No icon

nhung-ong-dao-va-su-hinh-thanh-dao-moi-o-viet-nam-bai-

NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM . BÀI 2

NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM
HOÀN CẢNH VÀ NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN.
Trang thờ Phật Trùm núi Tượng ( ảnh dienbatn )
Về hoàn cảnh và nguyên nhân ra đời các Đạo giáo mới của Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay có nhiều ý kiến và góc độ đánh giá. dienbatn xin điểm lại một số ý kiến :

1/ĐÁNH GIÁ THỨ NHẤT. 



Giếng nước chữa bệnh của Đức Phật Trùm ( ảnh dienbatn )

" Nguyên nhân ra đời.Có thể có các cách lý giải khác nhau về nguyên nhân ra đời các tôn giáo bản địa Nam Bộ. Nhưng có một thực tế là các tôn giáo chỉ ra đời trong xã hội của người Việt Nam Bộ và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi đó. Rõ ràng xã hội của người Việt Nam Bộ và bối cảnh của xã hội Nam Bộ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời các tôn giáo ở Nam Bộ, việc đề cập đến bối cảnh Việt nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 sẽ góp phần hiểu rõ lý do của sự xuất hiện tôn giáo bản địa.
1. Bối cảnh Việt nam trong cuối thế kỉ 19
1.1   Tính chất phong kiến của triều đình nhà Nguyễn.
Vào đầu thế kỷ 19, được sự giúp đỡ của các thế lực trong và ngoài nước Nguyễn Ánh đã khôi phục được quyền thống trị cho dòng họ Nguyễn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do bản chất của chính quyền này là một dòng họ vua quan đầy tham vọng cho nên khi nắm được chính quyền trong cả nước, thì nhà Nguyễn đã tái lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu tập quyền dòng họ trên phạm vi cả nước. Quyền hành tập trung trong tay vua tới mức bất kỳ một công việc gì dù lớn nhỏ các quan dưới quyền cũng không được tự ý thi hành nếu không có ý kiến của nhà vua.
Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính cũng thể hiện tính chất nhất quán của triều Nguyễn. Trong lĩnh vực ruộng đất, đường lối chung là sự tái lập và phát triển một cách ưu tiên các loại sở hữu nhà nước và sở hữu làng xã để là cơ sở cho nền kinh tế nhà nước, đồng thời hết sức chú ý đến sự phát triển sở hữu địa chủ trên cơ sở hạn chế sở hữu nhỏ tự canh của nông dân tập thể. Đường lối này không phù hợp với yêu cầu phát triển lịch sử nên không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Về hệ tư tưởng, hệ thống chính là Nho giáo. Vì hệ tư tưởng Nho giáo tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam và cùng với việc thờ cúng thần linh, tổ tiên được coi là phương tiện tốt nhất tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa triều đình và thần dân. Mọi đề xuất cho việc canh tân đất nước đều không được lắng nghe.
Ngay sau khi vượt qua được bão táp khởi nghĩa nông dân để khôi phục lại quyền thống trị của dòng họ Nguyễn, triều đình Nguyễn đã tỏ rõ sự tận hưởng đắc thắng bằng những hành động xa xỉ đáng lên án.  Còn đối với bọn quan lại, sử sách ghi lại đầy rẫy những dẫn chứng không thể bác bỏ về đời sống xa hoa, trụy lạc, tham ô, của chúng. 
Để bù đắp lại những chi phí khổng lồ cho việc xây dựng kinh thành, lăng tẩm và phục vụ đời sống xa hoa của cả một vương triều và bọn quan lại, không có cách nào khác là huy động sức người và sức của trong nhân dân. Người nông dân phải đóng nhiều loại thuế. Ngoài thuế ruộng đất khá nặng nề họ còn phải đóng thuế đinh và nó trở thành một trong những nguồn thu nhập lớn nhất của nhà nước phong kiến.


Cánh đồng cạnh núi Dài( Giài )- ảnh dienbatn.

1.2 Đời sống khổ cực của những người lao động
 Chính sách kinh tế của nhà Nguyễn đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân cùng với các yếu tố khác, góp phần tăng thêm nỗi thống khổ của nhân dân. Người nông dân phải đi lính, đi phu để phục vụ cho đời sống vốn đã rất xa hoa của bọn thống trị. Những người thợ thủ công cũng phải đóng thuế hết sức nặng nề. Họ vừa phải đóng thuế đinh vừa phải nộp thuế sản phẩm.
Đời sống của người nông dân khổ cực còn do thiên tai gây nên. Dịch bệnh xảy ra làm chết người làm hao mòn sức lực, ảnh hưởng đến sản xuất đến các sinh hoạt cộng đồng khác. Đi kèm theo thiên tai, dịch bệnh là nạn đói triền miên cũng gây không ít nỗi thống khổ cho người lao động. Thiên tai, dịch bệnh, nạn đói làm cho đời sống của người nông dân tại các làng quê Việt Nam khổ cực đã xô đẩy hàng hàng nông dân phải rời bỏ quê hương phiêu tán. Giai cấp cơ bản và đông đảo trong xã hội là nông dân.

1.3   Sự phản kháng của nhân dân 
Vấn đề cơ bản của nông dân là ruộng đất - tư liệu sản xuất chính và cũng là nguồn sống chính. Nhưng những nguyện vọng chính đáng của họ không được đáp ứng và do đó có những phản ứng tùy theo cấp độ. Cấp thấp nhất là đòi chia lại ruộng đất. Cấp cao hơn là ly tán, bỏ quê hương ra đi. Cấp cao nhất thể hiện phản ứng gay gắt của nông dân là tham gia các cuộc khởi nghĩa. Tất nhiên các cuộc khởi nghĩa nổ ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (như mâu thuẫn quyền lợi giữa các phe phái, sự bần cùng của người dân, sự bất bình đẳng quyền lợi giữa các tộc người...) Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu chi phối đến hình thức đấu tranh là do ách áp bức bóc lột của bọn quan lại địa chủ. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, liên tục với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Không cam chịu chết dần chết mòn vì đói rét bệnh tật, các tầng lớp bị trị đã vùng lên tìm lối thoát cho sự sống còn của bản thân mình, cũng tức là đấu tranh cho sự tồn tại của xã hội, của cả dân.


Vồ hội trên núi Cô Tô ( ảnh dienbatn )

1.4    Cuộc xâm lược của Pháp và những hậu quả của nó
Chính sách bế quan tỏa cảng và chính sách sát đạo đã tạo cho thực dân phương Tây cái cớ để chúng thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Ngày 31-5-1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược. Chúng muốn chiếm Đà Nẵng để làm bàn đạp tấn công Huế. Nhưng chúng đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của nhân dân và quan quân của nhà Nguyễn trước họa mất nước. Sau đó, chúng chuyển hướng tấn công Gia Định, vốn là chỗ dựa của Nguyễn Ánh trước đây với mục đích là giành một địa bàn quan trọng và thuận lợi cho việc hành binh và lưu thông thương mại đồng thời để gây sức ép với triều đình Huế qua việc cắt đứt con đường vận chuyển lương thực từ miền Nam ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc, để rồi từ đó Pháp sẽ có điều kiện phát triển chiến tranh sang Campuchia, Lào rồi tiến lên vùng biên giới giữa Lào và Trung Quốc. Để thực hiện dã tâm đó vào tháng 2 năm 1859, Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng và tiến dần lên Sài Gòn. Ngày 10 tháng 2 năm 1859 chúng đánh chiếm những đồn nhỏ trên đường tiến vào Sài Gòn. Mặc dù gặp sức kháng cự nhưng cuối cùng chúng cũng chiếm được và tiến đánh Gia Định. Thành Gia Định với mức độ khá quy mô và kiên cố vào thời bấy giờ cũng không thể bảo vệ được trước sức tấn công của thực dân Pháp. Để rồi sau khi chiếm được thành Gia Định thực dân Pháp tiếp tục mở rộng lấn chiếm các tỉnh khác như Định Tường (Mỹ Tho), Biên Hòa. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã thừa nhận ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và Côn Đảo thuộc Pháp. Trong khi triều đình nhà Nguyễn từng bước nhượng bộ (vì quyền lợi của dòng họ) thực dân Pháp, nhân dân ta ở các tỉnh bị Pháp chiếm vẫn tiếp tục đấu tranh. Đó là những cuộc kháng chiến đầu tiên và còn tiếp diễn mãi. Đến năm 1867, chỉ trong vòng một tuần thực dân Pháp chiếm các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đến đây kết thúc giai đoạn đầu trong kế hoạch chung xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Và cũng từ đây bắt đầu một giai đoạn mới trong lịch sử nước ta. Mặc dù vua quan nhà Nguyễn từng bước nhượng bộ nhưng nhân dân ta với lòng yêu nước không cam tâm nhìn cảnh đất nước bị ngoại bang thống trị vẫn đấu tranh kiên cường. Tôn giáo bản địa ra đời trong tình hình này, hầu hết các tôn giáo bản địa đều chủ trương chịu ơn đất nước và ơn đồng bào nên các đệ tử đều tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tóm lại có thể thấy rằng Miền Tây Nam Bộ cuối thế kỷ 19 ở trong một hoàn cảnh chính trị-xã hội đặc biệt, vùng đất hoang dã mới được khai phá trong thời kỳ Nam tiến , dân cư từ khắp nơi đến, loạn lạc, chiến tranh biên giới tàn phá liên tục, mất mùa đói kém xảy ra, dịch bệnh chết chóc hoành hành năm 1849 - 1850 đã làm xáo động xã hội và nhân tâm, chính những điều này đã làm nảy sinh các tôn giáo bản địa nhằm giải thoát nhân dân khỏi ách thống trị của ngoại xâm và sự bóc lột của tầng lớp phong kiến.
Như sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo Hảo gắn với đặc điểm tâm lý, lối sống đạo đức, tính cách, đời sống tín ngưỡng của nông dân Nam Bộ và liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội - chính trị ở đây trong khoảng thời gian hai cuộc chiến tranh thế giới.


Núi Cô Tô - Ảnh dienbatn.

Vùng đất của miền tây nam bộ là 1 vùng đất có núi non và đầm lầy hiểm trở như vùng đất của tỉnh An giang, thực dân Pháp cũng không thể kiểm soát được nên rất thuận lợi để cho tôn giáo bản địa xuất hiện.
Thứ đến, đó là nơi có nhiều tộc người sinh sống. Đây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc người cư trú khác biệt nhau về mọi phương diện. Chưa nói đến là nơi đây đã từng có một số tộc người sinh sống nhưng do những lý do những biến động lịch sử họ đã di chuyển đến nơi khác. Những biến động lịch sử làm cho làn sóng di cư xảy ra liên tục. Quá trình giao lưu văn hóa, và tiếp biến văn hóa  giữa các tộc người tạo nên sự hội tụ của các nền văn hóa. Do vị trí địa lý của mình mà vùng đất này từ lâu đã là nơi giao lưu, hội tụ của các nền văn minh khác nhau, và tôn giáo bản địa khi xuất hiện cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố này (hỗn dung tôn giáo của Cao Đài là một thí dụ điển hình).

2.2   Không có hệ tư tưởng chủ đạo chi phối
Có một thực tế là những người nông dân Việt vào Nam Bộ khai hoang lập làng (ấp) ”hầu hết là những người nghèo khổ, dốt nát, đủ tinh thần thực tiễn mà thiếu chữ, đủ đức làm dân, làm người mà không thuộc kinh truyện. Xét về cơ bản, nền giáo dục của lớp cư dân vào Nam Bộ khai hoang van nằm trong khuôn khổ của ý thức hệ Nho giáo. Đó là nền tảng giáo dục của xã hội Việt Nam thời bây giờ. Nhưng những di dân lại là những người nghèo khó, những người vì những lý do khác nhau đã phải rời bỏ quê hương, môi trường lao động cực nhọc ở miền đất mới không phải là mảnh đất tốt cho Nho giáo bám rễ sâu. Nho giáo đã du nhập vào Việt Nam khá sớm và đã có ảnh hưởng rất lớn về mọi mặt.  Nhưng một khi chính trị suy vi, Nho giáo cũng mất dần địa vị độc tôn. Khi vào tới Nam Bộ, Nho giáo đã nhạt dần lại tồn tại trong bối cảnh cư dân vốn là những người nghèo khó ít học thì khó lòng có thể xác lập được một chỗ trong xã hội để chi phối và ảnh hưởng như nó đã từng có trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, việc xuất hiện một tôn giáo bản địa phù hợp với tâm tư ý nguyện của người dân lúc bấy giờ là một điều tất yếu.
Và có thể thấy, đạo Cao Đài ra đời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân Nam Bộ. Trên thực tế, nó có vai trò cố kết người dân không chỉ về mặt tinh thần mà còn về các mặt kinh tế, xã hội. Vì thế đạo phát triển khá nhanh chóng. Nhu cầu lúc bấy giờ của nhân dân Nam bộ là muốn có một tôn giáo mới phù hợp với tâm trạng của họ và đạo Cao Đài ra đời đã đáp ứng được vấn đề tư tưởng tình cảm và tôn giáo của nông dân nơi đây.

 2.3   Điều kiện xã hội của vùng Nam bộ thời đó
Đầu thế kỉ 19 thì thực dân Pháp đã hoàn toàn cai trị Miền Nam, và ở cực điểm của giai đoạn thống trị, Pháp ra sức vơ vét tài nguyên của dân ta để phục vụ cho nhà nước thống trị của nó, điều này làm dân ta vốn đã nghèo còn nghèo thêm, việc vùng lên đấu tranh là 1 điều tất yếu, việc đấu tranh núp dưới chiêu bài tôn giáo là một đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh thời bấy giờ.
Bên cạnh đó, Pháp cai trị Nam bộ theo thể chế của Mẫu quốc, và cho một số quyền tự do như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và tôn giáo.. điều này cũng là một điều kiện thuận lợi cho tôn giáo bản địa xuất hiện. Như trong buổi đầu, Tứ Ân Hiếu Nghĩa là một trong những phong trào Cần Vương, nhưng dùng hình thức tôn giáo để qui tập tín đồ và để che mắt thực dân Pháp.

2.4 Lòng yêu nước của nhân dân ta
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, và cũng chính điều này mà tôn giáo nào hô hào phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc thì sẽ được nhân dân hưởng ứng một cách nhiệt tình và mãnh liệt.
Như Đạo BSKH nhấn mạnh việc đền ơn đất nước, ơn đồng bào, ơn Tổ tiên, ơn Tam Bảo, ơn đồng loại nên khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhiều tín đồ BSKH tham gia đánh Pháp, biến trại ruộng thành căn cứ kháng chiến (điển hình là cuộc khởi nghĩa ở Bảy Thưa – Láng Linh (An Giang) từ 1867 đến 1873 do Trần Văn Thành lãnh đạo. Theo tiến sĩ Phan Lạc Tuyên, Trương Định và Nguyễn Trung Trực cũng là tín đồ BSKH.

2.5 Vai trò lu mờ của Phật giáo và Thiên chúa giáo thời bấy giờ
Thiên chúa giáo và Phật giáo là 2 tôn giáo lớn được du nhập từ Nước Ngoài vào Việt Nam, nhưng Thiên Chúa giáo do Pháp mang vào nước ta nên ít nhiều cũng có thiện cảm với chế độ thực dân Pháp, nên không thấy xuất hiện sự đấu tranh của tôn giáo này với chủ nghĩa thực dân.
Còn Phật giáo thì bị Pháp phong tỏa kềm chặt, lại không xuất hiện những nhân vật uyên bác và linh hoạt để có thể hướng tín đồ của mình trong công cuộc đấu tranh chống Pháp một cách hợp pháp công khai hay bán công khai, do vậy quần chúng yêu nước, không thể dựa vào hai tôn giáo này và việc hưởng ứng với các tôn giáo bản địa khác cũng là một tất yếu.
2. Nguyên nhân ra đời của tôn giáo bản địa
2.1 Vị trí và đặc điểm của miền tây nam bộ
V. KẾT LUẬN
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nó ra đời trong những điều kiện xã hội cụ thể và cũng chính những điều kiện cụ thể đó lại chế định vùng ảnh hưởng của tôn giáo. Điều kiện còn thì thì nó còn, và nó sẽ mất đi khi những điều kiện sinh ra nó không còn tồn tại nữa, sự suy thoái kém phát triển của một số tôn giáo bản địa hiện nay đã minh chứng cho quy luật bất biến này.
Qua bài viết trên có thể kết luận rằng, tinh thần yêu nước và đời sống cực khổ của nhân dân, sự đô hộ vơ vét của giặc Pháp, vị trí , đặc điểm và điều kiện của Nam bộ thời bấy giờ cộng với sự suy tàn của Nho giáo, sự lu mờ của các tôn giáo quốc tế khác ở VN đã làm phát sinh nhanh chóng các tôn giáo bản địa tại Việt Nam thời bấy giờ.
Tài liệu tham khảo

1.   GS TS. Ngô Văn Lệ - Các tôn giáo bản địa và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa của người Việt Nam bộ
2.   Nguyên Hùng -Sư thúc Hòa Hảo NXB TH Hậu Giang 1990
3.   Nguyên Hùng –Người Bình Xuyên NXB CAND 2005
4.   Nguyễn Anh Tuấn & Đỗ Minh Hợp Tôn giáo lí luận xưa và nay - NXB TH TP.HCM 2005
hoangnguyen 
 - http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:HFEVTQZF_fkJ:sachxua.net/forum/index.php%3Ftopic%3D6511.0+nguy%C3%AAn+nh%C3%A2n+xu%E1%BA%A5t+hi%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BA%A1o+gi%C3%A1o+nam+b%E1%BB%99&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&source=www.google.com.vn

2/ĐÁNH GIÁ THỨ HAI. 


Phật Thầy Tây An - ảnh sưu tầm.

"Đạo giáo Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như một số đạo giáo khác không phải là một tông phái của Phật giáo, tuy nó có phần nào dùng một số giáo lý Phật giáo. Thực sự đây là một đạo giáo cứu thế (religion messianiste) đã dược khai sinh không những ở Nam Bộ mà cả ở vùng Ðông Nam Á như Philippines, Indonesia. Có nhiều đạo giáo tương tự hình thành trong những điều kiện nhất định của thời điểm chính trị và không gian xã-hội : khi chủ nghĩa thực dân đế quốc xâm lược vùng Ðông Nam Á vào thế kỷ 16 trở đi, dù bọn vua quan phong kiến có đầu hàng hoặc thỏa hiệp với bọn thực dân xâm lược thì tầng lớp sĩ phu và nông dân yêu nước vẫn chống lại bằng mọi hình thức.
Không thể chống lại công khai bằng bạo lực quân sự, nho sĩ và nông dân với khuynh hướng quốc gia cực đoan, bài ngoại và mê tín đã sử dụng đạo giáo và thần quyền để tập hợp và tổ chức một cách bán hợp pháp hoặc hợp pháp bí mật, hoặc công khai những lực lượng chống xâm lược ngoại bang và sự bóc lột của bọn phong kiến chủ đất, lúc ấy đã đầu hàng hoặc thỏa hiệp với thực dân ngoại bang.
Như vậy bản thể của những đạo giáo trong lúc đó là nông dân, nho sĩ yêu nước, chống phong kiến và chịu ảnh hưởng của những trào lưu đạo giáo cứu thế vốn sẵn có của xã hội Ðông phương. - Nam Bộ, những đạo giáo như : Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo v.v... cũng đều mang những thuộc tính như vậy.
Hoàn cảnh lịch sử khi ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vào giữa thế kỹ XIX (1849) là trong hoàn cảnh đất nước và xã hội cực kỳ rối ren từ Bắc vào Nam. Trong khi đó xã hội suy thoái, vua quan ngu dốt, bất tài, lại thêm nạn tham nhũng, bóc lột, sưu cao thuế nặng, triều đình kỳ thị chém giết tôn giáo : cấm đạo Gia Tô, cấm lập chùa thờ Phật. Nạn mất mùa, đói kém, kinh tế phá sản, các bệnh dịch hoành hành đã khiến nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo động nổ ra khắp mọi nơi. Lợi dụng cơ hội này, thực dân Tây phương tác động bằng nhiều cách để gây rối loạn nhằm thực hiện ý đồ xâm lược. Trong điều kiện lịch sử như vậy, lòng dân ly tán, cố chống lại triều đình và bọn địa chủ mới đang phát triển.
Ở miền Bắc có các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nho sĩ như : Phan Bá Vành năm 1826 (Thái Bình, Nam Ðịnh), Lê Duy Lương năm 1833(Ninh Bình, Hưng Hóa), Nông Văn Vân năm 1833 (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang). - miền Nam có cuộc khởi nghĩa của Lê văn Khôi năm 1833. Thực chất đây là cuộc khởi nghĩa của nho sĩ, nông dân nghèo và dân tộc thiểu số chống lại nạn áp bức bóc lột của triều đình, bọn chủ đất và sự đô hộ của thực dân Pháp.
 Phan Lạc Tuyên"
( Xin xem tiếp bài 3 - dienbatn ).
Nguồn dienbatn

Comment