No icon

cai-chet-bi-an-cua-vi-quan-vuong-giet-hai-trung-than

Cái chết bí ẩn của vị quân vương giết hại trung thần

Vị vua thứ 11 của nhà Chu là Chu Tuyên Vương được đánh giá là một vị hiền vương ở những năm đầu làm vua. Nhưng trong những năm cuối đời, vị vua này đã làm không ít những việc hồ đồ, cuối cùng bị quả báo mà chết.

giết hại hiền thần, báo ứng,

Tuyên Vương không phân biệt thực hư mù quáng nghe theo lời của sủng phi. (Ảnh: Internet)

Tương truyền cái chết của Tuyên Vương khá ly kỳ, mang nhiều màu sắc huyền thoại, âu đó cũng là kết cục của những hôn quân giết hại trung thần.

Thời ấy, có một người chư hầu Đỗ quốc, tên là Hằng làm đại phu trong triều đình nhà Chu. Bởi vì thái ấp (đất được phong cho chư hầu) của ông này ở đất Đỗ, cho nên người ta gọi ông là Đỗ Bá.

Tuyên Vương có một sủng phi tên là Nữ Hàng, rất thích người trẻ tuổi có tướng mạo khôi ngô đĩnh đạc như Đỗ Bá, nên nàng ta đã tìm trăm phương nghìn kế dụ dỗ Đỗ Bá thông gian. Đỗ Bá vốn là một hiền thần, một trang quân tử đường đường chính chính, ông nhất quyết không chịu làm việc thương thiên hại lý, vũ nhục quân vương như thế.

Nữ Hàng đã mấy lần dẫn dụ, Đỗ Bá đều kiên quyết cự tuyệt. Dần dần, Nữ Hàng không vừa ý nên hóa giận, đã kết thù oán với Đỗ Bá. Nàng ta lúc bên cạnh nhà vua cứ không ngớt rỉ tai: “Đỗ Bá thật xấu xa! Hắn ta hễ có cơ hội đều muốn làm nhục thiếp, còn dám động tay động chân giữa ban ngày ban mặt…”

Tuyên Vương nghe xong lời của Nữ Hàng nổi giận đùng đùng, không cần xét thực hư, không phân biệt thị phi liền lập tức cho người bắt Đỗ Bá giam tại đất Tiều (ngày nay thuộc Dĩ Nam, Hiệp Huyện, tỉnh Hà Nam), phái quan Tiết Phủ và Tư Công (tức Tư Không) thẩm tra tội trạng, nhưng nhất định phải bức chết Đỗ Bá.

Đỗ Bá có một người bạn làm quan trong triều tên là Tả Nho, vì thấy bạn bị vu oan nên Tả Nho đã ra mặt thuyết phục quân vương. Một lần không xong, ông lại tiếp tục thuyết phục hai lần, cứ như vậy hết lần này đến lần khác, cuối cùng lại khiến Tuyên Vương nổi giận.

Tuyên Vương khiển trách Tả Nho: “Ngươi chỉ biết phản bác quân vương để bao biện cho bạn bè!”

Tả Nho lại tiếp tục kháng nghị: “Thần từng nghe Thánh nhân dạy rằng: nếu quân vương làm việc hợp đạo, bạn bè làm trái đạo, tất phải theo ý quân vương mà không được nể bạn bè; ngược lại, nếu bạn bè làm việc hợp lẽ đạo, quân vương trái đạo, thì phải đứng về phía bạn bè, kháng nghị với quân vương”.

TAMTHUC

Tuyên Vương nghe xong cơn giận ngùn ngụt bốc lên đầu, quát: “Hỗn xược! Nếu như ngươi rút lại lời vừa nói thì còn ta còn chừa cho một con đường sống; còn không thì phải chịu chết!”

Tả Nho hoàn toàn không tỏ vẻ sợ hãi, ung dung bình tĩnh đáp lời: “Thần từng nghe qua, kẻ sĩ tiết nghĩa xưa kia, quyết không chết vì những lý do không đáng, nhưng cũng không thể dễ dàng sửa đổi ý kiến đúng đắn của mình chỉ vì mạng sống. Chết thì chết vậy, thần nguyện đem cái chết của mình để cho chúa thượng thấy việc giết Đỗ Bá là sai trái, cũng là chứng minh cho sự vô tội của Đỗ Bá”.

Tuyên Vương trong lúc tức giận đã xử tử Đỗ Bá. Tả Nho lúc trở về nhà, phẫn uất mà tự sát.

Đỗ Bá bị đao phủ áp giải lên pháp trường. Khi sắp hành hình, lúc cận kề cái chết, ông ngẩng mặt than rằng: “Đại vương giết tôi, nhưng tôi hoàn toàn trong sạch. Người sau khi chết, nếu trở nên vô tri vô giác, thì thôi vậy; còn nếu như sau khi tôi chết mà vẫn còn tri giác thì chưa quá ba năm, nhất định tôi sẽ để cho đại vương thấy: giết người vô tội nhất định sẽ gặp báo ứng!”

Thời gian thấm thoắt, ba năm đã trôi qua, những lời nói ấy của Đỗ Bá cũng dần phai nhạt trong trí nhớ con người.

Một ngày, Chu Vương hội họp các chư hầu bên vùng đầm trạch ở Phố Điền (phía Tây huyện Trung Mâu, tỉnh Hà Nam) săn bắn, huy động đến mấy trăm chiếc xe, mang theo hàng ngàn tùy tùng. Trên cánh đồng vang tiếng người ngựa, cờ phướn rợp trời, những con hươu bị náo động chạy tán loạn khắp nơi. Các chư hầu thể hiện uy lực, giương cung lắp tên rượt đuổi theo. Tuyên Vương tuy tuổi tác đã cao, nhưng cái hứng săn bắn vẫn không hề giảm, ông ta trong lúc hăng say đuổi theo một con hươu thì bỗng dưng, đằng sau xe bụi bay mù mịt…

giết hại hiền thần, báo ứng,

Giữa buổi sáng, đột nhiện xuất hiện một chiếc xe vô cùng kỳ quái: ngựa trắng, xe cũng màu trắng, trên xe là một người mặc áo đỏ, đầu đội mũ đỏ, trong tay cầm cung màu đỏ đang giương tên. Mọi người vây quanh nhìn cho thật kỹ, hóa ra là Đỗ Bá người đã chết ba năm trước.

Đỗ Bá vẫn như ngày nào, vẫn một phong thái anh tuấn đĩnh đạc, nhưng trên mặt không hề có lấy một nụ cười, chân mày dựng ngược, mắt trợn trừng, sát khí đằng đằng. Mọi người xung quanh thất thần ngơ ngẩn, sau đó hoảng hốt chạy tán loạn tứ bề, ngựa xe bấn loạn khắp một vùng thảo dã.

Đỗ Bá tuyệt nhiên không quan tâm đến những người khác, ông chỉ đánh xe như gió đuổi sát theo Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương quay đầu nhìn lại, chiếc xe màu trắng xóa của Đỗ Bá đã truy đến tận nơi, gương mặt của Tuyên Vương hoảng sợ cực độ, vị hôn quân toàn thân run rẩy. Ông ta muốn giương cung bắt chết oan hồn Đỗ Bá, nhưng đôi tay không thể động đậy được.

Cũng trong thời khắc này, chiếc xe của Đỗ Bá đã vượt trước xe của Tuyên Vương. Chỉ thấy Đỗ Bá xoay người lại, giương cung, lắp tên, mũi tên có lông mao đỏ không chút run rẩy bắn trúng tim Tuyên Vương. Tuyên Vương kêu thảm một tiếng, đôi tay giữ chặt cán tên, toàn thân chao đảo mấy lần rồi ngã gục trên xe, không còn động đậy.

Một trận cuồng phong kéo qua, chiếc xe của Đỗ Bá biến mất, bặt vô âm tín.

Theo Vietdaikynguyen

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/cai-chet-bi-an-cua-vi-quan-vuong-giet-hai-trung-than.html

Comment