duc-me-dieu-tri-kim-mau-cam-nhan-tu-mot-huyen-thoai-bai-
ĐỨC MẸ DIÊU TRÌ KIM MẪU - CẢM NHẬN TỪ MỘT HUYỀN THOẠI. BÀI 3.
- bởi tamthuc --
- 08/03/2011
ĐỨC MẸ DIÊU TRÌ KIM MẪU - CẢM NHẬN TỪ MỘT HUYỀN THOẠI.
HUYỀN THOẠI PHẬT ĐỊA MẪU
GIÁNG TRẦN VỀ MỘT GIA ĐÌNH DÒNG HỌ NGUYỄN
GIÁNG TRẦN VỀ MỘT GIA ĐÌNH DÒNG HỌ NGUYỄN
Điện thờ đức Địa Mẫu tại nhà anh Vương.
Hà Nội ngày 26 / 8 / 2010 tức ngày 15 / 7 / 2010 ( năm Canh Dần )
Lời giới thiệu
Câu chuyện mà chúng tôi kể ra sau đây là một câu chuyện ly kỳ như huyền thoại mà có thật.
PHẬT ĐỊA MẪU đã Giáng Trần về một gia đình dòng họ Nguyễn:
Tại gia đình anh Nguyễn Văn Vương, số nhà 19 ngách 87, ngõ Trại Cá, đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Vào đêm 17 sang ngày 18/10/2008 năm Bính Tý đúng như những vần thơ trong quyển ĐỊA MẪU CHÂN KINH mà đại gia đình anh tôi đã và đang hành trì.
PHẬT ĐỊA MẪU đã Giáng Trần về một gia đình dòng họ Nguyễn:
Tại gia đình anh Nguyễn Văn Vương, số nhà 19 ngách 87, ngõ Trại Cá, đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Vào đêm 17 sang ngày 18/10/2008 năm Bính Tý đúng như những vần thơ trong quyển ĐỊA MẪU CHÂN KINH mà đại gia đình anh tôi đã và đang hành trì.
Đại Từ Tôn MẪU HOÀNG cho biết
Đúng Trăng Mười vào tiết Trời Đông
Mẫu Từ xuất hiện thần thông
Vào ngày thập bát trần hồng giáng sinh.
Đúng Trăng Mười vào tiết Trời Đông
Mẫu Từ xuất hiện thần thông
Vào ngày thập bát trần hồng giáng sinh.
Cuộc sống của đại gia đình chúng tôi cũng bình thường như bao gia đình khác. Chúng tôi theo đạo Phật, thường đi chùa lễ Phật cầu sự bình an. Cho đến một ngày chuyện xảy ra với đại gia đình chúng tôi đã làm thay đổi hoàn toàn cách sống và sự hiểu biết của mọi thành viên trong gia đình về thế giới tâm linh.
Tôi là Nguyễn Thị Tám, em gái thứ tám của anh Nguyễn Văn Vương xin tóm tắt sơ qua về con đường đưa chúng tôi đến ĐỊA MẪU CHÂN KINH.
Do nhân duyên của gia đình tôi nên mười mấy năm trước chị gái tôi là Nguyễn Thị Đưởng mang quyển kinh Địa Mẫu về đọc, tụng và đưa cho Mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Tình ở chung với anh trai tôi là anh Nguyễn Văn Vương ở tại Hà Nội.
Hàng tháng cứ vào giờ Ngọ các ngày 10, 20, 30 âm lịch mẹ tôi lên ban thờ tụng kinh. Do mẹ tôi mắt mờ nên cho cháu Nguyễn Thu Hương là con gái của anh Vương đọc kinh cùng bà nội. Lúc đó cháu Hương lên 9 tuổi. Cho tới thời điểm MẪU giáng trần, cháu đã 21 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. Và sự màu nhiệm đã xảy ra. Ngẫm lại rất đúng với câu trong cuốn ĐỊA MẪU CHƠN KINH.
Chín tuổi biết cung nghinh đọc tụng
Điển huyền vi hữu dụng Mẹ ban.
Tôi là Nguyễn Thị Tám, em gái thứ tám của anh Nguyễn Văn Vương xin tóm tắt sơ qua về con đường đưa chúng tôi đến ĐỊA MẪU CHÂN KINH.
Do nhân duyên của gia đình tôi nên mười mấy năm trước chị gái tôi là Nguyễn Thị Đưởng mang quyển kinh Địa Mẫu về đọc, tụng và đưa cho Mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Tình ở chung với anh trai tôi là anh Nguyễn Văn Vương ở tại Hà Nội.
Hàng tháng cứ vào giờ Ngọ các ngày 10, 20, 30 âm lịch mẹ tôi lên ban thờ tụng kinh. Do mẹ tôi mắt mờ nên cho cháu Nguyễn Thu Hương là con gái của anh Vương đọc kinh cùng bà nội. Lúc đó cháu Hương lên 9 tuổi. Cho tới thời điểm MẪU giáng trần, cháu đã 21 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. Và sự màu nhiệm đã xảy ra. Ngẫm lại rất đúng với câu trong cuốn ĐỊA MẪU CHƠN KINH.
Chín tuổi biết cung nghinh đọc tụng
Điển huyền vi hữu dụng Mẹ ban.
Cháu Nguyễn Thu Hương.
Và chúng tôi quyết định viết ra cuốn sách này cho những ai đã và đang trì Kinh ĐỊA MẪU hoặc chưa được biết về quyển ĐỊA MẪU CHÂN KINH. Khi đọc cuốn sách này, các bạn sẽ hiểu được rằng PHẬT ĐỊA MẪU là ai.
Đó là một người MẸ thiêng liêng, vô hình, vô tướng đã sinh ra tất cả chúng sinh, luôn hiện hữu bên tất cả chúng ta và cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Diêu Trì Phật Mẫu hóa sanh muôn loài.
Chơn linh Mẫu xét soi vũ trụ
Điển âm dương kết tựu anh nhi
Thượng tầng Mẫu ngự phương phi
Phân ra thiên Địa trị vì chúng sanh.
Những gì tôi sắp kể ra đây là hoàn toàn có thật, do tất cả các thành viên trong đại gia đình tôi được trải nghiệm và chứng kiến từng sự việc mà anh Vương, chị thứ Sáu và tôi sẽ viết ra sau đây. Mong rằng dù tin hay không tin xin quý vị chớ nói lời phỉ báng.
Và chúng tôi quyết định viết ra cuốn sách này cho những ai đã và đang trì Kinh ĐỊA MẪU hoặc chưa được biết về quyển ĐỊA MẪU CHÂN KINH. Khi đọc cuốn sách này, các bạn sẽ hiểu được rằng PHẬT ĐỊA MẪU là ai.
Đó là một người MẸ thiêng liêng, vô hình, vô tướng đã sinh ra tất cả chúng sinh, luôn hiện hữu bên tất cả chúng ta và cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Diêu Trì Phật Mẫu hóa sanh muôn loài.
Chơn linh Mẫu xét soi vũ trụ
Điển âm dương kết tựu anh nhi
Thượng tầng Mẫu ngự phương phi
Phân ra thiên Địa trị vì chúng sanh.
Những gì tôi sắp kể ra đây là hoàn toàn có thật, do tất cả các thành viên trong đại gia đình tôi được trải nghiệm và chứng kiến từng sự việc mà anh Vương, chị thứ Sáu và tôi sẽ viết ra sau đây. Mong rằng dù tin hay không tin xin quý vị chớ nói lời phỉ báng.
Kể từ khi mẹ tôi và cháu Hương theo Kinh Mẫu từ đó cho đến ngày 11-05-2004 thì Mẹ tôi mất. Gia đình anh tôi vẫn bình thường như bao gia đình khác cho đến một ngày đầu của tháng 8 năm 2008, hôm đó anh Vương điện thoại cho tôi và nói rằng: “Đêm qua gia đình anh xảy ra một hiện tượng lạ, cháu Hương đang ngủ thì bỗng nghe thấy có tiếng mẹ tôi gọi (Mẹ tôi đã mất cách đây hơn bốn năm). Mẹ về tâm sự cùng con gái anh là cháu Nguyễn Thu Hương lúc đó cháu 21 tuổi. Mẹ nói Mẹ được đặc ân về thăm cháu. Cháu Hương nói bà để cháu lên gọi bố mẹ cháu xuống gặp bà. Bà bảo hôm nay bà chỉ nói chuyện với cháu thôi. Sau mấy tiếng đồng hồ hai bà cháu tâm sự rồi bà dạy dỗ, bảo ban cháu rất lâu. Đang lúc nói chuyện thì cháu Hương nghe thấy có một giọng khác cất lên: “Đi thôi, hết giờ rồi!” thì cháu Hương thấy bà giơ cánh tay lên bóc cái gì đó ở cổ tay ra, sau đó thì bà đi mất.
Khi mẹ tôi đi rồi cháu rất hoảng sợ, cháu chạy thẳng xuống phòng khách thì thấy cháu Dũng và cháu Biên con thứ hai, thứ ba của anh Vương đang nằm ở đấy. Hai cháu đều chứng kiến vẻ mặt hoảng sợ của cháu Hương vừa cười, vừa khóc. Rồi cháu kể lại chuyện thì cả nhà nghĩ là cháu nằm mơ”.
Tôi cũng nói anh Vương xem có phải cháu nằm mơ không.
Lần thứ hai, vào ngày 15 tháng 8 năm 2008. Đêm đó cháu Hương đi ngủ, vừa vào giường thì cháu lại nghe thấy tiếng mẹ tôi gọi rồi lại tiếng lào xào rất to như có rất nhiều người âm xung quanh cháu. Lúc đó cháu rất hoảng sợ mở cửa chạy thẳng lên phòng bố mẹ, nhẩy lên giường nằm vào giữa bố mẹ và khóc đòi ngủ với bố mẹ. Khi thấy sự việc như vậy anh, chị tôi là Nguyễn Văn Vương và chị Bùi Thị Thanh cũng hoảng sợ liền chạy lên phòng thờ thắp hương.
Anh tôi xin các cụ, ông bà và bố mẹ tôi có điều gì thì cho anh biết. Sau đó chị Thanh dẫn cháu Hương xuống phòng cháu và bảo mẹ sẽ ngủ cùng con thế rồi hai mẹ con chị xuống dưới phòng của cháu Hương. Chị dâu tôi cầm một con dao và roi dâu để vào đầu giường. Lúc đó anh Vương từ phòng thờ xuống thì cháu Hương có chỉ vào đầu giường và nói: “Mẹ bỏ dao và roi dâu vào đây bố ạ”. Lúc đó anh Vương nói: “Để dao ở đây thì các cụ, ông bà về làm sao được”. Sau đó anh Vương lên phòng còn chị Thanh ngủ lại với cháu. Khi cháu bắt đầu nằm ngủ thì như có ai dựng cháu dậy. Lúc đó bà ngoại của cháu Hương vào cháu Hương và nói: “ Sao lại để vật nhọn ở đầu giường thì làm sao các cụ, ông bà về được?”. Nghe vậy chị Thanh nói: “Con xin lỗi, con sợ có ma tà vào trêu cháu, nếu là các cụ ông bà thì con xin cất đi”.
Anh tôi thông báo cho tôi biết các cụ, ông bà vừa về rất đông khoảng gần chục người, trong đó có cả ông bà ngoại của cháu Hương (đã mất). Tất cả các cụ đều báo chung 1 tin vui là cháu Hương đã được Mẫu chứng, PHẬT ĐỊA MẪU đã chọn cháu Hương nhà chúng tôi để Giáng Trần.
Lúc này tôi nửa tin, nửa ngờ vì cho tới giờ phút đó tôi vẫn không tin rằng có một thế giới linh hồn của người đã mất. Còn về Trời Phật tôi rất mơ hồ nghĩ rằng điều đó chỉ có trong truyền thuyết.
Vậy mà cái truyền thuyết ấy lại được giáng đúng vào đại gia đình của chúng tôi. Tôi là một thành viên trong gia đình và được chứng kiến bao nhiêu là sự màu nhiệm.
Tôi cũng nói anh Vương xem có phải cháu nằm mơ không.
Lần thứ hai, vào ngày 15 tháng 8 năm 2008. Đêm đó cháu Hương đi ngủ, vừa vào giường thì cháu lại nghe thấy tiếng mẹ tôi gọi rồi lại tiếng lào xào rất to như có rất nhiều người âm xung quanh cháu. Lúc đó cháu rất hoảng sợ mở cửa chạy thẳng lên phòng bố mẹ, nhẩy lên giường nằm vào giữa bố mẹ và khóc đòi ngủ với bố mẹ. Khi thấy sự việc như vậy anh, chị tôi là Nguyễn Văn Vương và chị Bùi Thị Thanh cũng hoảng sợ liền chạy lên phòng thờ thắp hương.
Anh tôi xin các cụ, ông bà và bố mẹ tôi có điều gì thì cho anh biết. Sau đó chị Thanh dẫn cháu Hương xuống phòng cháu và bảo mẹ sẽ ngủ cùng con thế rồi hai mẹ con chị xuống dưới phòng của cháu Hương. Chị dâu tôi cầm một con dao và roi dâu để vào đầu giường. Lúc đó anh Vương từ phòng thờ xuống thì cháu Hương có chỉ vào đầu giường và nói: “Mẹ bỏ dao và roi dâu vào đây bố ạ”. Lúc đó anh Vương nói: “Để dao ở đây thì các cụ, ông bà về làm sao được”. Sau đó anh Vương lên phòng còn chị Thanh ngủ lại với cháu. Khi cháu bắt đầu nằm ngủ thì như có ai dựng cháu dậy. Lúc đó bà ngoại của cháu Hương vào cháu Hương và nói: “ Sao lại để vật nhọn ở đầu giường thì làm sao các cụ, ông bà về được?”. Nghe vậy chị Thanh nói: “Con xin lỗi, con sợ có ma tà vào trêu cháu, nếu là các cụ ông bà thì con xin cất đi”.
Anh tôi thông báo cho tôi biết các cụ, ông bà vừa về rất đông khoảng gần chục người, trong đó có cả ông bà ngoại của cháu Hương (đã mất). Tất cả các cụ đều báo chung 1 tin vui là cháu Hương đã được Mẫu chứng, PHẬT ĐỊA MẪU đã chọn cháu Hương nhà chúng tôi để Giáng Trần.
Lúc này tôi nửa tin, nửa ngờ vì cho tới giờ phút đó tôi vẫn không tin rằng có một thế giới linh hồn của người đã mất. Còn về Trời Phật tôi rất mơ hồ nghĩ rằng điều đó chỉ có trong truyền thuyết.
Vậy mà cái truyền thuyết ấy lại được giáng đúng vào đại gia đình của chúng tôi. Tôi là một thành viên trong gia đình và được chứng kiến bao nhiêu là sự màu nhiệm.
Tôi xin trích đoạn anh Vương viết về buổi gặp gỡ các cụ, ông bà tại gia đình anh:
“Thế rồi hôm đó lần thứ hai tôi được biết các cụ, ông bà lên nhập vào con gái tôi sau lần đi gọi hồn ở trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Hôm đó vợ chồng tôi và con cháu trong gia đình được ngồi nói chuyện với các cụ, ông bà, có bảy cụ lên, và các cụ đều thông báo cho chúng tôi biết: “gia đình nhà ta có cháu Hương đã được Mẫu chứng và có thể tới đây sẽ đi làm việc cho NGƯỜI”.
Đây là 1 tin vui cho cả dòng họ Nguyễn, có một điều tôi tâm đắc nhất, ông nội tôi là cụ Nguyễn Văn Dương về. Cụ đã mất từ khi bố tôi còn nhỏ (lúc khoảng 13 - 14 tuổi). Cụ mất vào ngày 23 tháng chạp là ngày đưa Ông Táo về Trời. Vậy mà nay tôi lại được nói chuyện với Ông tôi, một người Ông mà tôi chỉ được biết qua bố tôi và Bác tôi kể lại.
Tôi rất mừng đã được gặp Ông, có một việc mà tôi muốn xin ý kiến của Ông. Do chiến tranh loạn lạc, hai ngôi mộ của Ông và Bà bị thất lạc. Lúc bố tôi còn sống đã cùng bác tôi đi tìm nhiều lần mà không thấy đến khi tôi và Mẹ tôi cùng anh em đã tìm được mộ Ông, Bà. Nguyện vọng của con, cháu là muốn quy tụ hai ngôi mộ của Ông, Bà về nghĩa trang. Nhưng đi xem đều không được.
Hôm nay gặp ông, tôi xin ông chuyển hai ngôi mộ này thì ông tôi nói: “Ông rất nể thằng Vương, ông đồng ý cho chuyển nhưng phải nhờ sư Đông xem giúp và sư Đông đứng ra tổ chức di chuyển”. (Sư Đông là người đã kết nghĩa cùng tôi từ khi tôi còn học tập và công tác tại CHDC Đức. Khi về Nước thầy đã đi tu, xây dựng và trù trì 4 ngôi chùa ở tỉnh Hà Nam, nơi mà Mẹ tôi lúc còn sống thường hay đi lễ chùa và chăm sóc thầy lúc thầy ốm đau. Từ đó gia đình tôi và thầy Đông có quan hệ thân thiết, và thầy coi mẹ tôi như Mẹ đẻ của thầy.)
Tôi nói với ông nội: “Ông ơi, cháu vô cùng phấn khởi vì ông đồng ý cho cháu chuyển mộ của ông, bà và cháu xin phép ông được ngồi uống rượu cùng ông vào một ngày nào đó!”. Và ông đồng ý nhận lời mời của tôi.
Tôi xin trích đoạn các sự kiện ở tại gia đình nhà anh Vương mà chị Sáu là người được chứng kiến và viết ra:
Em gái tôi ở bên Đài Loan điện thoại về và nghe chuyện gia đình như vậy, em nói với tôi: “Chị Sáu ơi, chị đi xem bói đi xem nhà mình có chuyện gì mà ông bà, các cụ về đông thế?”. Khi đó tôi nói với Lan: “Không có vấn đề gì đâu nhà mình có phúc lắm mới được như thế đấy”. Rồi tôi lại kể cho Lan nghe về những lần ông bà, các cụ lên dạy con cháu. Sau đó tôi điện thoại xuống nhà anh Vương và hỏi: “Sao các cụ ông bà về mà anh không điện cho em?”.
Anh Vương nói: “Anh đang ở cơ quan nghe cháu Dũng con trai thứ hai của anh gọi điện nói là cháu máy mắt nhiều và theo linh cảm của cháu là các cụ ông bà về”. Nghe vậy anh tôi và cháu Hương về ngay, chắc là có chuyện gì ông bà muốn gặp.
Lúc tôi gọi điện xuống thì ông nội và bố mẹ tôi vừa lên nói chuyện xong. Sau đó là ông ngoại của cháu Hương lên nói chuyện. Anh Vương chuyển máy cho tôi nói chuyện với ông, ông gọi: “Chị Sáu à, lúc nào chị cũng quan tâm và nhắc đến tôi nhiều lắm!”.
Tôi lỡ nói với ông: “Ông ơi, mấy hôm nữa cháu xuống thăm ông nh!” (nghĩa là xuống nhà anh Vương).
Ông cười và bảo: “Làm sao mà xuống thăm ông được?”.
Lúc đó tôi chợt nhận ra ý của ông là không thể xuống dưới âm thăm ông được tôi liền bảo: “Bây giờ cháu xuống ngay nhà anh Vương ông đợi cháu nhé!”.
Tôi dắt xe đi luôn xuống nhà anh Vương. Lúc đến nơi thì ông vẫn đang nói chuyện. Tôi mua nhãn và bóc mời ông ăn, ông ngồi nói chuyện với con cháu vui vẻ y như lúc ông còn sống vậy. Lúc ông gần đi thì tôi có hỏi:
- Ông ơi, sau ông thì ai lên hả ông?
Ông cười và nói:
- Không nói, tự biết.
Lúc đó tôi và anh Định (anh trai thứ tư của tôi) hiện ở tại cầu Bà Bộ TP Cần Thơ cùng điện thoại ra Hà Nội để được nghe ông bà, cha mẹ đã mất mà được về nói chuyện với con cháu. Có gì vui và hạnh phúc hơn thế! Các cụ về mừng mừng tủi tủi nhất là mẹ tôi chỉ khóc và khóc. Khi ông bà cha mẹ tôi đã đi rồi, có một người về sau cùng và khóc rất nhiều. Ông không nói ông là ai cả, và anh em tôi hỏi ông có phải là anh trai của bố tôi không thì ông mới gật đầu. Ông tên là Nguyễn Văn Huyên, mất năm mới 15 tuổi vì trận đói khoảng những năm 1945.
Tôi xin trích đoạn các sự kiện ở tại gia đình nhà anh Vương mà chị Sáu là người được chứng kiến và viết ra:
Anh Vương hỏi ông:
- Ông mất ở trên Hà Nội phải không?
Ông nói:
- Không phải
Anh Vương lại hỏi:
- Thế bây giờ ông đang ở đâu để anh em chúng con tìm ông về?
- Ông không nói được, từ từ, tự cháu Hương sẽ tìm thấy ông. Cứ đến khắc Hương sẽ thấy ông.
Sau đó tôi mở điện thoại gọi cho anh Định và em Tám ở trong Cần Thơ để nghe ông nói chuyện. Ông Huyên có bảo anh Định rằng:
- Ông chỉ nghe con thắp hương kêu đến tên ông sao không về để tìm ông hả Định?
Anh Định trả lời:
- Con sẽ thu xếp để về tìm ông, ông ạ!
Rồi cứ thế chúng tôi lại gặng hỏi ông là ông đang ở đâu để chúng tôi đi tìm ông về.
Ông lại bảo:
- Ông không thể nói được.
Ngay lúc đó cháu Hùng con trai cả của anh Vương hỏi:
- Có phải ông ở Hà Tây không ạ?
Thì lúc đó ông nói:
- Đúng rồi, đúng rồi.
Và ông khóc nhiều lắm, chúng tôi lại hỏi ông:
- Ông ơi, ông ở thôn nào, xã nào, huyện nào hả ông?
Ông ngập ngừng không nói. Sau đó ông bảo:
- Ông không có danh tánh gì nên không nói được.
Có lẽ đây cũng là một thử thách giúp gia đình chúng tôi tự tìm hiểu là ông mất ở đâu, năm nào ?
Lúc đó anh Vương bảo cháu Hùng gọi điện thoại hỏi 108 về các địa danh ở tỉnh Hà Tây. Khi hỏi ông:
- Có phải ông ở thị trấn Vân Đình- Hà Tây không ạ?
Nghe thế ông liền bảo:
-Đúng rồi, đúng rồi!
Ông mừng quá và khóc càng lớn hơn. Chúng tôi thương ông vô cùng. Sau đó chúng tôi hỏi đến xã, thôn thì biết ông ở thôn Vân Đình, xóm Vân Đình, xã Vân Đình, thị trấn Vân Đình.
Mọi người hỏi ông ở đoạn đường nào thì ông bảo:
- Cứ đến đấy thì cháu Hương sẽ tìm thấy ông.
Chúng tôi mời ông ăn hoa quả và uống nước.
Tôi nhớ ông có bảo: “Chưa bao giờ ông được ăn uống nhiều như thế này”. Chắc hẳn ông ở dưới đó đói, và rét lắm. Từ lúc ông lên đến khi ông đi ông uống hết bốn cốc nước to. Lúc đó trong lòng mỗi anh em, con cháu chúng tôi khi nghe thấy ông nói như vậy, thì chúng tôi chỉ biết ngồi khóc và trong thâm tâm của mỗi người đều rất thương ông.
Cứ thế chúng tôi nói chuyện với ông cho đến lúc chúng tôi chào ông để ông đi.
Sau ông là hai người bác tôi và một người chị con bác Nho là anh trai của bố tôi mất từ năm chị 20 tuổi. Mọi người rất vui mừng vì dòng họ mình đã tìm được Ông Huyên.
Tiếp đấy là bà ngoại của cháu Hương lên. Bà hỏi han chuyện trò với con cháu rất vui vẻ. Buổi trưa hôm đó ông bà, các cụ trong dòng họ nhà tôi lên tất cả là 13 người. Ngày hôm đó ông Huyên về để báo tin cho con cháu trong dòng họ.
Đến sáng hôm sau tôi đến nhà anh Vương thì được nghe kể lại tối hôm trước ông Huyên lên và vẽ bản đồ nơi ông nằm, để chúng tôi đi tìm.
Ngày hôm sau cháu Dũng con thứ hai của anh Vương không biết ai vào cháu nhưng lại nhận là ông Huyên. Tôi và cả nhà chưa phân biệt rõ. Lúc đó ai cũng nghĩ cháu Dũng cũng có khả năng tâm linh như cháu Hương và còn giỏi hơn cháu Hương, và nhận sẽ là người phụ giúp đắc lực cho cháu Hương.
Ngày hôm sau lúc ông bà các cụ lên, chúng tôi hỏi để xin phép về quê ở Hà Nam để thẩm định lại hai ngôi mộ của ông bà nội tôi đã thất lạc mà gia đình tôi mới tìm được, thì ông bà đều đồng ý.
Trích đoạn anh Vương viết lại chuyến về quê thẩm định hai ngôi mộ ông bà nội.
Buổi chiều hôm đó ngồi ăn cơm tại phòng ăn ở bếp nhà tôi. Cháu Biên con trai thứ ba của tôi ngồi gác chân lên bàn ăn, thì con gái tôi là cháu Hương bảo:
- Anh Biên bỏ chân xuống, không được ngồi như vậy!
Biên cười và nói:
- Anh quen rồi.
Hương quát lớn:
- Có bỏ không?
Sau đó tôi nói cháu Biên 8 giờ 30 tối đi học về, đến 42 Yết Kiêu lấy xe ô tô đưa gia đình về quê để thẩm định lại hai ngôi mộ của ông bà nội tôi. Thế rồi đúng hẹn cháu Biên đưa cả nhà về quê. Trên xe về quê có tất cả tám người trong đó có cháu Hương và cháu Dũng (lúc đó chúng tôi nghĩ là hai cháu có khả năng tìm mộ).
Trên xe về quê, chúng tôi trò chuyện với Ông Huyên như một người trần bình thường. Chỉ có điều lạ là: Tại sao trong người cháu Hương là Ông Huyên và trong người cháu Dũng cũng là Ông Huyên. Lúc đó chúng tôi chưa hiểu được tại sao lại thế? Chả mấy chốc chúng tôi cũng về tới Đồng Văn. Tôi quay sang cháu Hương để nói chuyện với Ông Huyên rằng lâu lắm rồi ông mới được về quê phải không. Ông cười và thể hiện sự xúc động…
Khi xe về đến chợ Lương, cách nhà tôi khoảng 7 km, xe mở cửa kính ra tôi thấy một điều kỳ lạ xảy ra. Con gái tôi nhìn ra ngoài, giơ tay vẫy chào và nói chuyện với người âm hay là ai thì chúng tôi không biết. Chỉ biết từ đó về đến nhà, cháu Hương nhìn ra ngoài luôn vẫy tay chào dọc đường và nói chuyện bằng một ngôn ngữ không phải là ngoại ngữ, cũng không phải là tiếng Việt…
Tôi có cảm nhận lúc đó trong con gái tôi là một vị nào đó có tước vị rất cao nên khi về được mọi người xếp hàng chào đón suốt 7 km dọc đường. Về tới nhà thì Ông Huyên vào cháu Hương nói đôi điều với tất cả con cháu. Sau đó ông nói: “Ông ra để nói chuyện với mọi người (người âm)”. Tiếp sau là mẹ tôi lên, mẹ tôi rất vui, nói chuyện với con cháu… Với nét mặt nghiêm nghị mẹ tôi nói: “Gọi thằng Biên vào đây!”.
Tôi không hiểu chuyện gì. Tôi chắp tay lạy mẹ: “Con xin mẹ, cháu có lỗi gì ạ?”. Mẹ tôi nói: “Cứ gọi nó vào đây!” Thế rồi tôi gọi cháu Biên vào để bà nói chuyện. Tôi thấy mẹ tôi chỉ vào mặt cháu hỏi: “Biết tội chưa con?”. Tôi thấy cháu Biên chắp tay lạy bà và nói: “Cháu biết lỗi rồi, cháu xin bà và cho cháu gửi lời cảm ơn ông bà, các cụ đã cứu cháu”.
Tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi hỏi cháu Biên có chuyện gì thì cháu nói: “Lát nữa con nói chuyện với bố.”. Sau đó mẹ tôi ra thì bố tôi lên, ông trò chuyện với con cháu … Một lúc sau ông nói: “Thằng Biên, đã biệt tội chưa?” Cháu Biên nói: “Cháu biết tội rồi ạ! Cháu cảm ơn ông bà và các cụ đã cứu cháu”.
Ông hỏi tiếp: “Còn đau không?”. Lúc đó cháu giơ chân lên nói: “Cháu vẫn còn sưng ạ!” và ông nói: “Sẽ hết sưng thôi”…
Sau khi các cụ đi, tôi hỏi cháu Biên và cháu kể lại: “Con đang đi xe máy, tự nhiên xe vít ga lên 100km/h thì con bị ngã. Người nằm trên xe và xe bị kéo đi khoảng 50m trên đường. Ghi đông và phanh xe mài xuống đường, mòn vẹt hết mà người không làm sao chỉ bị sưng chân nhẹ”. Lúc này tôi đã hiểu được, đây là sự cảnh cáo của các cụ, ông bà về hành vi hồi sáng ngồi gác chân lên bàn và sự ngang ngược với một người cháu không nghe lời các cụ, ông bà và bố mẹ. Cháu Biên cũng nhận ra điều đó. Thế rồi chúng tôi chuẩn bị đi thẩm định lại hai ngôi mộ của ông, bà nội.
“Thế rồi hôm đó lần thứ hai tôi được biết các cụ, ông bà lên nhập vào con gái tôi sau lần đi gọi hồn ở trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Hôm đó vợ chồng tôi và con cháu trong gia đình được ngồi nói chuyện với các cụ, ông bà, có bảy cụ lên, và các cụ đều thông báo cho chúng tôi biết: “gia đình nhà ta có cháu Hương đã được Mẫu chứng và có thể tới đây sẽ đi làm việc cho NGƯỜI”.
Đây là 1 tin vui cho cả dòng họ Nguyễn, có một điều tôi tâm đắc nhất, ông nội tôi là cụ Nguyễn Văn Dương về. Cụ đã mất từ khi bố tôi còn nhỏ (lúc khoảng 13 - 14 tuổi). Cụ mất vào ngày 23 tháng chạp là ngày đưa Ông Táo về Trời. Vậy mà nay tôi lại được nói chuyện với Ông tôi, một người Ông mà tôi chỉ được biết qua bố tôi và Bác tôi kể lại.
Tôi rất mừng đã được gặp Ông, có một việc mà tôi muốn xin ý kiến của Ông. Do chiến tranh loạn lạc, hai ngôi mộ của Ông và Bà bị thất lạc. Lúc bố tôi còn sống đã cùng bác tôi đi tìm nhiều lần mà không thấy đến khi tôi và Mẹ tôi cùng anh em đã tìm được mộ Ông, Bà. Nguyện vọng của con, cháu là muốn quy tụ hai ngôi mộ của Ông, Bà về nghĩa trang. Nhưng đi xem đều không được.
Hôm nay gặp ông, tôi xin ông chuyển hai ngôi mộ này thì ông tôi nói: “Ông rất nể thằng Vương, ông đồng ý cho chuyển nhưng phải nhờ sư Đông xem giúp và sư Đông đứng ra tổ chức di chuyển”. (Sư Đông là người đã kết nghĩa cùng tôi từ khi tôi còn học tập và công tác tại CHDC Đức. Khi về Nước thầy đã đi tu, xây dựng và trù trì 4 ngôi chùa ở tỉnh Hà Nam, nơi mà Mẹ tôi lúc còn sống thường hay đi lễ chùa và chăm sóc thầy lúc thầy ốm đau. Từ đó gia đình tôi và thầy Đông có quan hệ thân thiết, và thầy coi mẹ tôi như Mẹ đẻ của thầy.)
Tôi nói với ông nội: “Ông ơi, cháu vô cùng phấn khởi vì ông đồng ý cho cháu chuyển mộ của ông, bà và cháu xin phép ông được ngồi uống rượu cùng ông vào một ngày nào đó!”. Và ông đồng ý nhận lời mời của tôi.
Tôi xin trích đoạn các sự kiện ở tại gia đình nhà anh Vương mà chị Sáu là người được chứng kiến và viết ra:
Em gái tôi ở bên Đài Loan điện thoại về và nghe chuyện gia đình như vậy, em nói với tôi: “Chị Sáu ơi, chị đi xem bói đi xem nhà mình có chuyện gì mà ông bà, các cụ về đông thế?”. Khi đó tôi nói với Lan: “Không có vấn đề gì đâu nhà mình có phúc lắm mới được như thế đấy”. Rồi tôi lại kể cho Lan nghe về những lần ông bà, các cụ lên dạy con cháu. Sau đó tôi điện thoại xuống nhà anh Vương và hỏi: “Sao các cụ ông bà về mà anh không điện cho em?”.
Anh Vương nói: “Anh đang ở cơ quan nghe cháu Dũng con trai thứ hai của anh gọi điện nói là cháu máy mắt nhiều và theo linh cảm của cháu là các cụ ông bà về”. Nghe vậy anh tôi và cháu Hương về ngay, chắc là có chuyện gì ông bà muốn gặp.
Lúc tôi gọi điện xuống thì ông nội và bố mẹ tôi vừa lên nói chuyện xong. Sau đó là ông ngoại của cháu Hương lên nói chuyện. Anh Vương chuyển máy cho tôi nói chuyện với ông, ông gọi: “Chị Sáu à, lúc nào chị cũng quan tâm và nhắc đến tôi nhiều lắm!”.
Tôi lỡ nói với ông: “Ông ơi, mấy hôm nữa cháu xuống thăm ông nh!” (nghĩa là xuống nhà anh Vương).
Ông cười và bảo: “Làm sao mà xuống thăm ông được?”.
Lúc đó tôi chợt nhận ra ý của ông là không thể xuống dưới âm thăm ông được tôi liền bảo: “Bây giờ cháu xuống ngay nhà anh Vương ông đợi cháu nhé!”.
Tôi dắt xe đi luôn xuống nhà anh Vương. Lúc đến nơi thì ông vẫn đang nói chuyện. Tôi mua nhãn và bóc mời ông ăn, ông ngồi nói chuyện với con cháu vui vẻ y như lúc ông còn sống vậy. Lúc ông gần đi thì tôi có hỏi:
- Ông ơi, sau ông thì ai lên hả ông?
Ông cười và nói:
- Không nói, tự biết.
Lúc đó tôi và anh Định (anh trai thứ tư của tôi) hiện ở tại cầu Bà Bộ TP Cần Thơ cùng điện thoại ra Hà Nội để được nghe ông bà, cha mẹ đã mất mà được về nói chuyện với con cháu. Có gì vui và hạnh phúc hơn thế! Các cụ về mừng mừng tủi tủi nhất là mẹ tôi chỉ khóc và khóc. Khi ông bà cha mẹ tôi đã đi rồi, có một người về sau cùng và khóc rất nhiều. Ông không nói ông là ai cả, và anh em tôi hỏi ông có phải là anh trai của bố tôi không thì ông mới gật đầu. Ông tên là Nguyễn Văn Huyên, mất năm mới 15 tuổi vì trận đói khoảng những năm 1945.
Tôi xin trích đoạn các sự kiện ở tại gia đình nhà anh Vương mà chị Sáu là người được chứng kiến và viết ra:
Anh Vương hỏi ông:
- Ông mất ở trên Hà Nội phải không?
Ông nói:
- Không phải
Anh Vương lại hỏi:
- Thế bây giờ ông đang ở đâu để anh em chúng con tìm ông về?
- Ông không nói được, từ từ, tự cháu Hương sẽ tìm thấy ông. Cứ đến khắc Hương sẽ thấy ông.
Sau đó tôi mở điện thoại gọi cho anh Định và em Tám ở trong Cần Thơ để nghe ông nói chuyện. Ông Huyên có bảo anh Định rằng:
- Ông chỉ nghe con thắp hương kêu đến tên ông sao không về để tìm ông hả Định?
Anh Định trả lời:
- Con sẽ thu xếp để về tìm ông, ông ạ!
Rồi cứ thế chúng tôi lại gặng hỏi ông là ông đang ở đâu để chúng tôi đi tìm ông về.
Ông lại bảo:
- Ông không thể nói được.
Ngay lúc đó cháu Hùng con trai cả của anh Vương hỏi:
- Có phải ông ở Hà Tây không ạ?
Thì lúc đó ông nói:
- Đúng rồi, đúng rồi.
Và ông khóc nhiều lắm, chúng tôi lại hỏi ông:
- Ông ơi, ông ở thôn nào, xã nào, huyện nào hả ông?
Ông ngập ngừng không nói. Sau đó ông bảo:
- Ông không có danh tánh gì nên không nói được.
Có lẽ đây cũng là một thử thách giúp gia đình chúng tôi tự tìm hiểu là ông mất ở đâu, năm nào ?
Lúc đó anh Vương bảo cháu Hùng gọi điện thoại hỏi 108 về các địa danh ở tỉnh Hà Tây. Khi hỏi ông:
- Có phải ông ở thị trấn Vân Đình- Hà Tây không ạ?
Nghe thế ông liền bảo:
-Đúng rồi, đúng rồi!
Ông mừng quá và khóc càng lớn hơn. Chúng tôi thương ông vô cùng. Sau đó chúng tôi hỏi đến xã, thôn thì biết ông ở thôn Vân Đình, xóm Vân Đình, xã Vân Đình, thị trấn Vân Đình.
Mọi người hỏi ông ở đoạn đường nào thì ông bảo:
- Cứ đến đấy thì cháu Hương sẽ tìm thấy ông.
Chúng tôi mời ông ăn hoa quả và uống nước.
Tôi nhớ ông có bảo: “Chưa bao giờ ông được ăn uống nhiều như thế này”. Chắc hẳn ông ở dưới đó đói, và rét lắm. Từ lúc ông lên đến khi ông đi ông uống hết bốn cốc nước to. Lúc đó trong lòng mỗi anh em, con cháu chúng tôi khi nghe thấy ông nói như vậy, thì chúng tôi chỉ biết ngồi khóc và trong thâm tâm của mỗi người đều rất thương ông.
Cứ thế chúng tôi nói chuyện với ông cho đến lúc chúng tôi chào ông để ông đi.
Sau ông là hai người bác tôi và một người chị con bác Nho là anh trai của bố tôi mất từ năm chị 20 tuổi. Mọi người rất vui mừng vì dòng họ mình đã tìm được Ông Huyên.
Tiếp đấy là bà ngoại của cháu Hương lên. Bà hỏi han chuyện trò với con cháu rất vui vẻ. Buổi trưa hôm đó ông bà, các cụ trong dòng họ nhà tôi lên tất cả là 13 người. Ngày hôm đó ông Huyên về để báo tin cho con cháu trong dòng họ.
Đến sáng hôm sau tôi đến nhà anh Vương thì được nghe kể lại tối hôm trước ông Huyên lên và vẽ bản đồ nơi ông nằm, để chúng tôi đi tìm.
Ngày hôm sau cháu Dũng con thứ hai của anh Vương không biết ai vào cháu nhưng lại nhận là ông Huyên. Tôi và cả nhà chưa phân biệt rõ. Lúc đó ai cũng nghĩ cháu Dũng cũng có khả năng tâm linh như cháu Hương và còn giỏi hơn cháu Hương, và nhận sẽ là người phụ giúp đắc lực cho cháu Hương.
Ngày hôm sau lúc ông bà các cụ lên, chúng tôi hỏi để xin phép về quê ở Hà Nam để thẩm định lại hai ngôi mộ của ông bà nội tôi đã thất lạc mà gia đình tôi mới tìm được, thì ông bà đều đồng ý.
Trích đoạn anh Vương viết lại chuyến về quê thẩm định hai ngôi mộ ông bà nội.
Buổi chiều hôm đó ngồi ăn cơm tại phòng ăn ở bếp nhà tôi. Cháu Biên con trai thứ ba của tôi ngồi gác chân lên bàn ăn, thì con gái tôi là cháu Hương bảo:
- Anh Biên bỏ chân xuống, không được ngồi như vậy!
Biên cười và nói:
- Anh quen rồi.
Hương quát lớn:
- Có bỏ không?
Sau đó tôi nói cháu Biên 8 giờ 30 tối đi học về, đến 42 Yết Kiêu lấy xe ô tô đưa gia đình về quê để thẩm định lại hai ngôi mộ của ông bà nội tôi. Thế rồi đúng hẹn cháu Biên đưa cả nhà về quê. Trên xe về quê có tất cả tám người trong đó có cháu Hương và cháu Dũng (lúc đó chúng tôi nghĩ là hai cháu có khả năng tìm mộ).
Trên xe về quê, chúng tôi trò chuyện với Ông Huyên như một người trần bình thường. Chỉ có điều lạ là: Tại sao trong người cháu Hương là Ông Huyên và trong người cháu Dũng cũng là Ông Huyên. Lúc đó chúng tôi chưa hiểu được tại sao lại thế? Chả mấy chốc chúng tôi cũng về tới Đồng Văn. Tôi quay sang cháu Hương để nói chuyện với Ông Huyên rằng lâu lắm rồi ông mới được về quê phải không. Ông cười và thể hiện sự xúc động…
Khi xe về đến chợ Lương, cách nhà tôi khoảng 7 km, xe mở cửa kính ra tôi thấy một điều kỳ lạ xảy ra. Con gái tôi nhìn ra ngoài, giơ tay vẫy chào và nói chuyện với người âm hay là ai thì chúng tôi không biết. Chỉ biết từ đó về đến nhà, cháu Hương nhìn ra ngoài luôn vẫy tay chào dọc đường và nói chuyện bằng một ngôn ngữ không phải là ngoại ngữ, cũng không phải là tiếng Việt…
Tôi có cảm nhận lúc đó trong con gái tôi là một vị nào đó có tước vị rất cao nên khi về được mọi người xếp hàng chào đón suốt 7 km dọc đường. Về tới nhà thì Ông Huyên vào cháu Hương nói đôi điều với tất cả con cháu. Sau đó ông nói: “Ông ra để nói chuyện với mọi người (người âm)”. Tiếp sau là mẹ tôi lên, mẹ tôi rất vui, nói chuyện với con cháu… Với nét mặt nghiêm nghị mẹ tôi nói: “Gọi thằng Biên vào đây!”.
Tôi không hiểu chuyện gì. Tôi chắp tay lạy mẹ: “Con xin mẹ, cháu có lỗi gì ạ?”. Mẹ tôi nói: “Cứ gọi nó vào đây!” Thế rồi tôi gọi cháu Biên vào để bà nói chuyện. Tôi thấy mẹ tôi chỉ vào mặt cháu hỏi: “Biết tội chưa con?”. Tôi thấy cháu Biên chắp tay lạy bà và nói: “Cháu biết lỗi rồi, cháu xin bà và cho cháu gửi lời cảm ơn ông bà, các cụ đã cứu cháu”.
Tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi hỏi cháu Biên có chuyện gì thì cháu nói: “Lát nữa con nói chuyện với bố.”. Sau đó mẹ tôi ra thì bố tôi lên, ông trò chuyện với con cháu … Một lúc sau ông nói: “Thằng Biên, đã biệt tội chưa?” Cháu Biên nói: “Cháu biết tội rồi ạ! Cháu cảm ơn ông bà và các cụ đã cứu cháu”.
Ông hỏi tiếp: “Còn đau không?”. Lúc đó cháu giơ chân lên nói: “Cháu vẫn còn sưng ạ!” và ông nói: “Sẽ hết sưng thôi”…
Sau khi các cụ đi, tôi hỏi cháu Biên và cháu kể lại: “Con đang đi xe máy, tự nhiên xe vít ga lên 100km/h thì con bị ngã. Người nằm trên xe và xe bị kéo đi khoảng 50m trên đường. Ghi đông và phanh xe mài xuống đường, mòn vẹt hết mà người không làm sao chỉ bị sưng chân nhẹ”. Lúc này tôi đã hiểu được, đây là sự cảnh cáo của các cụ, ông bà về hành vi hồi sáng ngồi gác chân lên bàn và sự ngang ngược với một người cháu không nghe lời các cụ, ông bà và bố mẹ. Cháu Biên cũng nhận ra điều đó. Thế rồi chúng tôi chuẩn bị đi thẩm định lại hai ngôi mộ của ông, bà nội.
Trích đoạn lời kể của chị Sáu:
Đến trưa hôm sau chị Thanh điện cho tôi nói là rất mừng nhà mình cháu Hương tìm được 15 ngôi mộ của các cụ, ông bà và cháu Dũng là người phụ giúp. Chị bảo tôi về quê ngay. Nghe thấy thế tôi mừng quá lập tức phóng xe về ngay.
Từ nhà tôi về đến quê mất khoảng 60 km. Những lần trước khi về quê người tôi cảm thấy rất mệt mỏi nhưng hôm nay thật lạ thường. Tôi đi xe máy về một mình mà như có một động lực nào đó thúc đẩy khiến tôi không còn mệt mỏi gì cả. Về đến nhà thì những người đi thẩm định mộ đã có mặt đầy đủ. Cùng lúc đó chị Thanh bảo đã tìm được mười lăm ngôi mộ ở mảnh vườn của một người em họ. Mảnh vườn đó có hai ngôi mộ của ông bà nội tôi. Trong mười lăm ngôi mộ lại có hai ngôi mộ nhận là ông bà Tạo và hai ngôi mộ nhận là ông bà Nho. Nhưng 4 ngôi mộ trên theo tôi được biết đã được chuyển đi chỗ khác sao bây giờ lại nhận ở vườn dưới này.
Tôi rất băn khoăn muốn chạy ngay ra hỏi anh Vương và cháu Dũng đang ngồi ở võng ngoài vườn. Nhưng lúc đó như có ai đang níu chân tôi làm tôi không thể ra chỗ anh Vương đuợc.
Rồi tôi cùng mấy chị em xuống bếp nấu cơm. Trong đầu tôi lại hiện lên những câu hỏi sao chỉ có hai ngôi mộ của ông bà nội thôi mà giờ lại nhiều vong lên nhận ông bà, các cụ nhà mình thế? Lúc này trời vừa nhá nhem tối, cả nhà dọn cơm lên ăn. Vào mâm cơm anh Toản là anh họ tôi và anh Vương đang bàn xem tại sao lại có hai ngôi mộ ông bà Nho và hai ngôi mộ ông bà Tạo ở đây. Nhưng thực tế 4 ngôi mộ này lại ở một nghĩa địa khác. Anh Vương quyết định ngày mai phải thẩm định lại, tôi bức xúc nói với anh Vương: “Anh xem lại đi, hồi em còn nhỏ đã chứng kiến bác Nho bốc mộ rồi mà sao vẫn còn ở đây. Anh xem lại nhỡ có vong nào khôn ngoan nhảy vào nhận để sau này cháu Hương giúp họ thì sao”.
Lúc nói xong người tôi nổi gai ốc và ớn lạnh tôi nhìn sang cháu Hương thì thấy cử chỉ của cháu rất lạ. Cháu nhìn lên trần nhà, một lúc sau cháu lại trở lại trạng thái bình thường và cháu Hương nói:“Bố ạ, có khi những người đó có phúc nên mới nhảy vào dòng họ nhà mình để sau này mình giúp người ta”. Xong tôi lại nói: “Cháu phải tìm đến nhà người ta để giúp họ tìm được mộ”. Ngay sau câu nói của tôi cử chỉ của cháu Hương rất lạ và quát tôi: “Cháu Hương không phải đi tìm ai cả mà người ta phải tự tìm đến cháu Hương nhà mình!”.
Khi cả nhà ăn cơm xong, cháu Hương bảo đưa cho cháu quyển sách ghi chép ngày hôm đó tìm mộ để cháu xem lại. Khi cháu xem thì cử chỉ của cháu như một người khác. Trước lúc đó anh Vương có nói với cháu Hương: “Con xin, để biết xem sao lại có sự việc như vậy?”.
Cháu Hương nhìn vào quyển sổ ghi những ngôi mộ rồi cháu quát lên và chỉ tay vào những ngôi mộ không đúng đến hai ngôi mộ của ông bà thì cháu nói: “Đúng, đúng đây là hai ngôi mộ cụ Dương ông và cụ Dương bà nhà mình còn lại các ngôi mộ khác là giả”.
Cùng lúc đó mọi người hỏi đến cháu Dũng để đi thẩm định lại hai ngôi mộ gần nhà, thì lúc đó cháu Dũng đã phóng xe máy đi được mười phút. Cháu Hùng điện thoại gọi cho cháu Dũng thì cháu Dũng trả lời: “Em đang ở xa lắm không biễt chỗ nào cả, chỉ biết quanh em toàn cây thánh giá thôi”. Khi nghe thấy thế tôi bảo đưa ngay máy cho cháu Hương. Vì trong suy nghĩ của tôi lúc nào tôi cũng nhớ đến lời ông bà các cụ đã dạy và nói: “Lúc nào cũng phải nghe Vương còn đúng hay sai là cháu Hương quyết định”.
Trong đầu tôi nghĩ là cháu Hương gọi thì cháu Dũng mới dừng lại, lúc đó cháu Hương nói chuyện với Dũng: “Anh nhìn xem ở đó chỗ nào có ánh điện thì vào hỏi người ta chỗ đó là ở đâu?”.
Dũng nghe lời và đi về phía nhà có ánh sáng điện. Ngay lúc đó, cháu Hùng gọi điện thoại vào máy của cháu Dũng nói: “ Em xem nhà dân nào ở đó vào hỏi đường về”. Cháu Dũng hỏi thăm thì chủ nhà nói: “Đây là nghĩa địa của những người theo đạo Thiên Chúa Giáo ở Phó Đa”. Nơi đó cách làng tôi chừng 10 km.
Cháu Hùng bảo cháu Dũng đưa máy cho người chủ nhà và nhờ họ giữ cháu Dũng lại đó để người nhà đến đón. Rồi cả gia đình tôi lên ôtô đi tìm cháu. Anh Toản và cháu Hương thì đi xe máy để tìm cháu Dũng.
Lúc tìm cháu Dũng về, đi trên xe tôi có hỏi cháu đi đâu mà lại đến đây thì cháu nói: “Cháu cũng không biết.” Về đến nhà cháu mới nói không biết ai dẫn cháu đi, phóng xe như bay trên bờ ruộng mà không bị ngã. Từ nhà đến đấy khoảng mười km mà cháu chỉ đi trong vòng 10 phút. Ngay buổi tối hôm đó, khoảng 10 giờ cả nhà tập trung đi thẩm định hai ngôi mộ gần nhà mà lúc chiều vong lên nhận là mộ của bác Phức gái. Chúng tôi đi khoảng mười người, cháu Hương nói mọi người đứng trên bờ để cháu Hương, cháu Hiền và Cháu Dũng xuống thắp hương vào ngôi mộ mà buổi sáng nhận là bác Phức gái. Nhưng ngôi mộ của bác Phức lại nằm ở thửa ruộng trên chứ không phải nằm ở đây.
Lúc xuống đó cháu Hương bảo cháu Hiền ghi lại địa chỉ những ngôi mộ nhận giả. Cháu Hương thắp hương rồi chỉ tay xuống mộ và nói:“Là ai, là ai”? Ngay sau đó lại có một giọng khác vào cháu, chắp tay lạy và nói:“Con xin, con xin!”.Sau đó lại thoát ra và một giọng rất nghiêm khắc vào cháu Hương quát:
- Địa chỉ nhà, con cái ở đâu rồi ta thương, ta giúp!
Sau khi nói xong lại có một giọng khác vào cháu Hương và nói:
- Con cháu của họ ở Lĩnh Nam. Vong đó cầu xin:
- Con xin người giúp con vì lâu lắm rồi con không được gặp con, gặp cháu!
Rồi tiếp đến chúng tôi lên ngôi mộ ở ruộng trên đã bị liệt nấm từ rất lâu. Đến nơi, bác Phức nhập vào cháu Hương và quay sang hỏi cháu Dũng: “Dũng à, bà ở đây cơ mà chiều cháu tìm ai hả Dũng?”. Vì cháu Dũng là người nhận hỗ trợ cho cháu Hương tìm vị trí nơi có mộ để cháu Hương hỏi vong ở vị trí đó…
Khi đã thẩm định xong thì cả nhà đi về. Anh em chúng tôi đều hoang mang không biết sự việc đó là như thế nào.
Sáng hôm sau tôi nghe bạn gái của cháu Dũng nói với chị Thanh:
“Anh Dũng đêm hôm trước đi đâu mà sáng về quần áo dính đầy bùn đất…”. Khi nghe nói vậy, tôi nghĩ ngay đến tối hôm qua cháu Dũng cũng có điều gì đó rất lạ vì cháu chạy một mạch đến nghĩa địa của những người theo đạo thiên chúa giáo. Cả nhà đều có chút gì đó nghi ngờ về những hành động của cháu. Anh Vương có kể lại: “Dũng nói với anh, đêm hôm qua con có gặp chú Toản con ông Tuy bị giam trong ngục. Con thắc mắc chú Toản còn sống mà tại sao lại bị giam ở dưới này, và con chạy vào xin cho chú ấy”…
Ngày hôm đó anh Vương nhờ cháu Thuỷ là bạn cháu Dũng luôn phải trông chừng cháu Dũng, không cho ra khỏi nhà để cả nhà đi thẩm định những ngôi mộ còn lại. Lúc đến nơi, đi đến từng ngôi thì các vong ở vị trí đó đều van xin, khóc lóc và đọc địa chỉ nhờ người cứu giúp. (Tương tự như ngôi mộ đêm hôm trước đi thẩm định). Còn hai ngôi mộ của ông bà thì bị sai lệch, khi đó ông nội tôi lên, anh Vương có hỏi:“Ông ơi tại sao ngày trước ngôi mộ của ông ở đằng kia tại sao bây giờ lại ở đằng này hả ông?”. Nhưng lúc đó ông nội tôi cười rất tươi và nói nhỏ: “Ở đây không tiện.”…
Lúc thẩm định xong thì chủ của khu vườn đó là chú em rể họ tôi có thái độ miệt thị chúng tôi và nghĩ chúng tôi mê tín dị đoan… Người chủ nhà bức xúc nói: “Vườn nhà tôi chứ có phải nghĩa địa đâu mà các anh chị đưa thầy về thích làm gì thì làm”... Lúc đó người trong cháu Hương rất giận dữ nhìn theo người chủ một lúc rồi nói: “Người này đáng ra là được hưởng phúc lớn, nhưng như thế này thì mất hết phúc”. Nói đến đây cháu bảo tất cả chúng tôi đi về.
Qua những việc như vậy, có rất nhiều người trong làng đến chứng kiến từ đầu đến cuối, họ cũng có nhiều lời ra, tiếng vào về việc này… Chính trong bản thân mỗi chúng tôi cũng đều đặt ra các câu hỏi tại sao lại có những sự việc thật thật, giả giả như vậy?
Đồng thời từ những sự việc này, anh em con cháu chúng tôi cũng nhận ra những điều huyền bí về thế giới tâm linh.
Phải chăng đây là những thử thách đầu tiên của anh em, con cháu trong dòng Họ Nguyễn chúng tôi về chữ Hiếu.
Khi về nhà có mấy bà hàng xóm cũng theo về nhà tôi. Đúng lúc đó mẹ tôi vào cháu Hương. Mẹ tôi nhận ra tên mấy bà mà ngày mẹ tôi còn sống thường hay đi lễ Chùa cùng nhau, mẹ tôi ôm mấy bà khóc và trò chuyện… Nói xong thì mẹ tôi đi, còn lại mấy chị em tôi ngồi trên tầng hai nói chuyện thì thấy cháu Dũng chạy lên hỏi: “Mọi người đang nói chuyện gì vui thế?”. Lúc đó chúng tôi cảm thấy có điều gì không bình thường ở cháu Dũng. Không ai bảo ai chúng tôi trả lời:
- Không có chuyện gì đâu.
Nghe mọi người nói vậy cháu Dũng trả lời:
- Tưởng có chuyện gì vui thì lên.
Thấy cử chỉ đó của cháu, chúng tôi lại nghi ngờ và đặt dấu hỏi. Điều này đã được chứng minh khi chúng tôi xuống nhà dưới. Tôi nhìn thấy cháu đứng với bạn ở ngoài sân nói chuyện, nhưng cháu lại đứng một chân mà còn nhún nhún trông rất bất thường...
Ngày hôm sau tôi gọi điện thoại cho anh Vương và anh Định nói về những cử chỉ bất thường của cháu Dũng...
Chiều tối ngày hôm đó, anh Vương và cháu Dũng ngồi trên võng ở ngoài vườn hồng. Không biết cháu đã nói gì với anh mà khiến anh rất sợ không muốn nghe tôi nói chuyện và anh bảo: “Thôi anh biết hết rồi em không phải nói gì cả”.
Lúc chưa nói được với anh tôi rất bức xúc. Lúc đó trời đã nhá nhem tối. Cả nhà lên xe về Hà Nội, tôi và cháu Hùng thì đi xe máy. Ngoài trời thì mưa rất to trên đường đi tôi nói với cháu Hùng: “Hùng ơi, cô thấy trong người thằng Dũng có điều gì đó không bình thường, chắc là ma nhưng mà giỏi và siêu phàm lắm”...
Về đến nhà tôi điện cho anh Vương thì anh bảo xe bị thủng xăm đang dừng ở Đuôi Cá để sửa.
Sáng hôm sau tôi xuống nhà anh Vương thì anh có kể lại trên đường đi có một vụ tai nạn. Người ta nhờ xe nhà mình nhưng cháu Dũng lại nói đi đi thế là cháu Biên lái xe đi luôn. Khi về đến nhà mọi người mới nghĩ ra xe nhà mình không dừng lại để làm phúc đưa người ta đi cấp cứu là sai.
Gia đình tôi lúc này vẫn còn mông lung lắm, chúng tôi cũng chưa hiểu gì.
Sau buổi tối hôm đó tôi về nhà nhưng cả đêm tôi không ngủ được. Sáng hôm sau tôi điện cho anh Vương đang làm việc trên cơ quan và nói với anh: “Em nhìn cháu Dũng có nhiều cử chỉ không bình thường, tối hôm nay anh về nhớ hỏi lại cháu Hương những điều mà ông nội, bố mẹ và bác Huyên đã dặn nhiều lần, là mọi việc trong gia đình người quyết định cuối cùng là anh, còn đúng hay sai mới là cháu Hương”.
Dặn anh song tôi vẫn lo anh quên…
Sau khi dập điện thoại tôi gọi ngay cho chị dâu và dặn chị nhớ bảo anh hỏi cháu Hương vì em thấy trong người cháu Dũng không bình thường...
Nhưng lại có điều rất kỳ lạ là tôi với chị Thanh đang nói chuyện với nhau thì người trong cháu Dũng phát hiện ra và hình như người đó biết đang có người nghi ngờ cháu Dũng. Từ trên nhà cháu chạy xuống phòng hỏi chị Thanh: “Mẹ đang nói chuyện với ai đấy?”. Khi tôi nghe thấy cháu nói như vậy qua điện thoại thì tôi sởn hết gai ốc và nghĩ người trong cháu Dũng đã phát hiện ra tôi và chị Thanh đang nói chuyện về cháu. Lúc đó chị Thanh trả lời: “Có nói chuyện gì đâu.” Xong chị dập máy, hai phút sau tôi thấy số điện thoại nhà anh Vương điện lên nhà tôi rồi lại tắt luôn. Tôi đoán ngay là cháu Dũng đã phát hiện ra tôi đã nghi ngờ nên điện thoại lên nhưng không nói gì. Tôi điện ngay lại thì cháu Dũng nhấc máy tôi hỏi:
- Sao Dũng điện lên không nói gì với cô. Rồi cháu Dũng bảo:
- Cháu gọi lên xem có Hồng ở đó không?
Tối hôm đó không biết ai tác động vào trong suy nghĩ của tôi, lúc tôi đi ngủ thì tôi cứ Niệm Phật, xin Mẫu, và các cụ ông bà: “Nhà mình có phúc cho cháu Hương được như thế này thì con xin Mẫu và các cụ, ông bà cho con biết hiện tại trong nhà anh Vương đang có phái thiện, phái ác và trong người cháu Dũng có nửa thiện nửa ác không?”.
Cứ thế tôi nằm Niệm Phật, cầu xin Mẫu và các cụ, ông bà khai sáng cho anh con là Nguyễn Văn Vương để giải quyết vấn đề trong gia đình, cho anh em chúng con biết đường mà lội, biết lối mà đi. Tôi cứ Niệm Phật… đến khi ngủ thiếp đi.
Khoảng 9 - 10 giờ sáng tôi thấy nóng ruột, tôi xuống nhà anh Vương thì thấy chị Thanh kể lại: Sáng nay, khi cả nhà đang ngồi ở bàn ăn thì cháu Dũng đi học nhưng quay về với vẻ mặt hoảng hốt và cháu nói: “Nó đang chờ ở cầu Chương Dương, đến đấy thì nó chém chết!” Nói xong, cháu Dũng chỉ vào mình và nói: “Nó đây này, từ ngực xuống là nó, trên đầu này là của con”. Khi nói thì miệng cháu bị bóp méo, cả nhà nghe không rõ. Sau đó anh Vương hỏi: “Mày là ai mà lại vào làm hại con tao?”. Cháu Dũng định nói ra thì miệng bị bóp méo không thể nói được. Lúc đó anh Vương chỉ vào mặt Dũng và nói: “Mày là người đi theo thằng Thành từ Đồng Văn lên vào con tao…” Thì người vào Dũng liền nói: “Phạm quy”. Lúc đó Dũng tự phân bua với chính mình là: “ Đấy là bố nói chứ không phải Dũng nói”...
Sau đó anh Vương lên ban thờ thắp hương. Chị Thanh hỏi cháu Dũng: “Mày là ai mà lại vào làm khổ con tao mấy chục năm nay?” Dũng không nói gì thì chị Thanh quát to: “Thì ra bây giờ tao mới biết mày là người đi theo thằng Thành và vào con tao”…
Thì lúc đó người trong cháu Dũng mới lộ ra và nhận là một vong ở Đồng Văn theo cháu Thành, con rể tôi lên chơi với cháu Dũng và theo cháu Dũng từ đó…Lúc này trên bàn, chị Thanh để đĩa xôi thắp hương thì cháu Hùng con trai lớn của chị Thanh với tay định bốc. Chị nhìn thấy liền quát: “Xôi để thắp hương sao lại thế!” . Nghe vậy cháu Hùng rụt tay lại và nói:“Con không biết tự nhiên sao con lại thế?”. Ngay lúc đó người trong cháu Dũng chỉ vào anh Định và cháu Hùng nói:“Là người của bọn nó đấy”…
Đến trưa mọi người lên phòng cháu Dũng thì thấy có người vào cháu Dũng và tự nhận là Ông Huyên nói rằng: “Thằng Dũng nó giỏi lắm các con ơi, nó có thể xoay chuyển được cả trái đất…” (Mãi về sau này chúng tôi mới hiểu ra và biết được người vào cháu Dũng hôm đó không phải là ông Huyên mà là một người khác mạo nhận.).
Đến trưa chị Thanh đi chợ về với ý định đuổi người ở trong cháu Dũng ra khỏi nhà không để nó hành hạ con mình nữa. Chị chạy thẳng lên phòng ngủ lấy một lá bùa trị tà bỏ vào trong người đề phòng người trong cháu Dũng hại chị. Sau đó chị chạy thẳng lên phòng Dũng, vừa chạy vừa khóc ầm ỹ. Lúc này ở phòng cháu Dũng có mặt đông đủ mọi người, chị Thanh chỉ thẳng vào mặt cháu Dũng quát to: “Mày làm khổ con tao, mày làm khổ cả tao mấy chục năm nay, bây giờ tao sẽ đuổi mày ra khỏi nhà tao!”. Lúc đó người trong cháu Dũng nhìn thẳng vào chị Thanh với vẻ mặt sợ sệt và khóc lóc và nói: “Nhà có phúc thế này đi làm sao được”. Thế rồi chị Thanh cứ hai tay đấm vào ngực mình và kêu khóc không ai can ngăn được. Mọi người dìu chị Thanh xuống phòng. Lúc đó ông Huyên vào cháu Hương nói: “Thanh con, hãy tỉnh táo lên, đừng mắc lừa họ, con đang bị bệnh tim!”. Khi đó, chị Thanh nhận ra ngay mình đang bị người khác điều khiển, nên chị kìm chế lại.
Sau đó anh Vương gọi điện thoại cho chị Đưởng ở Đắc Lắc và nói với chị rằng: “ Chị về ngay để đi tìm mộ ông Huyên!”. Tôi ghé tai vào điện thoại thì nghe rõ tiếng chị Đưởng nói với anh Vương:
- Việc của nhà ngươi ta ở trong này ta biết hết, để xem nhà ngươi có nhắc gì đến ta không, rồi ta sẽ về.
Nghe thấy thế anh Vương hoảng hốt nói:
- Người về giúp con và đi tìm mộ bác Huyên.
Tôi thấy anh rất lo sợ. Anh bảo anh muốn chị Đưởng về ngay để kịp đi tìm mộ Bác Huyên.
Từ trước đến nay, anh Định và chị Thanh luôn luôn va chạm và xích mích những chuyện đời thường. Chúng tôi cũng chỉ là những con người bình thường nên không tránh khỏi những sai lầm. Nhưng khi ông Huyên lên, ông rất khéo léo giải hòa cho hai chị em (chị dâu, em chồng) không còn giận nhau nữa.
Nhờ có ông phân tích, hai chị em đã hiểu rõ vấn đề đã bỏ qua mọi chuyện cũ và đoàn kết một lòng. Hôm đó, có ai đó vào chị Thanh nói:
- Từ nay không được nghe Vương chỉ nghe Thanh.
Thấy thế thì Ông Huyên vào cháu Hương nói:
- Khôn ngoan nhỉ, tất cả chỉ nghe Vương không được nghe Thanh.
Lúc đó tôi lại nhớ đến câu ông nội dạy tất cả mọi việc trong gia đình chỉ nghe Vương ngoài ra không được nghe ai hết. Lúc đó tôi biết ngay là có người vào chị Thanh để làm xáo trộn gia đình anh chị.
Ngay lúc nghe cháu Hương nói như vậy, tôi thấy chị Thanh bình tĩnh lại và nhận ra mình đã bị người khác nhẩy vào để phá nhưng anh em chúng tôi đã phát hiện kịp thời.
Còn riêng tôi, tôi cảm nhận được một điều rất kỳ lạ là khi tôi nóng ruột và trong người cứ nôn nao, tôi lại xuống ngay nhà anh Vương thì chắc chắn được nghe ông bà các cụ dạy bảo. Theo tôi nghĩ đó là một linh cảm thiêng liêng. Ngày hôm sau tuy tôi không có mặt ở đó nhưng lại được anh Vương kể lại là bố mẹ tôi lên dạy bảo con cháu. Hôm đó anh Vương tôi chọn ra những người trong đại gia đình để đi tìm mộ bác Huyên. Tất cả là mười ba anh em, con cháu trong dòng họ.
Mỗi ngày sau đó, anh em chúng tôi đã nhận ra được những điều thật và giả trong gia đình. Sau đó anh Vương mới kể chuyện cho mọi người trong gia đình về chuyện của cháu Dũng hôm về quê để thẩm định lại mấy ngôi mộ. Cháu Thủy – bạn của Dũng có kể với anh Vương là có người dẫn Dũng ra bờ ao, bảo cháu cầm chai nước lên và nói vào tai:
-Mày uống đi!
Nhưng tai bên kia lại có người nói:
-Thuốc sâu đấy đừng uống!
Lúc nghe anh Vương kể ra chuyện này thì tôi nghĩ là các cụ ông bà nhà tôi đã đi theo để bảo vệ cháu. Còn phía bên kia là ai xui cầm thuốc sâu uống thì chúng tôi chưa được biết. Sự việc cứ thế xảy ra và anh Vương là người chủ chốt xử lý mọi vấn đề. Còn cử chỉ của cháu Dũng nhiều lúc rất bất thường. Anh em chúng tôi thường xuyên bàn luận và tìm cách giải quyết, vì đã nhận ra trong người cháu Dũng có cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác.
Gần đến ngày đi tìm mộ ông Huyên thì cháu Dũng nói với bố xin thầy Đông cho con một lá bùa để tránh ma tà. Lúc đó anh Vương đã biết trong cháu Dũng có cái gì đó không đại diện cho cái thiện, rất cao siêu cho nên bùa của thầy Đông không có tác dụng gì. Khi đó chúng tôi mới vỡ lẽ câu nói của Phật: “PHẬT cao một thước, ma cao một trượng”. Trong con đường tu của chúng ta, bất cứ ai xin đừng quên câu nói này. Nhưng xin quý vị đừng quá hoang mang vì chân lý bao giờ cũng thuộc về cái thiện. Chỉ một điều làm cái ác khuất phục được, đó chính là lòng TỪ BI.
Khi đó anh Vương có nói với cháu:
- Sẽ có người cho con bùa nhưng không phải là bùa của thầy Đông.
Rồi anh Vương bảo cháu Hương:
- Con là người làm bùa cho thằng Dũng.
Ngày hôm sau, thấy cháu Hương chưa viết, anh Vương sốt ruột nhắc cháu thì cháu bảo từ từ. Hôm sau, cháu Hiền- con dâu cả của anh Vương sang thì cháu Hương bảo cháu Hiền:
- Chị vào viết cho em và đừng nhớ làm gì.
Sau đó, cháu Hương đọc cho cháu Hiền viết mấy điều cấm kị: “Cấm không được rủ rê, dẫn dắt Dũng…!”. Cháu Hương ký tên và đưa cho anh Vương. Anh Vương cầm bùa xem, rồi đưa cho cháu Dũng thì cháu Dũng bảo con không có ví. Anh Vương đi mua cho cháu Dũng một cái ví và dặn cháu phải luôn giữ bùa ở trong người. Anh hỏi lại là ai viết lá bùa này, thì cháu Hiền nhận Hương đọc cho con viết.
Anh Vương hỏi tiếp: “Thế con viết gì?”. Cháu Hiền trả lời : “Con không nhớ gì hết. Con chỉ biết, khi Hương ký và đánh một mũi tên chỉ lên trời thì ngay lập tức trời đất chuyển mưa sầm sập”. Mưa liên tục mấy ngày liền. Cả thành phố Hà Nội ngập hết và đó là đợt mưa lụt kéo dài từ ngày 30-10 đến ngày 04-11-2008 (dương lịch). Thời gian đó đã đánh dấu mốc lịch sử của đại gia đình tôi: Đi tìm mộ ÔNG HUYÊN và cũng là năm PHẬT MẪU giáng trần.
Mãi sau này khi chúng tôi đã biết Ông là ai, và khi sắp xa chúng tôi, Ông mới nói: “ Ông chính là một bộ CHÂN KINH ĐẠO NGHĨA đã về một gia đình dòng Họ Nguyễn”.
Hôm sau, cháu Dũng nói chuyện với anh Vương:
- Con đi ra đường, có người nói vào tai con cầm cái này về cho bố.
Rồi cháu đưa cho anh Vương một mẩu giấy và nói: “Bố cứ làm theo ý bố. Bố bảo sao con làm vậy.” Anh Vương có hỏi cháu là ai đưa cho con mảnh giấy này thì cháu trả lời con không biết. Anh Vương hỏi cháu bố có đọc được không. Dũng nói bố cứ đọc.
Trong tờ giấy có viết một số điều, nội dung như sau:
- Ao
- Hoa
- Ngày giỗ của Ông Huyên (mùng 04 tháng 02)
- Đi tìm mộ Ông Huyên
- Bỏ Thủy
- Mua hoa ly ly tặng Thủy
- Tại một quán trà đá.
- Trước khi đi. Tìm mộ ông Huyên
Và nói chờ ý kiến của bố. Cháu hỏi lại trong giấy người ta viết cái gì đấy thì anh Vương trả lời cái này chỉ bố biết thôi. Thấy vậy, anh Vương rất băn khoăn và suy nghĩ nhiều. Vì đã xử lý bao nhiêu sự việc thật giả nên anh đã đưa ra một quyết định đúng đắn: Việc nào thiện anh làm, việc nào không thiện anh bỏ. Rồi anh Vương bảo cháu Biên mở cái đĩa mà một người đi chùa đã đưa cho cháu Hùng từ mấy tháng trước nhưng chưa có ai xem. (Vì cháu Hùng làm ở viện Mỹ Thuật - Trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam, chuyên đi sưu tầm các hoa văn cổ ở các Đình,Chùa làm tư liệu cho Viện ).
Hôm đó như có ai xui khiến, anh Vương lại mở cái đĩa đó, bắt tất cả mọi người trong gia đình ngồi nghe và tụng theo. Nội dung đĩa đó là: “Sám cầu siêu độ chúng sinh nơi địa ngục”. Khi nghe xong hai đĩa này thì đã là 11h đêm, mọi người đi ngủ. Cháu Biên mang đĩa này lên phòng cháu Dũng mở bằng máy tính cho Dũng nghe. Vì lúc cả nhà ngồi nghe và tụng thì Dũng không nghe. Lúc đó, anh Vương đang nằm ngủ cháu Dũng hốt hoảng chạy xuống phòng gõ cửa và nói:
- Bố ơi, thằng Biên nó mở cái gì mà nghe sợ thế? Bố bảo nó tắt đi!
Nghe thấy vậy anh Vương liền bảo:
- Bố bảo nó mở thì con phải nghe.
Dũng lên giường nằm, người run bần bật, chân tay co rúm rồi lăn lộn và nói: “ Chỉ sợ một lúc thôi”. Lúc đó, anh Vương quát: “Mày phải ra khỏi nhà tao!” Và bảo chị Thanh mở hết cửa ra để đuổi “nó” đi. Người trong Dũng nói: “ Nhà có phúc dầy thế này thì làm sao mà đi được”.
Nói xong anh ghi bốn câu niệm Phật:
- Nam mô bổn sư Thích Ca Mô Ni Phật.
- Nam mô Đại Từ Di Lạc Tôn Phật.
- Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
Rồi dán trong phòng của cháu Dũng nhưng khi đi ngủ thì cháu lại quay ngược lại để không nhìn thấy những câu niệm Phật đó.
Trưa hôm sau, anh Vương đang nằm ngủ trong phòng thì cháu Dũng chạy lên bảo:
-Bố ơi, Bố bảo mọi người cất hết dao đi!
Anh Vương nghe vậy vội vàng làm theo vì sợ người trong Dũng làm điều gì nguy hiểm đến mọi người. Sau đó anh lên phòng thì chị Thanh nói: “ Anh à, ma nó sợ dao đấy!”. Anh Vương nghĩ lại ngay, mình lại bị “nó” lừa rồi. Và liền nghĩ ra: Hình như người trong Dũng sợ những vật sắc nhọn. Anh tự mình cắm mấy cái kim khâu dưới nệm ngay đầu giường và chân giường cháu Dũng ngủ mà không cho cháu biết.
Sau một đêm thì điều kỳ lạ đã xảy ra:
Sáng hôm đó, cháu Dũng soi gương và thấy một vệt rạch dài chạy dọc khuôn mặt. Cháu chạy xuống bảo với mọi người:
- Không hiểu tại sao hôm nay mặt cháu có một vết rạch đỏ chạy thẳng từ trán xuống sống mũi chia mặt cháu ra làm hai nửa.
Anh Vương kiểm tra lại mấy cây kim vẫn nằm im ở dưới nệm. Thế rồi, mọi người trong gia đình nhận ra, trong Dũng có hai phái: Thiện, Ác đang lôi kéo.
Thế rồi anh em tôi quyết định ngày đi tìm mộ ông Huyên về đoàn tụ cùng với ông bà, cha mẹ tôi ở Hà Nam. Lúc đó anh em tôi không hề biết đó là một thử thách mà PHẬT ĐỊA MẪU đưa xuống để thử lòng đại gia đình tôi. Mà người đứng đầu là anh trai tôi - Nguyễn Văn Vương . Lúc này, anh em tôi chỉ biết rằng, bằng một tấm lòng của một người con, cháu thấy bác mình khổ quá không thể chậm trễ, phải đưa bác về càng sớm càng tốt.
Thế là không bao lâu, anh em tôi quyết định ngày đưa bác về là ngày 6/10/2008 (âm lịch). Anh Vương chọn danh sách những người đi tìm mộ bác. Tất cả con cháu là mười ba người, trong đó có tôi và anh Nguyễn Văn Định ở Cần Thơ. Anh Định về trước tôi mấy ngày(đi bằng xe đò). Anh đi chuyến xe Thành Lộc từ Cần Thơ ra Hà Nội. Khi ra tới Ninh Thuận Phan Rang, xe đò anh bị lật xuống vực, chết mấy người nhưng anh chỉ bị thương nhẹ vào bệnh viên hai ngày rồi vẫn quyết tâm về Hà Nội vì một lý tưởng cao đẹp - về tìm mộ bác.
Còn tôi đúng ngày 5/10/2008 (âm lịch) tôi mới lên máy bay về Hà Nội. Không hiểu sao tôi quyết tâm về Hà Nội cho bằng được. Sau này tôi mới hiểu đó là sự sắp đặt của Trời Đất và là định mệnh. (NGƯỜI khiến tôi phải về). Tôi đã mua vé máy bay và thử thách đầu tiên dành cho tôi đó là sân bay Tân Sơn nhất xảy ra hỏa hoạn (ngày 27-10-2008 dương lịch) nhằm ngày…………Có thể đó là sự trùng hợp, hay sự thử thách làm lung lạc tinh thần tôi để tôi sợ mà không dám về. Tôi theo dõi thấy sân bay vẫn hoạt động bình thường nên vẫn quyết định về.
Trưa ngày 4/10 tôi nằm nghỉ trưa và suy nghĩ miên man về chuyện gia đình và tôi rất hoang mang về chuyến đi này. Ông xã vì lo sợ nên không đồng ý cho tôi về, đòi hủy vé máy bay. Không hiểu sao, tôi vẫn quyết định về cho bằng được.
Đang nằm suy nghĩ miên man tôi nghe tiếng người nữ nói bên tai tôi. “Con Tám chuyến này về chết mà không gặp con Bảy”. Bảy ở đây là chị gái trên tôi. Tôi giấu ông xã chuyện này vì sợ ông xã không cho về. Tôi nghĩ chết có số, nếu số chết ở trong nhà cũng chết. Chị Sáu điện thoại cho tôi dặn dò tôi lên máy bay phải niệm Phật. Sau này tôi mới hiểu đó là sự thử thách thứ hai dành cho tôi. Nghe lời chị, tôi lên máy bay và niệm Phật ra tới Hà Nội. Đúng thời gian này, Hà Nội xảy ra mưa rất lớn, nước ngập lụt hết thành phố Hà Nội. Mãi sau này chúng tôi mới biết đó là sự linh hiển của Trời Đất trước khi PHẬT ĐỊA MẪU giáng trần và cũng là thử thách của NGƯỜI ban xuống cho môt đại gia đình nhỏ bé của chúng tôi. (Nói là một đại gia đình nghĩa là tất cả anh em, con cháu chúng tôi, nhưng lại rất nhỏ bé trước sự thử thách của thiên nhiên lúc đó). Tôi xuống sân bay Nội Bài trời mưa xối xả. Cả Hà Nội chìm trong biển nước. Gia đình tôi không ai đi đón tôi được vì đường trong thành phố ngập hết. Thật lạ như có sự sắp đặt, có anh tài xế taxi hứa sẽ tìm đường đưa tôi vào trong thành phố. Tôi đi tắc xi lòng vòng tránh đường ngập nước mấy tiếng đồng hồ rồi cũng về được chợ Mơ. Tâm niệm tôi chỉ mong sao mua được một bó hoa về cúng Phật và ông bà. Lạ thay, xe taxi bỏ tôi xuống ngay một tiệm bán hoa. Tôi mua một bó hoa, một tay vác valy, một tay ôm bó hoa lếch thếch lội dưới nước, dưới trời mưa như trút nước. Tự nhiên có một anh xe ôm cứ đi theo tôi mời tôi lên xe. Anh hứa sẽ tìm đường đưa tôi về đến ngõ Trại Cá, đường Trương Định. Rồi tôi cũng về đến nhà anh Vương. Sau khi sắp lễ để lên ban thờ thắp nhang xong, anh kêu tôi phải ra ngồi nghe đĩa kinh “Cứu độ chúng sinh nơi địa ngục” liền, vì anh sợ những điều không tốt sẽ làm hại tôi.
Anh kể cho tôi nghe tất cả mọi chuyện. Tôi thấy mọi việc trở nên bí hiểm. Tôi nghe anh tôi thông báo đêm nay, mười hai giờ đêm sẽ đi tìm mộ bác. Lúc này phần vì mệt, vì say máy bay, phần vì không hiểu tại sao anh tôi lại quyết định đi tìm mộ khi trời đang mưa lụt thế này. Tôi suy nghĩ, thành phố Hà Nội có nơi ngập gần một mét nước thì ngoài cánh đồng ở Hà Tây sẽ ra sao? Tôi thầm thắc mắc trong lòng nhưng cũng không nói gì. Anh em chúng tôi đều đồng lòng và chuẩn bị những thủ tục để đi tìm mộ bác rất chu đáo. Lúc chuẩn bị lên đường thì tâm trí của anh em chúng tôi rất hoảng sợ.Thấy vậy ông nội, bố mẹ và bác Huyên lên để căn dặn chúng tôi một điều là: “Tâm của các con vững thì không ai làm gì các con được. Các con cứ đi rồi sẽ thành công, không sợ bất cứ điều gì”. Và chúng tôi tin vào điều đó.
Khi chúng tôi lên xe, trời đổ cơn mưa như trút nước. Tôi thấy lo sợ nhưng không dám nói gì. Trời rất lạnh, tôi chợt nghĩ, nếu cứ mưa thế này chắc chưa tìm được mộ bác, anh em chúng tôi đã bị cảm lạnh hết.
Tôi thầm trách anh tôi sao không để qua đợt lũ lụt này hãy đi tìm Bác. Sau này tôi mới hiểu hết được giá trị về quyết định sáng suốt của anh. Nếu không có quyết định “khác người” ấy, liệu cái phúc (phước) có đến với gia đình tôi ngày hôm nay không? Tôi ngồi trong xe nói với các anh chị em, tất cả cùng niệm Phật nhé. Tôi chưa hiểu biết gì về Phật Pháp lắm nhưng cũng vẫn cứ niệm “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn cho anh em chúng con tìm được bác con về”. Kỳ lạ thay mười lăm phút sau đó, Trời tạnh hẳn như một phép màu cũng là lúc chúng tôi đến đất Hà Tây.
Các anh tôi đã mua mấy chục tấm tôn và hơn chục cây tre để phòng khi mộ nằm sâu dưới nước thì phải cắm tôn xung quanh để chặn và tát nước để tìm cho bằng được mộ bác. Tôi ngồi bên cháu Hương. Lúc này bác tôi (tức ông Huyên) vào cháu Hương vừa xúc động vừa vui mừng vì con cháu đã đi tìm ông trong đêm mưa ngập lụt như vậy.
Đúng ba giờ sáng, ông dẫn chúng tôi ra một bờ sông, giữa cánh đồng mênh mông nước, thuộc thôn Vân Đình, xóm Vân Đình, xã Vân Đình, thị trấn Vân Đình, tỉnh Hà Tây. Khi chúng tôi đi đến một chiếc cầu bắc qua con mương, chúng tôi thấy cháu Hương chạy ngược lại bờ mương. Tất cả anh em đều bỏ dép ra mà chạy theo không kịp. Trên bờ mương, cây gai xấu hổ mọc cao lưng chừng người. Đến một lùm cây rậm cạnh bụi tre thì thấy cháu Hương đứng lại dậm chân, khóc và nói: “ Ông ở đây các con ơi!”.
Tôi vui mừng khi thấy bác chỉ trên một bờ đất khô chạy dọc bờ sông. Khi chúng tôi tới nơi Trời lại đổ mưa như trút nước. Tất cả cháu trai tập trung căng bạt, còn các cháu gái thì bưng lễ vật để cúng thổ công thần đất ở đó. Mọi việc đang diễn ra thuận lợi thì đột nhiên cháu Hà - con gái thứ hai của chị Sáu, mặt cháu tái mét như không còn máu, chân như không còn đứng vững được nữa. Chị tôi đỡ cháu thì cháu ngất gục xuống tay chị. Mọi người bảo cháu bị trúng gió. Ngay lúc đó, chị Sáu và cháu Hùng bế cháu Hà ra xe. Chị tôi lấy dầu và đánh gió cho cháu được một lúc thì cháu Hà tỉnh hơn và nói với chị Sáu:
- Mẹ ơi, mẹ bảo chị Hiền ra với con. (Hiền là vợ của cháu Hùng)
Chị Sáu nghe vậy giận và quát lên:
- Đến đây để làm chứ không phải đến đây để trông mày. Quát xong chị tôi lại nghĩ, nhà mình đang có chuyện như thế này rồi người ta hại cháu chết thì sao?
Nghĩ vậy chị tôi lại buộc túi ni-lon vào chân cháu để cõng cháu ra bờ mương ngồi.
Đúng bảy giờ sáng, chúng tôi bắt đầu đào chỗ bác chỉ. Đào được khoảng hơn 1m, tất cả chúng tôi đã mệt nhoài. Tôi và anh Vương đi vào làng thuê người đào giúp. Nhưng lạ thay, ông không cho người lạ đào mà phải chính tay chúng tôi đào mới được. Lúc đó tôi phân vân, bác không thương chúng tôi sao mà không cho người ta đào giúp? Sau thấy chúng tôi mệt quá ông cũng đồng ý. Sau này, tôi mới hiểu đó là thử thách của MẪU về chữ hiếu và tình thương của gia đình chúng tôi đối với một người bác rất nghèo khổ, chết vì đói rét như thế nào.
Cứ thế anh em con cháu người thì xúc đất, người thì múc nước, đào được đến đâu thì nước chảy vào đến đó. Vì vậy, chúng tôi cứ vừa đào, vừa múc nước, cứ một xô đất đào lên thì chị em tôi lại nắn xem có hài cốt của ông bị lẫn vào đó không. Cứ thế đến khoảng tám giờ sáng, anh em con cháu cũng mệt, vừa đói, vừa rét, vừa thức đêm, vừa say xe. Vì thương bác nên anh em chúng tôi lại tiếp tục đào đất.
Lúc bấy giờ anh Vương nghe Ông Huyên nói bây giờ con cháu phải trực tiếp đào chứ không để người ngoài đào. Anh Vương nhẩy ngay xuống hố. Lúc anh ấn xà beng xuống khoảng tám mươi phân thì thấy Ông Huyên nói đào đến đó thì dừng lại.
Một lúc sau, khi đã đào gần đến độ sâu đó, mọi người đang rất cố gắng để chiến đấu với cái đói và mệt, thì chị Sáu thấy trong người bủn rủn, chân tay rã rời. Chị tôi chạy tới bên cạnh cháu Hương ngồi cách đó khoảng vài mét để nghỉ cho đỡ mệt thì đột nhiên tôi thấy ông vào cháu Hương khóc to, ông nói: (Trích lời kể của chị Sáu)
- Các con cố lên sắp tới rồi! Ông sẽ theo các con về và chứng cho
các con.
Nghe vậy tôi ôm ông và nói:
- Ông ơi, Ông yên tâm chúng con sẽ cố gắng tìm bằng được ông về!
Nói xong, tôi đứng dậy và ra xách những xô đất. Lúc đó, tôi thấy trong người khoẻ khoắn, tỉnh táo đến kì lạ như vừa có một liều thuốc diệu kỳ. Anh em con cháu vẫn tiếp tục đào thì anh Vương cầm bản đồ cháu Hương vẽ trước đó mấy ngày mà tôi không biết. Lúc mang bản đồ ra xem, thì tôi thấy bản đồ và chỗ đào hiện tại sao lại giống nhau đến thế.
Khi cháu Hùng, cháu Biên đang đào đến độ sâu gần 4m, lúc đó là 11 giờ trưa thì nghe tiếng ông vào cháu Hương và nói:
- Tới rồi, dừng lại! Các con hãy bốc tất cả những cái gì ở dưới đấy lên rồi ông sẽ theo các con về và chứng cho các con.
Chúng tôi làm theo lời Ông dặn, bốc hết phần đất ở độ sâu đó đưa vào một cái tiểu sành được lót bằng một tấm vải đỏ, và tiến hành đầy đủ các thủ tục như một nghi lễ sang cát. Khi anh em chúng tôi khiêng tiểu ra xe Trời lại đổ mưa. Tôi có cảm giác như chưa bao giờ Trời lại mưa lớn như thế. Lúc này, tôi đã cảm nhận được điều gì đó quá linh thiêng của Trời Đất. Mãi sau này tôi mới hiểu được đó là môt sự thử thách, một sự theo dõi, một sự cảm động của cả một cộng đồng Phật, Trời, Thánh, Thần đang nhìn và chứng cho tấm lòng thành của một đại gia đình nhỏ bé đối với người bác của mình.
(Trích lời kể của chị Sáu)
Chúng tôi lên đường về Hà Nam lúc đó khoảng một giờ chiều. Mọi người vừa đói, vừa rét, vừa say xe nên ghé vào quán ăn lót dạ, xong lại lên xe để về ngay cho kịp giờ. Trên đường về thì mưa nhỏ nhưng dai dẳng. Đường bị ngập mênh mông nước vì mấy ngày hôm đó mưa rất to. Trong suy nghĩ của tôi lại lo không biết ngoài nghĩa địa gần nhà chỗ đưa bác về có ngập không? Và tôi bảo anh Vương điện cho sư Đông lên nghĩa trang cắm hướng để mộ. Khi chúng tôi về tới nghĩa trang quê tôi thì trời lại mưa như trút nước. Lúc chúng tôi khiêng quách xuống để làm thủ tục thắp hương và hạ huyệt thì trời ngớt mưa. Khi đào nhát xẻng đầu tiên thì trời hửng nắng, lúc đó vào khoảng năm giờ chiều. Tôi thấy rất lạ là tại sao trời đang âm u mà lại hửng nắng ngay như vậy.
Lúc đó chị Thắm đi trên thành mộ bên cạnh và nói:
-Tao bảo nắng là nắng mà mưa là mưa có sai đâu. (Chị Thắm là chị gái trên tôi). Chúng tôi cố làm xong trước khi trời tối và công việc đến đây cũng đã ổn.
Anh em chúng tôi lên xe đi về. Lúc về đến nhà thì trời cũng vừa tối. Tôi và chị Thanh nói với nhau, hai chị em lên thắp hương các cụ còn để đến ngày mai mời sư Đông lên rồi làm mâm cơm cúng. Xong chị em tôi đi nấu cơm ăn như thường lệ. Ăn cơm xong, cháu Hùng, Hiền, Biên, Hà lên ôtô về Hà Nội để ngày hôm sau đi làm. Anh em chúng tôi chuyện trò ai nấy đều rất mừng và phấn khởi vì đã tìm được mộ của bác.
Đến khoảng mười giờ đêm thì chúng tôi đi ngủ. Vừa nằm một lúc thì cháu Hùng điện thoại về nói rằng xe bị chết máy. Anh Vương xuống nhà thông báo cho chúng tôi là xe của cháu Hùng bị chết máy. Tôi không ngủ được. Một lúc thì tôi thấy chị Thắm cứ lẩm bẩm nói:
- Bảo làm mâm cơm thắp hương tìm thấy mộ bác mà không làm thì xe chết máy là đúng.
Nghe vậy tôi ngồi dậy và đập vào vai chị và hỏi:
- Chị tỉnh hay mơ thế?
Chị Thắm hẩy tôi một cái và nói:
- Ngủ đi!
Tôi nhìn vào mặt chị thì thấy hai mắt của chị đỏ ngàu, còn khuôn mặt thì rất dữ dằn. Vừa lúc đó thì chị Nương (chị gái thứ ba nhà tôi) và em Bẩy bật dậy khi nghe chị Thắm lại nói:
- Tìm được mộ bác Huyên, các con không làm mâm cơm thắp hương thì xe chết máy là đúng.
Lúc đó, chị Nương và em Bẩy rất sợ hãi quay ra bảo tôi:
- Không làm mâm cơm thắp hương mẹ về trách đấy. Lúc đấy người tôi cứ run bắn lên, tôi bảo:
- Không phải mẹ, mà các cụ ông bà nhà mình cũng không trách đâu, mà là tà ma đấy.
Tôi lại quát to:
-Lên gọi anh Vương, chị Thanh xuống đây và gọi cháu Hương bên nhà bác Toản về đây.
Lúc đó, anh Định nằm ở giường bên cạnh cũng nghi ngờ không biết có phải mẹ hay không thì anh Vương và chị Thanh ở trên lầu xuống, anh hỏi:
- Thắm có biết anh là ai không?
Chị Thắm nói:
- Anh là anh Vương của em đứa nào mà động đến anh Vương thì tao đánh cho bỏ mẹ. Anh Vương lại nói tiếp:
- Đã bóc mẽ ra rồi mà vẫn còn nhảy vào giả làm mẹ à?
Lúc đó người trong chị Thắm luôn miệng nói:
- Bảo làm mâm cơm thắp hương không làm thì xe chết máy là đúng.
Cùng lúc đó thì cháu Hương ở bên bác Toản về đến nhà, anh Vương có nói với cháu:
- Con ngồi vào đây xin cho bố gặp bà.
Cháu Hương ngồi vào giường, ngay lúc đó mẹ tôi vào cháu Hương, anh Vương liền hỏi:
- Mẹ ơi!công việc chúng con đi tìm mộ bác Huyên hôm nay có sai xót điều gì không hả Mẹ?
Mẹ tôi bảo:
- Các con không sai gì cả, mà cả họ mừng lắm, không trách các con điều gì đâu.
Nói vậy xong, mẹ tôi ra khỏi người cháu Hương. Lúc đó, người vào chị Thắm để giả làm mẹ cũng ra khỏi người chị Thắm vì đã bị anh em chúng tôi bóc mẽ.
Xong rồi cả nhà đi ngủ. Tầm nửa đêm có một tiếng nổ rất to mà cả bốn chị em tôi đều bật dậy, riêng cháu Hương thì ngủ rất ngon như không hề nghe thấy gì. Bốn chị em tôi người thì bảo tiếng lốp ôtô nổ, người thì bảo cái ghế đổ, người thì bảo cái gì nổ to thế. Còn riêng tôi nghĩ thì tiếng nổ đó là chứng giám của Trời Phật cho đại gia đình chúng tôi về sự hiếu thảo của con cháu đối với các cụ, ông bà… Vì đã làm được một việc lớn.
Sáng ngày hôm sau, cả gia đình chúng tôi mỗi người mỗi việc, người thì nấu cơm, người thì cắm hoa… chờ Sư Đông lên làm lễ. Sau khi xong việc, chiều hôm đó anh em chúng tôi lại chuẩn bị lên Hà Nội. Tôi nghe anh Vương nói tìm được mộ bác Huyên về thì không còn lo sợ gì nữa.
Về đến nhà thì tôi và cháu Hà đều có cảm giác kì lạ là cả hai mẹ con tôi đều rất run sợ. Tôi và cháu còn không dám soi gương, chưa bao giờ tôi có cảm giác như thế. Tôi thấy trong người cứ nóng ruột, tôi lại lấy xe đi xuống nhà anh Vương. Khi xuống đến nơi thì anh Vương nói với tôi và cả nhà là tìm được mộ bác Huyên, anh mới có một giấc ngủ ngon. Khi nghe thấy anh nói thế thì người tôi lại càng lo lắng, tôi nói với anh rằng:
- Vẫn còn điều gì chưa biết được nên em vẫn thấy có cảm giác sợ lắm.
Anh Vương nghĩ ra và bảo cháu Hiền, con dâu của anh về nhà cầm quyển sổ mà hôm đầu tiên đi thẩm định những ngôi mộ mang sang cho anh xem lại. Khi xem xong thì anh phát hiện ra những vong giả nhận là người trong dòng họ, ở vùng nào thì ở đó đều có người trong gia đình chúng tôi sinh sống. Lúc anh Vương phát hiện ra điều đó thì tôi thấy điều lạ lùng là cái cảm giác nặng người và run sợ đó hết ngay.
Và tôi hỏi cháu Hà con gái tôi cháu cũng không còn cảm giác như thế nữa.
Buổi tối hôm đó tôi lại xuống nhà anh Vương, tôi lại được nghe bố mẹ, bác Huyên và ông nội tôi lên nói chuyện. Khi tìm được mộ bác Huyên thì con cháu trong dòng họ Nguyễn không còn lo sợ đến tính mạng nữa. Nghe vậy tôi có suy nghĩ sự việc trong gia đình chúng tôi là một sự việc rất quan trọng mà anh em chúng tôi chưa hề hay biết, chỉ nghĩ rằng nhà mình được phúc nên đã tìm được mộ bác với tấm lòng hiếu thảo của con cháu trong dòng họ Nguyễn.
Từ đó “Ông Huyên” một cái tên mà chúng tôi đã thân mật gọi ông như thế. Ông đã ở luôn trong gia đình anh tôi mọi lúc, mọi nơi. Ông ngự luôn trong người cháu Hương đi chơi với chúng tôi, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn của đại gia đình chúng tôi. Chúng tôi rất hạnh phúc và quí ông vô cùng. Ông luôn ở trong cháu Hương và dạy dỗ tất cả chúng tôi từ anh Vương tôi trở xuống cho đến cháu nhỏ nhất là cháu nội của anh tôi.
Chúng tôi vẫn thân mật với Ông, kính trọng Ông như một người cha trong gia đình. Ông không bao giờ giận chúng tôi dù có một số con cháu đã làm Ông buồn rơi nươc mắt. Ông vào cháu Hương đi bán hoa tết, tuy bán không được lời bao nhiêu nhưng Ông rất vui, Ông nói:“Để cho các con biết kiếm đồng tiền cực khổ như thế nào?”.
Những con cháu nào tính tình nóng nảy mắc nhiều lầm lỗi, Ông dạy dỗ nhiều hơn. Ông kiên trì đến mức kinh ngạc, Ông khuyên nhủ chúng tôi lấy chữ hiếu làm đầu.
Mãi sau này dần dần chúng tôi phát hiện ra những lời dạy dỗ của Ông không giống như một người cha, người bác bình thường. Trong những lời dạy dỗ đó có chứa đựng sự Từ Bi, Hỉ, Xả của Phật Pháp mà chỉ người Trời mới có được. Chúng tôi mới nhận ra Ông chính là một vị bồ tát mà Phật Địa Mẫu đã ban Ông xuống trần gian vào gia đình tôi, để dạy dỗ và dẫn dắt đại gia đình chúng tôi tu theo con đường của Phật Địa Mẫu.
Hồi đó anh Định tôi rất hay đi câu cá giải trí và mỗi lần đi câu còn mang rất nhiều cá về ăn và còn cho anh em nữa. Ông đã rất khéo léo dạy dỗ và khuyên bảo
Tôi xin trích ra lời khuyên của Ông:
“Con nói rằng con đi câu cá giải trí mà vẫn đem cá về ăn, nếu con đặt cần câu xuống, cá cắn câu con không giật thì đó mới là con đang thiền. Và ngày hôm đó con đã câu được trăm con cá có tâm nó không mắc lưới vào đầu con”.
Tôi đã nhận ra ông đang hướng gia đình tôi đi vào con đường nào và tôi hàng ngày khuyên anh Định bỏ đi câu cá. Ít lâu sau đó anh đã bỏ hẳn. Rồi Ông dạy: “Cái đạo làm người khác nhau con vật. Con vật còn biết thương nhau huống chi là con người, huống chi là ruột non, ruột già. Năm châu bốn bể còn là một lòng huống chi là anh em, vợ chồng”.
(Câu này Ông dạy dỗ chung bao gồm rất nhiều thành viên trong gia đình tôi. Nhờ câu nói này mà chúng tôi, mỗi thành viên trong gia đình đã nhận ra phải sống đoàn kết, sống vị tha hơn và tha thứ tất cả lỗi lầm cho nhau.)
Điều đặc biệt là Ông không bao giờ cho chúng tôi biết Ông là một vị Bồ Tát. Cho tới khi chúng tôi tự nhận ra, Ông mới nói: “Ông ở trong ngôi Tam Bảo. Bất kỳ ngôi chùa nào cũng có ông nhưng là ai thì khi các con tu chánh niệm Ông sẽ cho các con biết”.
Đến trưa hôm sau chị Thanh điện cho tôi nói là rất mừng nhà mình cháu Hương tìm được 15 ngôi mộ của các cụ, ông bà và cháu Dũng là người phụ giúp. Chị bảo tôi về quê ngay. Nghe thấy thế tôi mừng quá lập tức phóng xe về ngay.
Từ nhà tôi về đến quê mất khoảng 60 km. Những lần trước khi về quê người tôi cảm thấy rất mệt mỏi nhưng hôm nay thật lạ thường. Tôi đi xe máy về một mình mà như có một động lực nào đó thúc đẩy khiến tôi không còn mệt mỏi gì cả. Về đến nhà thì những người đi thẩm định mộ đã có mặt đầy đủ. Cùng lúc đó chị Thanh bảo đã tìm được mười lăm ngôi mộ ở mảnh vườn của một người em họ. Mảnh vườn đó có hai ngôi mộ của ông bà nội tôi. Trong mười lăm ngôi mộ lại có hai ngôi mộ nhận là ông bà Tạo và hai ngôi mộ nhận là ông bà Nho. Nhưng 4 ngôi mộ trên theo tôi được biết đã được chuyển đi chỗ khác sao bây giờ lại nhận ở vườn dưới này.
Tôi rất băn khoăn muốn chạy ngay ra hỏi anh Vương và cháu Dũng đang ngồi ở võng ngoài vườn. Nhưng lúc đó như có ai đang níu chân tôi làm tôi không thể ra chỗ anh Vương đuợc.
Rồi tôi cùng mấy chị em xuống bếp nấu cơm. Trong đầu tôi lại hiện lên những câu hỏi sao chỉ có hai ngôi mộ của ông bà nội thôi mà giờ lại nhiều vong lên nhận ông bà, các cụ nhà mình thế? Lúc này trời vừa nhá nhem tối, cả nhà dọn cơm lên ăn. Vào mâm cơm anh Toản là anh họ tôi và anh Vương đang bàn xem tại sao lại có hai ngôi mộ ông bà Nho và hai ngôi mộ ông bà Tạo ở đây. Nhưng thực tế 4 ngôi mộ này lại ở một nghĩa địa khác. Anh Vương quyết định ngày mai phải thẩm định lại, tôi bức xúc nói với anh Vương: “Anh xem lại đi, hồi em còn nhỏ đã chứng kiến bác Nho bốc mộ rồi mà sao vẫn còn ở đây. Anh xem lại nhỡ có vong nào khôn ngoan nhảy vào nhận để sau này cháu Hương giúp họ thì sao”.
Lúc nói xong người tôi nổi gai ốc và ớn lạnh tôi nhìn sang cháu Hương thì thấy cử chỉ của cháu rất lạ. Cháu nhìn lên trần nhà, một lúc sau cháu lại trở lại trạng thái bình thường và cháu Hương nói:“Bố ạ, có khi những người đó có phúc nên mới nhảy vào dòng họ nhà mình để sau này mình giúp người ta”. Xong tôi lại nói: “Cháu phải tìm đến nhà người ta để giúp họ tìm được mộ”. Ngay sau câu nói của tôi cử chỉ của cháu Hương rất lạ và quát tôi: “Cháu Hương không phải đi tìm ai cả mà người ta phải tự tìm đến cháu Hương nhà mình!”.
Khi cả nhà ăn cơm xong, cháu Hương bảo đưa cho cháu quyển sách ghi chép ngày hôm đó tìm mộ để cháu xem lại. Khi cháu xem thì cử chỉ của cháu như một người khác. Trước lúc đó anh Vương có nói với cháu Hương: “Con xin, để biết xem sao lại có sự việc như vậy?”.
Cháu Hương nhìn vào quyển sổ ghi những ngôi mộ rồi cháu quát lên và chỉ tay vào những ngôi mộ không đúng đến hai ngôi mộ của ông bà thì cháu nói: “Đúng, đúng đây là hai ngôi mộ cụ Dương ông và cụ Dương bà nhà mình còn lại các ngôi mộ khác là giả”.
Cùng lúc đó mọi người hỏi đến cháu Dũng để đi thẩm định lại hai ngôi mộ gần nhà, thì lúc đó cháu Dũng đã phóng xe máy đi được mười phút. Cháu Hùng điện thoại gọi cho cháu Dũng thì cháu Dũng trả lời: “Em đang ở xa lắm không biễt chỗ nào cả, chỉ biết quanh em toàn cây thánh giá thôi”. Khi nghe thấy thế tôi bảo đưa ngay máy cho cháu Hương. Vì trong suy nghĩ của tôi lúc nào tôi cũng nhớ đến lời ông bà các cụ đã dạy và nói: “Lúc nào cũng phải nghe Vương còn đúng hay sai là cháu Hương quyết định”.
Trong đầu tôi nghĩ là cháu Hương gọi thì cháu Dũng mới dừng lại, lúc đó cháu Hương nói chuyện với Dũng: “Anh nhìn xem ở đó chỗ nào có ánh điện thì vào hỏi người ta chỗ đó là ở đâu?”.
Dũng nghe lời và đi về phía nhà có ánh sáng điện. Ngay lúc đó, cháu Hùng gọi điện thoại vào máy của cháu Dũng nói: “ Em xem nhà dân nào ở đó vào hỏi đường về”. Cháu Dũng hỏi thăm thì chủ nhà nói: “Đây là nghĩa địa của những người theo đạo Thiên Chúa Giáo ở Phó Đa”. Nơi đó cách làng tôi chừng 10 km.
Cháu Hùng bảo cháu Dũng đưa máy cho người chủ nhà và nhờ họ giữ cháu Dũng lại đó để người nhà đến đón. Rồi cả gia đình tôi lên ôtô đi tìm cháu. Anh Toản và cháu Hương thì đi xe máy để tìm cháu Dũng.
Lúc tìm cháu Dũng về, đi trên xe tôi có hỏi cháu đi đâu mà lại đến đây thì cháu nói: “Cháu cũng không biết.” Về đến nhà cháu mới nói không biết ai dẫn cháu đi, phóng xe như bay trên bờ ruộng mà không bị ngã. Từ nhà đến đấy khoảng mười km mà cháu chỉ đi trong vòng 10 phút. Ngay buổi tối hôm đó, khoảng 10 giờ cả nhà tập trung đi thẩm định hai ngôi mộ gần nhà mà lúc chiều vong lên nhận là mộ của bác Phức gái. Chúng tôi đi khoảng mười người, cháu Hương nói mọi người đứng trên bờ để cháu Hương, cháu Hiền và Cháu Dũng xuống thắp hương vào ngôi mộ mà buổi sáng nhận là bác Phức gái. Nhưng ngôi mộ của bác Phức lại nằm ở thửa ruộng trên chứ không phải nằm ở đây.
Lúc xuống đó cháu Hương bảo cháu Hiền ghi lại địa chỉ những ngôi mộ nhận giả. Cháu Hương thắp hương rồi chỉ tay xuống mộ và nói:“Là ai, là ai”? Ngay sau đó lại có một giọng khác vào cháu, chắp tay lạy và nói:“Con xin, con xin!”.Sau đó lại thoát ra và một giọng rất nghiêm khắc vào cháu Hương quát:
- Địa chỉ nhà, con cái ở đâu rồi ta thương, ta giúp!
Sau khi nói xong lại có một giọng khác vào cháu Hương và nói:
- Con cháu của họ ở Lĩnh Nam. Vong đó cầu xin:
- Con xin người giúp con vì lâu lắm rồi con không được gặp con, gặp cháu!
Rồi tiếp đến chúng tôi lên ngôi mộ ở ruộng trên đã bị liệt nấm từ rất lâu. Đến nơi, bác Phức nhập vào cháu Hương và quay sang hỏi cháu Dũng: “Dũng à, bà ở đây cơ mà chiều cháu tìm ai hả Dũng?”. Vì cháu Dũng là người nhận hỗ trợ cho cháu Hương tìm vị trí nơi có mộ để cháu Hương hỏi vong ở vị trí đó…
Khi đã thẩm định xong thì cả nhà đi về. Anh em chúng tôi đều hoang mang không biết sự việc đó là như thế nào.
Sáng hôm sau tôi nghe bạn gái của cháu Dũng nói với chị Thanh:
“Anh Dũng đêm hôm trước đi đâu mà sáng về quần áo dính đầy bùn đất…”. Khi nghe nói vậy, tôi nghĩ ngay đến tối hôm qua cháu Dũng cũng có điều gì đó rất lạ vì cháu chạy một mạch đến nghĩa địa của những người theo đạo thiên chúa giáo. Cả nhà đều có chút gì đó nghi ngờ về những hành động của cháu. Anh Vương có kể lại: “Dũng nói với anh, đêm hôm qua con có gặp chú Toản con ông Tuy bị giam trong ngục. Con thắc mắc chú Toản còn sống mà tại sao lại bị giam ở dưới này, và con chạy vào xin cho chú ấy”…
Ngày hôm đó anh Vương nhờ cháu Thuỷ là bạn cháu Dũng luôn phải trông chừng cháu Dũng, không cho ra khỏi nhà để cả nhà đi thẩm định những ngôi mộ còn lại. Lúc đến nơi, đi đến từng ngôi thì các vong ở vị trí đó đều van xin, khóc lóc và đọc địa chỉ nhờ người cứu giúp. (Tương tự như ngôi mộ đêm hôm trước đi thẩm định). Còn hai ngôi mộ của ông bà thì bị sai lệch, khi đó ông nội tôi lên, anh Vương có hỏi:“Ông ơi tại sao ngày trước ngôi mộ của ông ở đằng kia tại sao bây giờ lại ở đằng này hả ông?”. Nhưng lúc đó ông nội tôi cười rất tươi và nói nhỏ: “Ở đây không tiện.”…
Lúc thẩm định xong thì chủ của khu vườn đó là chú em rể họ tôi có thái độ miệt thị chúng tôi và nghĩ chúng tôi mê tín dị đoan… Người chủ nhà bức xúc nói: “Vườn nhà tôi chứ có phải nghĩa địa đâu mà các anh chị đưa thầy về thích làm gì thì làm”... Lúc đó người trong cháu Hương rất giận dữ nhìn theo người chủ một lúc rồi nói: “Người này đáng ra là được hưởng phúc lớn, nhưng như thế này thì mất hết phúc”. Nói đến đây cháu bảo tất cả chúng tôi đi về.
Qua những việc như vậy, có rất nhiều người trong làng đến chứng kiến từ đầu đến cuối, họ cũng có nhiều lời ra, tiếng vào về việc này… Chính trong bản thân mỗi chúng tôi cũng đều đặt ra các câu hỏi tại sao lại có những sự việc thật thật, giả giả như vậy?
Đồng thời từ những sự việc này, anh em con cháu chúng tôi cũng nhận ra những điều huyền bí về thế giới tâm linh.
Phải chăng đây là những thử thách đầu tiên của anh em, con cháu trong dòng Họ Nguyễn chúng tôi về chữ Hiếu.
Khi về nhà có mấy bà hàng xóm cũng theo về nhà tôi. Đúng lúc đó mẹ tôi vào cháu Hương. Mẹ tôi nhận ra tên mấy bà mà ngày mẹ tôi còn sống thường hay đi lễ Chùa cùng nhau, mẹ tôi ôm mấy bà khóc và trò chuyện… Nói xong thì mẹ tôi đi, còn lại mấy chị em tôi ngồi trên tầng hai nói chuyện thì thấy cháu Dũng chạy lên hỏi: “Mọi người đang nói chuyện gì vui thế?”. Lúc đó chúng tôi cảm thấy có điều gì không bình thường ở cháu Dũng. Không ai bảo ai chúng tôi trả lời:
- Không có chuyện gì đâu.
Nghe mọi người nói vậy cháu Dũng trả lời:
- Tưởng có chuyện gì vui thì lên.
Thấy cử chỉ đó của cháu, chúng tôi lại nghi ngờ và đặt dấu hỏi. Điều này đã được chứng minh khi chúng tôi xuống nhà dưới. Tôi nhìn thấy cháu đứng với bạn ở ngoài sân nói chuyện, nhưng cháu lại đứng một chân mà còn nhún nhún trông rất bất thường...
Ngày hôm sau tôi gọi điện thoại cho anh Vương và anh Định nói về những cử chỉ bất thường của cháu Dũng...
Chiều tối ngày hôm đó, anh Vương và cháu Dũng ngồi trên võng ở ngoài vườn hồng. Không biết cháu đã nói gì với anh mà khiến anh rất sợ không muốn nghe tôi nói chuyện và anh bảo: “Thôi anh biết hết rồi em không phải nói gì cả”.
Lúc chưa nói được với anh tôi rất bức xúc. Lúc đó trời đã nhá nhem tối. Cả nhà lên xe về Hà Nội, tôi và cháu Hùng thì đi xe máy. Ngoài trời thì mưa rất to trên đường đi tôi nói với cháu Hùng: “Hùng ơi, cô thấy trong người thằng Dũng có điều gì đó không bình thường, chắc là ma nhưng mà giỏi và siêu phàm lắm”...
Về đến nhà tôi điện cho anh Vương thì anh bảo xe bị thủng xăm đang dừng ở Đuôi Cá để sửa.
Sáng hôm sau tôi xuống nhà anh Vương thì anh có kể lại trên đường đi có một vụ tai nạn. Người ta nhờ xe nhà mình nhưng cháu Dũng lại nói đi đi thế là cháu Biên lái xe đi luôn. Khi về đến nhà mọi người mới nghĩ ra xe nhà mình không dừng lại để làm phúc đưa người ta đi cấp cứu là sai.
Gia đình tôi lúc này vẫn còn mông lung lắm, chúng tôi cũng chưa hiểu gì.
Sau buổi tối hôm đó tôi về nhà nhưng cả đêm tôi không ngủ được. Sáng hôm sau tôi điện cho anh Vương đang làm việc trên cơ quan và nói với anh: “Em nhìn cháu Dũng có nhiều cử chỉ không bình thường, tối hôm nay anh về nhớ hỏi lại cháu Hương những điều mà ông nội, bố mẹ và bác Huyên đã dặn nhiều lần, là mọi việc trong gia đình người quyết định cuối cùng là anh, còn đúng hay sai mới là cháu Hương”.
Dặn anh song tôi vẫn lo anh quên…
Sau khi dập điện thoại tôi gọi ngay cho chị dâu và dặn chị nhớ bảo anh hỏi cháu Hương vì em thấy trong người cháu Dũng không bình thường...
Nhưng lại có điều rất kỳ lạ là tôi với chị Thanh đang nói chuyện với nhau thì người trong cháu Dũng phát hiện ra và hình như người đó biết đang có người nghi ngờ cháu Dũng. Từ trên nhà cháu chạy xuống phòng hỏi chị Thanh: “Mẹ đang nói chuyện với ai đấy?”. Khi tôi nghe thấy cháu nói như vậy qua điện thoại thì tôi sởn hết gai ốc và nghĩ người trong cháu Dũng đã phát hiện ra tôi và chị Thanh đang nói chuyện về cháu. Lúc đó chị Thanh trả lời: “Có nói chuyện gì đâu.” Xong chị dập máy, hai phút sau tôi thấy số điện thoại nhà anh Vương điện lên nhà tôi rồi lại tắt luôn. Tôi đoán ngay là cháu Dũng đã phát hiện ra tôi đã nghi ngờ nên điện thoại lên nhưng không nói gì. Tôi điện ngay lại thì cháu Dũng nhấc máy tôi hỏi:
- Sao Dũng điện lên không nói gì với cô. Rồi cháu Dũng bảo:
- Cháu gọi lên xem có Hồng ở đó không?
Tối hôm đó không biết ai tác động vào trong suy nghĩ của tôi, lúc tôi đi ngủ thì tôi cứ Niệm Phật, xin Mẫu, và các cụ ông bà: “Nhà mình có phúc cho cháu Hương được như thế này thì con xin Mẫu và các cụ, ông bà cho con biết hiện tại trong nhà anh Vương đang có phái thiện, phái ác và trong người cháu Dũng có nửa thiện nửa ác không?”.
Cứ thế tôi nằm Niệm Phật, cầu xin Mẫu và các cụ, ông bà khai sáng cho anh con là Nguyễn Văn Vương để giải quyết vấn đề trong gia đình, cho anh em chúng con biết đường mà lội, biết lối mà đi. Tôi cứ Niệm Phật… đến khi ngủ thiếp đi.
Khoảng 9 - 10 giờ sáng tôi thấy nóng ruột, tôi xuống nhà anh Vương thì thấy chị Thanh kể lại: Sáng nay, khi cả nhà đang ngồi ở bàn ăn thì cháu Dũng đi học nhưng quay về với vẻ mặt hoảng hốt và cháu nói: “Nó đang chờ ở cầu Chương Dương, đến đấy thì nó chém chết!” Nói xong, cháu Dũng chỉ vào mình và nói: “Nó đây này, từ ngực xuống là nó, trên đầu này là của con”. Khi nói thì miệng cháu bị bóp méo, cả nhà nghe không rõ. Sau đó anh Vương hỏi: “Mày là ai mà lại vào làm hại con tao?”. Cháu Dũng định nói ra thì miệng bị bóp méo không thể nói được. Lúc đó anh Vương chỉ vào mặt Dũng và nói: “Mày là người đi theo thằng Thành từ Đồng Văn lên vào con tao…” Thì người vào Dũng liền nói: “Phạm quy”. Lúc đó Dũng tự phân bua với chính mình là: “ Đấy là bố nói chứ không phải Dũng nói”...
Sau đó anh Vương lên ban thờ thắp hương. Chị Thanh hỏi cháu Dũng: “Mày là ai mà lại vào làm khổ con tao mấy chục năm nay?” Dũng không nói gì thì chị Thanh quát to: “Thì ra bây giờ tao mới biết mày là người đi theo thằng Thành và vào con tao”…
Thì lúc đó người trong cháu Dũng mới lộ ra và nhận là một vong ở Đồng Văn theo cháu Thành, con rể tôi lên chơi với cháu Dũng và theo cháu Dũng từ đó…Lúc này trên bàn, chị Thanh để đĩa xôi thắp hương thì cháu Hùng con trai lớn của chị Thanh với tay định bốc. Chị nhìn thấy liền quát: “Xôi để thắp hương sao lại thế!” . Nghe vậy cháu Hùng rụt tay lại và nói:“Con không biết tự nhiên sao con lại thế?”. Ngay lúc đó người trong cháu Dũng chỉ vào anh Định và cháu Hùng nói:“Là người của bọn nó đấy”…
Đến trưa mọi người lên phòng cháu Dũng thì thấy có người vào cháu Dũng và tự nhận là Ông Huyên nói rằng: “Thằng Dũng nó giỏi lắm các con ơi, nó có thể xoay chuyển được cả trái đất…” (Mãi về sau này chúng tôi mới hiểu ra và biết được người vào cháu Dũng hôm đó không phải là ông Huyên mà là một người khác mạo nhận.).
Đến trưa chị Thanh đi chợ về với ý định đuổi người ở trong cháu Dũng ra khỏi nhà không để nó hành hạ con mình nữa. Chị chạy thẳng lên phòng ngủ lấy một lá bùa trị tà bỏ vào trong người đề phòng người trong cháu Dũng hại chị. Sau đó chị chạy thẳng lên phòng Dũng, vừa chạy vừa khóc ầm ỹ. Lúc này ở phòng cháu Dũng có mặt đông đủ mọi người, chị Thanh chỉ thẳng vào mặt cháu Dũng quát to: “Mày làm khổ con tao, mày làm khổ cả tao mấy chục năm nay, bây giờ tao sẽ đuổi mày ra khỏi nhà tao!”. Lúc đó người trong cháu Dũng nhìn thẳng vào chị Thanh với vẻ mặt sợ sệt và khóc lóc và nói: “Nhà có phúc thế này đi làm sao được”. Thế rồi chị Thanh cứ hai tay đấm vào ngực mình và kêu khóc không ai can ngăn được. Mọi người dìu chị Thanh xuống phòng. Lúc đó ông Huyên vào cháu Hương nói: “Thanh con, hãy tỉnh táo lên, đừng mắc lừa họ, con đang bị bệnh tim!”. Khi đó, chị Thanh nhận ra ngay mình đang bị người khác điều khiển, nên chị kìm chế lại.
Sau đó anh Vương gọi điện thoại cho chị Đưởng ở Đắc Lắc và nói với chị rằng: “ Chị về ngay để đi tìm mộ ông Huyên!”. Tôi ghé tai vào điện thoại thì nghe rõ tiếng chị Đưởng nói với anh Vương:
- Việc của nhà ngươi ta ở trong này ta biết hết, để xem nhà ngươi có nhắc gì đến ta không, rồi ta sẽ về.
Nghe thấy thế anh Vương hoảng hốt nói:
- Người về giúp con và đi tìm mộ bác Huyên.
Tôi thấy anh rất lo sợ. Anh bảo anh muốn chị Đưởng về ngay để kịp đi tìm mộ Bác Huyên.
Từ trước đến nay, anh Định và chị Thanh luôn luôn va chạm và xích mích những chuyện đời thường. Chúng tôi cũng chỉ là những con người bình thường nên không tránh khỏi những sai lầm. Nhưng khi ông Huyên lên, ông rất khéo léo giải hòa cho hai chị em (chị dâu, em chồng) không còn giận nhau nữa.
Nhờ có ông phân tích, hai chị em đã hiểu rõ vấn đề đã bỏ qua mọi chuyện cũ và đoàn kết một lòng. Hôm đó, có ai đó vào chị Thanh nói:
- Từ nay không được nghe Vương chỉ nghe Thanh.
Thấy thế thì Ông Huyên vào cháu Hương nói:
- Khôn ngoan nhỉ, tất cả chỉ nghe Vương không được nghe Thanh.
Lúc đó tôi lại nhớ đến câu ông nội dạy tất cả mọi việc trong gia đình chỉ nghe Vương ngoài ra không được nghe ai hết. Lúc đó tôi biết ngay là có người vào chị Thanh để làm xáo trộn gia đình anh chị.
Ngay lúc nghe cháu Hương nói như vậy, tôi thấy chị Thanh bình tĩnh lại và nhận ra mình đã bị người khác nhẩy vào để phá nhưng anh em chúng tôi đã phát hiện kịp thời.
Còn riêng tôi, tôi cảm nhận được một điều rất kỳ lạ là khi tôi nóng ruột và trong người cứ nôn nao, tôi lại xuống ngay nhà anh Vương thì chắc chắn được nghe ông bà các cụ dạy bảo. Theo tôi nghĩ đó là một linh cảm thiêng liêng. Ngày hôm sau tuy tôi không có mặt ở đó nhưng lại được anh Vương kể lại là bố mẹ tôi lên dạy bảo con cháu. Hôm đó anh Vương tôi chọn ra những người trong đại gia đình để đi tìm mộ bác Huyên. Tất cả là mười ba anh em, con cháu trong dòng họ.
Mỗi ngày sau đó, anh em chúng tôi đã nhận ra được những điều thật và giả trong gia đình. Sau đó anh Vương mới kể chuyện cho mọi người trong gia đình về chuyện của cháu Dũng hôm về quê để thẩm định lại mấy ngôi mộ. Cháu Thủy – bạn của Dũng có kể với anh Vương là có người dẫn Dũng ra bờ ao, bảo cháu cầm chai nước lên và nói vào tai:
-Mày uống đi!
Nhưng tai bên kia lại có người nói:
-Thuốc sâu đấy đừng uống!
Lúc nghe anh Vương kể ra chuyện này thì tôi nghĩ là các cụ ông bà nhà tôi đã đi theo để bảo vệ cháu. Còn phía bên kia là ai xui cầm thuốc sâu uống thì chúng tôi chưa được biết. Sự việc cứ thế xảy ra và anh Vương là người chủ chốt xử lý mọi vấn đề. Còn cử chỉ của cháu Dũng nhiều lúc rất bất thường. Anh em chúng tôi thường xuyên bàn luận và tìm cách giải quyết, vì đã nhận ra trong người cháu Dũng có cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác.
Gần đến ngày đi tìm mộ ông Huyên thì cháu Dũng nói với bố xin thầy Đông cho con một lá bùa để tránh ma tà. Lúc đó anh Vương đã biết trong cháu Dũng có cái gì đó không đại diện cho cái thiện, rất cao siêu cho nên bùa của thầy Đông không có tác dụng gì. Khi đó chúng tôi mới vỡ lẽ câu nói của Phật: “PHẬT cao một thước, ma cao một trượng”. Trong con đường tu của chúng ta, bất cứ ai xin đừng quên câu nói này. Nhưng xin quý vị đừng quá hoang mang vì chân lý bao giờ cũng thuộc về cái thiện. Chỉ một điều làm cái ác khuất phục được, đó chính là lòng TỪ BI.
Khi đó anh Vương có nói với cháu:
- Sẽ có người cho con bùa nhưng không phải là bùa của thầy Đông.
Rồi anh Vương bảo cháu Hương:
- Con là người làm bùa cho thằng Dũng.
Ngày hôm sau, thấy cháu Hương chưa viết, anh Vương sốt ruột nhắc cháu thì cháu bảo từ từ. Hôm sau, cháu Hiền- con dâu cả của anh Vương sang thì cháu Hương bảo cháu Hiền:
- Chị vào viết cho em và đừng nhớ làm gì.
Sau đó, cháu Hương đọc cho cháu Hiền viết mấy điều cấm kị: “Cấm không được rủ rê, dẫn dắt Dũng…!”. Cháu Hương ký tên và đưa cho anh Vương. Anh Vương cầm bùa xem, rồi đưa cho cháu Dũng thì cháu Dũng bảo con không có ví. Anh Vương đi mua cho cháu Dũng một cái ví và dặn cháu phải luôn giữ bùa ở trong người. Anh hỏi lại là ai viết lá bùa này, thì cháu Hiền nhận Hương đọc cho con viết.
Anh Vương hỏi tiếp: “Thế con viết gì?”. Cháu Hiền trả lời : “Con không nhớ gì hết. Con chỉ biết, khi Hương ký và đánh một mũi tên chỉ lên trời thì ngay lập tức trời đất chuyển mưa sầm sập”. Mưa liên tục mấy ngày liền. Cả thành phố Hà Nội ngập hết và đó là đợt mưa lụt kéo dài từ ngày 30-10 đến ngày 04-11-2008 (dương lịch). Thời gian đó đã đánh dấu mốc lịch sử của đại gia đình tôi: Đi tìm mộ ÔNG HUYÊN và cũng là năm PHẬT MẪU giáng trần.
Mãi sau này khi chúng tôi đã biết Ông là ai, và khi sắp xa chúng tôi, Ông mới nói: “ Ông chính là một bộ CHÂN KINH ĐẠO NGHĨA đã về một gia đình dòng Họ Nguyễn”.
Hôm sau, cháu Dũng nói chuyện với anh Vương:
- Con đi ra đường, có người nói vào tai con cầm cái này về cho bố.
Rồi cháu đưa cho anh Vương một mẩu giấy và nói: “Bố cứ làm theo ý bố. Bố bảo sao con làm vậy.” Anh Vương có hỏi cháu là ai đưa cho con mảnh giấy này thì cháu trả lời con không biết. Anh Vương hỏi cháu bố có đọc được không. Dũng nói bố cứ đọc.
Trong tờ giấy có viết một số điều, nội dung như sau:
- Ao
- Hoa
- Ngày giỗ của Ông Huyên (mùng 04 tháng 02)
- Đi tìm mộ Ông Huyên
- Bỏ Thủy
- Mua hoa ly ly tặng Thủy
- Tại một quán trà đá.
- Trước khi đi. Tìm mộ ông Huyên
Và nói chờ ý kiến của bố. Cháu hỏi lại trong giấy người ta viết cái gì đấy thì anh Vương trả lời cái này chỉ bố biết thôi. Thấy vậy, anh Vương rất băn khoăn và suy nghĩ nhiều. Vì đã xử lý bao nhiêu sự việc thật giả nên anh đã đưa ra một quyết định đúng đắn: Việc nào thiện anh làm, việc nào không thiện anh bỏ. Rồi anh Vương bảo cháu Biên mở cái đĩa mà một người đi chùa đã đưa cho cháu Hùng từ mấy tháng trước nhưng chưa có ai xem. (Vì cháu Hùng làm ở viện Mỹ Thuật - Trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam, chuyên đi sưu tầm các hoa văn cổ ở các Đình,Chùa làm tư liệu cho Viện ).
Hôm đó như có ai xui khiến, anh Vương lại mở cái đĩa đó, bắt tất cả mọi người trong gia đình ngồi nghe và tụng theo. Nội dung đĩa đó là: “Sám cầu siêu độ chúng sinh nơi địa ngục”. Khi nghe xong hai đĩa này thì đã là 11h đêm, mọi người đi ngủ. Cháu Biên mang đĩa này lên phòng cháu Dũng mở bằng máy tính cho Dũng nghe. Vì lúc cả nhà ngồi nghe và tụng thì Dũng không nghe. Lúc đó, anh Vương đang nằm ngủ cháu Dũng hốt hoảng chạy xuống phòng gõ cửa và nói:
- Bố ơi, thằng Biên nó mở cái gì mà nghe sợ thế? Bố bảo nó tắt đi!
Nghe thấy vậy anh Vương liền bảo:
- Bố bảo nó mở thì con phải nghe.
Dũng lên giường nằm, người run bần bật, chân tay co rúm rồi lăn lộn và nói: “ Chỉ sợ một lúc thôi”. Lúc đó, anh Vương quát: “Mày phải ra khỏi nhà tao!” Và bảo chị Thanh mở hết cửa ra để đuổi “nó” đi. Người trong Dũng nói: “ Nhà có phúc dầy thế này thì làm sao mà đi được”.
Nói xong anh ghi bốn câu niệm Phật:
- Nam mô bổn sư Thích Ca Mô Ni Phật.
- Nam mô Đại Từ Di Lạc Tôn Phật.
- Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
Rồi dán trong phòng của cháu Dũng nhưng khi đi ngủ thì cháu lại quay ngược lại để không nhìn thấy những câu niệm Phật đó.
Trưa hôm sau, anh Vương đang nằm ngủ trong phòng thì cháu Dũng chạy lên bảo:
-Bố ơi, Bố bảo mọi người cất hết dao đi!
Anh Vương nghe vậy vội vàng làm theo vì sợ người trong Dũng làm điều gì nguy hiểm đến mọi người. Sau đó anh lên phòng thì chị Thanh nói: “ Anh à, ma nó sợ dao đấy!”. Anh Vương nghĩ lại ngay, mình lại bị “nó” lừa rồi. Và liền nghĩ ra: Hình như người trong Dũng sợ những vật sắc nhọn. Anh tự mình cắm mấy cái kim khâu dưới nệm ngay đầu giường và chân giường cháu Dũng ngủ mà không cho cháu biết.
Sau một đêm thì điều kỳ lạ đã xảy ra:
Sáng hôm đó, cháu Dũng soi gương và thấy một vệt rạch dài chạy dọc khuôn mặt. Cháu chạy xuống bảo với mọi người:
- Không hiểu tại sao hôm nay mặt cháu có một vết rạch đỏ chạy thẳng từ trán xuống sống mũi chia mặt cháu ra làm hai nửa.
Anh Vương kiểm tra lại mấy cây kim vẫn nằm im ở dưới nệm. Thế rồi, mọi người trong gia đình nhận ra, trong Dũng có hai phái: Thiện, Ác đang lôi kéo.
Thế rồi anh em tôi quyết định ngày đi tìm mộ ông Huyên về đoàn tụ cùng với ông bà, cha mẹ tôi ở Hà Nam. Lúc đó anh em tôi không hề biết đó là một thử thách mà PHẬT ĐỊA MẪU đưa xuống để thử lòng đại gia đình tôi. Mà người đứng đầu là anh trai tôi - Nguyễn Văn Vương . Lúc này, anh em tôi chỉ biết rằng, bằng một tấm lòng của một người con, cháu thấy bác mình khổ quá không thể chậm trễ, phải đưa bác về càng sớm càng tốt.
Thế là không bao lâu, anh em tôi quyết định ngày đưa bác về là ngày 6/10/2008 (âm lịch). Anh Vương chọn danh sách những người đi tìm mộ bác. Tất cả con cháu là mười ba người, trong đó có tôi và anh Nguyễn Văn Định ở Cần Thơ. Anh Định về trước tôi mấy ngày(đi bằng xe đò). Anh đi chuyến xe Thành Lộc từ Cần Thơ ra Hà Nội. Khi ra tới Ninh Thuận Phan Rang, xe đò anh bị lật xuống vực, chết mấy người nhưng anh chỉ bị thương nhẹ vào bệnh viên hai ngày rồi vẫn quyết tâm về Hà Nội vì một lý tưởng cao đẹp - về tìm mộ bác.
Còn tôi đúng ngày 5/10/2008 (âm lịch) tôi mới lên máy bay về Hà Nội. Không hiểu sao tôi quyết tâm về Hà Nội cho bằng được. Sau này tôi mới hiểu đó là sự sắp đặt của Trời Đất và là định mệnh. (NGƯỜI khiến tôi phải về). Tôi đã mua vé máy bay và thử thách đầu tiên dành cho tôi đó là sân bay Tân Sơn nhất xảy ra hỏa hoạn (ngày 27-10-2008 dương lịch) nhằm ngày…………Có thể đó là sự trùng hợp, hay sự thử thách làm lung lạc tinh thần tôi để tôi sợ mà không dám về. Tôi theo dõi thấy sân bay vẫn hoạt động bình thường nên vẫn quyết định về.
Trưa ngày 4/10 tôi nằm nghỉ trưa và suy nghĩ miên man về chuyện gia đình và tôi rất hoang mang về chuyến đi này. Ông xã vì lo sợ nên không đồng ý cho tôi về, đòi hủy vé máy bay. Không hiểu sao, tôi vẫn quyết định về cho bằng được.
Đang nằm suy nghĩ miên man tôi nghe tiếng người nữ nói bên tai tôi. “Con Tám chuyến này về chết mà không gặp con Bảy”. Bảy ở đây là chị gái trên tôi. Tôi giấu ông xã chuyện này vì sợ ông xã không cho về. Tôi nghĩ chết có số, nếu số chết ở trong nhà cũng chết. Chị Sáu điện thoại cho tôi dặn dò tôi lên máy bay phải niệm Phật. Sau này tôi mới hiểu đó là sự thử thách thứ hai dành cho tôi. Nghe lời chị, tôi lên máy bay và niệm Phật ra tới Hà Nội. Đúng thời gian này, Hà Nội xảy ra mưa rất lớn, nước ngập lụt hết thành phố Hà Nội. Mãi sau này chúng tôi mới biết đó là sự linh hiển của Trời Đất trước khi PHẬT ĐỊA MẪU giáng trần và cũng là thử thách của NGƯỜI ban xuống cho môt đại gia đình nhỏ bé của chúng tôi. (Nói là một đại gia đình nghĩa là tất cả anh em, con cháu chúng tôi, nhưng lại rất nhỏ bé trước sự thử thách của thiên nhiên lúc đó). Tôi xuống sân bay Nội Bài trời mưa xối xả. Cả Hà Nội chìm trong biển nước. Gia đình tôi không ai đi đón tôi được vì đường trong thành phố ngập hết. Thật lạ như có sự sắp đặt, có anh tài xế taxi hứa sẽ tìm đường đưa tôi vào trong thành phố. Tôi đi tắc xi lòng vòng tránh đường ngập nước mấy tiếng đồng hồ rồi cũng về được chợ Mơ. Tâm niệm tôi chỉ mong sao mua được một bó hoa về cúng Phật và ông bà. Lạ thay, xe taxi bỏ tôi xuống ngay một tiệm bán hoa. Tôi mua một bó hoa, một tay vác valy, một tay ôm bó hoa lếch thếch lội dưới nước, dưới trời mưa như trút nước. Tự nhiên có một anh xe ôm cứ đi theo tôi mời tôi lên xe. Anh hứa sẽ tìm đường đưa tôi về đến ngõ Trại Cá, đường Trương Định. Rồi tôi cũng về đến nhà anh Vương. Sau khi sắp lễ để lên ban thờ thắp nhang xong, anh kêu tôi phải ra ngồi nghe đĩa kinh “Cứu độ chúng sinh nơi địa ngục” liền, vì anh sợ những điều không tốt sẽ làm hại tôi.
Anh kể cho tôi nghe tất cả mọi chuyện. Tôi thấy mọi việc trở nên bí hiểm. Tôi nghe anh tôi thông báo đêm nay, mười hai giờ đêm sẽ đi tìm mộ bác. Lúc này phần vì mệt, vì say máy bay, phần vì không hiểu tại sao anh tôi lại quyết định đi tìm mộ khi trời đang mưa lụt thế này. Tôi suy nghĩ, thành phố Hà Nội có nơi ngập gần một mét nước thì ngoài cánh đồng ở Hà Tây sẽ ra sao? Tôi thầm thắc mắc trong lòng nhưng cũng không nói gì. Anh em chúng tôi đều đồng lòng và chuẩn bị những thủ tục để đi tìm mộ bác rất chu đáo. Lúc chuẩn bị lên đường thì tâm trí của anh em chúng tôi rất hoảng sợ.Thấy vậy ông nội, bố mẹ và bác Huyên lên để căn dặn chúng tôi một điều là: “Tâm của các con vững thì không ai làm gì các con được. Các con cứ đi rồi sẽ thành công, không sợ bất cứ điều gì”. Và chúng tôi tin vào điều đó.
Khi chúng tôi lên xe, trời đổ cơn mưa như trút nước. Tôi thấy lo sợ nhưng không dám nói gì. Trời rất lạnh, tôi chợt nghĩ, nếu cứ mưa thế này chắc chưa tìm được mộ bác, anh em chúng tôi đã bị cảm lạnh hết.
Tôi thầm trách anh tôi sao không để qua đợt lũ lụt này hãy đi tìm Bác. Sau này tôi mới hiểu hết được giá trị về quyết định sáng suốt của anh. Nếu không có quyết định “khác người” ấy, liệu cái phúc (phước) có đến với gia đình tôi ngày hôm nay không? Tôi ngồi trong xe nói với các anh chị em, tất cả cùng niệm Phật nhé. Tôi chưa hiểu biết gì về Phật Pháp lắm nhưng cũng vẫn cứ niệm “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn cho anh em chúng con tìm được bác con về”. Kỳ lạ thay mười lăm phút sau đó, Trời tạnh hẳn như một phép màu cũng là lúc chúng tôi đến đất Hà Tây.
Các anh tôi đã mua mấy chục tấm tôn và hơn chục cây tre để phòng khi mộ nằm sâu dưới nước thì phải cắm tôn xung quanh để chặn và tát nước để tìm cho bằng được mộ bác. Tôi ngồi bên cháu Hương. Lúc này bác tôi (tức ông Huyên) vào cháu Hương vừa xúc động vừa vui mừng vì con cháu đã đi tìm ông trong đêm mưa ngập lụt như vậy.
Đúng ba giờ sáng, ông dẫn chúng tôi ra một bờ sông, giữa cánh đồng mênh mông nước, thuộc thôn Vân Đình, xóm Vân Đình, xã Vân Đình, thị trấn Vân Đình, tỉnh Hà Tây. Khi chúng tôi đi đến một chiếc cầu bắc qua con mương, chúng tôi thấy cháu Hương chạy ngược lại bờ mương. Tất cả anh em đều bỏ dép ra mà chạy theo không kịp. Trên bờ mương, cây gai xấu hổ mọc cao lưng chừng người. Đến một lùm cây rậm cạnh bụi tre thì thấy cháu Hương đứng lại dậm chân, khóc và nói: “ Ông ở đây các con ơi!”.
Tôi vui mừng khi thấy bác chỉ trên một bờ đất khô chạy dọc bờ sông. Khi chúng tôi tới nơi Trời lại đổ mưa như trút nước. Tất cả cháu trai tập trung căng bạt, còn các cháu gái thì bưng lễ vật để cúng thổ công thần đất ở đó. Mọi việc đang diễn ra thuận lợi thì đột nhiên cháu Hà - con gái thứ hai của chị Sáu, mặt cháu tái mét như không còn máu, chân như không còn đứng vững được nữa. Chị tôi đỡ cháu thì cháu ngất gục xuống tay chị. Mọi người bảo cháu bị trúng gió. Ngay lúc đó, chị Sáu và cháu Hùng bế cháu Hà ra xe. Chị tôi lấy dầu và đánh gió cho cháu được một lúc thì cháu Hà tỉnh hơn và nói với chị Sáu:
- Mẹ ơi, mẹ bảo chị Hiền ra với con. (Hiền là vợ của cháu Hùng)
Chị Sáu nghe vậy giận và quát lên:
- Đến đây để làm chứ không phải đến đây để trông mày. Quát xong chị tôi lại nghĩ, nhà mình đang có chuyện như thế này rồi người ta hại cháu chết thì sao?
Nghĩ vậy chị tôi lại buộc túi ni-lon vào chân cháu để cõng cháu ra bờ mương ngồi.
Đúng bảy giờ sáng, chúng tôi bắt đầu đào chỗ bác chỉ. Đào được khoảng hơn 1m, tất cả chúng tôi đã mệt nhoài. Tôi và anh Vương đi vào làng thuê người đào giúp. Nhưng lạ thay, ông không cho người lạ đào mà phải chính tay chúng tôi đào mới được. Lúc đó tôi phân vân, bác không thương chúng tôi sao mà không cho người ta đào giúp? Sau thấy chúng tôi mệt quá ông cũng đồng ý. Sau này, tôi mới hiểu đó là thử thách của MẪU về chữ hiếu và tình thương của gia đình chúng tôi đối với một người bác rất nghèo khổ, chết vì đói rét như thế nào.
Cứ thế anh em con cháu người thì xúc đất, người thì múc nước, đào được đến đâu thì nước chảy vào đến đó. Vì vậy, chúng tôi cứ vừa đào, vừa múc nước, cứ một xô đất đào lên thì chị em tôi lại nắn xem có hài cốt của ông bị lẫn vào đó không. Cứ thế đến khoảng tám giờ sáng, anh em con cháu cũng mệt, vừa đói, vừa rét, vừa thức đêm, vừa say xe. Vì thương bác nên anh em chúng tôi lại tiếp tục đào đất.
Lúc bấy giờ anh Vương nghe Ông Huyên nói bây giờ con cháu phải trực tiếp đào chứ không để người ngoài đào. Anh Vương nhẩy ngay xuống hố. Lúc anh ấn xà beng xuống khoảng tám mươi phân thì thấy Ông Huyên nói đào đến đó thì dừng lại.
Một lúc sau, khi đã đào gần đến độ sâu đó, mọi người đang rất cố gắng để chiến đấu với cái đói và mệt, thì chị Sáu thấy trong người bủn rủn, chân tay rã rời. Chị tôi chạy tới bên cạnh cháu Hương ngồi cách đó khoảng vài mét để nghỉ cho đỡ mệt thì đột nhiên tôi thấy ông vào cháu Hương khóc to, ông nói: (Trích lời kể của chị Sáu)
- Các con cố lên sắp tới rồi! Ông sẽ theo các con về và chứng cho
các con.
Nghe vậy tôi ôm ông và nói:
- Ông ơi, Ông yên tâm chúng con sẽ cố gắng tìm bằng được ông về!
Nói xong, tôi đứng dậy và ra xách những xô đất. Lúc đó, tôi thấy trong người khoẻ khoắn, tỉnh táo đến kì lạ như vừa có một liều thuốc diệu kỳ. Anh em con cháu vẫn tiếp tục đào thì anh Vương cầm bản đồ cháu Hương vẽ trước đó mấy ngày mà tôi không biết. Lúc mang bản đồ ra xem, thì tôi thấy bản đồ và chỗ đào hiện tại sao lại giống nhau đến thế.
Khi cháu Hùng, cháu Biên đang đào đến độ sâu gần 4m, lúc đó là 11 giờ trưa thì nghe tiếng ông vào cháu Hương và nói:
- Tới rồi, dừng lại! Các con hãy bốc tất cả những cái gì ở dưới đấy lên rồi ông sẽ theo các con về và chứng cho các con.
Chúng tôi làm theo lời Ông dặn, bốc hết phần đất ở độ sâu đó đưa vào một cái tiểu sành được lót bằng một tấm vải đỏ, và tiến hành đầy đủ các thủ tục như một nghi lễ sang cát. Khi anh em chúng tôi khiêng tiểu ra xe Trời lại đổ mưa. Tôi có cảm giác như chưa bao giờ Trời lại mưa lớn như thế. Lúc này, tôi đã cảm nhận được điều gì đó quá linh thiêng của Trời Đất. Mãi sau này tôi mới hiểu được đó là môt sự thử thách, một sự theo dõi, một sự cảm động của cả một cộng đồng Phật, Trời, Thánh, Thần đang nhìn và chứng cho tấm lòng thành của một đại gia đình nhỏ bé đối với người bác của mình.
(Trích lời kể của chị Sáu)
Chúng tôi lên đường về Hà Nam lúc đó khoảng một giờ chiều. Mọi người vừa đói, vừa rét, vừa say xe nên ghé vào quán ăn lót dạ, xong lại lên xe để về ngay cho kịp giờ. Trên đường về thì mưa nhỏ nhưng dai dẳng. Đường bị ngập mênh mông nước vì mấy ngày hôm đó mưa rất to. Trong suy nghĩ của tôi lại lo không biết ngoài nghĩa địa gần nhà chỗ đưa bác về có ngập không? Và tôi bảo anh Vương điện cho sư Đông lên nghĩa trang cắm hướng để mộ. Khi chúng tôi về tới nghĩa trang quê tôi thì trời lại mưa như trút nước. Lúc chúng tôi khiêng quách xuống để làm thủ tục thắp hương và hạ huyệt thì trời ngớt mưa. Khi đào nhát xẻng đầu tiên thì trời hửng nắng, lúc đó vào khoảng năm giờ chiều. Tôi thấy rất lạ là tại sao trời đang âm u mà lại hửng nắng ngay như vậy.
Lúc đó chị Thắm đi trên thành mộ bên cạnh và nói:
-Tao bảo nắng là nắng mà mưa là mưa có sai đâu. (Chị Thắm là chị gái trên tôi). Chúng tôi cố làm xong trước khi trời tối và công việc đến đây cũng đã ổn.
Anh em chúng tôi lên xe đi về. Lúc về đến nhà thì trời cũng vừa tối. Tôi và chị Thanh nói với nhau, hai chị em lên thắp hương các cụ còn để đến ngày mai mời sư Đông lên rồi làm mâm cơm cúng. Xong chị em tôi đi nấu cơm ăn như thường lệ. Ăn cơm xong, cháu Hùng, Hiền, Biên, Hà lên ôtô về Hà Nội để ngày hôm sau đi làm. Anh em chúng tôi chuyện trò ai nấy đều rất mừng và phấn khởi vì đã tìm được mộ của bác.
Đến khoảng mười giờ đêm thì chúng tôi đi ngủ. Vừa nằm một lúc thì cháu Hùng điện thoại về nói rằng xe bị chết máy. Anh Vương xuống nhà thông báo cho chúng tôi là xe của cháu Hùng bị chết máy. Tôi không ngủ được. Một lúc thì tôi thấy chị Thắm cứ lẩm bẩm nói:
- Bảo làm mâm cơm thắp hương tìm thấy mộ bác mà không làm thì xe chết máy là đúng.
Nghe vậy tôi ngồi dậy và đập vào vai chị và hỏi:
- Chị tỉnh hay mơ thế?
Chị Thắm hẩy tôi một cái và nói:
- Ngủ đi!
Tôi nhìn vào mặt chị thì thấy hai mắt của chị đỏ ngàu, còn khuôn mặt thì rất dữ dằn. Vừa lúc đó thì chị Nương (chị gái thứ ba nhà tôi) và em Bẩy bật dậy khi nghe chị Thắm lại nói:
- Tìm được mộ bác Huyên, các con không làm mâm cơm thắp hương thì xe chết máy là đúng.
Lúc đó, chị Nương và em Bẩy rất sợ hãi quay ra bảo tôi:
- Không làm mâm cơm thắp hương mẹ về trách đấy. Lúc đấy người tôi cứ run bắn lên, tôi bảo:
- Không phải mẹ, mà các cụ ông bà nhà mình cũng không trách đâu, mà là tà ma đấy.
Tôi lại quát to:
-Lên gọi anh Vương, chị Thanh xuống đây và gọi cháu Hương bên nhà bác Toản về đây.
Lúc đó, anh Định nằm ở giường bên cạnh cũng nghi ngờ không biết có phải mẹ hay không thì anh Vương và chị Thanh ở trên lầu xuống, anh hỏi:
- Thắm có biết anh là ai không?
Chị Thắm nói:
- Anh là anh Vương của em đứa nào mà động đến anh Vương thì tao đánh cho bỏ mẹ. Anh Vương lại nói tiếp:
- Đã bóc mẽ ra rồi mà vẫn còn nhảy vào giả làm mẹ à?
Lúc đó người trong chị Thắm luôn miệng nói:
- Bảo làm mâm cơm thắp hương không làm thì xe chết máy là đúng.
Cùng lúc đó thì cháu Hương ở bên bác Toản về đến nhà, anh Vương có nói với cháu:
- Con ngồi vào đây xin cho bố gặp bà.
Cháu Hương ngồi vào giường, ngay lúc đó mẹ tôi vào cháu Hương, anh Vương liền hỏi:
- Mẹ ơi!công việc chúng con đi tìm mộ bác Huyên hôm nay có sai xót điều gì không hả Mẹ?
Mẹ tôi bảo:
- Các con không sai gì cả, mà cả họ mừng lắm, không trách các con điều gì đâu.
Nói vậy xong, mẹ tôi ra khỏi người cháu Hương. Lúc đó, người vào chị Thắm để giả làm mẹ cũng ra khỏi người chị Thắm vì đã bị anh em chúng tôi bóc mẽ.
Xong rồi cả nhà đi ngủ. Tầm nửa đêm có một tiếng nổ rất to mà cả bốn chị em tôi đều bật dậy, riêng cháu Hương thì ngủ rất ngon như không hề nghe thấy gì. Bốn chị em tôi người thì bảo tiếng lốp ôtô nổ, người thì bảo cái ghế đổ, người thì bảo cái gì nổ to thế. Còn riêng tôi nghĩ thì tiếng nổ đó là chứng giám của Trời Phật cho đại gia đình chúng tôi về sự hiếu thảo của con cháu đối với các cụ, ông bà… Vì đã làm được một việc lớn.
Sáng ngày hôm sau, cả gia đình chúng tôi mỗi người mỗi việc, người thì nấu cơm, người thì cắm hoa… chờ Sư Đông lên làm lễ. Sau khi xong việc, chiều hôm đó anh em chúng tôi lại chuẩn bị lên Hà Nội. Tôi nghe anh Vương nói tìm được mộ bác Huyên về thì không còn lo sợ gì nữa.
Về đến nhà thì tôi và cháu Hà đều có cảm giác kì lạ là cả hai mẹ con tôi đều rất run sợ. Tôi và cháu còn không dám soi gương, chưa bao giờ tôi có cảm giác như thế. Tôi thấy trong người cứ nóng ruột, tôi lại lấy xe đi xuống nhà anh Vương. Khi xuống đến nơi thì anh Vương nói với tôi và cả nhà là tìm được mộ bác Huyên, anh mới có một giấc ngủ ngon. Khi nghe thấy anh nói thế thì người tôi lại càng lo lắng, tôi nói với anh rằng:
- Vẫn còn điều gì chưa biết được nên em vẫn thấy có cảm giác sợ lắm.
Anh Vương nghĩ ra và bảo cháu Hiền, con dâu của anh về nhà cầm quyển sổ mà hôm đầu tiên đi thẩm định những ngôi mộ mang sang cho anh xem lại. Khi xem xong thì anh phát hiện ra những vong giả nhận là người trong dòng họ, ở vùng nào thì ở đó đều có người trong gia đình chúng tôi sinh sống. Lúc anh Vương phát hiện ra điều đó thì tôi thấy điều lạ lùng là cái cảm giác nặng người và run sợ đó hết ngay.
Và tôi hỏi cháu Hà con gái tôi cháu cũng không còn cảm giác như thế nữa.
Buổi tối hôm đó tôi lại xuống nhà anh Vương, tôi lại được nghe bố mẹ, bác Huyên và ông nội tôi lên nói chuyện. Khi tìm được mộ bác Huyên thì con cháu trong dòng họ Nguyễn không còn lo sợ đến tính mạng nữa. Nghe vậy tôi có suy nghĩ sự việc trong gia đình chúng tôi là một sự việc rất quan trọng mà anh em chúng tôi chưa hề hay biết, chỉ nghĩ rằng nhà mình được phúc nên đã tìm được mộ bác với tấm lòng hiếu thảo của con cháu trong dòng họ Nguyễn.
Từ đó “Ông Huyên” một cái tên mà chúng tôi đã thân mật gọi ông như thế. Ông đã ở luôn trong gia đình anh tôi mọi lúc, mọi nơi. Ông ngự luôn trong người cháu Hương đi chơi với chúng tôi, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn của đại gia đình chúng tôi. Chúng tôi rất hạnh phúc và quí ông vô cùng. Ông luôn ở trong cháu Hương và dạy dỗ tất cả chúng tôi từ anh Vương tôi trở xuống cho đến cháu nhỏ nhất là cháu nội của anh tôi.
Chúng tôi vẫn thân mật với Ông, kính trọng Ông như một người cha trong gia đình. Ông không bao giờ giận chúng tôi dù có một số con cháu đã làm Ông buồn rơi nươc mắt. Ông vào cháu Hương đi bán hoa tết, tuy bán không được lời bao nhiêu nhưng Ông rất vui, Ông nói:“Để cho các con biết kiếm đồng tiền cực khổ như thế nào?”.
Những con cháu nào tính tình nóng nảy mắc nhiều lầm lỗi, Ông dạy dỗ nhiều hơn. Ông kiên trì đến mức kinh ngạc, Ông khuyên nhủ chúng tôi lấy chữ hiếu làm đầu.
Mãi sau này dần dần chúng tôi phát hiện ra những lời dạy dỗ của Ông không giống như một người cha, người bác bình thường. Trong những lời dạy dỗ đó có chứa đựng sự Từ Bi, Hỉ, Xả của Phật Pháp mà chỉ người Trời mới có được. Chúng tôi mới nhận ra Ông chính là một vị bồ tát mà Phật Địa Mẫu đã ban Ông xuống trần gian vào gia đình tôi, để dạy dỗ và dẫn dắt đại gia đình chúng tôi tu theo con đường của Phật Địa Mẫu.
Hồi đó anh Định tôi rất hay đi câu cá giải trí và mỗi lần đi câu còn mang rất nhiều cá về ăn và còn cho anh em nữa. Ông đã rất khéo léo dạy dỗ và khuyên bảo
Tôi xin trích ra lời khuyên của Ông:
“Con nói rằng con đi câu cá giải trí mà vẫn đem cá về ăn, nếu con đặt cần câu xuống, cá cắn câu con không giật thì đó mới là con đang thiền. Và ngày hôm đó con đã câu được trăm con cá có tâm nó không mắc lưới vào đầu con”.
Tôi đã nhận ra ông đang hướng gia đình tôi đi vào con đường nào và tôi hàng ngày khuyên anh Định bỏ đi câu cá. Ít lâu sau đó anh đã bỏ hẳn. Rồi Ông dạy: “Cái đạo làm người khác nhau con vật. Con vật còn biết thương nhau huống chi là con người, huống chi là ruột non, ruột già. Năm châu bốn bể còn là một lòng huống chi là anh em, vợ chồng”.
(Câu này Ông dạy dỗ chung bao gồm rất nhiều thành viên trong gia đình tôi. Nhờ câu nói này mà chúng tôi, mỗi thành viên trong gia đình đã nhận ra phải sống đoàn kết, sống vị tha hơn và tha thứ tất cả lỗi lầm cho nhau.)
Điều đặc biệt là Ông không bao giờ cho chúng tôi biết Ông là một vị Bồ Tát. Cho tới khi chúng tôi tự nhận ra, Ông mới nói: “Ông ở trong ngôi Tam Bảo. Bất kỳ ngôi chùa nào cũng có ông nhưng là ai thì khi các con tu chánh niệm Ông sẽ cho các con biết”.
Tôi xin trích nguyên văn một số lời dạy của Ông để quý vị tham khảo.
“Khi các con vào trong chùa, Ông sẽ nhìn sâu vào ánh mắt đứa nào đó trong đại gia đình các con dù đứa nhỏ hay là lớn. Ông sẽ giác ngộ vào ánh mắt cho con biết Ông là ai. Nước mắt con sẽ dòng ra thì đó là Ông cho con biết. Nhưng phải tu chánh niệm thì mới biết được Ông là ai, nếu nhìn sai thì cần phải thêm nữa”.
Và thật may mắn cho tôi, tôi là người trong dòng họ được nhìn thấy Ông tại chùa Long An (hay còn gọi là chùa Ông Một) tại Quận Cái Răng TP Cần Thơ. Tôi sẽ kể phần này sau để cho phù hợp với trình tự của câu chuyện.
Và Ông nói: “Ông chính là Chân Kinh Đạo nghĩa.”
Cháu Hùng con anh Vương hỏi: “ Ông ơi, Ông nói Ông là Chân Kinh Đạo Nghĩa là như thế nào? Ông giải thích cho cháu”.
Ông Huyên hỏi lại chúng tôi: “Các con giải thích thế nào là Chân Kinh Đạo nghĩa?”
Cháu Hùng: “Theo cháu Chân kinh nghĩa là Chân thật ạ!”.
Anh Định: “Theo con Chân Kinh nghĩa là chân lý”.
Ông mỉm cười giải thích cho chúng tôi: “Chân kinh không phải thường thường như trên mạng viết. Đó là sự chan chứa, sự huyết mạch mới thể hiện được chân kinh giác ngộ. Nó chính là chân thật và chân lý. Nhưng hiểu như thế thì thường quá. Nó phải từ huyết mạch ra. Mất máu thì chết, cái huyết là ở chỗ đấy, phải bao trùm toàn thân mới ra những đường gân này, mạch này, máu này. Nó khác là ở chỗ đấy. Chân lý quá bình thường, máu mà đã ra thu không có được. Đó là Chân Kinh thường gọi là chân lý”.
Chúng tôi vô cùng kính trọng ông. Anh Vương tôi đề nghị Ông cho biết chân dung của Ông để tạc một pho tượng. Khi hoàn thành điện thờ Mẫu, chúng tôi sẽ đưa hình tượng của Ông thờ dưới hình Tượng của Phật Địa Mẫu.
Ông rất cảm động, Ông khóc và nói rằng:
“Ông vui vì câu nói này, các con không thỉnh Ông cũng về mà. Ông tưởng trần gian bạc tình, bạc nghĩa như trên Ông vẫn thấy. Ông không ngờ trần gian còn có một gia đình họ Nguyễn ấm lắm, ấm lòng vô cùng. Ông chỉ thấy người ta đến chùa cầu giàu sang để làm nhiều tiền. Họ ấm chứ ông đâu có ấm. Thắp nhang ấm hơi lửa chứ không ấm lòng. Ông thấy trần gian bạc tình, bạc nghĩa. Con cái cầm dao chém mẹ, chồng giết vợ cũng chỉ vì đồng tiền.”
Ông ở với gia đình tôi gần một năm. Trong thời gian này, tự tâm chúng tôi, nói đúng hơn là gia đình anh Vương tôi đã thấu hiểu được công ơn của Phật Địa Mẫu: NGƯỜI đã vì chúng sinh nhân loại, vì những đứa con của NGƯỜI mà từ bỏ sự cao sang, thanh tịnh nơi cõi thiêng liêng mà xuống trần gian để dạy dỗ, cứu vớt chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp này. Vậy mà chúng ta đã có ai nhắc đến tên Phật địa Mẫu chăng? Có một lần gia đình chúng tôi về đền Tiên La (Thái Bình), Ông cũng đi cùng. Khi về nhà, Ông vào cháu Hương khóc rất nhiều, khóc đến nghẹn lời:
“Đi Đền Tiên La mà tủi thân lắm con ơi! Trời mưa ngập lụt, có một nơi mà ai ai cũng biết ra vào cung nghinh, đẹp Trời, đẹp lòng. Nhưng phải chăng đã có ai biết được cái tâm nguyện của NGƯỜI (Mẫu) chỉ cần một cái ngôi thờ nho nhỏ như trên( ý nói là như gia đình tôi). Không cần chi cả, không cần tiền bạc nhiều chi mà rắc đầy giám hố, chỉ cần tâm các con giác (giác ngộ) là được lắm rồi. Cái tâm nguyện nho nhỏ như vậy thôi. Trời mưa! Ông tới Ông nhìn trời mưa, thứ nhất là ngày giỗ, thứ hai là giờ ai ai chư Phật cũng hiểu rằng NGƯỜI về đã lên tiếng. Không chỉ các con ngồi đây mà chư Phật khắp nơi đều thương thay cho cái tâm nguyện của NGƯỜI và tâm nguyện đó sẽ hoàn tất dần dần từ gia đình ta. Truyền lưu, vạn phát đến khắp toàn Đông, Tây, Nam, Bắc. NGƯỜI tủi thân vô cùng. Các con của NGƯỜI có nơi, có nhà, có thờ phụng, có con cháu, có phật tử đi theo. Nhưng đã có ai đi đúng đường của Phật Địa Mẫu đâu. Đều từ mê tín mà đi lên. Mê tín thì làm sao NGƯỜI dẫn đường, dẫn lối”.
Và gia đình tôi đã hoàn thành ngôi thờ PHẬT ĐỊA MẪU tại gia, ở nhà anh Vương tại địa chỉ số 19 ngách 87, Ngõ Trại Cá Đường Trương định, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Ông cho chúng tôi biết nhiệm vụ của Ông đã hoàn thành một nửa. Đó là Mẫu cho Ông xuống trấn an gia đình tôi và dẫn dắt Đại gia đình tôi vào con đường tu. Nếu không có Ông thì gia đình tôi mỗi người hiểu một phách, mỗi đứa chạy một nơi, mỗi người tu một kiểu. Bị ma quân dẫn dắt lung tung, không thể đúng đường được.
Ông nói rằng:
“NGƯỜI cho ma quân xuống gia đình ta, đều là NGƯỜI giáng xuống để gia đình này biết thế nào là đúng thế nào là sai, thế nào là Đạo, thế nào là ma. Trong đại gia đình biết và nhìn, nghe, và thấy, để sau này người ta không hiểu và thắc mắc thì phải chỉ dẫn ra cho người ta biết thế nào là ma quân, thế nào là chân lý. Ma quân không bao giờ có chân lý. Chỉ có những người tu đúng đường mới có chân lý”.
Và Ông cho chúng tôi biết rằng nửa đường đi còn lại, chúng tôi đi đúng đường hay không là do tâm của các con. Ông dặn dò chúng tôi rất nhiều trên con đường tu và hẹn gặp lại ở miền Nam (tức Cần thơ), nơi mà gia đìmh tôi và gia đình anh định đang sinh sống nếu chúng tôi tu tốt. Anh Định xin ông vào nhà anh để dạy dỗ vợ con anh. Ông nói rằng:
“Ông sẽ gặp con ở Cần Thơ, đó là cái phúc Ông để ngoài. Ông đặt dấu hỏi xem bản thân con, người mà ông lưu tâm, lưu ý có đến được đến đích không? Ông mới cho cái chỗ trống, dấu hỏi đó vào danh đề. Còn nếu không được Ông sẽ đi và cuộc gặp gỡ của Ông cháu ta chỉ đến đây.Trong tâm các con Ông sẽ tồn tại mãi mãi. Các con cố gắng lên, Ông luôn mở rộng để đón chờ các con, các cháu. Không phân biệt là nam hay nữ, giàu, nghèo hay sang trọng, ai ai Ông cũng đón và chờ. Chỉ mong các con, các cháu quyết tâm, quyết chí để thực hiện trọn cái kiếp làm người ở nơi này và sau này sẽ làm tròn những điều ở nơi khác, mà các con chưa từng biết. Sống làm người nhớ giữ trọn cái tình cái nghĩa của một con người. Chớ chui rúc mua gian, bán lận, cướp giật, tranh giành ở ngoài đường. Rồi sau này sẽ nhận lại. Sống phải ngẩng mặt lên Trời để nhìn thiên hạ, nhìn con người với con người chứ đôi mắt con người mà chỉ nhìn con vật. Phải nhìn cuộc sống thực tại, biết vực lên sau khi ngã. Thấy lội cứ bước, rồi sẽ qua. Chớ nhìn thấy lội mà nản quay về, hay tìm đôi qiày, đôi sục mà bước. Không gian truân các con không nên người. Không vượt gian, vượt khó các con không thành đạt. Ông sẽ chờ các con, các cháu ở một nơi hoan hỷ. Trước khi ông đi, Ông chúc cho đại gia đình các con, từng con cháu, dù bé như cháu Kim (cháu nội anh Vương) trở lên, Ông chúc rằng, sau này phải chăng kiếp này hay kiếp sau Ông được đón nhận ai đó trong đại gia đình các con trên hội Bàn Đào, để Ông mỉm cười. Ông chúc các con tu tại gia cho tốt, giữ cái phúc cho tròn. Các con chớ buồn rầu vì không còn Ông mà hãy vui, phấn khích trên con đường tiếp theo của từng con cháu để nối dõi dòng họ Nguyễn lưu truyền kinh Địa Mẫu”.
Gần tới ngày gia đình tôi đưa hình tượng Mẫu lên thờ thì Ông tạm biệt chúng tôi.
Trở lại thời gian tôi ở Hà Nội. Khi đã tìm mộ Ông Huyên về và công việc đã ổn định, tôi ở luôn dưới quê Hà Nam vì gia đình chồng tôi cũng ở đó. Tôi ở lại đến ngày 16/10/2008 (âm lịch) thì đi Hà Nội để thu xếp vào Cần Thơ. Đêm đó các cụ, ông bà và bố mẹ tôi vẫn về dạy con cháu bình thường. Các cụ dặn dò tôi vào Miền Nam lo làm ăn cho tốt…
Và đêm ngày 17/10/2008 cũng vậy, ông nội tôi và bố mẹ tôi về. Các cụ có giải thích cho chúng tôi về ngày “Thập bát trăng mười” là ngày lễ rất quan trọng của Mẫu. Một năm mới có một ngày và ngày mai - ngày 18 tháng 10 năm 2008 là ngày lễ đầu tiên của Mẫu tại gia đình tôi. Mẹ tôi bảo mẹ tôi được đặc ân lắm nên mới được ở lại từ tối nay đến trưa ngày mai, khi nào lễ Mẫu xong là mẹ tôi đi…
Trích lời kể của chị Sáu:
Anh em chúng tôi trò chuyện với nhau thêm một lát rồi đến chín giờ tối thì chúng tôi đi ngủ. Lúc đó cháu Hương vào ngủ trước, tôi vào sau và nói với cháu:
- Hương ơi, hôm nay cháu ngủ đâu thì bà ngủ ở đó phải không?
Cháu quay lại nói với tôi:
- Cô ơi, mọi hôm bà vào cháu thì cháu thấy bình thường nhưng hôm nay thì cháu thấy đau hết người và đau một chòm lưng cô ạ.
Tôi bảo:
- Đúng đấy lúc còn sống bà bị đau lưng mà.
Khi nói đến đây, tôi quay ra nhìn lại cháu thì thấy cháu nằm giống y như lúc mẹ tôi còn sống. Lúc đó tôi hỏi:“Mẹ hả?”. Mẹ tôi khóc, tôi nói với mẹ rằng:
- Lúc mẹ sống thì mẹ khổ với các con, các cháu nhiều rồi, bây giờ chúng con chỉ muốn mẹ vui lên, vì nhà mình có phúc nên mẹ con mình mới được nói chuyện như thế này.
Nói xong thì mẹ tôi bảo:
- Hôm nay mẹ được đặc ân ở đây, đến ngày mai lễ Mẫu xong mẹ mới đi. Mẹ về lại đau lưng và cử chỉ nhỏ nhất của mẹ cũng là thật, y như lúc mẹ còn sống. Bây giờ mẹ đau như thế này nhưng xong thì cháu Hương lại khỏe.
Lúc đó tôi có suy nghĩ là nhà mình có phúc nên mới được chăm mẹ một đêm hôm nay. Nghĩ vậy, tôi muốn xoa lưng cho mẹ cả đêm không ngủ. Lúc đó, tôi định gọi em Tám là mẹ về, nhưng tôi lại nghĩ mẹ thương em, mẹ lại khóc nên tôi không gọi.
Khi gặp các cụ xong, tôi xuống lầu đi tắm và chuẩn bị hành lý để vào Nam. Đến gần mười giờ đêm mới xong. Tôi bước vào phòng thì cháu Hương đã đi ngủ. Vừa bước vô phòng thì nghe tiếng mẹ tôi gọi: “ Tám ơi, Tám!”. Tiếng gọi đúng như lúc mẹ tôi còn sống vậy. Tôi không tin vào tai mình vội vàng bỏ chậu quần áo chạy lại giường cháu Hương đang nằm. Mẹ đã vào cháu Hương từ bao giờ chờ tôi. Mẹ khóc sưng hết mắt. Tôi và chị Sáu ôm mẹ khóc, mẹ dặn dò tôi đi vào miền Nam lo làm ăn, rồi mẹ sẽ phù hộ cho con. Mẹ khóc nhiều quá, tôi và chị sợ mẹ mệt, (cháu Hương mệt) nên chị em tôi không dám khóc nữa. Mẹ kêu đau lưng, tôi và chị Sáu cứ nằm xoa lưng cho mẹ. Mẹ nói:
- Hôm nay, gia đình mình có phúc lắm hai đứa mới được ngủ với mẹ như thế này.
Mẹ khuyên hai chị em tôi ngủ cho khỏi mệt nhưng làm sao chúng tôi ngủ được. Tôi nằm lén nhìn mẹ, mẹ nằm đó hai mắt nhắm nghiền nhưng vẫn khóc thầm, sợ chị em tôi biết. Điều kỳ diệu là từ khuôn mặt đến cử chỉ, giọng nói của cháu Hương giống mẹ tôi như đúc. Tôi và chị Sáu thấy lạ quá liền kêu hết cả nhà dậy, lúc đó là hơn mười một giờ đêm ngày 17/10/2008. Cả nhà ai cũng nhận ra là mẹ, là bà nội thật sự chứ không phải trong mơ, cũng không phải một hay hai người thấy mà có tất cả tám người con trai, con gái, con dâu và cháu nội được nhìn thấy mẹ. Mẹ nói với tất cả chúng tôi, đêm nay là đêm không bao giờ có được, mẹ được đặc ân về với các con cháu, y như lúc mẹ còn sống, để cho các con chăm sóc mẹ. Mẹ nói đây là cái phúc ngàn đời mà không ai có được. Lúc đó, anh em tôi không nghĩ được gì khác mà chỉ biết chăm lo cho mẹ. Hai anh tôi ôm mẹ vào lòng, còn tôi và chị dâu đi lấy nước cam và sữa cho mẹ uống. Thấy mẹ đau quá chúng tôi không biết làm thế nào. Sau này anh Vương và chị Sáu nói với cháu Hương:
- Con là người được Mẫu chọn, con xin Mẫu cho bà nội hết đau nhé con.
Cháu Hương nói:
- Bố không phải dặn, con tự biết xin cho Bà.
Chúng tôi cũng đâu biết rằng Phật Địa Mẫu đã dành một đặc ân cho gia đình chúng tôi, để anh em tôi được gặp người mẹ đã mất cách đây năm năm. Chúng tôi cứ nghĩ đó như là chuyện lạ mà có thật. Và đó cũng là thử thách cuối cùng của NGƯỜI về lòng hiếu thảo của con cháu đối với một người mẹ, người bà đau ốm trước khi NGƯỜI quyết định giáng trần về gia đình chúng tôi, vào cháu Nguyễn Thị Thu Hương.
Khoảng gần mười hai giờ đêm, mẹ bảo chúng tôi đi gọi chị Đưởng sang. (Chị Đưởng là con gái lớn nhất của mẹ tôi và cũng là người đầu tiên đưa Kinh Địa Mẫu cho mẹ). Vì hôm nay là ngày đặc biệt. Mẹ không nói rõ là ngày gì mà chỉ nói là rất quan trọng. Chúng tôi điện thoại cho chị Đưởng nói rằng Mẹ muốn gặp chị, chị không sang và nói rằng:
- Mẹ về thì chúng mày gặp mẹ đi, khuya rồi tao không sang.
Chúng tôi cho cháu Dũng, cháu Biên sang gọi, chị cũng không đi.
Mẹ nói:
- Các con ơi, nhanh lên sang kêu chị mày sang đây!
Anh Vương thấy mẹ tha thiết quá, phần vì thương mẹ khóc nhiều quá nên anh đích thân sang nhà kêu chị sang, vì nhà chị Đưởng cũng rất gần. Khi chị sang mẹ tôi chỉ khóc và nói rằng:
- NGƯỜI đã đi rồi, NGƯỜI đã quay lưng đi rồi, uổng phí công con tu mười mấy năm trời rồi Đưởng ơi.
Và mẹ khóc ngất lịm đi. Tôi còn nhớ như in cử chỉ và lời nói của chị Đưởng khi chị ngồi xuống giường kéo chăn đắp lên chân mình rồi nói:
- Mẹ muốn nói gì với con? Con nói cho mẹ biết nhá. Con là người đầu tiên đưa kinh Mẫu cho mẹ và cháu Hương - Chị vừa nói vừa chỉ chỏ.
Thời gian đầu, các cụ, ông bà, bố mẹ tôi về báo tin vui Phật Địa Mẫu chọn cháu Hương để giáng trần và khuyên chị sang nhà anh Vương để được nghe Mẫu dạy. Chị đã bức xúc cho rằng mình là người tu theo Mẫu đầu tiên và rất lâu rồi, mà tại sao phải theo cháu Hương và anh Vương. Có lần các cụ về gặp chị khuyên bảo thì chị nói: “Không nói chuyện với người âm”, cho nên chị mới có thái độ như vậy.
Chị còn nói nhiều tôi không nhớ hết. Mẹ tôi khóc lặng người đi và cháu Hương không thở được. Chúng tôi nóng ruột quá vì thương Mẹ, lại sợ cháu Hương mệt quá nên kéo chị ra ngoài, hay nói một câu khó nghe là đuổi chị về. Chị tôi không hề biết rằng con đường tu khó vô cùng. Có người cả đời tu mà vẫn sai đường và còn phải do duyên nghiệp nhiều đời, nhiều kiếp. Lúc đó đúng không giờ - thời khắc “Khai thiên tịch địa”, từ giữa đêm ngày 17/10 sang ngày 18/10/2008(âm lịch). Khi qua giờ phút thiêng liêng ấy, mẹ tôi mới nói rằng, mẹ không còn đau nữa, vì đó là Mẫu thử lòng chúng tôi nên cho mẹ về như thế. Và mẹ không được phép nói trước cho chúng tôi biết điều gì. Rồi mẹ chỉ lên trần nhà và nói:
- Vừa rồi NGƯỜI đã giáng về soi xét hết các con. Mẹ tiếc cho con Đưởng, nó mất hết công tu mười tám năm nay. NGƯỜI đã quay lưng đi rồi, chỉ được cháu Hương thôi. (Vì cho tới lúc ấy gia đình tôi chỉ có cháu Hương và chị Đưởng là tụng Kinh Địa Mẫu). Và mẹ khóc lặng đi. Tôi thấy thương mẹ vô cùng. Đúng là tình thương của một người mẹ không gì so sánh được. Lúc sống thì từng giờ, từng phút dõi theo con. Khi mất đi cũng vẫn từng giờ, từng phút lo lắng cho con. Mặc dù người con ấy đã không hiểu mẹ mình.
Chị tôi cũng là một người con có hiếu và lo lắng cho chúng tôi cùng với cha mẹ. Vì gia đình nghèo nên chị lo cho chúng tôi từ manh áo. Tôi không bao giờ quên những ngày đó. Chúng tôi gặp hoạn nạn gì, bằng tình thương của một người chị, chị sốt sắng lo lắng, cúng bái cho chúng tôi. Nhưng khi đã được Ông Huyên và các cụ dạy bảo và tìm hiểu sâu về Phật Pháp. Tôi mới hiểu được rằng cúng bái, thày bà là theo tà đạo. Tiếc rằng trên con đường tu chị tôi đã cố chấp và luôn cho rằng mình đã tu đắc đạo, đã thành thần thành thánh. Mỗi lần chị em tôi nói chuyện để bảo ban nhau về đường tu sao cho đúng thì chị nói chúng tôi không hiểu biết gì và thế là chị em tôi lại không thể nói với nhau được nữa.
Chị đã phạm một sai lầm đáng tiếc vào đêm 18-10 hôm đó với mẹ.
Tiện đây tôi xin nói với chị vài lời: “Tôi mong rằng khi đọc được cuốn sách này, chị không giận chúng tôi, mà tìm hiểu thật kỹ về Phật Pháp để tìm ra mình sai ở chỗ nào. Chúng tôi luôn ở bên chị. Ông bà, bố mẹ luôn ở bên chị và Mẫu cũng luôn ở bên chị khi chị đi đúng con đường tu chánh niệm. Tôi mong chị hiểu rằng, tất cả anh, chị, em cũng đang tu sửa từng ngày, từng giờ. Vì chúng ta là người trần nên bất cứ ai cũng phạm sai lầm nhưng nếu nhận ra và sửa đổi, không bảo thủ thì sẽ tốt hơn trên con đường tu của mình. Chúng tôi đã nhận ra rằng: Tu, tu nữa và tu mãi không bao giờ đủ. Các vị Bồ Tát còn vẫn phải tu kia mà. Tôi mong chị hiểu điều này”.
Và đêm đó cả nhà tôi thức trắng không ai ngủ được. Mẹ cứ khóc như thế đến bốn giờ sáng thì mẹ đi. Ngày hôm đó chính là ngày 18/10/2008 - năm Bính Tý.
Sau này khi đã trì kinh Địa Mẫu, chúng tôi mới thấy được sự huyền diệu của những vần thơ trong kinh Địa Mẫu:“Hội Tý Sửu Khai Thiên Tịch Địa
Vạn Sự Thành Hiếu Nghĩa Vi Tiên”
NGƯỜI đã giáng trần và lựa chọn đại gia đình chúng tôi, thử thách chúng tôi cũng bằng chữ hiếu. Vì MẪU là một người Mẹ, nên đã lấy một người mẹ để thử lòng chúng tôi. Và đúng như lời NGƯỜI dạy, vạn sự thành bằng chữ hiếu nghĩa.
Đây là ngày Phật Địa Mẫu Giáng Trần đúng như lời Mẫu nói trong cuốn ĐỊA MẪU CHÂN KINH đã có từ bao giờ tôi cũng không biết nữa.
Đại Từ Tôn Mẫu Hoàng Cho Biết
Đúng Trăng Mười (tháng 10) Vào Tiết Trời Đông
Mẫu Từ Xuất Hiện Thần Thông
Vào Ngày Thập Bát (ngày 18) Trần Hồng Giáng Sinh.
Đến sáng hôm sau anh em chúng tôi bảo nhau mỗi người một việc. Người thì đi chợ mua hoa quả, người chuẩn bị hương, nến, đèn, nước, bầy sẵn lên ban thờ đúng như trong Kinh Mẫu dạy:
Sắm lễ vật cung nghinh Từ Mẫu
Trong các ngày kỵ Mẫu lập đàn
Gồm có sáu ngọn đăng quang
Quả hoa tươi thắm hương phàn năm cây.
Sáu chung nước lọc đầy đủ lễ.
Và đây là ngày đầu tiên đại gia đình tôi cùng nhau trì Kinh Địa Mẫu.
Lúc này, anh em chúng tôi rất thành tâm và mong mỏi đến giờ ngọ để được nghe Mẫu giảng kinh. Ai nấy đều ngồi lắng nghe cháu Hương đọc. Khi cháu đọc đến phần Sám Kinh Địa Mẫu thì đột nhiên có một giọng nói miền Trung rất già như một lão bà, ngay lúc đó anh em chúng tôi đều nhận ra là Mẫu đã ngự vào cháu Hương để giảng kinh cho chúng tôi nghe. Cả buổi giảng kinh hôm đó hầu như NGƯỜI khóc từ đầu đến cuối, như các vần thơ trong kinh:
Phật Mẫu đã ngự đó rồi
Mẹ đứng ra làm thầy trước nhất
Đạo hoằng khai lời thật huyền linh
Phổ thông truyền bá chơn kinh
Cả nhà tôi có một số thành viên không cầm được nước mắt. Sau này tôi mới nghiệm ra rằng những ai nghe Kinh Mẫu mà khóc được thì đó là những người rất nhạy cảm với kinh sách và đã có căn tu từ nhiều đời, nhiều kiếp.
( Xin xem tiếp bài 4 - dienbatn )
“Khi các con vào trong chùa, Ông sẽ nhìn sâu vào ánh mắt đứa nào đó trong đại gia đình các con dù đứa nhỏ hay là lớn. Ông sẽ giác ngộ vào ánh mắt cho con biết Ông là ai. Nước mắt con sẽ dòng ra thì đó là Ông cho con biết. Nhưng phải tu chánh niệm thì mới biết được Ông là ai, nếu nhìn sai thì cần phải thêm nữa”.
Và thật may mắn cho tôi, tôi là người trong dòng họ được nhìn thấy Ông tại chùa Long An (hay còn gọi là chùa Ông Một) tại Quận Cái Răng TP Cần Thơ. Tôi sẽ kể phần này sau để cho phù hợp với trình tự của câu chuyện.
Và Ông nói: “Ông chính là Chân Kinh Đạo nghĩa.”
Cháu Hùng con anh Vương hỏi: “ Ông ơi, Ông nói Ông là Chân Kinh Đạo Nghĩa là như thế nào? Ông giải thích cho cháu”.
Ông Huyên hỏi lại chúng tôi: “Các con giải thích thế nào là Chân Kinh Đạo nghĩa?”
Cháu Hùng: “Theo cháu Chân kinh nghĩa là Chân thật ạ!”.
Anh Định: “Theo con Chân Kinh nghĩa là chân lý”.
Ông mỉm cười giải thích cho chúng tôi: “Chân kinh không phải thường thường như trên mạng viết. Đó là sự chan chứa, sự huyết mạch mới thể hiện được chân kinh giác ngộ. Nó chính là chân thật và chân lý. Nhưng hiểu như thế thì thường quá. Nó phải từ huyết mạch ra. Mất máu thì chết, cái huyết là ở chỗ đấy, phải bao trùm toàn thân mới ra những đường gân này, mạch này, máu này. Nó khác là ở chỗ đấy. Chân lý quá bình thường, máu mà đã ra thu không có được. Đó là Chân Kinh thường gọi là chân lý”.
Chúng tôi vô cùng kính trọng ông. Anh Vương tôi đề nghị Ông cho biết chân dung của Ông để tạc một pho tượng. Khi hoàn thành điện thờ Mẫu, chúng tôi sẽ đưa hình tượng của Ông thờ dưới hình Tượng của Phật Địa Mẫu.
Ông rất cảm động, Ông khóc và nói rằng:
“Ông vui vì câu nói này, các con không thỉnh Ông cũng về mà. Ông tưởng trần gian bạc tình, bạc nghĩa như trên Ông vẫn thấy. Ông không ngờ trần gian còn có một gia đình họ Nguyễn ấm lắm, ấm lòng vô cùng. Ông chỉ thấy người ta đến chùa cầu giàu sang để làm nhiều tiền. Họ ấm chứ ông đâu có ấm. Thắp nhang ấm hơi lửa chứ không ấm lòng. Ông thấy trần gian bạc tình, bạc nghĩa. Con cái cầm dao chém mẹ, chồng giết vợ cũng chỉ vì đồng tiền.”
Ông ở với gia đình tôi gần một năm. Trong thời gian này, tự tâm chúng tôi, nói đúng hơn là gia đình anh Vương tôi đã thấu hiểu được công ơn của Phật Địa Mẫu: NGƯỜI đã vì chúng sinh nhân loại, vì những đứa con của NGƯỜI mà từ bỏ sự cao sang, thanh tịnh nơi cõi thiêng liêng mà xuống trần gian để dạy dỗ, cứu vớt chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp này. Vậy mà chúng ta đã có ai nhắc đến tên Phật địa Mẫu chăng? Có một lần gia đình chúng tôi về đền Tiên La (Thái Bình), Ông cũng đi cùng. Khi về nhà, Ông vào cháu Hương khóc rất nhiều, khóc đến nghẹn lời:
“Đi Đền Tiên La mà tủi thân lắm con ơi! Trời mưa ngập lụt, có một nơi mà ai ai cũng biết ra vào cung nghinh, đẹp Trời, đẹp lòng. Nhưng phải chăng đã có ai biết được cái tâm nguyện của NGƯỜI (Mẫu) chỉ cần một cái ngôi thờ nho nhỏ như trên( ý nói là như gia đình tôi). Không cần chi cả, không cần tiền bạc nhiều chi mà rắc đầy giám hố, chỉ cần tâm các con giác (giác ngộ) là được lắm rồi. Cái tâm nguyện nho nhỏ như vậy thôi. Trời mưa! Ông tới Ông nhìn trời mưa, thứ nhất là ngày giỗ, thứ hai là giờ ai ai chư Phật cũng hiểu rằng NGƯỜI về đã lên tiếng. Không chỉ các con ngồi đây mà chư Phật khắp nơi đều thương thay cho cái tâm nguyện của NGƯỜI và tâm nguyện đó sẽ hoàn tất dần dần từ gia đình ta. Truyền lưu, vạn phát đến khắp toàn Đông, Tây, Nam, Bắc. NGƯỜI tủi thân vô cùng. Các con của NGƯỜI có nơi, có nhà, có thờ phụng, có con cháu, có phật tử đi theo. Nhưng đã có ai đi đúng đường của Phật Địa Mẫu đâu. Đều từ mê tín mà đi lên. Mê tín thì làm sao NGƯỜI dẫn đường, dẫn lối”.
Và gia đình tôi đã hoàn thành ngôi thờ PHẬT ĐỊA MẪU tại gia, ở nhà anh Vương tại địa chỉ số 19 ngách 87, Ngõ Trại Cá Đường Trương định, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Ông cho chúng tôi biết nhiệm vụ của Ông đã hoàn thành một nửa. Đó là Mẫu cho Ông xuống trấn an gia đình tôi và dẫn dắt Đại gia đình tôi vào con đường tu. Nếu không có Ông thì gia đình tôi mỗi người hiểu một phách, mỗi đứa chạy một nơi, mỗi người tu một kiểu. Bị ma quân dẫn dắt lung tung, không thể đúng đường được.
Ông nói rằng:
“NGƯỜI cho ma quân xuống gia đình ta, đều là NGƯỜI giáng xuống để gia đình này biết thế nào là đúng thế nào là sai, thế nào là Đạo, thế nào là ma. Trong đại gia đình biết và nhìn, nghe, và thấy, để sau này người ta không hiểu và thắc mắc thì phải chỉ dẫn ra cho người ta biết thế nào là ma quân, thế nào là chân lý. Ma quân không bao giờ có chân lý. Chỉ có những người tu đúng đường mới có chân lý”.
Và Ông cho chúng tôi biết rằng nửa đường đi còn lại, chúng tôi đi đúng đường hay không là do tâm của các con. Ông dặn dò chúng tôi rất nhiều trên con đường tu và hẹn gặp lại ở miền Nam (tức Cần thơ), nơi mà gia đìmh tôi và gia đình anh định đang sinh sống nếu chúng tôi tu tốt. Anh Định xin ông vào nhà anh để dạy dỗ vợ con anh. Ông nói rằng:
“Ông sẽ gặp con ở Cần Thơ, đó là cái phúc Ông để ngoài. Ông đặt dấu hỏi xem bản thân con, người mà ông lưu tâm, lưu ý có đến được đến đích không? Ông mới cho cái chỗ trống, dấu hỏi đó vào danh đề. Còn nếu không được Ông sẽ đi và cuộc gặp gỡ của Ông cháu ta chỉ đến đây.Trong tâm các con Ông sẽ tồn tại mãi mãi. Các con cố gắng lên, Ông luôn mở rộng để đón chờ các con, các cháu. Không phân biệt là nam hay nữ, giàu, nghèo hay sang trọng, ai ai Ông cũng đón và chờ. Chỉ mong các con, các cháu quyết tâm, quyết chí để thực hiện trọn cái kiếp làm người ở nơi này và sau này sẽ làm tròn những điều ở nơi khác, mà các con chưa từng biết. Sống làm người nhớ giữ trọn cái tình cái nghĩa của một con người. Chớ chui rúc mua gian, bán lận, cướp giật, tranh giành ở ngoài đường. Rồi sau này sẽ nhận lại. Sống phải ngẩng mặt lên Trời để nhìn thiên hạ, nhìn con người với con người chứ đôi mắt con người mà chỉ nhìn con vật. Phải nhìn cuộc sống thực tại, biết vực lên sau khi ngã. Thấy lội cứ bước, rồi sẽ qua. Chớ nhìn thấy lội mà nản quay về, hay tìm đôi qiày, đôi sục mà bước. Không gian truân các con không nên người. Không vượt gian, vượt khó các con không thành đạt. Ông sẽ chờ các con, các cháu ở một nơi hoan hỷ. Trước khi ông đi, Ông chúc cho đại gia đình các con, từng con cháu, dù bé như cháu Kim (cháu nội anh Vương) trở lên, Ông chúc rằng, sau này phải chăng kiếp này hay kiếp sau Ông được đón nhận ai đó trong đại gia đình các con trên hội Bàn Đào, để Ông mỉm cười. Ông chúc các con tu tại gia cho tốt, giữ cái phúc cho tròn. Các con chớ buồn rầu vì không còn Ông mà hãy vui, phấn khích trên con đường tiếp theo của từng con cháu để nối dõi dòng họ Nguyễn lưu truyền kinh Địa Mẫu”.
Gần tới ngày gia đình tôi đưa hình tượng Mẫu lên thờ thì Ông tạm biệt chúng tôi.
Trở lại thời gian tôi ở Hà Nội. Khi đã tìm mộ Ông Huyên về và công việc đã ổn định, tôi ở luôn dưới quê Hà Nam vì gia đình chồng tôi cũng ở đó. Tôi ở lại đến ngày 16/10/2008 (âm lịch) thì đi Hà Nội để thu xếp vào Cần Thơ. Đêm đó các cụ, ông bà và bố mẹ tôi vẫn về dạy con cháu bình thường. Các cụ dặn dò tôi vào Miền Nam lo làm ăn cho tốt…
Và đêm ngày 17/10/2008 cũng vậy, ông nội tôi và bố mẹ tôi về. Các cụ có giải thích cho chúng tôi về ngày “Thập bát trăng mười” là ngày lễ rất quan trọng của Mẫu. Một năm mới có một ngày và ngày mai - ngày 18 tháng 10 năm 2008 là ngày lễ đầu tiên của Mẫu tại gia đình tôi. Mẹ tôi bảo mẹ tôi được đặc ân lắm nên mới được ở lại từ tối nay đến trưa ngày mai, khi nào lễ Mẫu xong là mẹ tôi đi…
Trích lời kể của chị Sáu:
Anh em chúng tôi trò chuyện với nhau thêm một lát rồi đến chín giờ tối thì chúng tôi đi ngủ. Lúc đó cháu Hương vào ngủ trước, tôi vào sau và nói với cháu:
- Hương ơi, hôm nay cháu ngủ đâu thì bà ngủ ở đó phải không?
Cháu quay lại nói với tôi:
- Cô ơi, mọi hôm bà vào cháu thì cháu thấy bình thường nhưng hôm nay thì cháu thấy đau hết người và đau một chòm lưng cô ạ.
Tôi bảo:
- Đúng đấy lúc còn sống bà bị đau lưng mà.
Khi nói đến đây, tôi quay ra nhìn lại cháu thì thấy cháu nằm giống y như lúc mẹ tôi còn sống. Lúc đó tôi hỏi:“Mẹ hả?”. Mẹ tôi khóc, tôi nói với mẹ rằng:
- Lúc mẹ sống thì mẹ khổ với các con, các cháu nhiều rồi, bây giờ chúng con chỉ muốn mẹ vui lên, vì nhà mình có phúc nên mẹ con mình mới được nói chuyện như thế này.
Nói xong thì mẹ tôi bảo:
- Hôm nay mẹ được đặc ân ở đây, đến ngày mai lễ Mẫu xong mẹ mới đi. Mẹ về lại đau lưng và cử chỉ nhỏ nhất của mẹ cũng là thật, y như lúc mẹ còn sống. Bây giờ mẹ đau như thế này nhưng xong thì cháu Hương lại khỏe.
Lúc đó tôi có suy nghĩ là nhà mình có phúc nên mới được chăm mẹ một đêm hôm nay. Nghĩ vậy, tôi muốn xoa lưng cho mẹ cả đêm không ngủ. Lúc đó, tôi định gọi em Tám là mẹ về, nhưng tôi lại nghĩ mẹ thương em, mẹ lại khóc nên tôi không gọi.
Khi gặp các cụ xong, tôi xuống lầu đi tắm và chuẩn bị hành lý để vào Nam. Đến gần mười giờ đêm mới xong. Tôi bước vào phòng thì cháu Hương đã đi ngủ. Vừa bước vô phòng thì nghe tiếng mẹ tôi gọi: “ Tám ơi, Tám!”. Tiếng gọi đúng như lúc mẹ tôi còn sống vậy. Tôi không tin vào tai mình vội vàng bỏ chậu quần áo chạy lại giường cháu Hương đang nằm. Mẹ đã vào cháu Hương từ bao giờ chờ tôi. Mẹ khóc sưng hết mắt. Tôi và chị Sáu ôm mẹ khóc, mẹ dặn dò tôi đi vào miền Nam lo làm ăn, rồi mẹ sẽ phù hộ cho con. Mẹ khóc nhiều quá, tôi và chị sợ mẹ mệt, (cháu Hương mệt) nên chị em tôi không dám khóc nữa. Mẹ kêu đau lưng, tôi và chị Sáu cứ nằm xoa lưng cho mẹ. Mẹ nói:
- Hôm nay, gia đình mình có phúc lắm hai đứa mới được ngủ với mẹ như thế này.
Mẹ khuyên hai chị em tôi ngủ cho khỏi mệt nhưng làm sao chúng tôi ngủ được. Tôi nằm lén nhìn mẹ, mẹ nằm đó hai mắt nhắm nghiền nhưng vẫn khóc thầm, sợ chị em tôi biết. Điều kỳ diệu là từ khuôn mặt đến cử chỉ, giọng nói của cháu Hương giống mẹ tôi như đúc. Tôi và chị Sáu thấy lạ quá liền kêu hết cả nhà dậy, lúc đó là hơn mười một giờ đêm ngày 17/10/2008. Cả nhà ai cũng nhận ra là mẹ, là bà nội thật sự chứ không phải trong mơ, cũng không phải một hay hai người thấy mà có tất cả tám người con trai, con gái, con dâu và cháu nội được nhìn thấy mẹ. Mẹ nói với tất cả chúng tôi, đêm nay là đêm không bao giờ có được, mẹ được đặc ân về với các con cháu, y như lúc mẹ còn sống, để cho các con chăm sóc mẹ. Mẹ nói đây là cái phúc ngàn đời mà không ai có được. Lúc đó, anh em tôi không nghĩ được gì khác mà chỉ biết chăm lo cho mẹ. Hai anh tôi ôm mẹ vào lòng, còn tôi và chị dâu đi lấy nước cam và sữa cho mẹ uống. Thấy mẹ đau quá chúng tôi không biết làm thế nào. Sau này anh Vương và chị Sáu nói với cháu Hương:
- Con là người được Mẫu chọn, con xin Mẫu cho bà nội hết đau nhé con.
Cháu Hương nói:
- Bố không phải dặn, con tự biết xin cho Bà.
Chúng tôi cũng đâu biết rằng Phật Địa Mẫu đã dành một đặc ân cho gia đình chúng tôi, để anh em tôi được gặp người mẹ đã mất cách đây năm năm. Chúng tôi cứ nghĩ đó như là chuyện lạ mà có thật. Và đó cũng là thử thách cuối cùng của NGƯỜI về lòng hiếu thảo của con cháu đối với một người mẹ, người bà đau ốm trước khi NGƯỜI quyết định giáng trần về gia đình chúng tôi, vào cháu Nguyễn Thị Thu Hương.
Khoảng gần mười hai giờ đêm, mẹ bảo chúng tôi đi gọi chị Đưởng sang. (Chị Đưởng là con gái lớn nhất của mẹ tôi và cũng là người đầu tiên đưa Kinh Địa Mẫu cho mẹ). Vì hôm nay là ngày đặc biệt. Mẹ không nói rõ là ngày gì mà chỉ nói là rất quan trọng. Chúng tôi điện thoại cho chị Đưởng nói rằng Mẹ muốn gặp chị, chị không sang và nói rằng:
- Mẹ về thì chúng mày gặp mẹ đi, khuya rồi tao không sang.
Chúng tôi cho cháu Dũng, cháu Biên sang gọi, chị cũng không đi.
Mẹ nói:
- Các con ơi, nhanh lên sang kêu chị mày sang đây!
Anh Vương thấy mẹ tha thiết quá, phần vì thương mẹ khóc nhiều quá nên anh đích thân sang nhà kêu chị sang, vì nhà chị Đưởng cũng rất gần. Khi chị sang mẹ tôi chỉ khóc và nói rằng:
- NGƯỜI đã đi rồi, NGƯỜI đã quay lưng đi rồi, uổng phí công con tu mười mấy năm trời rồi Đưởng ơi.
Và mẹ khóc ngất lịm đi. Tôi còn nhớ như in cử chỉ và lời nói của chị Đưởng khi chị ngồi xuống giường kéo chăn đắp lên chân mình rồi nói:
- Mẹ muốn nói gì với con? Con nói cho mẹ biết nhá. Con là người đầu tiên đưa kinh Mẫu cho mẹ và cháu Hương - Chị vừa nói vừa chỉ chỏ.
Thời gian đầu, các cụ, ông bà, bố mẹ tôi về báo tin vui Phật Địa Mẫu chọn cháu Hương để giáng trần và khuyên chị sang nhà anh Vương để được nghe Mẫu dạy. Chị đã bức xúc cho rằng mình là người tu theo Mẫu đầu tiên và rất lâu rồi, mà tại sao phải theo cháu Hương và anh Vương. Có lần các cụ về gặp chị khuyên bảo thì chị nói: “Không nói chuyện với người âm”, cho nên chị mới có thái độ như vậy.
Chị còn nói nhiều tôi không nhớ hết. Mẹ tôi khóc lặng người đi và cháu Hương không thở được. Chúng tôi nóng ruột quá vì thương Mẹ, lại sợ cháu Hương mệt quá nên kéo chị ra ngoài, hay nói một câu khó nghe là đuổi chị về. Chị tôi không hề biết rằng con đường tu khó vô cùng. Có người cả đời tu mà vẫn sai đường và còn phải do duyên nghiệp nhiều đời, nhiều kiếp. Lúc đó đúng không giờ - thời khắc “Khai thiên tịch địa”, từ giữa đêm ngày 17/10 sang ngày 18/10/2008(âm lịch). Khi qua giờ phút thiêng liêng ấy, mẹ tôi mới nói rằng, mẹ không còn đau nữa, vì đó là Mẫu thử lòng chúng tôi nên cho mẹ về như thế. Và mẹ không được phép nói trước cho chúng tôi biết điều gì. Rồi mẹ chỉ lên trần nhà và nói:
- Vừa rồi NGƯỜI đã giáng về soi xét hết các con. Mẹ tiếc cho con Đưởng, nó mất hết công tu mười tám năm nay. NGƯỜI đã quay lưng đi rồi, chỉ được cháu Hương thôi. (Vì cho tới lúc ấy gia đình tôi chỉ có cháu Hương và chị Đưởng là tụng Kinh Địa Mẫu). Và mẹ khóc lặng đi. Tôi thấy thương mẹ vô cùng. Đúng là tình thương của một người mẹ không gì so sánh được. Lúc sống thì từng giờ, từng phút dõi theo con. Khi mất đi cũng vẫn từng giờ, từng phút lo lắng cho con. Mặc dù người con ấy đã không hiểu mẹ mình.
Chị tôi cũng là một người con có hiếu và lo lắng cho chúng tôi cùng với cha mẹ. Vì gia đình nghèo nên chị lo cho chúng tôi từ manh áo. Tôi không bao giờ quên những ngày đó. Chúng tôi gặp hoạn nạn gì, bằng tình thương của một người chị, chị sốt sắng lo lắng, cúng bái cho chúng tôi. Nhưng khi đã được Ông Huyên và các cụ dạy bảo và tìm hiểu sâu về Phật Pháp. Tôi mới hiểu được rằng cúng bái, thày bà là theo tà đạo. Tiếc rằng trên con đường tu chị tôi đã cố chấp và luôn cho rằng mình đã tu đắc đạo, đã thành thần thành thánh. Mỗi lần chị em tôi nói chuyện để bảo ban nhau về đường tu sao cho đúng thì chị nói chúng tôi không hiểu biết gì và thế là chị em tôi lại không thể nói với nhau được nữa.
Chị đã phạm một sai lầm đáng tiếc vào đêm 18-10 hôm đó với mẹ.
Tiện đây tôi xin nói với chị vài lời: “Tôi mong rằng khi đọc được cuốn sách này, chị không giận chúng tôi, mà tìm hiểu thật kỹ về Phật Pháp để tìm ra mình sai ở chỗ nào. Chúng tôi luôn ở bên chị. Ông bà, bố mẹ luôn ở bên chị và Mẫu cũng luôn ở bên chị khi chị đi đúng con đường tu chánh niệm. Tôi mong chị hiểu rằng, tất cả anh, chị, em cũng đang tu sửa từng ngày, từng giờ. Vì chúng ta là người trần nên bất cứ ai cũng phạm sai lầm nhưng nếu nhận ra và sửa đổi, không bảo thủ thì sẽ tốt hơn trên con đường tu của mình. Chúng tôi đã nhận ra rằng: Tu, tu nữa và tu mãi không bao giờ đủ. Các vị Bồ Tát còn vẫn phải tu kia mà. Tôi mong chị hiểu điều này”.
Và đêm đó cả nhà tôi thức trắng không ai ngủ được. Mẹ cứ khóc như thế đến bốn giờ sáng thì mẹ đi. Ngày hôm đó chính là ngày 18/10/2008 - năm Bính Tý.
Sau này khi đã trì kinh Địa Mẫu, chúng tôi mới thấy được sự huyền diệu của những vần thơ trong kinh Địa Mẫu:“Hội Tý Sửu Khai Thiên Tịch Địa
Vạn Sự Thành Hiếu Nghĩa Vi Tiên”
NGƯỜI đã giáng trần và lựa chọn đại gia đình chúng tôi, thử thách chúng tôi cũng bằng chữ hiếu. Vì MẪU là một người Mẹ, nên đã lấy một người mẹ để thử lòng chúng tôi. Và đúng như lời NGƯỜI dạy, vạn sự thành bằng chữ hiếu nghĩa.
Đây là ngày Phật Địa Mẫu Giáng Trần đúng như lời Mẫu nói trong cuốn ĐỊA MẪU CHÂN KINH đã có từ bao giờ tôi cũng không biết nữa.
Đại Từ Tôn Mẫu Hoàng Cho Biết
Đúng Trăng Mười (tháng 10) Vào Tiết Trời Đông
Mẫu Từ Xuất Hiện Thần Thông
Vào Ngày Thập Bát (ngày 18) Trần Hồng Giáng Sinh.
Đến sáng hôm sau anh em chúng tôi bảo nhau mỗi người một việc. Người thì đi chợ mua hoa quả, người chuẩn bị hương, nến, đèn, nước, bầy sẵn lên ban thờ đúng như trong Kinh Mẫu dạy:
Sắm lễ vật cung nghinh Từ Mẫu
Trong các ngày kỵ Mẫu lập đàn
Gồm có sáu ngọn đăng quang
Quả hoa tươi thắm hương phàn năm cây.
Sáu chung nước lọc đầy đủ lễ.
Và đây là ngày đầu tiên đại gia đình tôi cùng nhau trì Kinh Địa Mẫu.
Lúc này, anh em chúng tôi rất thành tâm và mong mỏi đến giờ ngọ để được nghe Mẫu giảng kinh. Ai nấy đều ngồi lắng nghe cháu Hương đọc. Khi cháu đọc đến phần Sám Kinh Địa Mẫu thì đột nhiên có một giọng nói miền Trung rất già như một lão bà, ngay lúc đó anh em chúng tôi đều nhận ra là Mẫu đã ngự vào cháu Hương để giảng kinh cho chúng tôi nghe. Cả buổi giảng kinh hôm đó hầu như NGƯỜI khóc từ đầu đến cuối, như các vần thơ trong kinh:
Phật Mẫu đã ngự đó rồi
Mẹ đứng ra làm thầy trước nhất
Đạo hoằng khai lời thật huyền linh
Phổ thông truyền bá chơn kinh
Cả nhà tôi có một số thành viên không cầm được nước mắt. Sau này tôi mới nghiệm ra rằng những ai nghe Kinh Mẫu mà khóc được thì đó là những người rất nhạy cảm với kinh sách và đã có căn tu từ nhiều đời, nhiều kiếp.
( Xin xem tiếp bài 4 - dienbatn )
Comment