No icon

hat-cay-ngo-dong-khien-hoc-sinh-nghe-an-ngo-doc-nguy-hiem-nhu-the-nao

Hạt cây ngô đồng khiến 37 học sinh Nghệ An ngộ độc nguy hiểm như thế nào?

Mới đây, 37 học sinh khối lớp 6 và 7 tại một trường học ở Nghệ An đã bị ngộ độc do ăn hạt cây ngô đồng rụng xuống sân trường. Vậy hạt ngô đồng chứa chất gì mà gây độc cho trẻ?

ngộ độc thực phẩm, Cây ngô đồng, cây cảnh độc,

Hàng chục học sinh đã bị ngộ độc do ăn hạt ngô đồng. (Ảnh: Pinterest)

Ông Phạm Văn Thế, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, cây ngô đồng có tên khoa học là Hura crepitans L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Nó còn được gọi là mã đầu, vông đồng hoặc ba đậu tây.

Loài này khác với ngô đồng cảnh Jatropha podagrica, hay dầu lai lá sen, sen bình lục. Ngô đồng cảnh ra hoa đỏ, được trồng khắp thế giới, cao khoảng một mét, thân không gai và gốc phình to như củ. Cây chứa chất độc nên cần cẩn trọng khi trồng trong nhà nếu có trẻ em“, ông Thế nói.

Theo mô tả của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, thân cây ngô đồng có gai, lá dài 20-30 cm, rộng 15-20 cm; hoa đực mọc thành cụm nhiều bông, còn hoa cái mọc đơn độc. Quả của loài to cứng với khoảng 15-20 mảnh hình múi nổi tròn, cao 5 cm và rộng 10 cm. Hạt của nó có hình mắt chim, phía trên phủ lớp lông.

ngộ độc thực phẩm, Cây ngô đồng, cây cảnh độc,

Cây Hura crepitans có nguồn gốc từ nước nhiệt đới ở châu Mỹ, nhưng được trồng phổ biến ở hầu hết nước nhiệt đới làm cây bóng mát ven đường và vườn hoa. Dù trong hạt có 37% là chất dầu béo, hơn 25% protein, nhưng các nước ít khai thác, chủ yếu dùng làm phân bón do trong trong hạt có chất gây tẩy và độc không thể làm thức ăn cho gia súc.

Tại Congo ở châu Phi, hạt cây ngô đồng được dùng làm thuốc tẩy với liều 2-3 hạt, cao hơn có thể gây ngộ độc chết người. Nhựa của cây ngô đồng cũng có độc, nếu vô tình để bắn vào mắt có thể gây sưng đỏ. Người dân Java (Indonesia) thường sử dụng nhựa cây làm thuốc trừ sâu. Trong khi người Brazil sắc 1-5g vỏ cây để chữa hủi, nước sắc này còn có tác dụng tẩy mạnh.

Trong Đông y, vỏ cây ngô đồng thường được dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, chữa mụn nhọt, làm đen tóc, chữa rụng tóc, bệnh ngoài da… Tuy nhiên, hạt của cây chứa chất curcin gây bệnh ở đường tiêu hóa, gan.

Nếu trẻ con ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị bỏng rát ở họng, đau bụng, ói, tiêu chảy. Khi bị ngộ độc nặng sẽ xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương.

TAMTHUC

Ngoài ra, nhiều người cho rằng hạt ngô đồng chứa chất toxin độc nhưng hiện ít có nghiên cứu về vấn đề này.

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc?

ngộ độc thực phẩm, Cây ngô đồng, cây cảnh độc,

Nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn các cháu ăn phải loài cây kể trên cần lập tức dùng mọi biện pháp khiến các cháu nôn ra, nôn được càng nhiều càng tốt.

Trong khi nôn cần để đầu nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch, đàm nhớt. Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha muối) rồi tiếp tục để trẻ nôn.

Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, hãy đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình nên đem theo mẫu vật trẻ ăn phải để bác sĩ xác định đó có phải là cây ngô đồng hay không, vì hầu hết các độc chất trong hoa đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng. Nếu ngộ độc cây ngô đồng, cần xét nghiệm máu, đường huyết, chức năng gan…

ngộ độc thực phẩm, Cây ngô đồng, cây cảnh độc,

Ngô đồng được trồng trong sân trường ở Nghệ An (trái) và ngô đồng cảnh đều chứa độc tố.

Chiều 21/4, 37 học sinh khối 6 và 7 của trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Quỳ Châu tại Nghệ An bị đau bụng, buồn nôn do trong giờ ra chơi vô tình ăn quả hạt cây ngô đồng rơi xuống. 3 ngày trước đó, hơn 20 học sinh tiểu học ở thị xã Cửa Lò gặp tình cảnh tương tự do ăn phải hạt quả của loài cây này.

Trước việc nhiều học sinh bị ngộ độc do ăn các loại quả của một số loài cây, hoa ở trường học trong thời gian gần đây, Cục Y tế dự phòng đã đề nghị một số đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục tại các địa phương rà soát, loại bỏ ngay các loài cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc được trồng với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên.

Nếu phải trồng với mục đích học tập, nghiên cứu, nhà trường cần có biển cảnh báo và các biện pháp kiểm soát an toàn phù hợp đối với mỗi cây, hoa này.

Một số loài cây, hoa chứa các hợp chất có khả năng gây ngộ độc thường gặp như:

– Cây lá ngón (Gelsemium elegans); cây cà độc dược (Datura alba Lour)… có chứa alcaloid độc.

– Cây trúc đào (Nerium oleander  L.); cây thông thiên (Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum.); cây đai vàng (dây huỳnh, huỳnh anh) (Allamanda cathartica L.); bông tai (Asclepias curassavica L.)… có chứa glycosid tim

– Cây thầu dầu (Ricinus communis L.); cây ngô đồng (Jatropha podagrica)… có chứa protein độc (Toxalbumin ).

TinhHoa tổng hợp

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/loai-cay-khien-37-hoc-sinh-nghe-an-ngo-doc-nguy-hiem-the-nao.html

Comment