dao-ly-nhan-sinh-het-thay-duoc-mat-trong-the-gian-deu-la-trao-doi-ngang-gia
Đạo lý nhân sinh: Hết thảy ‘được mất’ trong thế gian đều là trao đổi ngang giá
- bởi tamthuc --
- 14/11/2017
Con người sống trong thế gian, luôn là gặp lúc không được như ý liền oán trời trách người, căm phẫn và bất bình. Hơn nữa, khi nhìn thấy mọi mặt của mình đều không được tốt đẹp như người khác thì liền sản sinh ra tâm đố kỵ, ghen tức.
Họ không hiểu vì sao, mình ưu tú xuất sắc như vậy lại không được hạnh phúc mỹ mãn bằng người khác? Không hiểu vì sao mình có năng lực lớn như vậy, có kinh nghiệm nhiều như vậy mà lại không được làm lãnh đạo, làm người quản lý?
Vì sao mình luôn cố gắng hơn những người khác mà kết quả cuối cùng lại vẫn không được thành công bằng họ? Người ta còn đau khổ, còn ghen tức tật đố như vậy là bởi vì họ chưa hiểu được đạo lý rằng: Hết thảy “được mất” trong thế gian đều là trao đổi ngang giá.
Điều này thực sự giống như sự tình Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không trong “Tây Du Ký” đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không cũng không hiểu vì sao bản thân mình có thể “lên trời xuống đất”, “đi mây về gió”, không gì là không thể làm được.
“Con khỉ” ấy nghĩ rằng, mình có 72 phép thần thông biến hóa khiến Thiên binh thiên tướng cũng không làm gì nổi mình. Thậm chí ngay cả Thiên lôi đánh cũng không chết, lửa đốt cũng không cháy, nhưng vì sao vị trí Ngọc đế lại không thể để mình ngồi vào được?
Kỳ thực, Mỹ Hầu Vương cũng không hề biết rằng, hết thảy danh lợi, phúc thọ trong thế gian không phải căn cứ vào năng lực để phân chia, mà là căn cứ vào đức hạnh của một người là nhiều hay ít mà an bài.
Ngọc Đế mặc dù thoạt nhìn thì năng lực không bằng Mỹ Hầu Vương nhưng ngay từ nhỏ đã tu hành, khổ công tu luyện suốt một ngàn bảy trăm năm mươi kiếp (1750 kiếp). Mỗi một kiếp là mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm (129600 năm), cuối cùng tu thành mới được hưởng thụ phúc ấy.
Điều này quả thực đúng với đạo lý mà cổ nhân vẫn thường giảng: “Có mất mới có được, có được tất có mất.” Một người bỏ ra tâm sức nhiều bao nhiêu thì điều mà người ấy đạt được sẽ nhiều bấy nhiêu.
Bởi vậy, con người không cần vô căn cứ mà đi thèm muốn, ghen tị với hạnh phúc của người khác. Bởi vì chúng ta rất có thể đã không biết được rằng, để có được hạnh phúc ấy, họ đã phải nếm trải qua bao nhiêu khổ cực, đã phải bỏ ra tâm sức nhiều đến đâu.
Đồng thời, chúng ta cũng không nên đau khổ bi thương khi gặp khổ nạn, bởi vì những khổ nạn, khó khăn mà hiện tại chúng ta chịu rất có thể chính là đang đặt nền móng cho hạnh phúc sau này của bản thân mình.
Đạo trời chính là một chiếc cân tiểu ly, con người muốn được thứ gì, nhất định phải trao đổi ngang giá. Chính vì lẽ ấy, mới có thuyết pháp: “Tích thiện được thiện báo, làm ác bị ác báo.” Điều này thực sự không sai một điểm.
An Hòa (biên dịch và t/h)
TAMTHUC
Comment