phat-day-nghiep-cua-ac-khau-rat-lon-loi-noi-gio-bay-nhung-nghiep-khong-bay
Phật dạy: Nghiệp của “ác khẩu” rất lớn, lời nói gió bay nhưng nghiệp không bay
- bởi tamthuc --
- 16/03/2017
Đức Phật dạy, Ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu).
Những lời ái ngữ có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi tâm trạng buồn bã của mọi người. Và nếu khuyến tấn đúng thời điểm, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương.Từ đó, dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi và những việc làm bất thiện.
Ngược lại lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta phải ăn năn hối hận cả cuộc đời. Trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.
Ác khẩu, ác ngữ là những lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa, là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp.
Ác khẩu, ác ngữ là những lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa, là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp. Tuy nhiên nói nặng lời hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó không phải là ác ngữ. Nhất là trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, giáo huấn học trò của thầy cô.
Những lời nói cay độc gây tổn thương tới người đối diện cũng vô tình gây họa cho chính bản thân mình, điều này không phải ai cũng biết. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây
Một hôm, Đức Phật nhận lời mời của long vương A Nậu Đạt, đưa 500 vị đệ tử đến long cung cho long vương được dịp cúng dường.
Thọ cúng dường xong, Đức Phật đứng bên bờ ao A Nậu Đạt bảo 500 vị đệ tử mỗi người hãy kể lại chuyện kiếp xưa của mình. Lúc ấy có một vị tôn giả tên gọi là La Bi Đề đứng dậy kể rằng:
“Bạch Thế Tôn! Một trong những đời trước của con ở cõi Ta Bà này, gặp lúc đức Như Lai Câu Lưu Tôn giáo hóa ở thế gian, vì tất cả chúng sinh mà tuyên thuyết đủ các pháp vi diệu. Không lâu sau, đức
Như Lai Câu Lưu Tôn nhập Niết bàn, người con Phật nào cũng vô cùng buồn thương.
Rất nhiều người cư sĩ tại gia muốn báo đáp ân sâu của Như Lai liền phát tâm xây cất một ngôi bảo tháp 7 tầng với một ngôi chùa lớn để thờ phụng thánh tượng của Như Lai và cũng để cho rất đông các vị tỳ kheo xuất gia có nơi trú ngụ. Do đó, mỗi ngày các vị cư sĩ phát đại tâm ấy đều hội họp nhau chuyên chú vào kế hoạch xây cất công trình vĩ đại này.
Lúc ấy con sống trong một thôn làng gần đó, thấy họ nhiệt liệt thành tâm trong việc xây chùa lập tháp như thế, thì trong tâm khởi lên một niệm vô minh phiền não, đã không tán thán công đức của họ mà còn ganh tỵ với họ nữa. Niệm ác trong tâm đã manh nha thì miệng không ngừng nói những lời ác độc, mắng họ ngu si, phỉ báng công đức của họ. Vì lẽ đó nghiệp tội đã định, khổ báo đã hình thành.
Không lâu sau con qua đời, đọa xuống địa ngục, bị ngọn lửa phiền não đốt cháy cả thân thể. Con kêu khóc, cầu cứu nhưng chẳng ai thương hại, chẳng ai giải cứu cho con. Nỗi đau đớn lúc ấy thật tưởng chừng như không sao chịu nổi! Có lẽ vì sự đau đớn quá thảm khốc như thế nên con đột nhiên sinh khởi tâm hối hận. Nhờ một niệm thiện tâm hối cải ấy nên các khổ báo bi thảm của địa ngục đã kết thúc mau lẹ.
Tuy bỏ được cái khổ địa ngục, nhưng con phải sinh ra làm một người thấp lùn, xấu xí, ai thấy cũng ghét bỏ, xa lánh, thậm chí còn không tiếc lời chửi rủa. Con phải mang thân xấu xí như thế qua mấy kiếp mới xả bỏ được.
Tôn giả La Bi Đề kể xong câu chuyện đời trước của ngài, tất cả các vị tỳ kheo có mặt trong đều vô cùng hoan hỉ vì đã được nghe một bài học sâu xa về nhân quả.
“Chớ thấy việc ác nhỏ mà làm, đừng thấy điều thiện nhỏ mà bỏ qua”. Người tu luyện phải luôn giữ gìn miệng lưỡi, giữ gìn tâm ý, không để rơi vào điều ác. Một lời nói thiện, một niệm tâm thiện đều có công đức vô lượng. Câu chuyện kiếp xưa của Tôn giả La Bi Đề thật xứng đáng là một bài học cho tất cả mọi người suy ngẫm.
Nhất là, trong xã hội hiện nay, một số bạn trẻ online trên mạng xã hội facebook, twitter,… thường dùng những lời lẽ ác ngữ, thô tục, xúc phạm đến người khác không phải là không có.
Có thể các bạn cho rằng những lời nói này không chỉ một người nào cụ thể, không trực tiếp một ai, thì sẽ không sợ nguy hại.
Nhưng thực tế rất nguy hiểm, không chỉ viết những lời ác ngữ, mà thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời ác ngữ đều nguy hiểm cả, vì nhiều lần làm như vậy chính không ai biết xấu hổ, không ai kiểm soát, không ai khuyến tấn nên lâu ngày dài tháng sẽ trở thành một thói quen.
Mà Phật giáo gọi điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường.
Nam mô A Di Đà Phật
Theo Khỏe & Đẹp
___________________________
GP TTTĐTH: 3362/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp
Comment