cau-chuyen-luan-hoi-duyen-phan-khoi-lam-chieu
Câu chuyện luân hồi: Duyên phận khói lam chiều
- bởi tamthuc --
- 06/10/2015
Tất cả những mối quan hệ trong đời này, kết thân hay tri kỷ với ai… phải chăng đều là do mối duyên nợ từ kiếp trước tạo thành? Câu chuyện dưới đây kể về một cuộc gặp gỡ đầy thú vị của tác giả và những người bạn của mình từ kiếp trước.
Cuộc đời mỗi người đều sẽ gặp không ít bằng hữu. Trong đó, có người chỉ có duyên gặp mặt một lần, có người kết giao đã mấy năm nhưng trải qua thời gian cũng “quên bẵng nhau đi”. Thế nhưng, có những người tuy rằng chưa từng gặp mặt, đến khi trò chuyện lại thấu hiểu nhau như tri kỷ.
Tôi có một anh bạn thân. Đôi khi nghĩ lại, nhớ ngày đó, cả khi tôi cùng anh tranh cãi về một vấn đề nào đó, cũng thấy rất thú vị. Sau đó, thông qua một người chị, chúng tôi đã biết được duyên phận của nhau từ kiếp trước
Người anh này xưa kia sinh ra trong một gia đình quan lại thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, từ nhỏ đã bắt đầu hiểu biết chữ nghĩa, lớn lên rất có tài văn chương, tướng mạo vô cùng anh tuấn khôi ngô. Tuy bộ dạng thư sinh nhưng không hề yếu đuối. Khí lực nơi cổ tay rất lớn, người ngoài ai cũng nói anh ấy đúng là một khối nguyên liệu tốt để tập võ, tiếc rằng anh không thích tập võ. Tuy rằng anh từ nhỏ là con nhà quan lại, thế nhưng cũng từng làm những việc vất vả như chẻ củi, nhóm lửa… Phụ thân của anh cũng không nuông chiều anh.
Về sau, khi anh đến tuổi thành gia lập thất, lần lượt cưới một vợ, một người thiếp, và có hai người con gái. Anh cũng làm một chức quan huyện nhỏ. Làm quan huyện được 3 năm, nhờ phẩm hạnh của mình, anh đã nhận được sự ủng hộ và quý mến của người dân trong vùng.
Thế nhưng tiệc vui chóng tàn, người cầm quyền triều đình lúc ấy thay đổi liên miên, đạo tặc nổi lên khắp nơi. Anh bị cường đạo bắt cóc tống tiền, người nhà bao gồm cha mẹ, thê thiếp cùng con gái đều bị giết chết, tài sản cũng bị cướp, căn nhà bị phóng lửa cháy rụi đi rồi. Sau đó, nhờ trong đám đạo tặc kia có một người cũng người dân ở nơi đó, biết rõ nhân phẩm của anh nên đã thả anh ra trong một đêm nọ.
Khi về đến nhà, trước mắt đều là cảnh tượng đổ nát, lại biết được tin người nhà đều bị giết hết, khiến anh khóc ngất mấy lần. Về sau, có người hàng xóm khuyên anh: “Người thì cũng đã chết rồi, người sống chỉ có thể nén bi thương, mới có thể khiến người ra đi thật sự cảm thấy yên lòng”. Cứ như vậy mà anh mới có thể dần dần nén đau thương mà sống tiếp.
Vì hoàn cảnh lúc đó thật sự vô cùng hỗn loạn, hàng xóm láng giềng sống cũng không yên tâm, bất đắc dĩ, anh ta nghĩ đến: “Vốn dĩ mình là muốn dùng văn để an định, thành tựu đại sự một phen giúp nước giúp dân; giờ chính quyền thay đổi liên miên, đạo tặc nổi lên bốn phía; trong hoàn cảnh này, chỉ có thể học cách người xưa, ẩn cư một thời gian rồi tính tiếp; như vậy một mặt có thể tránh được họa, mặt khác, cũng khiến cái tâm bị tổn thương có thể khuây khỏa phần nào”.
Vì thế, anh quyết định mang theo vài cuốn thơ và tu đạo, một mình đi vào núi Vũ Di, mỗi ngày lên núi đốn củi cùng chim bay cá nhảy làm bạn; vì anh có một người bạn thân giàu có, thường gửi chút ít gạo và mì tiếp tế cho anh. Anh đã tự mình khai khẩn một mảnh đất để trồng trọt một ít rau, cứ thế mà ngày tháng trôi qua coi như cũng an nhàn tự tại.
Những lúc nhàn rỗi, anh một mình uống rượu làm thơ, sau đó vì thường xuyên xem một số thư tịch về tu đạo, thế nên đối với trần thế tất cả một chữ “hư”, anh lý giải rất thâm sâu.
Cha mẹ, thê thiếp cùng con gái dù tốt nhưng cũng đã bỏ ra đi, thân mình trống không, có một chút học vấn, lại không thể dùng để tạo phúc cho dân. Đã hết thảy đều là “hư”, không thể lâu dài, phải chi nên tìm kiếm một phương thức sống có thể vĩnh cửu.
Vì vậy, anh bắt đầu học một số phương pháp tu hành. Dù vậy, thói văn nhân thực chất bên trong anh vẫn còn nhiều. Tu hành một thời gian ngắn, thấy cảnh vật gì, anh lại vẫn không tránh khỏi cảm khái.
Một lần khi sắc trời đã tối, anh đang nấu cháo bên ngoài, khói bếp lượn lờ từ bếp lò giản dị dựng bằng đá bay lên, đúng lúc này từ ngoài bay đến một chú chim nhỏ không biết tên. Chú chim nhỏ với những chiếc lông vũ xinh đẹp, cất tiếng hót cũng vô cùng êm tai. Giữa chốn thanh sơn lục thủy, chất thơ của anh lại bắt đầu phát tác. Đang lúc thuận miệng ngâm hai câu thơ, chợt nghe bên ngoài có người nói: “Xin hỏi có ai ở nhà không? Tôi làm phiền một chút có được không?”
“Ai lại làm mất hứng giữa chừng?”, anh thầm nghĩ. Thế nhưng lại nghĩ lại, bình thường đều là người bạn kia đến, hôm này lại đến một người xa lạ. Anh vốn dĩ là người hiếu khách nên cũng rất lấy làm thú vị.
TAMTHUCChỉ thấy bên ngoài một người có dáng hơi thấp bé, làn da rất đen, cách ăn mặc xem chừng là một người thợ săn. Người này tự giới thiệu: “Bản thân vì đi săn mãnh thú lấy da cho nhà giàu địa phương, nên phải vào sâu trong núi lớn, do chỉ đuổi theo một con thú, đi hết cả ngày, kết quả thú cũng chạy mất dạng, mình cũng lạc đường; vì không thể giao da thú đúng hạn, về đến nhà cũng bị chủ trừng phạt, huống chi hiện tại đang loạn lạc, đi ra bên ngoài cũng không an toàn, hy vọng huynh đài có thể giúp đỡ”.
Anh cười nói: “Được được chứ, nhưng mà anh kể tôi nghe, cơn gió nào đưa anh đến được đây vậy?”
Vị này thợ săn cũng cười, nói: “Lúc ấy tôi đang tìm đường trở về mà loanh quanh không biết thế nào, đang không biết làm sao thì nghe được tiếng kêu của một chú chim nhỏ, chú chim như đang nói ‘khói bếp’, ‘khói bếp’; tôi nghe xong, hiểu ra nơi đâu có khói bếp nhất định sẽ có người; thế nên tôi theo chú chim đến đây, thấy khói bếp, cũng gặp được huynh đài”. Nói xong, hai người không hẹn mà cùng nhìn sang con chim xinh đẹp kia. Con chim vừa thấy, có chút thẹn thùng cúi đầu rồi bay đi mất.
Sau khi người thợ săn này đến đã mang lại cho anh rất nhiều niềm vui. Tuy rằng người thợ săn đối với văn chương có thể nói là không biết một chút gì, nhưng người này thường xuyên lên núi săn bắn, cũng có nhiều trải nghiệm, điều này có thể giúp anh mở rộng tầm mắt.
Ngược lại, anh thường xuyên kể cho người thợ săn một số chuyện lý thú về văn hóa, cũng khiến cho người thợ săn cả ngày rất vui vẻ. Đôi khi, cả hai cùng gặp người bạn đã gửi gạo và mì cho anh, mọi người cùng nhau thức trắng đêm nói chuyện; càng thú vị là con chim xinh đẹp kia cũng thường xuyên bay đến gặp họ, cũng thường hót cho họ nghe… cứ như vậy mà mấy năm đã qua đi.
Về sau, vị bằng hữu thường gửi gạo và mì kia bị bệnh nặng mà qua đời. Điều này đối với anh mà nói là việc chấn động không nhỏ. Anh càng thêm trân quý thời gian có hạn, càng cảm thấy mọi việc trên thế gian đều là không chân thực, không lâu dài như vậy.
Anh cùng với người thợ săn cùng nhau thành tâm nghiên cứu tu hành. Vì căn cơ của họ đều khá tốt, thời gian dần trôi qua cũng minh bạch được duyên phận lúc trước của họ với nhau, càng hiểu được vì điều gì mà con chim đến “bắc cầu nối duyên”. Xem ra hết thảy cũng không phải là ngẫu nhiên.
Về sau, họ cùng nhau đi qua rất nhiều nơi, cũng gặp muôn hình muôn vẻ loại người, đối mặt với khuất nhục, họ chỉ cười cho qua; đối mặt với khó nạn, họ cùng nhau đối diện, sau đó họ cùng nhau lên núi Côn Lôn rồi ở luôn trên đó, cuối cùng xem như là đắc đạo tu thành.
Đây chính là:
“Vũ Di sơn trung xuy yên niểu
Mỹ lệ điểu nhi lâm trung khiếu
Tái tiếp đạo duyên đồng tu hành
Côn lôn chi điên vân trung tiếu!”
Tạm dịch:
Vũ Di giữa núi tỏa khói chiều
Chim non sải cánh hót yêu kiều
Nối tiếp duyên xưa cùng tu Đạo
Côn Lôn trên đỉnh lướt mây cười
Anh bạn thân hiện tại của tôi chính là người anh có tài văn chương – nhân vật chính trong câu chuyện kiếp trước, tôi chính là người thợ săn, còn con chim xinh đẹp kia là người chị gửi lời nhắn của người anh đó trong kiếp này.
Mai Mai, dịch từ BannedBook.org
Comment