tiet-lo-cac-kiep-luan-hoi-cua-nguoi-dep-gan-lien-voi-vai-dien-lam-dai-ngoc
Tiết lộ các kiếp luân hồi của người đẹp gắn liền với vai diễn Lâm Đại Ngọc
- bởi tamthuc --
- 13/11/2015
Trần Hiểu Húc (29/10/1965 – 13/5/2007) là người ở thành thị An Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Bà là nữ diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc với vai diễn Lâm Đại Ngọc trong bộ phim truyền hình “Hồng Lâu Mộng” phiên bản năm 1987. Dưới đây là những câu chuyện về các kiếp sống luân hồi của bà.
Vào năm 1984, nhờ vào khí chất đặc biệt của mình, Trần Hiểu Húc được giao đảm nhận vai diễn Lâm Đại Ngọc trong bộ phim truyền hình “Hồng Lâu Mộng”. Đến năm 1987, sau khi bộ phim được công chiếu, hóa thân của cô vào nhân vật Lâm Đại Ngọc này rất được quần chúng yêu thích đón nhận, từ đó cái tên của Hiểu Húc gắn chặt với Lâm Đại Ngọc.
Có rất nhiều câu chuyện lan truyền trên mạng được kể từ một người đã khai mở thiên mục, người này có thể nhìn thấy những đời trước của người khác. Theo lời kể, trong các kiếp của Trần Hiểu Húc, thì hai đời là đàn ông, ba đời là phụ nữ. Kể rằng:
Một đời của Trần Hiểu Húc chuyển sinh thành người, làm quan đến chức tri phủ. Vào một năm đại hạn hán, vị quan này đã dốc hết toàn bộ tài sản và cứu sống được hơn một nghìn người dân, sau đó ông được thăng lên chức tổng đốc. Vì tính tình cương trực, không thích nịnh bợ đã đắc tội với quốc cữu, bị cách chức đuổi về quê nhà, tịch thu hết toàn bộ tài sản.
Sau khi chết, ông được đến thiên giới ở tầng thấp nhất, làm thần tiên hưởng phúc trời 3.500 năm; sau đó lại chuyển sinh thành con trai cả của một gia đình giàu có, kế thừa rất nhiều tài sản. Một lần, người con trai này đã đánh chết người quản gia (chính là quốc cữu trong kiếp trước), vì cho rằng vị này lấy trộm đồ trong nhà. Sau lần đánh chết người thì thân thể bắt đầu suy bại. Mấy năm trước lúc qua đời, ông đã làm nhiều việc thiện, xây dựng chùa chiền … sau khi chết lại chuyển sinh thành nữ nhân trong một đình giàu có đông con. Đây là chuyện kể sơ lược về hai đời là thân nam của Trần Hiểu Húc.
TAMTHUCTrần Hiểu Húc chuyển sinh làm nữ nhân, là vợ của một vị tú tài. Một lần trên đường về nhà mẹ đẻ, cô đã bị cường đạo (là người nô bộc trong kiếp trước) làm nhục. Vì quá đau khổ, nàng đã tự sát; sau khi chết, oan hồn tự tìm trả mối thù, khiến bọn thổ phỉ này toàn bộ đều bị bắt xử tử. Khi thọ mệnh làm quỷ kết thúc, vì phúc phận làm quan tích được, lại chuyển sinh thành thân nữ, thành chính thất của một phú ông giàu có. Lúc này những nỗi đau khổ, oán hận sản sinh sau khi tự sát, đã kết thành tâm đố kỵ, tâm thù hận rất mạnh mẽ. Phú ông vì cô không sinh được con, đã cưới một người con gái nghèo khổ làm thiếp (vốn là cường đạo đã làm nhục cô ở đời trước). Người tiểu thiếp bị bà vợ cả lăng nhục trăm điều, sau khi mang thai bị đánh đập tàn nhẫn đến sảy thai mất mạng. Bởi vậy mà vợ cả bị ruồng bỏ, những năm cuối đời trong am ni bà đã khổ đọc kinh thư, sám hối tội nghiệp, trước lúc lâm chung phát nguyện trước Phật, cầu xin vào đời sau được giải thoát khỏi luân hồi …
Sau khi chết, trong lục đạo luân hồi đến một đời này chuyển sinh thành Trần Hiểu Húc, mang theo phúc báo cứu sống hàng ngàn mạng người khi làm tổng đốc và kính Phật (chuyển thành gia tài trong đời này), cùng với thù hận của tiểu thiếp đối với cô và nghiệp tội của thai nhi. Do vậy từ nhỏ, Trần Hiểu Húc đã yếu ớt lắm bệnh tật, sầu muộn và chán đời. Đây là chuyện kể đại khái của ba đời thân nữ.
Người sở hữu công năng túc mệnh thông, có khả năng nhìn thấu quá khứ lẫn tương lai, là chuyện không thể phủ nhận, đặc biệt trong giới tu luyện. Tuy nhiên, chuyện kể ra đây khó lòng được kiểm chứng bằng ghi chép lịch sử, bởi năm tháng nhắc đến hay triều đại đều mơ hồ. Nói đi cũng phải nói lại, chuyện luân hồi vốn được kể ra đây không phải để thỏa mãn trí tò mò của con người, mà chính là nhắn nhủ con người về đạo lý nhân quả. Làm người có vay có trả, nợ ai cái gì không hoàn lại ở kiếp này thì cũng phải trả vào kiếp sau. Câu chuyện tiền kiếp của Hiểu Húc cũng đã minh chứng rất rõ đạo lý này.
Nhân đây, cũng nói thêm về đặc tính sinh mệnh con người. Tam Tự Kinh, trong những câu đầu có nói rằng, “nhân chi sơ tính bản thiện”, những kiếp đầu của Hiểu Húc là một người chức cao vọng trọng, ân đức cao ngần, chính là nói bên thân chứa nhiều đức, thậm chí còn có thể được làm tiên nhân. Tuy nhiên, khi thân người trầm luân trong vòng chảy nợ nghiệp, chưa thoát khỏi luân hồi, thì khó tránh khỏi phạm phải điều xấu xa, đức mang trên thân vì thế ngày càng vơi, nghiệp tạo ra lại ngày càng nhiều, mệnh ngày càng hẩm hiu.
Phật gia giảng, làm người là khổ, cũng chính bởi đạo lý này, con người một khi đã dấn vào hồng trần đầy bụi bặm, nếu không biết lau chùi, điều chỉnh lại bản thân thì sớm muộn gì cũng ô nhiễm. Người không biết vun trồng, tích đức cho bản thân thì những kiếp về sau khó mà an nhàn thoải mái. Đạo lý “tích đức” mà ông bà xưa dùng để giáo huấn, dạy dỗ con cháu thực sự rất cao thâm.
Chuyện luân hồi đời người qua trăm nghìn năm, khó mà kể hết cho tường tận, nhưng ít nhiều chuyện được thuật lại cũng là lời cảnh tỉnh cho thế nhân, cũng là để giải thích những sướng vui khổ ải của đời người. Làm người, tích đức tu thiện mới là chuyện trọng đại nên làm.
Theo Secretchina
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/tiet-lo-cac-kiep-luan-hoi-cua-nguoi-dep-gan-lien-voi-vai-dien-lam-dai-ngoc.html
Comment