nhung-ong-dao-va-su-hinh-thanh-dao-moi-o-viet-nam-bai-
NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM . BÀI 3.
- bởi tamthuc --
- 24/03/2011
NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM
HOÀN CẢNH VÀ NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN.
1/ĐÁNH GIÁ THỨ BA.
" Bửu- Sơn Kỳ- Hương được xem như hậu thân của phái Trúc Lâm Yên Tử. Thật thế, Đức Phật Thầy Tây An quả xứng đáng là vị thừa kế của Thiền phái đời Lý, đời Trần, vì Ngài đã tạo cho Việt Nam một nền Phật-giáo dân tộc.
Sở dĩ các tổ Trúc Lâm gây được thịnh huống cho đạo Phật đời Trần là nhờ biết khai thác và làm phát triển ba yếu tố: tinh thần dân tộc, đối cơ và hoàn cảnh.
Về phương diện dân tộc tinh, Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái hoàn toàn Việt Nam từ cách đặt tên đến nghi thức hành đạo.
Về phương diện đối co, pháp môn Thiền Tịnh song tu rất thích hợp với trình độ của con người ở thời kỳ Tượng pháp, gồm có hạng hạ căn cần tu cầu tha lực và hạng thượng căn đủ sức tu tự lực.
Về phương diện hoàn cảnh, chủ trương nhập thế và xuất thế rất phù hợp với tinh thần của một xã hội đang đòi hỏi sự nỗ lực của tăng lẫn tục trong công cuộc để tỉnh tinh thần hy sinh để bảo vệ lãnh thổ và giữ vững tín ngưỡng quốc gia chống lại mọi cuộc xâm lăng bờ cõi ở phía Bắc và mọi sự uy hiếp dị giáo ở phía Nam.
Cũng như phái Trúc Lâm Yên Tử. Đức Phật Thầy Tây An đã nắm vững ba yếu tố ấy khi đứng ra phát động phong trào chấn hưng Phật-giáo....
Sở dĩ các tổ Trúc Lâm gây được thịnh huống cho đạo Phật đời Trần là nhờ biết khai thác và làm phát triển ba yếu tố: tinh thần dân tộc, đối cơ và hoàn cảnh.
Về phương diện dân tộc tinh, Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái hoàn toàn Việt Nam từ cách đặt tên đến nghi thức hành đạo.
Về phương diện đối co, pháp môn Thiền Tịnh song tu rất thích hợp với trình độ của con người ở thời kỳ Tượng pháp, gồm có hạng hạ căn cần tu cầu tha lực và hạng thượng căn đủ sức tu tự lực.
Về phương diện hoàn cảnh, chủ trương nhập thế và xuất thế rất phù hợp với tinh thần của một xã hội đang đòi hỏi sự nỗ lực của tăng lẫn tục trong công cuộc để tỉnh tinh thần hy sinh để bảo vệ lãnh thổ và giữ vững tín ngưỡng quốc gia chống lại mọi cuộc xâm lăng bờ cõi ở phía Bắc và mọi sự uy hiếp dị giáo ở phía Nam.
Cũng như phái Trúc Lâm Yên Tử. Đức Phật Thầy Tây An đã nắm vững ba yếu tố ấy khi đứng ra phát động phong trào chấn hưng Phật-giáo....
...Không ai bỏ con đường Tu Nhân mà thành được Phật-đạo, Đức Phật Thích Ca trước khi đắc đạo, hằng bao nhiêu số kiếp hành nhân đạo. Nhờ những công hạnh thi thiết trong giai đoạn nhập thế đắp bồi, tích lũy sâu dày mà Đức Phật chóng đạt thành quả vĩ trong giai đoạn xuất thế.
Xem đó đủ thấy, muốn xuất thế trước phải hoàn thành giai đoạn nhập thế, muốn tu Phật đạo, trước phải tu Nhân đạo, cũng như muốn cất nhà trước phải xây nền đắp móng cho vững chắc. Ví bằng chẳng hành xong đạo làm người mà muốn đạt thành quả vị Thánh Tiên thì cũng chẳng khác người cất nhà mà không chịu đắp móng xây nền.
Công cuộc chấn hưng Phật giáo cũng thế. Từ trước đến nay, nhà Thiền sở dĩ được sum nghiêm, tăng ni được yên ổn tu trì là nhờ thiện nam tín nữ sùng mộ đạo đức, ủng hộ cúng dường. Sự phồn thịnh phấn phát Phật giáo, xem đó, đều do lòng ngưỡng đạo của đàn na, tức hạng tại gia cư sĩ . Sau mấy trăm năm loạn lạc, nhân dân khốn khổ, tàn thất gia đình, đời sống đã không yên, còn đâu tinh thần hộ trì Phật-pháp. Gia dĩ, những sự đàn áp, những tà thuyết mê tín dị đoan thừa cơ hội khởi lên. Những người dối thế trốn đời lần lần; đột nhập vào cửa thiền, đó là những duyên cớ khiến cho tín đồ một ngày một mất đức tin, xa dần cửa đạo.
Nay muốn chấn hưng đạo Phát, thiết tưởng, việc xây dựng tín đồ để làm nền tảng là điều cần phải thi thiết trước hết. Một đoàn thể mà không có đoàn viện còn có thể thành là một đoàn thể chăng, hà huống là đạo Phật lại không có tín đồ nhà Phật thì làm sao phát triển cho được. Nhưng cho được trở thành một tín đồ nhà Phật, tức hạng người làm theo lời Phật dạy với hy vọng sau này thành Phật thì ít nhất cũng phải là người hiếu từ với cha mẹ, nhân ái với mọi người, nghĩa là phải làm tròn nhân đạo...
Xem đó đủ thấy, muốn xuất thế trước phải hoàn thành giai đoạn nhập thế, muốn tu Phật đạo, trước phải tu Nhân đạo, cũng như muốn cất nhà trước phải xây nền đắp móng cho vững chắc. Ví bằng chẳng hành xong đạo làm người mà muốn đạt thành quả vị Thánh Tiên thì cũng chẳng khác người cất nhà mà không chịu đắp móng xây nền.
Công cuộc chấn hưng Phật giáo cũng thế. Từ trước đến nay, nhà Thiền sở dĩ được sum nghiêm, tăng ni được yên ổn tu trì là nhờ thiện nam tín nữ sùng mộ đạo đức, ủng hộ cúng dường. Sự phồn thịnh phấn phát Phật giáo, xem đó, đều do lòng ngưỡng đạo của đàn na, tức hạng tại gia cư sĩ . Sau mấy trăm năm loạn lạc, nhân dân khốn khổ, tàn thất gia đình, đời sống đã không yên, còn đâu tinh thần hộ trì Phật-pháp. Gia dĩ, những sự đàn áp, những tà thuyết mê tín dị đoan thừa cơ hội khởi lên. Những người dối thế trốn đời lần lần; đột nhập vào cửa thiền, đó là những duyên cớ khiến cho tín đồ một ngày một mất đức tin, xa dần cửa đạo.
Nay muốn chấn hưng đạo Phát, thiết tưởng, việc xây dựng tín đồ để làm nền tảng là điều cần phải thi thiết trước hết. Một đoàn thể mà không có đoàn viện còn có thể thành là một đoàn thể chăng, hà huống là đạo Phật lại không có tín đồ nhà Phật thì làm sao phát triển cho được. Nhưng cho được trở thành một tín đồ nhà Phật, tức hạng người làm theo lời Phật dạy với hy vọng sau này thành Phật thì ít nhất cũng phải là người hiếu từ với cha mẹ, nhân ái với mọi người, nghĩa là phải làm tròn nhân đạo...
...Diệu dung của Phật pháp là luôn luôn khế lý và khế cơ, Khế lý thộc về thể, còn khế cơ thộc về dụng. Thế nên muốn hoằng dương giáo pháp phải biết ứng dụng cho khế hợp với căn cơ chúng sinh thì sự phổ hóa mới có hiệu quả.
Đức Phật Thầy Tây An, khi dựng lên phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương để khôi phục thịnh huống đạo Phật đời Lý đời Trần, mặc dù chỗ lập giáo không khác phái Trúc Lâm Yên Tử, nhưng cho được phù hợp với căn tính của chúng sinh. Ngài không thể lặp lại y nguyên pháp môn Thiền Tịnh song tu mà không có sự châm chước.
Là bậc thấu rõ cơ huyền, Đức Phật Thầy Tây An trước hơn ai hết, báo tin cho chúng sinh biết rằng đời Hạ nguơn sắp dứt, Long Hoa hội sắp khai để chọn lọc kẻ hiền lương lập lên đời Thượng nguơn an lạc. Chẳng những Ngài nhận rõ máy tuần huờn, mà Ngài còn thấu rõ căn tính của chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp, hầu hết đều phước ít tội nhiều, khó lĩnh hội những giáo pháp cao siêu như chúng sinh ở đời Trần đời Lý
Thế nên, giáo pháp mà Ngài đưa ra hoằng hóa, cho được thích hợp với thời kỳ và căn khí của chúng sinh, hẳn phải khác hơn phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thời kỳ đã gấp rút, dân chúng vốn thiểu căn, một pháp môn đối cơ không thể có tính chất trường kỳ và cao viễn; vì rằng trường kỳ thì không kịp trang nghiêm hạnh lành, còn nếu cao viễn thì chúng sinh đã không thể lĩnh hội mà còn sinh lòng chán ngán.
Phải gấp rút và dễ hành, đó là hai điều kiện tối yếu, cũng là hai đặc tính mà những pháp môn đưa ra giáo hóa trong thời kỳ này cần phải có. Nếu thiếu đi dù có được nhiều trợ duyên cũng không sao gây được thịnh huống trong đạo Phật, vì lẽ không được chúng sinh sùng mộ và qui ngưỡng theo.
Đã hiểu rõ hai đặc tính cốt yếu ấy, nên chi Đức Phật Thầy Tây An không lặp lại chủ trương của phái Trúc Lâm Yên Tử mà xướng xuất phép tu gồm cả ba của Mật, Tịnh và Thiền.
Đức Phật Thầy Tây An, khi dựng lên phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương để khôi phục thịnh huống đạo Phật đời Lý đời Trần, mặc dù chỗ lập giáo không khác phái Trúc Lâm Yên Tử, nhưng cho được phù hợp với căn tính của chúng sinh. Ngài không thể lặp lại y nguyên pháp môn Thiền Tịnh song tu mà không có sự châm chước.
Là bậc thấu rõ cơ huyền, Đức Phật Thầy Tây An trước hơn ai hết, báo tin cho chúng sinh biết rằng đời Hạ nguơn sắp dứt, Long Hoa hội sắp khai để chọn lọc kẻ hiền lương lập lên đời Thượng nguơn an lạc. Chẳng những Ngài nhận rõ máy tuần huờn, mà Ngài còn thấu rõ căn tính của chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp, hầu hết đều phước ít tội nhiều, khó lĩnh hội những giáo pháp cao siêu như chúng sinh ở đời Trần đời Lý
Thế nên, giáo pháp mà Ngài đưa ra hoằng hóa, cho được thích hợp với thời kỳ và căn khí của chúng sinh, hẳn phải khác hơn phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thời kỳ đã gấp rút, dân chúng vốn thiểu căn, một pháp môn đối cơ không thể có tính chất trường kỳ và cao viễn; vì rằng trường kỳ thì không kịp trang nghiêm hạnh lành, còn nếu cao viễn thì chúng sinh đã không thể lĩnh hội mà còn sinh lòng chán ngán.
Phải gấp rút và dễ hành, đó là hai điều kiện tối yếu, cũng là hai đặc tính mà những pháp môn đưa ra giáo hóa trong thời kỳ này cần phải có. Nếu thiếu đi dù có được nhiều trợ duyên cũng không sao gây được thịnh huống trong đạo Phật, vì lẽ không được chúng sinh sùng mộ và qui ngưỡng theo.
Đã hiểu rõ hai đặc tính cốt yếu ấy, nên chi Đức Phật Thầy Tây An không lặp lại chủ trương của phái Trúc Lâm Yên Tử mà xướng xuất phép tu gồm cả ba của Mật, Tịnh và Thiền.
Sau mấy trăm năm loạn lạc, dân chúng cơ hồ mất hết tin tưởng, đâm ra ngờ vực đối với Phật-pháp. Gia dĩ, sự suy lạc của nhà Thiền do các tập tục mê tín dị đoan thịnh khởi, càng làm cho lòng ngờ vực thêm tăng trưởng. Trong lúc đó lại được luồng gió văn minh vật chất thổi vào càng dễ lôi cuốn người đời ngã theo dục lạc và ưa thích những cái hữu hình hữu ảnh là những vật mang lại khoái cảm về thị dục và thính dục.
Trong lúc tinh thần dân chúng chỉ thích cái gì đem lại kết quả nhãn tiền có thể thấy được, thực tiễn đem lại lợi ích cho bản thân, mà đưa giáo pháp cao siêu ra giảng hóa thì chẳng những người đời không sùng mộ mà còn buông lời nhạo báng cười chê là khác.
Vả lại, tâm lý chung của người đời bao giờ cũng ham sống sợ chết, luôn luôn quí trọng thân mạng, vậy nên, cái giáo pháp nhiếp hóa hữu hiệu nhất là những ai biết đem lợi lạc cho kẻ khốn cùng, đem sự mạnh lành cho người đau ốm.
Chính nhận rõ tâm lý ấy, cho nên Đức Phật Thầy Tây An, muốn gây lấy đức tin ở hạng người thiểu căn thiểu đức ở buổi Hạ nguơn, không sao chẳng thi thiết giáo pháp ;huyền diệu của Mật tông.
Mật tông cũng gọi Chân ngôn tông là một tông phái lấy pháp tu trì bí mật làm yếu chỉ. Giáo pháp không xướng xuất bằng cách giảng dạy mà bằng những mật ngữ, phù chú và ấn quyết để lạm phép huyền bí. Nó có năng lực đem lại sự an lành và xua trừ các tai hoạn.
Tông này rất thịnh ở Trung Hoa nhưng về sau thất truyền vì khó thi hành; nay chỉ còn thịnh ở Tây Tạng và Nhật Bản. Ở Việt Nam, vào đời Lý có những tăng như Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh tu theo Mật giáo, có nhiều phép nhiệm, danh tiếng còn truyền đến nay.
Vì là một giáo pháp chỉ truyền nhau bằng mật ngữ và khó tu chứng, cho nên ít người chịu tu. Người muốn tu phải lắm công phu tập luyện trì chú và kết ấn, ngoài ra còn phải được minh sư chỉ dạy mới không ai lạc, có hại cho huệ mạng.
Đức Phật Thầy là một bực chứng chân đắc pháp, nên khi ra đời không ngại dùng những thuật huyền bí của Mật giáo cứu độ chúng sinh. Gặp lúc dân chúng mặc nạn ôn dịch. Ngài đã dùng phép huyền diệu chữa trị thần linh. Chỉ với một chung nước lã. Ngài niệm chú rồi cho uống, thế mà trăm bịnh trăm lành. Ngoài ra, Ngài còn dùng phép huyền điệu chữa các bịnh tà như điên cuồng, trùng tang,. mắc đàng dưới. Ngài còn biến hiện nhiều diệu thuật khi bị nhà cầm quyền lúc bấy giờ thử thách.
Nhờ những phép diệu cứu độ chúng sinh, cho thấy rõ hiển chứng mà người đời nhất là những người mắc bịnh được chữa lành, đều đem lòng tin tưởng, qui ngưỡng theo rất đông.
Chẳng những thi thiết phép diệu mà Ngài còn truyền cho môn nhân đệ tử để đi cứu đời độ thế. Những cao đệ như Đạo Xuyến, Đạo Sang, Đình Tây, Đạo Lập… đều được Ngài truyền mật pháp mà đắc thần thông. Trong lúc Ngài còn trụ thế cũng như sau lúc Ngài tịch diệt, các môn đệ phân nhau đi hóa độ khắp các tỉnh miền Nam và Cao miên. Về các tỉnh miền Tây thì có Đạo Sang, Đạo Lập, Đạo Ngoạn, Đạo Ới, Đạo Thắng… mở cơ phổ độ, còn về các tỉnh miền Đông thì có Đạo Xuyến đi Đức Phật Thầy Tây An hóa. Riêng về các tỉnh dài theo ranh giới Cao miên thì có Bà Năm, Chòm Dầu và cậu hai Lãnh tục gọi cậu hai Gò sặc lãnh phân giáo độ.
Thành thử, chẳng bao lâu, khắp các tỉnh miền Nam, nơi nào cũng có đạo Bửu- Sơn Kỳ- Hương truyền bá đến. Có thể nói, chỉ nhơ thi thiết các pháp huyền diệu của Mật giáo để cứu thế độ dân mà phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương đem người đời từ chỗ thiếu tin tưởng đến chỗ tin tưởng.
Khi còn trụ thế, chính Đức Phật Thầy truyền dạy cho đệ tử các mật chú và phép thần thông nhưng sau đó thì các đệ tử không còn truyền dạy cho ai ngoài những người trong thân tộc một vài cách chữa trị. cốt để giữ cho còn tinh thần và ngọn lửa thiêng của Mật giáo không tắt. Dù vậy, thỉnh thoảng lâu lâu cũng có vài phần tỏ ngộ ra đời dùng các phép mầu nhiệm cứu thế độ dân không khác Đức Phật Thầy hay các vị hiền thủ. Đại để như trường hợp của Đức Bổn Sư ở núi Tượng và gần đây Đức Huỳnh Giáo chủ cùng một số môn nhân đệ tử của phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương, Thành ra, tuy không có lối "Tổ tổ tương truyền", nhưng nhờ có các vị tỏ ngộ ra đời mà giáo pháp Mật tông vẫn luôn luôn được xiển phát trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương. Gần đây, xuất hiện nhiều vị chữa trị bịnh nhân bằng những phương pháp kỳ diệu, như dùng nước lạnh cho uống, hoặc hốt thuốc bằng lá xoài là da, hoặc dùng cây móc tai chích vào chỗ đau, hoặc dùng điện lực thoa vuốt… đều là những người được mật truyền phép nhiệm.
Sự truyền dạy không do một vị tỏ ngộ này truyền lại cho một vị khác như Đức Phật Thầy cùng các bậc hiền thủ trước kia thi thiết, mà lại truyền bằng cách mật nhiệm do cơ duyên. Cách truyền mật nhiệm ấy đã được Đức Huỳnh Giáo chủ bộc lộ trong câu:
Giấc mộng vàng đặng truyền đại đạo.
Cảnh vô sanh lòng bạo mà mê.
Thì ra, sự truyền thừa giáo pháp Mật tông vẫn còn tiếp tục trong Bửu- Sơn Kỳ- Hương nhưng không bằng lối hiển cụ mà bằng lối vô binh, chỉ riêng có người được truyền tự biết. Phải chẳng vì tránh sự ganh tỵ giữa các môn nhân mà các bậc chân sư truyền bí pháp trong mộng cho những người mà mấy Ngài nhận thấy phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương lâu lâu lại có một vài vị chứng ngộ ra đời đem những điều của mình được mật truyền ra cứu dân độ thế.
Nhưng dù sao, những phép màu nhiệm cũng chỉ có giá trị để thức tỉnh người đời nhất là hạng thiểu căn, hơn là giáo hóa. Đức Huỳnh Giáo chủ có chỗ nhận rằng: "Ta tùy trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền hiệu của Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của chư vị…" Như thế, phép nhiệm có được thi thiết, cũng là việc bất đắc dĩ, chỉ dùng trong giai đoạn mà lòng người chưa có tin tưởng, còn nghi ngờ đối với Phật pháp hay quá thiên trọng về hình thức về những cái gì linh nghiệm.
Cái lực dụng của phép nhiệm, dẫu rằng có hiệu quả và hữu ích trong sự gây lấy đức tin để hướng dẫn vào con đường giải thoát, nhưng nó cũng dễ trở thành nguy hại khi nó vượt quá cái giới hạn ấy. Vì rằng đời người bởi quá trọng về hình tướng nên chỉ có thể tin những gì cho họ thấy được hiệu quả nhãn tiền, cho nên một khi không có phép nhiệm thì lòng tin của họ dễ phai lợt và dễ hướng theo những điều nhảm nhí, mê tín dị đoan.
Vả lại, về phép nhiệm thì chẳng có đạo tà nào là chẳng hành được, nhưng ít khi chúng thi thiết vào việc thiện mà chỉ lợi dụng vào việc làm mê hoặc lòng người với những mục đích xấu xa đen tối. Những người ham linh nghiệm thường dễ bị chúng cám dỗ.
Vì thế, những bực tỏ ngộ chỉ xem phép nhiệm là một phương tiện và bất đắc dĩ phải dùng đến để độ kẻ thiểu căn; nhưng khi gây được lòng tin tưởng đối với Phật pháp rồi thì không còn dùng đến nữa. Xưa kia Đức Phật cũng chỉ dùng phép nhiệm trong những trường hợp đặc biệt và bằng ngăn cấm môn đệ dùng đến, sợ dân chúng hiểu lầm giáo pháp của Ngài với tà đạo. Đức Phật Thầy Tây An và gần đây Đức Huỳnh Giáo chủ cũng thế. Trong những buổi đầu, mấy Ngài dùng phép nhiệm chữa trị bịnh căn cho người kém tin tưởng sớm thức tỉnh cảm lấy ơn cứu độ mà qui ngưỡng tu hành. Nhưng về sau, khi người đời đem lòng mộ đạo thì mấy Ngài không còn thi thiết nữa.
Trong lúc tinh thần dân chúng chỉ thích cái gì đem lại kết quả nhãn tiền có thể thấy được, thực tiễn đem lại lợi ích cho bản thân, mà đưa giáo pháp cao siêu ra giảng hóa thì chẳng những người đời không sùng mộ mà còn buông lời nhạo báng cười chê là khác.
Vả lại, tâm lý chung của người đời bao giờ cũng ham sống sợ chết, luôn luôn quí trọng thân mạng, vậy nên, cái giáo pháp nhiếp hóa hữu hiệu nhất là những ai biết đem lợi lạc cho kẻ khốn cùng, đem sự mạnh lành cho người đau ốm.
Chính nhận rõ tâm lý ấy, cho nên Đức Phật Thầy Tây An, muốn gây lấy đức tin ở hạng người thiểu căn thiểu đức ở buổi Hạ nguơn, không sao chẳng thi thiết giáo pháp ;huyền diệu của Mật tông.
Mật tông cũng gọi Chân ngôn tông là một tông phái lấy pháp tu trì bí mật làm yếu chỉ. Giáo pháp không xướng xuất bằng cách giảng dạy mà bằng những mật ngữ, phù chú và ấn quyết để lạm phép huyền bí. Nó có năng lực đem lại sự an lành và xua trừ các tai hoạn.
Tông này rất thịnh ở Trung Hoa nhưng về sau thất truyền vì khó thi hành; nay chỉ còn thịnh ở Tây Tạng và Nhật Bản. Ở Việt Nam, vào đời Lý có những tăng như Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh tu theo Mật giáo, có nhiều phép nhiệm, danh tiếng còn truyền đến nay.
Vì là một giáo pháp chỉ truyền nhau bằng mật ngữ và khó tu chứng, cho nên ít người chịu tu. Người muốn tu phải lắm công phu tập luyện trì chú và kết ấn, ngoài ra còn phải được minh sư chỉ dạy mới không ai lạc, có hại cho huệ mạng.
Đức Phật Thầy là một bực chứng chân đắc pháp, nên khi ra đời không ngại dùng những thuật huyền bí của Mật giáo cứu độ chúng sinh. Gặp lúc dân chúng mặc nạn ôn dịch. Ngài đã dùng phép huyền diệu chữa trị thần linh. Chỉ với một chung nước lã. Ngài niệm chú rồi cho uống, thế mà trăm bịnh trăm lành. Ngoài ra, Ngài còn dùng phép huyền điệu chữa các bịnh tà như điên cuồng, trùng tang,. mắc đàng dưới. Ngài còn biến hiện nhiều diệu thuật khi bị nhà cầm quyền lúc bấy giờ thử thách.
Nhờ những phép diệu cứu độ chúng sinh, cho thấy rõ hiển chứng mà người đời nhất là những người mắc bịnh được chữa lành, đều đem lòng tin tưởng, qui ngưỡng theo rất đông.
Chẳng những thi thiết phép diệu mà Ngài còn truyền cho môn nhân đệ tử để đi cứu đời độ thế. Những cao đệ như Đạo Xuyến, Đạo Sang, Đình Tây, Đạo Lập… đều được Ngài truyền mật pháp mà đắc thần thông. Trong lúc Ngài còn trụ thế cũng như sau lúc Ngài tịch diệt, các môn đệ phân nhau đi hóa độ khắp các tỉnh miền Nam và Cao miên. Về các tỉnh miền Tây thì có Đạo Sang, Đạo Lập, Đạo Ngoạn, Đạo Ới, Đạo Thắng… mở cơ phổ độ, còn về các tỉnh miền Đông thì có Đạo Xuyến đi Đức Phật Thầy Tây An hóa. Riêng về các tỉnh dài theo ranh giới Cao miên thì có Bà Năm, Chòm Dầu và cậu hai Lãnh tục gọi cậu hai Gò sặc lãnh phân giáo độ.
Thành thử, chẳng bao lâu, khắp các tỉnh miền Nam, nơi nào cũng có đạo Bửu- Sơn Kỳ- Hương truyền bá đến. Có thể nói, chỉ nhơ thi thiết các pháp huyền diệu của Mật giáo để cứu thế độ dân mà phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương đem người đời từ chỗ thiếu tin tưởng đến chỗ tin tưởng.
Khi còn trụ thế, chính Đức Phật Thầy truyền dạy cho đệ tử các mật chú và phép thần thông nhưng sau đó thì các đệ tử không còn truyền dạy cho ai ngoài những người trong thân tộc một vài cách chữa trị. cốt để giữ cho còn tinh thần và ngọn lửa thiêng của Mật giáo không tắt. Dù vậy, thỉnh thoảng lâu lâu cũng có vài phần tỏ ngộ ra đời dùng các phép mầu nhiệm cứu thế độ dân không khác Đức Phật Thầy hay các vị hiền thủ. Đại để như trường hợp của Đức Bổn Sư ở núi Tượng và gần đây Đức Huỳnh Giáo chủ cùng một số môn nhân đệ tử của phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương, Thành ra, tuy không có lối "Tổ tổ tương truyền", nhưng nhờ có các vị tỏ ngộ ra đời mà giáo pháp Mật tông vẫn luôn luôn được xiển phát trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương. Gần đây, xuất hiện nhiều vị chữa trị bịnh nhân bằng những phương pháp kỳ diệu, như dùng nước lạnh cho uống, hoặc hốt thuốc bằng lá xoài là da, hoặc dùng cây móc tai chích vào chỗ đau, hoặc dùng điện lực thoa vuốt… đều là những người được mật truyền phép nhiệm.
Sự truyền dạy không do một vị tỏ ngộ này truyền lại cho một vị khác như Đức Phật Thầy cùng các bậc hiền thủ trước kia thi thiết, mà lại truyền bằng cách mật nhiệm do cơ duyên. Cách truyền mật nhiệm ấy đã được Đức Huỳnh Giáo chủ bộc lộ trong câu:
Giấc mộng vàng đặng truyền đại đạo.
Cảnh vô sanh lòng bạo mà mê.
Thì ra, sự truyền thừa giáo pháp Mật tông vẫn còn tiếp tục trong Bửu- Sơn Kỳ- Hương nhưng không bằng lối hiển cụ mà bằng lối vô binh, chỉ riêng có người được truyền tự biết. Phải chẳng vì tránh sự ganh tỵ giữa các môn nhân mà các bậc chân sư truyền bí pháp trong mộng cho những người mà mấy Ngài nhận thấy phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương lâu lâu lại có một vài vị chứng ngộ ra đời đem những điều của mình được mật truyền ra cứu dân độ thế.
Nhưng dù sao, những phép màu nhiệm cũng chỉ có giá trị để thức tỉnh người đời nhất là hạng thiểu căn, hơn là giáo hóa. Đức Huỳnh Giáo chủ có chỗ nhận rằng: "Ta tùy trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền hiệu của Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của chư vị…" Như thế, phép nhiệm có được thi thiết, cũng là việc bất đắc dĩ, chỉ dùng trong giai đoạn mà lòng người chưa có tin tưởng, còn nghi ngờ đối với Phật pháp hay quá thiên trọng về hình thức về những cái gì linh nghiệm.
Cái lực dụng của phép nhiệm, dẫu rằng có hiệu quả và hữu ích trong sự gây lấy đức tin để hướng dẫn vào con đường giải thoát, nhưng nó cũng dễ trở thành nguy hại khi nó vượt quá cái giới hạn ấy. Vì rằng đời người bởi quá trọng về hình tướng nên chỉ có thể tin những gì cho họ thấy được hiệu quả nhãn tiền, cho nên một khi không có phép nhiệm thì lòng tin của họ dễ phai lợt và dễ hướng theo những điều nhảm nhí, mê tín dị đoan.
Vả lại, về phép nhiệm thì chẳng có đạo tà nào là chẳng hành được, nhưng ít khi chúng thi thiết vào việc thiện mà chỉ lợi dụng vào việc làm mê hoặc lòng người với những mục đích xấu xa đen tối. Những người ham linh nghiệm thường dễ bị chúng cám dỗ.
Vì thế, những bực tỏ ngộ chỉ xem phép nhiệm là một phương tiện và bất đắc dĩ phải dùng đến để độ kẻ thiểu căn; nhưng khi gây được lòng tin tưởng đối với Phật pháp rồi thì không còn dùng đến nữa. Xưa kia Đức Phật cũng chỉ dùng phép nhiệm trong những trường hợp đặc biệt và bằng ngăn cấm môn đệ dùng đến, sợ dân chúng hiểu lầm giáo pháp của Ngài với tà đạo. Đức Phật Thầy Tây An và gần đây Đức Huỳnh Giáo chủ cũng thế. Trong những buổi đầu, mấy Ngài dùng phép nhiệm chữa trị bịnh căn cho người kém tin tưởng sớm thức tỉnh cảm lấy ơn cứu độ mà qui ngưỡng tu hành. Nhưng về sau, khi người đời đem lòng mộ đạo thì mấy Ngài không còn thi thiết nữa.
Đã hiểu như thế, nên chi Mật giáo đối với Đức Phật Thầy chỉ là một phương tiện để gây niềm tin tưởng trong thời kỳ mà con người quả thiên chấp về hình tướng và quay cuồng theo vật dục.
Vai trò của Mật giáo là cốt dọn lấy miếng đất "lòng tin" để rồi có gieo hột giống Bồ đề chánh pháp. Thế nên, đồng thời với Mật giáo, Đức Phật Thầy Tây An còn khai thị phép tu Tịnh và tu Thiền.
Những phép huyện diệu của Mật tông chẳng phải ai cũng có thể hành được. Ngay như ở Trung Hoa, Mật tông chỉ thịnh hành có một lúc rồi dần dần suy vi, cũng vì phép tu về mật chú và truyền ấn quyết rất khó, phi hạng người có căn cơ, chi nguyện lớn thì ít có ai đủ kiên nhẫn dể tu tập Mật tông đã khó hành như thế thì vị tất ở Việt Nam lại có nhân duyên gây thành một tông phái.
Đức Phật Thầy Tây An đã thấu rõ cơ huyền thi đâu lẽ, trong lúc nhận thấy chúng sinh phần nhiều thiểu căn thiểu trí, lại xướng xuất một pháp môn khó tu như Mật tông.
Nhưng đứng trước những tâm trạng chỉ có thể tin những gì đem lại kết quả nhãn tiền, thấy được, nhận xét được, nếu không thi thiết những huyền diệu của Mật tông thì khó mà gây được lòng ngưỡng vọng của họ đối với Phật-pháp. Như thế mật tông hay những phép huyện diệu chỉ là một phương tiện để độ nhhững kẻ thiểu căn, chớ không thể xem đó là một pháp môn chính yếu, có thể gây thành qui mô hoàng đại và truyền thừa trong quảng đại chúng sinh.
Mật tông đã là một pháp quyền, tạm thời thì thiết để dìu dắt chúng sinh đến pháp thiệt, nên sau khi dùng huyện diệu chữa trị con bịnh mạnh lành, nghĩa là sau khi gây cho họ có đức tin đối với Phật pháp, Đức Phật Thầy Tây An bèn đưa chúng sinh tiến thêm một bước nữa: Qui y Tam bảo.
Pháp môn Mật tông trong sự gây dựng đức tin cho chúng sinh, có thể nói đến đây đã thành tựu, nhưng chẳng vì thế mà nó chấm dứt. Nó vẫn còn truyền thừa trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương và đó là một đặc trưng không một giáo phái nào có. Để có đủ phương tiện thức tỉnh chúng sinh và giữ mãi ngọn lửa "tin" không tắt. Đức Phật Thầy Tây An đã truyền mật pháp cho một số cao đệ và về sau, khi hệ thống truyền thừa hữu vi không còn thi thiết thì các vị hiển giáo trong giác hệ mặt truyền bằng phương pháp vô vi: trong mộng. Nhờ vậy mà lúc nào Mật tông cũng còn hiển chứng trong Bửu- Sơn Kỳ- Hương.
Vả chăng sứ mạng của Đức Phật Thầy Tây An và giáo hệ của ngài là hóa độ quảng đại chúng sinh trong thời mạt hạ, cho nên khi đã dùng lưỡi phãng "Mật tông " phát xong đám cỏ dại, dọn miếng đất hoang thành khoảnh có thể cày cấy trồng tỉa được thì Ngài không ngàn ngại đem ương hột giống "Phật pháp". Vì không dùng lưỡi phãng "Mật tông" dọn cỏ "hoài nghi bất tín" mà đem hột giống "Phật pháp" đến gieo, chắc chắn là nó sẽ bị cỏ dại đè bẹp hay làm ung thúi: nếu còn chăng chỉ một số ít.
Như vậy, muốn ương hột giống "Phật pháp" không thể không dùng đến lưỡi phãn "Mật tông" dọn cỏ trước.
Miếng đất đã dọn xong, bây giờ là đến lúc gieo trồng. Nhưng nếu là một nhà nông thiện nghệ thì điều trước tiên phải xem chất đất ấy thích hợp với giống cây nào rồi mới chọn giống đến ương: ví bằng không xem đất và chọn giống thì cũng là một việc làm hoài công phí của.
Về phương diện hoằng dương giáo pháp cũng thế. Một giáp pháp cho được phù hợp với căn tinh của chúng sinh phải là một giáo pháp đối cơ. Vậy trong lúc dân chúng phần đông thiểu căn thiểu trí, mất cả lòng tin tưởng đối với chánh pháp có thể đem giáo lý cao siêu phổ hóa được chăng?
Hẳn là không thể được. Thế nên sau khi dùng huyền điệu chữa trị cho chúng nhân khỏi bịnh để gây nơi họ lòng tin tưởng đối với Phật-pháp. Đức Phật Thầy Tây An, tiến đến một bước nữa là dạy họ Niệm Phật, một phép tu thích hợp với thời kỳ Hạ nguơn ác thế và đễ hành đối với hạng sơ cơ.
Thật thế đối với những tâm hồn cơ hồ mất cả đức tin, phải nhờ huyền diệu mới thức tỉnh được mà khai thị một pháp môn khó tu thì hẳn là không thể khai thị một pháp môn khó tu thì hẳn là không thể nào họ hành nổi; mà dầu có hành đi nữa cũng không bền lâu.
Phương chi, trong nhiều kinh Phật và hầu hết các tổ Tịnh độ tông đều nhận rằng vào thời mạt phạp, chỉ có pháp môn Niệm Phật là thù thắng hơn hết, bởi nó dễ hành đối với tất cả các hạng chúng sinh mà kết quả lại chắc chắn nữa.
Kinh Đại Tập nguyệt tạng có nói : Ức triệu chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp theo đạo tu hành mà chưa có một người được chứng quả là vì đời ngũ trược ác thế tạp học khó thành, chỉ có một môn niệm Phật là dễ thông vào đường đạo mà thôi.
Ngài Thiên Như Hòa thượng cũng nói rằng: Chánh pháp, tượng pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chỉ lưu "A di đà Phật" tứ tự cứu độ mạt pháp chúng sinh. Có nghĩa: Sau khi chánh pháp và tượng pháp qua rồi thì các kinh lần lần hoại hết, chỉ còn lại bốn chữ "A di đà Phật" cứu độ chúng sinh trong đời mạt pháp.
Huống chi với pháp môn niệm Phật chẳng ai là chẳng hành được, người làm quan cũng niệm được, người đi buôn bán cũng niệm được, người đi cày bừa cũng niệm được; bất cứ lúc nào dù đi đứng nằm ngồi, đều niệm Phật được cả. Pháp môn đã dễ thọ trì như thế mà kết quả đâu phải là khó đạt thành.
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có nói rằng: Ức Phật niệm Phật, hiện tiền dương lai, tất định kiến Phật, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai: Nhớ Phật niệm Phật thì lúc hiện tiền hay là lúc đương lai, quyết định thấy Phật, chẳng cần phương tiện mà tự nhiên tâm đặng khai thông.
Pháp môn đã phổ thông và đễ thọ trì như thế, nhưng muốn cho được chắc chắn ở kết quả vãng sinh, Đức Phật Thầy Tây An, ngoài việc dạy niệm Phật, còn khuyến tấn thực hành một vài công hạnh về đạo nhân, không khác lời dạy trong kinh Quán Vô lượng thọ Phật: Muốn sanh về Tịnh độ phải tu ba phước:
1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ các bực sư trưởng, giữ lòng hiền lành không giết hại sanh mạng và tu mười nghiệp hiện
2. Thọ trì pháp tam qui, cụ túc các giới hạnh và đừng phạm uy nghi
3. Phát tâm Bồ đề, tin lý nhân quả và đọc tụng các Kinh Đại thừa.
Cứ xét ba điều phước trên đây, chúng ta nhận thấy đó là cả pháp môn Tu Nhân và Học Phật mà Đức Phật Thầy Tây An đã xướng xuất.
Những điều như hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ các bực sư trưởng giữ lòng hiền mà không giết hại sinh mạng và tu mười nghiệp thiện chính là những điều thuộc về Hiếu nghĩa Tứ Ân, những điều căn bản của Tu Nhân.
Đến như: thọ trì pháp tam qui, cụ túc các giới hạnh, đừng phạm các uy nghi, phát tâm Bồ đề, tin lý nhân quả và đọc tụng các Kinh Đại thừa, đều là những điều hoàn toàn thuộc về Học Phật.
Thế là, đồng thời với việc khuyên tu niệm Phật Đức Phật Thầy Tây An đã xây dựng nền tảng của Tu Nhân.
Trong lúc chúng sinh còn bỡ ngỡ trước giáo pháp của Phật, chưa lìa được mọi ràng buộc của gia đình và xã hội thì chỉ có pháp môn Niệm Phật và Tu Nhân là thích hợp với hạnh tu tại gia của họ.
Cho nên để tiếp nhận tất cả mọi hạng người vào nhà Phật, Đức Phật Thầy Tây An đã từ cửa ngõ "Mật tông" dìu dắt mọi người bước lên thềm "Tịnh độ". Vì là nấc thang dễ bước nên chẳng ai, sau khi được "Mật tông" mở cửa "Tín Tâm", mà không vững dạ đi vào.
Lúc mới vào nhà"Tịnh độ", mặc dù hơi mới lạ, nhưng chẳng bao lâu khi thi thiết được vài công hạnh về Tu Nhân thì lại muốn lục hành nhiều công hạnh khó khăn hơn. cũng như học sinh khi học xong chương trình tiểu học thì vững lòng muốn bước lên bực trung học.
Chương trình hóa độ của Đức Phật Thầy cũng thế. Sau khi dùng "Mật tông" gây lấy đức tin cho mọi người, Ngài bèn khai thị pháp môn Tịnh độ tức là pháp môn niệm danh hiệu Đức Phật A di đà cầu lấy tha lực tiếp độ vãng sanh về cõi Cực lạc, một phép tu. dù hạng sơ cơ cũng có thể lãnh thọ, Nhưng ngoài phép tu tha lực phổ thông cho tất cả các hạng người. Đức Phật Thầy còn khai thị phép tu tự lực, dành riêng cho những người có căn cơ và đủ nghị lực hành tri.
Tuy phân biệt có phép tu khó, phép tu dễ, nhưng trong thời kỳ mạt pháp nầy không thể tu Thiền mà chẳng tu Tịnh hay tu Tịnh mà chẳng tu Thiền; vì rằng hai phép tu: tự lực và tha lực, nếu cùng song hành thì hiệu quả chẳng những chắc chắn mà lại mau chóng. Ngài Vĩnh Minh Thiền sư há chẳng nhận:
Có Thiền tông, có Tịnh độ.
Như thêm sừng cho mãnh hổ.
Hiện tại thì làm thầy người,
Vị lai thì làm Phật tổ.
Như thế, Đức Phật Thầy Tây An cũng đồng chủ trương Thiền Tịnh song tu như phái Trúc Lâm Yên Tử, nhưng vì thời kỳ và căn cơ của chúng sinh có khác, cho nên mặc dù cùng chủ trương tu tự lực và tha lực, song phương pháp của Đức Phật Thầy có khác, Phái Trúc Lâm Yên Tử lấy Thiền làm chánh tông, còn Tịnh làm trợ tông cho nên qui hướng cả về con đường xuất thế. Đức Phật Thầy Tây An, bởi ra đời giữa thời Hạ nguơn mạt pháp, chúng sinh đa số đều căn tính cạn cợt, cho nên, cũng đồng chủ trương Thiền tịnh song tu, nhưng đặt Tịnh làm chánh tông, còn Thiền làm trợ tông và quy hướng về con đường nhập thế để chuẩn bị cho bước đường xuất thế về sau.
Do căn linh chúng sinh của hai thời kỳ không đồng mà phương pháp giáo hóa của Đức Phật Thầy Tây An có khác hơn của phái Trúc Lâm Yên Tử. Cho được phù hợp với trình độ của còn người Hạ nguơn hạ, Đức Phật Thầy xướng xuất Bửu- Sơn Kỳ- Hương với pháp tu gồm cả Mật, Tịnh, Thiền.
Chính nhờ thi thiết Mật tông cứu dân độ bịnh bằng những phương pháp huyền diệu mà Đức Phật Thầy và giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương gây được lòng tin tưởng của chúng sinh. Rồi từ chỗ sơ tín, chúng sinh được tăng trưởng đức tin bằng phép tu Tịnh độ và Hiếu nghĩa Tứ Ân. Nhưng khi hành được những điều tu phước và thập thiện, nghĩa là đi được đoạn đường Tu Giới thì với phép tu Thiền tông, hành giả sẽ tiến lên đoạn đường Tu Định và Tu Huệ.
Nhờ phân ra ba đoạn đường: Mật, Tịnh, Thiền mà Đức Phật Thầy Tây An hóa độ tất cả các hạng người, từ hạng sơ cơ đến hạng thượng căn thượng tri, khôi phục cái thịnh huống trong đạo Phật như phái Trúc lâm. Sở dị sự giác tỉnh được sâu rộng dường ấy, phải nhìn nhận, một phần lớn là do kỳ công của mật tông dọn đường khởi tín, Đó là chỗ thù thắng nhất của Bửu- Sơn Kỳ- Hương. Thật là một pháp môn đối cơ trong thời kỳ Hạ nguơn mạt pháp. Những người có bổn phận hoằng dương giáo pháp ở thời này mà không hành được hay không thị hiện các pháp truyền diệu của Mật tông thì dù có tạo nhiều trợ duyên, cũng khó mà phát động một phong trào sùng mộ đạo đức trong dân chúng.
Nhưng Mật tông dù sao cũng chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố để làm hưng khởi đạo Phật thi thiết thuần mặt Mật tông, chẳng những không đủ chấn hưng đạo Phật mà lắm khi còn có hại, vì nó dễ đưa người đến mê tín dị đoan.
Thế nên, muốn gây thịnh huống cho Phật-giáo, ngoài yếu tố đối cơ, còn cần phải hoàn bị hai yếu tố nữa: Tinh thần dân tộc và thích ứng hoàn cảnh.
Chính nhờ biết khai thác và làm phát triển ba yếu tố: Tinh thần dân tộc. Đối cơ và Thích ứng hoàn cảnh mà Đức Phật Thầy Tây An xây dựng nên giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương và phát mạnh phong trào chấn hưng Phật-giáo.
( BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - VƯƠNG KIM - sdd) Vai trò của Mật giáo là cốt dọn lấy miếng đất "lòng tin" để rồi có gieo hột giống Bồ đề chánh pháp. Thế nên, đồng thời với Mật giáo, Đức Phật Thầy Tây An còn khai thị phép tu Tịnh và tu Thiền.
Những phép huyện diệu của Mật tông chẳng phải ai cũng có thể hành được. Ngay như ở Trung Hoa, Mật tông chỉ thịnh hành có một lúc rồi dần dần suy vi, cũng vì phép tu về mật chú và truyền ấn quyết rất khó, phi hạng người có căn cơ, chi nguyện lớn thì ít có ai đủ kiên nhẫn dể tu tập Mật tông đã khó hành như thế thì vị tất ở Việt Nam lại có nhân duyên gây thành một tông phái.
Đức Phật Thầy Tây An đã thấu rõ cơ huyền thi đâu lẽ, trong lúc nhận thấy chúng sinh phần nhiều thiểu căn thiểu trí, lại xướng xuất một pháp môn khó tu như Mật tông.
Nhưng đứng trước những tâm trạng chỉ có thể tin những gì đem lại kết quả nhãn tiền, thấy được, nhận xét được, nếu không thi thiết những huyền diệu của Mật tông thì khó mà gây được lòng ngưỡng vọng của họ đối với Phật-pháp. Như thế mật tông hay những phép huyện diệu chỉ là một phương tiện để độ nhhững kẻ thiểu căn, chớ không thể xem đó là một pháp môn chính yếu, có thể gây thành qui mô hoàng đại và truyền thừa trong quảng đại chúng sinh.
Mật tông đã là một pháp quyền, tạm thời thì thiết để dìu dắt chúng sinh đến pháp thiệt, nên sau khi dùng huyện diệu chữa trị con bịnh mạnh lành, nghĩa là sau khi gây cho họ có đức tin đối với Phật pháp, Đức Phật Thầy Tây An bèn đưa chúng sinh tiến thêm một bước nữa: Qui y Tam bảo.
Pháp môn Mật tông trong sự gây dựng đức tin cho chúng sinh, có thể nói đến đây đã thành tựu, nhưng chẳng vì thế mà nó chấm dứt. Nó vẫn còn truyền thừa trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương và đó là một đặc trưng không một giáo phái nào có. Để có đủ phương tiện thức tỉnh chúng sinh và giữ mãi ngọn lửa "tin" không tắt. Đức Phật Thầy Tây An đã truyền mật pháp cho một số cao đệ và về sau, khi hệ thống truyền thừa hữu vi không còn thi thiết thì các vị hiển giáo trong giác hệ mặt truyền bằng phương pháp vô vi: trong mộng. Nhờ vậy mà lúc nào Mật tông cũng còn hiển chứng trong Bửu- Sơn Kỳ- Hương.
Vả chăng sứ mạng của Đức Phật Thầy Tây An và giáo hệ của ngài là hóa độ quảng đại chúng sinh trong thời mạt hạ, cho nên khi đã dùng lưỡi phãng "Mật tông " phát xong đám cỏ dại, dọn miếng đất hoang thành khoảnh có thể cày cấy trồng tỉa được thì Ngài không ngàn ngại đem ương hột giống "Phật pháp". Vì không dùng lưỡi phãng "Mật tông" dọn cỏ "hoài nghi bất tín" mà đem hột giống "Phật pháp" đến gieo, chắc chắn là nó sẽ bị cỏ dại đè bẹp hay làm ung thúi: nếu còn chăng chỉ một số ít.
Như vậy, muốn ương hột giống "Phật pháp" không thể không dùng đến lưỡi phãn "Mật tông" dọn cỏ trước.
Miếng đất đã dọn xong, bây giờ là đến lúc gieo trồng. Nhưng nếu là một nhà nông thiện nghệ thì điều trước tiên phải xem chất đất ấy thích hợp với giống cây nào rồi mới chọn giống đến ương: ví bằng không xem đất và chọn giống thì cũng là một việc làm hoài công phí của.
Về phương diện hoằng dương giáo pháp cũng thế. Một giáp pháp cho được phù hợp với căn tinh của chúng sinh phải là một giáo pháp đối cơ. Vậy trong lúc dân chúng phần đông thiểu căn thiểu trí, mất cả lòng tin tưởng đối với chánh pháp có thể đem giáo lý cao siêu phổ hóa được chăng?
Hẳn là không thể được. Thế nên sau khi dùng huyền điệu chữa trị cho chúng nhân khỏi bịnh để gây nơi họ lòng tin tưởng đối với Phật-pháp. Đức Phật Thầy Tây An, tiến đến một bước nữa là dạy họ Niệm Phật, một phép tu thích hợp với thời kỳ Hạ nguơn ác thế và đễ hành đối với hạng sơ cơ.
Thật thế đối với những tâm hồn cơ hồ mất cả đức tin, phải nhờ huyền diệu mới thức tỉnh được mà khai thị một pháp môn khó tu thì hẳn là không thể khai thị một pháp môn khó tu thì hẳn là không thể nào họ hành nổi; mà dầu có hành đi nữa cũng không bền lâu.
Phương chi, trong nhiều kinh Phật và hầu hết các tổ Tịnh độ tông đều nhận rằng vào thời mạt phạp, chỉ có pháp môn Niệm Phật là thù thắng hơn hết, bởi nó dễ hành đối với tất cả các hạng chúng sinh mà kết quả lại chắc chắn nữa.
Kinh Đại Tập nguyệt tạng có nói : Ức triệu chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp theo đạo tu hành mà chưa có một người được chứng quả là vì đời ngũ trược ác thế tạp học khó thành, chỉ có một môn niệm Phật là dễ thông vào đường đạo mà thôi.
Ngài Thiên Như Hòa thượng cũng nói rằng: Chánh pháp, tượng pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chỉ lưu "A di đà Phật" tứ tự cứu độ mạt pháp chúng sinh. Có nghĩa: Sau khi chánh pháp và tượng pháp qua rồi thì các kinh lần lần hoại hết, chỉ còn lại bốn chữ "A di đà Phật" cứu độ chúng sinh trong đời mạt pháp.
Huống chi với pháp môn niệm Phật chẳng ai là chẳng hành được, người làm quan cũng niệm được, người đi buôn bán cũng niệm được, người đi cày bừa cũng niệm được; bất cứ lúc nào dù đi đứng nằm ngồi, đều niệm Phật được cả. Pháp môn đã dễ thọ trì như thế mà kết quả đâu phải là khó đạt thành.
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có nói rằng: Ức Phật niệm Phật, hiện tiền dương lai, tất định kiến Phật, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai: Nhớ Phật niệm Phật thì lúc hiện tiền hay là lúc đương lai, quyết định thấy Phật, chẳng cần phương tiện mà tự nhiên tâm đặng khai thông.
Pháp môn đã phổ thông và đễ thọ trì như thế, nhưng muốn cho được chắc chắn ở kết quả vãng sinh, Đức Phật Thầy Tây An, ngoài việc dạy niệm Phật, còn khuyến tấn thực hành một vài công hạnh về đạo nhân, không khác lời dạy trong kinh Quán Vô lượng thọ Phật: Muốn sanh về Tịnh độ phải tu ba phước:
1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ các bực sư trưởng, giữ lòng hiền lành không giết hại sanh mạng và tu mười nghiệp hiện
2. Thọ trì pháp tam qui, cụ túc các giới hạnh và đừng phạm uy nghi
3. Phát tâm Bồ đề, tin lý nhân quả và đọc tụng các Kinh Đại thừa.
Cứ xét ba điều phước trên đây, chúng ta nhận thấy đó là cả pháp môn Tu Nhân và Học Phật mà Đức Phật Thầy Tây An đã xướng xuất.
Những điều như hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ các bực sư trưởng giữ lòng hiền mà không giết hại sinh mạng và tu mười nghiệp thiện chính là những điều thuộc về Hiếu nghĩa Tứ Ân, những điều căn bản của Tu Nhân.
Đến như: thọ trì pháp tam qui, cụ túc các giới hạnh, đừng phạm các uy nghi, phát tâm Bồ đề, tin lý nhân quả và đọc tụng các Kinh Đại thừa, đều là những điều hoàn toàn thuộc về Học Phật.
Thế là, đồng thời với việc khuyên tu niệm Phật Đức Phật Thầy Tây An đã xây dựng nền tảng của Tu Nhân.
Trong lúc chúng sinh còn bỡ ngỡ trước giáo pháp của Phật, chưa lìa được mọi ràng buộc của gia đình và xã hội thì chỉ có pháp môn Niệm Phật và Tu Nhân là thích hợp với hạnh tu tại gia của họ.
Cho nên để tiếp nhận tất cả mọi hạng người vào nhà Phật, Đức Phật Thầy Tây An đã từ cửa ngõ "Mật tông" dìu dắt mọi người bước lên thềm "Tịnh độ". Vì là nấc thang dễ bước nên chẳng ai, sau khi được "Mật tông" mở cửa "Tín Tâm", mà không vững dạ đi vào.
Lúc mới vào nhà"Tịnh độ", mặc dù hơi mới lạ, nhưng chẳng bao lâu khi thi thiết được vài công hạnh về Tu Nhân thì lại muốn lục hành nhiều công hạnh khó khăn hơn. cũng như học sinh khi học xong chương trình tiểu học thì vững lòng muốn bước lên bực trung học.
Chương trình hóa độ của Đức Phật Thầy cũng thế. Sau khi dùng "Mật tông" gây lấy đức tin cho mọi người, Ngài bèn khai thị pháp môn Tịnh độ tức là pháp môn niệm danh hiệu Đức Phật A di đà cầu lấy tha lực tiếp độ vãng sanh về cõi Cực lạc, một phép tu. dù hạng sơ cơ cũng có thể lãnh thọ, Nhưng ngoài phép tu tha lực phổ thông cho tất cả các hạng người. Đức Phật Thầy còn khai thị phép tu tự lực, dành riêng cho những người có căn cơ và đủ nghị lực hành tri.
Tuy phân biệt có phép tu khó, phép tu dễ, nhưng trong thời kỳ mạt pháp nầy không thể tu Thiền mà chẳng tu Tịnh hay tu Tịnh mà chẳng tu Thiền; vì rằng hai phép tu: tự lực và tha lực, nếu cùng song hành thì hiệu quả chẳng những chắc chắn mà lại mau chóng. Ngài Vĩnh Minh Thiền sư há chẳng nhận:
Có Thiền tông, có Tịnh độ.
Như thêm sừng cho mãnh hổ.
Hiện tại thì làm thầy người,
Vị lai thì làm Phật tổ.
Như thế, Đức Phật Thầy Tây An cũng đồng chủ trương Thiền Tịnh song tu như phái Trúc Lâm Yên Tử, nhưng vì thời kỳ và căn cơ của chúng sinh có khác, cho nên mặc dù cùng chủ trương tu tự lực và tha lực, song phương pháp của Đức Phật Thầy có khác, Phái Trúc Lâm Yên Tử lấy Thiền làm chánh tông, còn Tịnh làm trợ tông cho nên qui hướng cả về con đường xuất thế. Đức Phật Thầy Tây An, bởi ra đời giữa thời Hạ nguơn mạt pháp, chúng sinh đa số đều căn tính cạn cợt, cho nên, cũng đồng chủ trương Thiền tịnh song tu, nhưng đặt Tịnh làm chánh tông, còn Thiền làm trợ tông và quy hướng về con đường nhập thế để chuẩn bị cho bước đường xuất thế về sau.
Do căn linh chúng sinh của hai thời kỳ không đồng mà phương pháp giáo hóa của Đức Phật Thầy Tây An có khác hơn của phái Trúc Lâm Yên Tử. Cho được phù hợp với trình độ của còn người Hạ nguơn hạ, Đức Phật Thầy xướng xuất Bửu- Sơn Kỳ- Hương với pháp tu gồm cả Mật, Tịnh, Thiền.
Chính nhờ thi thiết Mật tông cứu dân độ bịnh bằng những phương pháp huyền diệu mà Đức Phật Thầy và giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương gây được lòng tin tưởng của chúng sinh. Rồi từ chỗ sơ tín, chúng sinh được tăng trưởng đức tin bằng phép tu Tịnh độ và Hiếu nghĩa Tứ Ân. Nhưng khi hành được những điều tu phước và thập thiện, nghĩa là đi được đoạn đường Tu Giới thì với phép tu Thiền tông, hành giả sẽ tiến lên đoạn đường Tu Định và Tu Huệ.
Nhờ phân ra ba đoạn đường: Mật, Tịnh, Thiền mà Đức Phật Thầy Tây An hóa độ tất cả các hạng người, từ hạng sơ cơ đến hạng thượng căn thượng tri, khôi phục cái thịnh huống trong đạo Phật như phái Trúc lâm. Sở dị sự giác tỉnh được sâu rộng dường ấy, phải nhìn nhận, một phần lớn là do kỳ công của mật tông dọn đường khởi tín, Đó là chỗ thù thắng nhất của Bửu- Sơn Kỳ- Hương. Thật là một pháp môn đối cơ trong thời kỳ Hạ nguơn mạt pháp. Những người có bổn phận hoằng dương giáo pháp ở thời này mà không hành được hay không thị hiện các pháp truyền diệu của Mật tông thì dù có tạo nhiều trợ duyên, cũng khó mà phát động một phong trào sùng mộ đạo đức trong dân chúng.
Nhưng Mật tông dù sao cũng chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố để làm hưng khởi đạo Phật thi thiết thuần mặt Mật tông, chẳng những không đủ chấn hưng đạo Phật mà lắm khi còn có hại, vì nó dễ đưa người đến mê tín dị đoan.
Thế nên, muốn gây thịnh huống cho Phật-giáo, ngoài yếu tố đối cơ, còn cần phải hoàn bị hai yếu tố nữa: Tinh thần dân tộc và thích ứng hoàn cảnh.
Chính nhờ biết khai thác và làm phát triển ba yếu tố: Tinh thần dân tộc. Đối cơ và Thích ứng hoàn cảnh mà Đức Phật Thầy Tây An xây dựng nên giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương và phát mạnh phong trào chấn hưng Phật-giáo.
( Xin xem tiếp bài 4 ). dienbatn
Comment