một cuộc khảo sát trực tuyến quy mô lớn về trải nghiệm trong giấc ngủ để tìm ra mối liên hệ giữa những trạng thái khác nhau của ý thức lai.

Để tìm hiểu thêm về quá trình chuyển đổi giữa các trạng thái và sự nhận thức đầy hứa hẹn, chúng tôi đã đưa ra một cuộc khảo sát trực tuyến quy mô lớn về trải nghiệm trong giấc ngủ để tìm ra mối liên hệ giữa những trạng thái khác nhau của ý thức lai.

Giấc mơ sáng suốt và bộ não

Khoảng một nửa số người trong chúng ta sẽ trải qua ít nhất một lần giấc mơ sáng suốt trong suốt cuộc đời mình. Và đây có thể là một điều đáng mong đợi vì nó cho phép người ta điều khiển kịch bản giấc mơ theo ý mình như gặp được tình yêu của đời mình hay chiến thắng trong một trận chiến thời trung cổ.

Có một số bằng chứng cho thấy giấc mơ sáng suốt có thể được tạo ra và hiện giờ rất nhiều cộng đồng trực tuyến xuất hiện và trở thành nơi người dùng chia sẻ lời khuyên và thủ thuật để đạt được sự sáng suốt trong những giấc mơ của họ (chẳng hạn như khi có một vật trong giấc mơ, thì một vật tương tự từ thế giới thực có thể giúp bạn xác định xem bạn đang ở trong một giấc mơ hay không, hay lướt đi trong giấc mơ để ngừng việc thức tỉnh).

Một nghiên cứu gần đây yêu cầu những người tham gia phải báo cáo chi tiết về giấc mơ gần đây nhất của họ cho thấy rằng giấc mơ sáng suốt (so với không sáng suốt) được mô tả với đặc điểm rõ ràng hơn mặc dù người đó đang mơ. Những người từng trải qua giấc mơ sáng suốt cũng cho biết họ kiểm soát tốt hơn suy nghĩ và hành động trong những giấc mơ, có khả năng suy nghĩ một cách logic và thậm chí họ đã nhớ tốt hơn cả những ký ức thực sự đã xảy ra trong cuộc sống thực của họ.

Những người có giấc mơ sáng suốt nhớ về giấc mơ của họ tốt hơn cả những ký ức thực sự đã xảy ra trong cuộc sống thực của họ.

Một nghiên cứu khác về khả năng đưa ra quyết định có ý thức của con người trong cuộc sống thực, cũng như trong những giấc mơ sáng suốt và không sáng suốt cho thấy có một mức độ chênh lệch lớn giữa khả năng ý chí khi chúng ta thức tỉnh và khi chúng ta đang trong giấc mơ sáng suốt. Tuy nhiên, khả năng lên kế hoạch đã tồi tệ đi một cách đáng kể trong giấc mơ sáng suốt so với trong lúc tỉnh táo.

Những giấc mơ sáng suốt và không sáng suốt chắc chắn đem đến những trải nghiệm chủ quan khác nhau và điều này có thể cho chúng ta thấy rằng chúng có mối liên hệ với các hình thức hoạt động khác nhau của não bộ. Nhưng khẳng định điều này thực sự không hề dễ dàng.

Những người tham gia phải có một máy quét não qua đêm và các nhà nghiên cứu phải giải mã khi nào một giấc mơ sáng suốt xuất hiện, để họ có thể so sánh hoạt động não khi diễn ra giấc mơ sáng suốt với giấc mơ không sáng suốt.

Các nhà nghiên cứu phải giải mã khi nào một giấc mơ sáng suốt xuất hiện, để họ có thể so sánh hoạt động não khi diễn ra giấc mơ sáng suốt với giấc mơ không sáng suốt.

Những người tham gia phải có một máy quét não qua đêm và các nhà nghiên cứu phải giải mã khi nào một giấc mơ sáng suốt xuất hiện, để họ có thể so sánh hoạt động não khi diễn ra giấc mơ sáng suốt so với giấc mơ không sáng suốt. Họ đã phát minh ra một cách trao đổi thông tin giữa những người tham gia có giấc mơ sáng suốt và các nhà nghiên cứu trong suốt quá trình REM của giấc ngủ (quá trình rơi vào giấc ngủ sâu và mắt chuyển động liên tục một cách vô thức), khi mà giấc mơ thường diễn ra. Trước khi đi ngủ, những người tham gia và nhà nghiên cứu đã thỏa thuận trước về một chuyển động mắt cụ thể (ví dụ như di chuyển hai lần sang trái và hai lần sang phải), người tham gia sẽ chuyển động mắt như thế để báo hiệu rằng họ đang mơ sáng suốt.

TAMTHUC

Bằng cách sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng sự chuyển đổi từ giấc mơ không sáng suốt đến giấc mơ sáng suốt trong quá trình REM liên quan tới hoạt động gia tăng ở một khu vực phía trước của não. Điều đáng chú ý là, những khu vực này có liên quan đến chức năng nhận thức “bậc cao”, chẳng hạn như lý luận và hành vi tình nguyện thường chỉ có thể quan sát thấy trong trạng thái tỉnh táo.

vùng não, rèm, nghiên cứu não bộ, Lucid dream, khoa học thần kinh, giấc ngủ, giấc mơ sáng suốt, giấc mơ,

(Kirsty Pargeter/iStock)

Loại hoạt động não được quan sát (hoạt động của sóng gamma) cũng cho thấy những khía cạch khác nhau liên quan đến những trải nghiệm của chúng ta: nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ, những ký ức, để “ràng buộc” chúng tại với nhau thành một ý thức tích hợp. Một nghiên cứu tiếp theo cho thấy rằng kích thích điện ở những khu vực này sẽ làm gia tăng mức độ sáng suốt trong một giấc mơ.

Giấc mơ sáng suốt là một trạng thái lai của ý thức

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra chính xác hơn vùng não liên quan đến giấc mơ sáng suốt, và tìm thấy sự gia tăng hoạt động tại các vùng não như vùng vỏ não trước trán và vùng não precuneus. Những vùng não có liên quan đến khả năng nhận thức cao hơn như liên hệ đến bản thân và cảm giác của các cơ quan, một lần nữa ủng hộ quan điểm cho rằng giấc mơ sáng suốt là một trạng thái lai của ý thức.

Giải quyết vấn đề ý thức

Cách ý thức phát sinh trong não bộ là một trong những câu hỏi rắc rối nhất trong khoa học thần kinh. Nhưng nghiên cứu giấc mơ sáng suốt có thể mở đường cho những hiểu biết mới về khoa học thần kinh của ý thức.

Điều này là do trạng thái ngủ REM không sáng suốt và sáng suốt là hai trạng thái mà ý thức của chúng ta khác nhau rõ rệt, nhưng trạng thái não tổng thể vẫn giữa nguyên (trong toàn bộ quá trình ngủ REM, thường thì chúng ta đều mơ). Bằng cách so sánh sự khác biệt cụ thể giữa hoạt động não bộ từ một giấc mơ sáng suốt với một giấc mơ không sáng suốt, chúng ta có thể nhìn vào các đặc điểm có thể tạo thuận tiện hơn cho trải nghiệm tỉnh táo trong giấc mơ sáng suốt.

Hơn nữa, bằng cách sử dụng tín hiệu mắt như một dấu hiệu để báo rằng người đó đang ở trong giấc mơ sáng suốt, nghiên cứu hoạt động sinh học thần kinh có thể hiểu rõ hơn nữa không chỉ những đặc điểm và sự duy trì ý thức cao trong giấc mơ sáng suốt, mà còn biết nó xuất hiện lần đầu tiên như thế nào.

Tác giả: Dan Denis là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành tâm lý học tại Đại học Sheffield ở Anh, Giulia Poerio là một nhà nghiên cứu Hậu Tiến sĩ và là cộng tác viên nhóm Hubbub tại Đại học Anh. Bài viết này được công bố lần đầu tiên tại TheConversation.com

Thanh Phong dịch từ TheConverstion

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/kiem-soat-nhung-giac-mo-co-the-giup-chung-ta-kham-pha-bi-an-cua-y-thuc.html

Comment