No icon

cuoc-doi-thomas-edison-kho-nan-la-giay-boc-ngoai-cua-mon-qua-quy

Cuộc đời Thomas Edison: “Khổ nạn” là giấy bọc ngoài của món quà quý

Đời người chính là lên lên xuống xuống, có nghịch cảnh và có thuận cảnh, không bao giờ hết thảy đều là “thuận buồm xuôi gió”. Điều quan trọng chính là kiên trì nhẫn nại, đi qua hết thảy khổ nạn, đả kích, khi ấy chúng ta sẽ nhận được lễ vật và cũng là sự chúc mừng của Thượng đế.

Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Có câu chuyện về ông như thế này:

Một lần phòng thí nghiệm của Thomas Edison bị lửa thiêu cháy. Ngọn lửa đêm hôm đó đã đốt cháy nhiều bản thảo công trình tâm huyết của cuộc đời Edison. Sau sự việc ấy, một vị phóng viên đã đến phỏng vấn Edison rằng: “Thưa ngài! Lần đại hỏa hoạn này có phải là đã tạo ra tổn thất không nhỏ cho ngài ?”

Edison nghe xong, đã trả lời rằng: “Không phải như vậy mà trái lại, lần hỏa hoạn ấy đã đốt cháy hết những bản thảo mà tôi còn đang vướng mắc không có cách giải quyết, khiến tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Nhờ thế mà tôi có thể thoát khỏi những cách làm cũ, tìm ra con đường mới. Lần đại hỏa hoạn này khiến cho nghiên cứu của tôi càng tiến thêm một bước nữa. Thực sự cảm ơn Thượng đế!”

Lại có một lần vào thời điểm không lâu sau khi Thomas Edison phát minh ra máy quay đĩa có một phóng viên đã đến phỏng vấn ông. Vị phóng viên này đã hỏi ông rằng: “Thưa ngài! Từ nhỏ ngài đã bị bệnh ở tai, liệu đây có phải là nỗi tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời của ngài không?”

Thomas Edison nói: “Trước đây tôi đã từng cảm thấy như vậy. Nhưng sau này suy ngẫm một chút, tôi lại cảm thấy điều này có phần tốt cho tôi. Bởi vì lúc nhỏ, biểu hiện của tôi rất kém cỏi cho nên tai không tốt khiến tôi nghe không được những lời châm biếm, chế giễu của người khác. Chính điều này đã giúp tôi chuyên tâm hơn và nỗ lực hơn.”

Quả thực là, Thượng Thiên khi ban tặng một lễ vật tốt đẹp cho một người nào đó, thường là sẽ dùng “khổ nạn” làm giấy gói bọc ngoài. Ở bề ngoài mà nhìn có lẽ sẽ thấy nó như là một sự đau khổ, xấu xí, nhưng nếu chúng ta chịu khổ, dụng tâm đi mở nó ra thì có thể hiểu được nhã ý tốt đẹp của Thượng đế và nhận được món quà đặc biệt ấy.

6_28_1338440646_43_120529kplacda17_97a49

Khi còn nhỏ, chúng ta tập đi trên đường, đương nhiên sẽ không thể tránh khỏi việc bị vấp ngã, nhưng chúng ta cũng không vì thế mà không dám tiếp tục đi nữa. Vì sao lại như vậy? Chính là bởi vì lúc nhỏ, người ta căn bản không coi “vấp ngã” là sự thất bại, một sự ngăn trở. Vì vậy mà sẽ vẫn tiếp tục chạy và càng chạy thì càng thành thạo hơn, rất nhanh sẽ biết cách đi đường.

Đời người cũng là như thế, kinh nghiệm càng nhiều, tự nhiên sẽ biết được nên ứng phó như thế nào. Còn nếu luôn sợ hãi, không dám làm gì thì sẽ không thể tích lũy được kinh nghiệm. Khi chưa từng có loại kinh nghiệm tương tự thì gặp sự tình không thuận sẽ hoảng hốt, thất kinh, không biết nên xử lý ra sao. Cũng giống như lần đầu tiên gây dựng sự nghiệp bị thất bại, đầu tư thất bại thì có những người sẽ không dám nếm trải lần nữa trong đời. Nhưng có một số người, càng ở vào lúc khó khăn lại càng không ngừng dũng mãnh mà bước tiếp, không ngừng nhìn lại mình, kiểm nghiệm lại và cuối cùng đã thành công.

Khi đối mặt, liễu giải nhân sinh, kỳ thực không nên kết luận quá sớm, đừng dùng sự tốt xấu nhất thời để phán định một việc là may mắn hay bất hạnh.

Khi chúng ta thay đổi tâm thái, hoán đổi góc nhìn để xem xét một sự việc nào đó, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, ở rất nhiều sự tình mà chúng ta cho là không hoàn mỹ, cuối cùng lại có sự an bài khác của Thượng Thiên, khiến nó trở thành một loại may mắn.

An Hòa

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/van-hoa/thomas-edison-kho-nan-la-giay-goi-cua-mon-qua-quy.html

Comment