No icon

cac-vi-than-an-do-trong-tin-ngung-ba-la-mon-va-hindu-giao-bai-

CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO. BÀI 4.

CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.


Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên  dienbatn đăng tiếp loạt bài  CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.
2. Bộ tam thần Trimurti.
3/ Thần hủy diệt Shiva.

Thần Shiva là một trong các vị thần chính của Ấn giáo. Thần này được cho là xuất thân từ Rudra, một vị thần nhỏ được thấy trong Rig- Veda, bộ tập hợp thánh ca xưa của người Aryan có niên đại từ năm 1500 đến 900 trước CN. Dường như tầm vóc của vị thần này đã lớn dần lên sau khi hấp thụ một số tinh chất của một vị thần phì nhiêu ngày cưa đôi lúc được gọi là "tiền Shiva". Các hiện thân của thần này, ngồi trong tư thế một Yogi và có liên quan với súc vật, cây cối, được cho là do ảnh hưởng của nền văn hóa sông Ấn vốn có niên đại từ trước năm 1500 trước CN. Shiva là thần phá huỷ, sống trên núi Kailas. Ngài hay cưỡi bò, và có nhiều vợ như Parvati, Uma, Durga, Kali, Shakti v. v...
Con ngài là Karttikaya, thần chiến tranh và Ganesha, thần đầu voi.
Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Ông cũng được thể hiện cổ đeo một vòng đầu lâu. Là thần sáng tạo, Shiva cũng là vị thần thời gian do đó là vị thần hủy diệt, Shiva là vị thần của sự phì nhiêu, sinh sản nhưng ông cũng là một tu sĩ khổ hạnh đã chế ngự được các dục vọng của mình để sống trên ngọn Kailasa của dãy Himalaya, đắm chìm trong thiền định để duy trì sự tồn tại của thế giới.

 Shiva, ngôi thứ ba của Chúa Ba Ngôi trong huyền thoại Ấn Độ là một vị Thần rất đặc biệt. Trong khi Brahma mang phong thái Quân Vương, Vishnu tác phong Đạo Sĩ, thì Shiva, với thân mình phủ tro tàn của giàn hỏa thiêu, với rắn hổ hay chuỗi sọ người quấn quanh cổ, da cọp quấn quanh người hoặc phủ  trên tòa ngồi, chưa kể con mắt thứ ba giữa trán và nước da màu xanh dương, có một vẻ gì bí hiểm, đe dọa.
Shiva thường được biết đến qua hình ảnh một vị khổ tu, một Yogi sống trong rừng núi, một người ăn mày (vô sản ), một kẻ lãng tử … Thật ra, hình ảnh nổi tiếng nhất của Shiva là ảnh tượng Ngài nhảy múa giữa một vòng tròn lửa, mái tóc rậm rạp tung ra hai bên, chân trái giơ lên bên phải, một trong bốn bàn tay cầm trống nhỏ  (damaru) đánh nhịp sanh thành và hoại diệt của vũ trụ, bàn tay khác cầm lửa hoại diệt  samhara, bàn tay thứ ba bắt « vô úy ấn » abhaya mudra (trong Phật Giáo, đó là thủ ấn của Amoghasiddi, Bất Không Thành Tựu Như Lai), bàn tay thứ tư chỉ xuống chân trái, chân phải  đạp lên Quỷ Vô Minh. Với sự nhảy múa của Shiva, vũ trụ sự vật bị tiêu diệt để được tái tạo.

Như thế, Shiva là Thần của sự hoại diệt, nhưng cũng là điều kiện của tạo sanh (cách mạng đấy !). Cần nói là một trong những biểu tượng của Ngài là Lingam, dương vật. Sự hoại diệt đem đến bởi Shiva chính là động lực của đổi thay. Mỗi khi có bế tắc cần một sự khai thông tái tạo nền tảng, thì Shiva xuất hiện. Lửa thường được chọn làm biểu tượng của Thánh Thần - Lửa cũng là một trong những biểu tượng của Shiva.
Trong các hình tượng của Shiva, mắt Ngài thường nhắm nửa chừng, như người thiền định. Con mắt thứ ba của Ngài thì có năng lực đốt cháy mọi sự vật mà nó chiếu tới. Vì thế sự hủy diệt chủ trì bởi Shiva cũng là ý thức Tính Không, phá tan vọng kiến về tự tánh của mọi sự vật, sau này được hệ thống hóa bởi các trường phái Đại Thừa. Bàn tay Shiva có khi cầm bát ăn xin bằng sọ người, đến từ cái đầu của Brahma mà Ngài đã chặt đứt (một loại đấu tranh giai cấp, như việc bắt nhốt Indra ?).
Trong búi tóc của Shiva có mặt trăng, biểu tượng cho sự tuần hoàn của thời gian, nhắc cho chúng ta nhớ là thời gian cũng chính  là hủy diệt … Trên búi tóc ấy có đầu của Nữ Thần Ganga, Nữ Thần sông Hằng (Gange), nhổ ra một vòi nước. Giòng sông chảy, cuốn lôi tất cả, phải chăng cũng là một biểu tượng của thời gian trôi ?
Người ta nói rằng trước khi Vũ Trụ sanh thành, mọi sự còn ở trong trạng thái hỗn nguyên, thì Shiva nhảy múa, đánh cái trống nhỏ, tạo nên tiếng AUM làm rung động cái Nguyên Khí vô phân biệt kia, như hòn sỏi ném xuống mặt hồ. Từ đó nảy sinh một điểm, rồi từ một điểm nổi lên  những gợn sóng quanh điểm ấy, và vạn pháp sanh thành. Mỗi sự mỗi vật, mỗi người chúng ta, chẳng qua chỉ là những gợn sóng trên mặt một đại dương duy nhất, khởi sinh từ một niệm, một rung động của phân biệt trí.

Shiva là vị Thần của nội tâm, nơi không có Quân Vương, không có Anh Hùng, không có Đạo Sĩ, không có giai cấp, không có giàu sang hay nghèo hèn, nơi mà sự nhảy múa quay cuồng không ngừng nghỉ tạo nên những gợn sóng cấu thành vũ trụ, vũ trụ nội tâm, cái vũ trụ duy nhất mà chúng ta có thể biết được. Con mắt thứ ba của Shiva chiếu vào vũ trụ ấy, tiêu diệt tất cả, đem tất cả vào tĩnh lặng, trong sự giác ngộ Tính Không của vạn pháp. Năng lực hoại diệt của Shiva cũng là khả năng diệt Ngã, phá chấp, loại trừ vô minh.
Mặc dù Shiva đem lại chết chóc nhưng thần này cũng chinh phục cái chết cùng bệnh tật và được cầu khấn mỗi khi chữa bệnh. Đôi khi thần được mô tả như một con người nửa đàn ông, nửa đàn bà. Các phẩm chất và thuộc tính mâu thuẫn được thấy trong vị thần này để biểu trưng cho một vị thần mà ở trong ông mọi sự đối kháng đều được hòa giải. Cả đến cả cái tên của ông, vốn có nghĩa là "Điềm lành" cũng nhằm mục đích hòa giải và làm dịu đi khía cạnh hắc ám trong tính cách đã khiến ông phải mang cái tên "kẻ hủy diệt". Dưới dạng Nataraja, Shiva là "vua vũ điệu" và thường được miêu tả trong điệu bộ này. Ông nhãy múa để sáng tạo ra thế giới, nhưng mỗi khi ông mỏi mệt rơi vào bất động thì vũ trụ lại trở nên hỗn loạn, do đó theo sau giai đoạn sáng tạo là sự hủy diệt. Một tích truyện thần thoại về Shiva dưới dạng Nataraja liên quan đến 10.000 Rishi hay nhà tiên tri. Shiva đến thăm các Rishi chỉ nguyền rủa Shiva và khi nguyền rủa không hiệu quả, họ bèn thả ra một con hổ dữ để xé xác Shiva. Vị thần vĩ đại dễ dàng dùng móng tay lột lấy tấm da con cọp và choàng lên cổ mình làm tấm khăn choàng. Các Rishi lại làm một con rắn độc tấn công Shiva và vị thần này chỉ đeo nó lên cổ mình như một vòng hoa. Cuối cùng, họ cho một gã lùn hung tợn vác gậy tày ra tấn công vị thần, Shiva đáp lại bằng cách đặt chân lên gã lùn mà nhảy múa. Các Rishi sững sờ đứng nhìn vũ điệu tuyệt vời. Cả các cung trời cũng mở ra để cho chư thần có thể nhìn thấy vũ điệu lạ lùng. Cuối cùng các Rishi không thể cưỡng lại nổi trước thần Shiva đang nhảy múa và họ cùng phủ phục dưới chân ngài. Vật bầu trời chính của thần Shiva là "lingam", một khối đá có hình bộ phận sinh dục nam. Một truyện thần thoại kể rằng thần Shiva đến thăm một rừng thông, tại đó có một số hiền nhân đang tu thiền. Các hiền nhân này không nhận ra Shiva mà tưởng đây là một anh chàng đến ve vãn vợ mình nên họ làm cho dương vật của Shiva mất đi. Tức thời, thế giới chìm trong tăm tối và các hiền nhân cũng không còn nam tính nữa. Cuối cùng họ phải cúng lễ vật cho thần Shiva và thế giới trở lại bình thường.

Shiva thường được thể hiện với bốn cánh tay và một con mắt thứ ba, con mắt nội quán, ở giữa trán. Ông thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc vòng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Ông cũng có khi được mô tả mình lấm đầy tro để tượng trưng cho sự tu hành khổ hạnh của ông, cổ họngông có tên là Nilakantha, hay "cổ họng xanh" do vai trò quan trọng của ông trong công việc khuấy đảo đại dương. Theo một chuyển kể dân gian, trong cuộc khuấy đảo này, các vị thần đã dùng con rắn lớn là Vasuki làm sợi dây thừng xoay tròn ngọn núi Mandara và khuấy đảo đại dương vũ trụ để tạo ra nước cam lộ, thứ thuốc trường sinh bất tử. Tuy nhiên con rắn quá mệt nên cuối cùng đã phun nọc độc ra, đe dọa tiêu diệt cả muôn loài. Shiva bèn đến tiếp cứu, ông dùng miệng mình hút hết nọc độc của con rắn, cho nên cổ họng ông bị thâm tím. Shiva là cha của vị thần đầu voi Ganesha và của chiến thần Karttikeya. Vật cưỡi của ông là con bò mộngNandi. Vợ ông hay Shakti (năng lượng nữ) của ông có tên là Parvati trong hình thái dịu dàng của bà. Các hình thái khác của bà này là Uma duyên dáng, Bhairavihung tợn, Ambika tạo sinh, Sati hiền thục, Gauri sáng chói, Kali hắc nương, Durga bí hiểm.

Một truyền thuyết kể lại chuyện Shiva có thêm con mắt thứ ba là do một đùa nghịch ngợm của Parvati. Trong lúc Shiva đang tham thiền trên ngọn Kailasa, Parvati rón rén đến đằng sau ông đưa tay bịt mắt ông lại. Tức thì mặt trời mất sáng và mọi sinh vật đều run rẩy sợ hãi. Đột nhiên con mắt thứ ba nóng cháy hiện ra trên trán Shiva, xua tan bóng tối. Lửa từ con mắt ấy vọt ra chiếu sáng chói chang toàn cõi Hymalaya. Parvati bàng hoàng sửng sốt. Sau đó, Shiva tội nghiệp cho sự đau khổ của nàng nên đã phục hồi lại vẻ đẹp của các ngọn núi như cũ.
Shiva có nước da trắng tượng trưng cho bản chất thuần túy của tất cả màu sắc. Shiva có ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng trưng thần gió.
Mái tóc đó cũng tượng trưng cho sức mạnh vì sông Hằng Hà linh thiêng khi nhận lời cầu xin của một đạo sĩ thấu thị (Rishi) xuống trần, Shiva đã phải xõa tóc cho dòng nước xuôi theo và đổ xuống nhẹ nhàng, nếu không thì thế gian đã rung chuyển và xụp đổ tan tành.

 Một hôm thần Brahmâ trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, Brahmâ hỏi danh tính. Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahmâ bằng con.
Brahmâ tức giận và tuyên bố chính mình mới là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ. Vishnu bác bỏ lời của Brahmâ, cương quyết cho mình mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ trụ, hai bên đang cãi cọ tranh giành ngôi thứ, thì bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng chừng như không có khởi nguyên. Hai thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ý chia nhau đi tìm đầu và cuối của cột lửa. Vishnu đi xuống dưới gốc và Brahmâ đi lên phía ngọn.
      Sau một thời gian thám hiểm rất lâu, cả hai đều không đạt được mục đích và phải trở về nơi gặp gỡ ban đầu. Vừa khi đó không gian bỗng vang lên âm thanh linh thiêng của tiếng AUM và Shiva xuất hiện giữa cột lửa khiến cả Brahmâ và Vishnu đều cảm thấy hân hoan.
      Khi ấy Shiva bèn nói cho hai thần biết rằng không có ai hơn, ai kém, và ba ngôi tối linh Brahmâ-Vishnu-Shiva chỉ là ba tác dụng khác nhau của cùng một bản thể. Shiva có hai đời vợ nhưng cùng là một người trải qua hai kiếp. Kiếp thứ nhất nàng tên là Sati (Hiền phụ), con gái của Daksha (Tài Trí), một trong tám vị thần sáng tạo do Brahmâ tạo ra.
Shiva và vợ Sati .
Daksha vốn không ưa Shiva vì Shiva thường có bề ngoài là một đạo sĩ khất thực tiều tụy và không tỏ thái độ tôn kính mình. Daksha đã đuổi Sati ra khỏi địa phận của mình khi nàng nhất định chọn Shiva làm chồng. Một lần Sati về nhà vào dịp làm lễ mừng thần Vishnu, Daksha đã không tiếc lời nhục mạ nàng cùng Shiva. Sati bèn thoát hồn trả lại thân xác cho cha. Shiva nổi giận, giết chết Daksha tức thì. Sati tái sinh làm con gái của thần núi Himâlaya (Núi Tuyết), mang tên là Umâ Himavutee và thường được gọi là Pârvati (Sơn nữ).
Thần Shiva và nàng Sati .
Một truyền thuyết khác như sau :  “Xưa kia, thần Daksha có một cô con gái xinh đẹp tên là Sati. Daksha mong có một chàng rể quý đẹp trai, danh giá hơn là anh chàng lông bông Shiva hay lê la cùng với bọn nghèo khổ. Tuy nhiên, trái với ước nguyện của cha mình, Sati đã trao cho Shiva trái tim mình ngay từ lần gặp đầu tiên bất kể vẻ ngoài kinh khiếp của chàng. Anh ta có làn da sạm nắng, tóc dài chấm vai, quấn một tấm khố bằng da hổ, tay cầm một cái chĩa ba và một cái trống damru. Một con rắn hổ mang quần trên cổ anh ta như một vòng đeo sống động. Khi Sati đến tuổi cập kê, theo phong tục, Daksha tổ chức một buổi lễ gọi là Swayamvara cho con gái yêu (Swayamvara= buổi lễ chọn chồng cho các cô gái). Daksha mời tất cả các vị thần trai trẻ xinh đẹp đến dự để Sati chọn, nhưng cố tình không mời Shiva. Sati lướt mắt tìm khắp nơi mà không thấy Shiva, cô liền khấn nguyện và tung vòng hoa lên trời. Vòng hoa bay lượn trên không trung và đáp xuống choàng vào cổ anh chàng Shiva đang ngủ vùi bên một đống tro sau một đêm say sưa hát hò cùng bè bạn. Daksha cay cú lắm nhưng đành phải gả Sati cho Shiva. Chàng đưa nàng về ngọn núi thiêng Kailash, lãnh địa của chàng. 
Shiva và Sati..
Vẫn còn oán ghét chàng rể điên điển nên vào một dịp lễ hội khác Daksha cố tình không mời Shiva đến dự. Sati phải về dự lễ một mình. Trong lúc hội hè tưng bừng Daksha lại buông lời sỉ nhục Shiva trước mặt tất cả các vị thần. Để bảo vệ danh dự của chồng, Sati nhảy vào đống lửa thiêng tự sát. (Đấy là nguồn cội của phong tục “Sati” của đạo Hindu. Theo phong tục này người vợ tự thiêu sau cái chết của chồng để bày tỏ sự chung thủy-Chúng ta không phán xét ở đây chỉ ghi nhận lại lịch sử và phong tục- NP). 
Sati tự thiêu .
 Đau buồn vô hạn trước cái chết của người vợ yêu, Shiva mất trí. Ông bồng xác vợ tuôn chạy cuồng dại khắp nơi làm cho mặt đất chấn động, đe dọa tới sinh mạng của muôn loài. Để cứu thế giới, thần Vishnu liền hóa phép cắt thi hài của Sati thành nhiều mảnh rơi xuống nhiều nơi trên đất Ấn .Shiva đau khổ điên cuồng, ôm xác Sati nhảy múa dẫm nát thế giới, làm vũ trụ rung chuyển, Trời Đất náo động. Vishnu thấy thế bèn ném đĩa Giác Luân chặt thân thể Sati ra thành 108 khúc rơi xuống 108 nơi trên đất Ấn (mỗi nơi hiện vẫn còn điện thờ). 
Nhục thân Sati không còn, Shiva cũng ngừng nhảy múa, ngồi tĩnh lự, trở thành như thảo mộc. Thế giới lại lâm nguy vì thiếu « năng lực cách mạng » của Shiva. Vishnu tìm cách lôi Shiva ra khỏi cái trạng thái mà nhà Phật gọi « si định » này. Ngài cho em gái mình là Parvati đến chinh phục Shiva. Cũng có thuỵết cho rằng Parvati là con gái Vua Núi Parvata Raja (« raja » là « vua », « rex » trong tiếng la tinh).
Shiva không thèm màng đến Parvati. Nàng buồn khổ lùi vào rừng sâu ẩn tu.  Tuyệt vọng, Shiva lầm lũi quay về ẩn cư trên núi Kailash. Sati sau đó tái sinh làm con gái của thần núi Himavan (Himalaya) với tên Uma họ là Himavati, nhưng thường được biết đến với mỹ danh Parvati (nghĩa là vô tội, thánh thiện). Kiếp này Parvati cũng lại yêu Shiva vì số phận của họ đã đan bện vào nhau. Tuy thế, Shiva đã chọn một đời sống ẩn dật, tịnh khẩu, không tiếp xúc với người ngoài. Chàng suốt ngày ở trong hang đá đắm chìm với tình yêu vô vọng dành cho Sati. Trong khi đó, cô gái xinh đẹp con gái của thần núi Himalaya lại từ chối tất cả các lời cầu hôn của các chàng trai, giữ vẹn lòng chung thủy với người duy nhất mà cô yêu từ kiếp trước. Cô chờ đợi Shiva hết năm này sang năm khác và cầu nguyện sẽ được cùng chung sống với người yêu một lần nữa. Parvati sau đó bỏ vào rừng sống đời một đạo sĩ Yogi trong khu rừng bên cạnh hang đá của Shiva. Hàng ngày nàng vào hang quét dọn sạch sẽ, trang hoàng hoa rừng khắp hang đá nhưng thủy chung Shiva vẫn không để mắt tới bất cứ ai. Thần tình yêu Kamadeva (người tương truyền đã ban Kama Sutra cho dân Ấn) muốn giúp Parvati nên lẻn vào hang dùng cánh cung bằng cây mía bắn một mũi tên tẩm mật vào người Shiva. Shiva mở bừng con mắt thần giữa trán thiêu Kamadeva ra tro. Shiva động lòng giả trang làm một Đạo Sĩ đến hỏi Parvati : vì sao một người diễm lệ, giòng dõi quân vương như nàng mà lại tìm theo một tên ăn mày dị hợm, có ba con mắt, chuỗi sọ người quanh cổ, tro phủ đầy người, ngồi trong bãi hỏa thiêu xác chết ? Parvati trả lời rằng chỉ có bậc Đại Giác mới không cần màng đến địa vị giàu sang, vì biết mình đã sẵn có tất cả, chỉ có bậc Đại Lực mới không cần ẩn nấp sau phong thái bên ngoài, và nàng yêu con người thực của Shiva, con người nội tâm cao quý và dũng mãnh của Ngài.
 Shiva bồng xác Sati chạy cuồng loạn khắp nơi.
 Khi ấy Vishnu đã mang Parvati đặt trước mặt Shiva để đánh thức ông khỏi cơn trầm uất. Mặt đối mặt, họ nhận ra rằng mỗi người là một nửa của nhau và từ khoảnh khắc ấy, không gì có thể chia cắt họ được nữa. Với sức mạnh của tình yêu (chỉ sự hợp nhất toàn bộ các yếu tố và năng lượng của vũ trụ- NP), Shiva đã đánh bại thế lực hắc ám và cứu được thế giới. Khi cả hai tái hợp cùng nhau, sức mạnh tình yêu của họ đã phục sinh Kamadeva từ đống tro tàn…” 
Sau nhiều lần thử thách về đức tính, Shiva lấy Pârvati làm vợ. Khi Shiva đã múa vũ điệu Tândava, tượng trưng cho sự vận hành của vũ trụ tại hí viện Thiên Đàng của thần sét Indra. Khi nhảy múa như vậy, Shiva đã cho phát ra năm cung điệu căn bản.
Khi vợ Shiva là nàng Pârvati cất tiếng hát thì có thêm một cung điệu thứ sáu. Sự kết hợp giữa Shiva và Pârvati biểu thị sự kết hợp giữa Chất và Năng chuyển hóa thành các âm điệu và cung bậc.
Các cung điệu có liên hệ với toàn thể vũ trụ vì mỗi cung âm có một giá trị riêng biểu thị cho một hệ thống tinh thể, và toàn thể hệ thống tinh thể chính là nguồn gốc các âm thanh phát ra trong vũ trụ. Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvati là Kârttikeya đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.
Shiva và Parvati .
Cặp đôi thần thánh này đã cứu thế giới không chỉ lần ấy mà còn nhiều lần sau này nữa. Lần nọ có một con quỷ hung bạo tên là Rakta Veeja (nghĩa là Hạt-Giống-Máu) đe dọa thế giới. Mỗi một giọt máu của nó rơi xuống chạm mặt đất sẽ biến thành hàng ngàn con quỷ con hung bạo giống hệt như nó. Không ai và không một vị thần nào có thể tiêu diệt được lũ quỷ sinh sản không ngừng ấy. Durga (Durga là một hóa thân khác của Parvati trong hình tướng nữ chiến binh cuồng nộ) nổi cơn thịnh nộ. Và từ con mắt thứ ba giữa trán của nữ thần xẹt ra một nữ thần da đen thui, tóc dài bay tung tõa và có bốn tay. Nữ thần này cầm  một thanh kiếm sắc, tay khác cầm một nắm đầu quỷ mới bị chặt, cổ đeo xâu chuỗi cũng bằng các đầu lâu quỷ và mặc một cái váy làm bằng các cánh tay bị chặt của quỷ. Mắt bà long sòng sọc, đỏ rực như than hồng. Đó chính là Kali (Sanskrit là Kaalaratri – Nữ thần đen như bóng đêm. Thường gọi là Kali nghĩa là ĐEN). Trông thấy bọn quỷ con, Kali gầm lên xông vào bọn chúng và chém như cắt rạ. Cái lưỡi của Kali thè dài ra hứng lấy tất cả những giọt máu mà Rakta Veeja tung xuống đất, chính vì vậy mà dừng lại được sự sinh sản ra bọn quỷ con. Cuối cùng chỉ còn lại mỗi mình Rakta Veeja, Kali chặt đầu con quỷ này và ăn sống nuốt tươi nó tránh để máu của nó có cơ hồi sinh trở lại. Sự khủng khiếp của cuộc chiến, cùng với lượng máu đầy chất độc của Sakta Veeja làm Kali mất tự chủ, hóa điên và nhảy múa cuồng loạn. Mặt đất rung chuyển dưới từng bước chân của vị nữ thần hung tợn và toàn bộ vũ trụ có nguy cơ bị tàn phá. Lần này đến lượt Shiva. Ông liền nằm xuống dưới chân Kali chịu đựng các cú giẫm đạp của bà cho đến khi bà kềm chế được cơn thịnh nộ. Chính vì thế, bạn sẽ thấy các nghệ sĩ mô tả Kali trong hình thức một nữ thần đen nhẻm cầm một hoặc một nắm đầu lâu, lưỡi thè lè ra khỏi miệng và dẫm lên thân thể một người đàn ông.” 
Nữ thần Kali .
Theo thần thoại Hindu, có một lần thế lực hắc ám đe doạ huỷ diệt vũ trụ dưới hình thức Halahala (chất tối độc trồi lên khi các vị thần khuấy đảo Đại dương Sữa huyền thoại để tìm thuốc trường sinh – hạnh phúc). Với tư cách là Người bảo vệ vũ trụ, thần Shiva đã nuốt chửng chất độc ấy để cứu tất cả muôn loài. Chất độc bỏng cháy cổ họng Shiva và làm thân thể Ngài lạnh giá. Ngài chạy băng trên những ngọn núi tuyết của Himalaya để làm dịu nó đi. Dừng chân tại một cánh rừng, những thợ săn thấy Ngài run rẩy vì lạnh nên đã vội vàng chạy đi gom củi khô, đốt lên một đống lửa to để sưởi ấm cho Ngài.

Ganga (nữ thần sông Hằng) đã mang nguồn nước tinh khiết từ thượng nguồn của các dòng sông để hạ nhiệt cho cổ họng của Shiva. Nhưng vẫn chưa đủ. Cho đến khi thần Chandra (mặt trăng) chui vào trong mái tóc dài rậm của Shiva giải toả sức nóng đang nung đốt trong đầu và luồng hơi lạnh giá trong cơ thể Ngài. Sau những giây phút “xuống địa ngục rồi lên đỉnh”, Shiva vô cùng phấn khích và bắt đầu hân hoan nhảy múa vũ điệu tandawa nritya.

Chính vì thế, ngày trăng non ấy được gọi là Maha Shivaratri để kỷ niệm ơn cứu mạng của Shiva với muôn loài, còn khu rừng ấy nay là khu vực toạ lạc ngôi đền thiêng Pashupati (tên gọi cổ và nguyên thuỷ của Shiva, nghĩa là Người bảo vệ muôn loài).


Thần Shiva nuốt Halahala để cứu muôn loài.

http://nguyenphunepal.blogspot.com/).
Con thứ hai của Shiva và Pârvati là Ganesha, mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại.Shiva là vị thần tiền Veda cổ xưa nhất của dân bản xứ Ấn độ; đến khi đồng hóa với dân tộc Aryan, Shiva đã thay thế cho thần Bão Rudra trong Veda để làm giảm bớt cái ý nghĩa ghê gớm của danh hiệu Rudra.
      Sống với chết không những chỉ tiếp nối nhau mà còn đồng nhất với nhau. Với tư cách nguyên lý của sáng tạo, Shiva là nguồn sống. Nhưng tại sao người ta lại coi Shiva là biểu hiện cho hủy diệt (Tamas)? Tamas nghĩa đen là tối tăm, biểu thị cho khuynh hướng ly tâm, hủy diệt (trái với sattva biểu thị cho khuynh hướng quy tâm, xây dựng).
      Vũ trụ càng phân tán tức là càng tan rã, hòa đồng vào đêm tối của vô chất nguyên thủy, chấm dứt mọi sự phân biệt trong không gian và thời gian. “Hữu hình tất hữu hoại” là định luật thiên nhiên tất yếu. Từ u tịch mà có sự sống, sự sống lại trở về u tịch, bởi thế Tamas vừa là nguyên nhân, vừa là cứu cánh của mọi đời sống, và vì cứu cánh quan trọng hơn hết nên Shiva được mệnh danh là thần hủy diệt.
     Thần Shiva múa với ý nghĩa ấy, Shiva còn được mệnh danh là thần của giấc ngủ. Khi mọi người đã chán hành động, chán sống, chán biết, chán lạc thú và đau khổ, và đi tìm một sự yên nghỉ thực sự trong giấc ngủ say không mộng. Khi ấy họ trở về với Chúa tể của giấc ngủ, chốn yên tịnh, cực lạc (Sambha).( http://vi.wikipedia.org/).
Shiva - Parvati - Ganesha .

Gia đình Shiva - Parvati - Ganesha - Kartikeya.
Gia đình Shiva - Parvati - Ganesha - Kartikeya và bò Thần Nadin.
Gia đình Shiva - Parvati - Ganesha - Kartikeya.
Một đền thờ của Ấn Độ.


Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvatĩ là Kârttikeya đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.Kartikeya, đứa con thứ hai của chúa tể Shiva và Parvati hoặc Shakti, ngài được biết đến với một số cái tên như là Subramaniam, Sanmukha, Shadanana, Skanda and Guha. Ở phía Nam của Ấn Độ, ngài là một vị thần được sùng bái và được biết với tên Murugan. Ngài là hiện thân của sự hoàn hảo, một vị lãnh đạo dũng cảm của lực lượng quân đội thần thánh, và là một vị thần chiến tranh, người đã tạo ra ác quỉ, đại diện cho cái xấu và khuynh hướng tiêu cực của con người. Kartikeya còn có một cái tên khác là Shadanana ( Lục diện nhân – ý nói đến 5 giác quan cộng với 1 tâm linh).
Hình ảnh 6 cái đầu còn tượng trưng cho đức hạnh toàn diện, giúp thần có thể nhìn được về mọi hướng và cản lại được tất cả các đợt công kích của kẻ thù. Những hình ảnh về 6 cái đầu của Kartikeya hướng dẫn và chỉ ra cho con người vượt qua được các cám dỗ của cuộc sống. Họ luôn luôn được cảnh giác trước những cám dỗ của những kẻ xảo quyệt và xấu xa, gồm có sáu tật xấu như: kaama (Tình dục), krodha (Giận dữ), lobha (Tham lam), moha (Sự mê muội), mada (Cái tôi) và matsarya (Sự ghen tuông). Một tay của Kartikeya cầm thương, tay còn lại thì ban phước lành cho mọi người. Thú cưỡi của ông là một con công – một con chim thánh cùng với đôi chân rắn, nó tượng trưng cho cái tôi và sự mong muốn thèm khát của con người.

Thần chiến tranh Kartikeya là con trai lớn của vợ chồng Shiva- Pârvatĩ .
Hai anh em : Thần chiến tranh Kartikeya và Thần hạnh phúc( hay Thần tài ) Ganesha con trai của vợ chồng Shiva- Pârvatĩ .
Con thứ hai của Shiva và Pârvatĩ là Ganesha, mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại.
Ganesha con trai út của vợ chồng Shiva- Pârvatĩ .
Shiva tượng trưng cho phương diện nam tính của vũ trụ: có tính tàn phá, bất khả tiên liệu,  vì thần cũng là một lực sinh hóa. Thần biểu lộ lưỡng tính với những đối cực từ khổ hạnh đến dục lạc cuồng phong. Tùy theo tâm trạng và ý đồ mà Shiva là hiện thân cho Đấng Sáng tạo, Đấng Bảo lưu, Đấng Hủy diệt. Shiva hay trầm tư quán tưởng trong ngôi nhà tâm linh ở trên núi Kailas trong dãy Himalayas. Shiva tay phải cầm đinh ba (trisula), tay phải khác cái trống nhỏ damaru biểu thị cho nhịp điệu sáng tạo. Cả hai đều là những công cụ ma thuật gắn liền với pháp thuật nguyên sơ (primitive shamanism). Một đầu thòng lọng trói buộc linh hồn (pasa) ám chỉ đến quãng đời tu sĩ khổ hạnh lang thang khắp các dãy núi của Himalayas của thần. Cây cung dhanus và quyền trượng gada gắn trên đầu cái đầu lâu tượng trưng cho quyền lực hủy diệt của thần Shiva. Shiva thường được trình bày là dương vật cương cứng (linga), biểu thị khả năng sáng tạo của thần với tư cách là “người cho hạt giống“.Người phối ngẫu của Shiva là Shaktis. Shakis thường được trình bày là yoni, xuất hiện với nhiều khuôn mặt khác nhau: khi là nữ thần Mahadevi vĩ đại đầy năng động, khi là Parvati con gái của Sơn thần Himalayas, khi là Gauri, Sati hay Uma trong lúc khuyến thiện, nhưng cũng có thể xuất hiện là nữ thần Kali hay Durga khủng khiếp trong lúc ra tay trừng ác. Con vật mà thần Shiva cưỡi là bò mộng Nandin. Shiva còn vào vai của Chúa tể của Nghệ thuật múa Nataraja (còn gọi là Người điều lý nhịp điệu vũ trụ). 
Om Namaha Shivaya


( dienbatn sưu tầm ).
Xin theo dõi tiếp bài 5.
Xem chi tiết…

Comment