No icon

chuyen-ve-co-gai-khong-uong-canh-manh-ba-truoc-khi-dau-thai-chuyen-kiep

Chuyện về cô gái không uống canh Mạnh Bà trước khi đầu thai chuyển kiếp

Tương truyền rằng, con người sau khi chết mà uống canh Mạnh Bà thì sẽ quên đi hết tất cả những chuyện phiền muộn, đau đớn, yêu thương và thù hận của đời trước. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ…

luân hồi, đầu thai, chuyển kiếp,

Những ai uống canh của Mạnh Bà, thì sẽ quên hết những ân oán tình thù từ kiếp trước. (Ảnh: Widoczki)

Người ta nói rằng, sau khi con người chết đi, linh hồn sẽ phải đi qua một con đường gọi là Hoàng Tuyền. Cuối đường có dòng sông Vong Xuyên, nước chảy không ngừng. Bắc ngang qua sông là cầu Nại Hà, đi hết cây cầu này sẽ đến Vọng Hương Đài. Những linh hồn được đầu thai làm người đều phải qua Vọng Hương Đài này, rồi uống bát canh quên lãng của một bà lão tên là Mạnh Bà.

Bất cứ ai uống bát canh Mạnh Bà ấy thì mọi chuyện trong quá khứ đều trôi theo dòng nước Vong Xuyên mà chìm vào quên lãng. Những hỷ nộ ai lạc, những ân oán tình thù, hết thảy đều tan đi như làn khói, chỉ còn lại ký ức trống rỗng cùng một gương mặt yên bình.

Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều trường hợp, có lẽ vì không uống bát canh Mạnh Bà này, nên đã nhớ được hết thảy những chuyện của đời trước, và những câu chuyện được kể lại hết sức chân thực, khiến người ta không thể không hoài nghi rằng, luân hồi chuyển thế phải chăng là chuyện chân thực?

Dưới đây là lời kể của một nhân chứng, từng có người bạn thân nhớ lại chuyện đời trước vì đã từ chối uống bát canh Mạnh Bà.

*****

Tôi luôn tin rằng có luân hồi chuyển thế. Bởi ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được một “nhân chứng sống luân hồi” kể cho nghe về tiền kiếp của cô. Và nhân vật chính trong câu chuyện ấy là một người bạn ngồi cùng bàn với tôi thời tiểu học.

Người bạn ấy lớn hơn tôi 4 tuổi, bởi tôi đi học khá sớm còn cô ấy thì đi học muộn. Nhưng không phải vì chênh lệch tuổi tác, mà là bởi quan hệ họ hàng nên tôi luôn gọi cô ấy là “cô”.

Đôi khi tôi cũng gọi cô bằng biệt danh “lão Triệu”. Biệt danh này không phù hợp lắm với một cô gái trẻ, hơn nữa còn rất xinh đẹp và nữ tính nữa. Nhưng mọi thứ đều có nguyên do, đằng sau biệt danh ấy còn là câu chuyện dài về kiếp sống luân hồi.

Nghe kể, đời trước của cô là ông lão họ Triệu sống ở làng bên cạnh. Hồi nhỏ cô vẫn thường kể cho tôi nghe về chuyện đời trước của mình, đến nỗi mọi chuyện trong nhà ông Triệu thôn bên tôi đều thuộc nằm lòng.

Bởi câu chuyện về cô rất dài, nên tại đây tôi chỉ xin chia sẻ cùng mọi người vài câu chuyện nhỏ mà ai đó có thể cho là ‘hoang đường’.

Chuyện thứ nhất

TAMTHUC

Chuyện xảy ra khi cô còn rất nhỏ. Hôm ấy, mẹ cô mua một chiếc quần hoa nhưng cô chỉ bĩu môi không mặc. Cô nói: “Mẹ ơi, con không mặc quần hoa đâu, trước kia con toàn mặc quần lông dê màu trắng, không cần đeo dây lưng đâu, chỉ cần kéo lên là xong”.

Chiếc quần lông dê ấy là trang phục ngày xưa, đến thời chúng tôi thì không còn ai mặc quần lông dê ấy nữa.

Hồi nhỏ, mỗi lần đi tiểu cô đều đứng nên lần nào cũng ướt sũng cả quần. Khi bị cha mẹ quở trách, cô lại nói: “Trước kia con cũng làm thế mà!”.

Chuyện thứ 2

Cô học không giỏi lắm nhưng tính toán lại rất nhanh. Mấy hào mấy xu, hoặc mấy cân mấy lạng cô tính loáng một cái là xong. Cô vẫn thường trốn học để đi xem các cụ già chơi cờ tướng.

Ở quê tôi cứ 5 ngày là họp chợ phiên một lần, và trong các phiên chợ ấy, người ta lại tụ họp nhau chơi đánh cờ. Vậy nên hễ đến phiên chợ là cô lại vắng mặt. Khi thầy giáo bảo tôi đi tìm cô, tôi thường chạy thẳng tới phiên chợ để tìm.

Chuyện thứ 3

Năm 8 tuổi, cô mất tích suốt một ngày trời. Trong khi người nhà đang lo lắng thì cô mang về 3 đồng bạc. Cô nói rằng, trước kia khi làm nhân viên giữ kho tại thôn làng, cô từng giấu 3 đồng bạc trong khe nhà. Và hôm ấy cô đã chạy suốt 3 dặm đường trở về ngôi làng đời trước để tìm lại số tiền ấy.

Chuyện thứ 4

Đôi tay cô rất khéo léo, cô cũng biết rất nhiều điều mà chỉ những người già trước kia mới biết được. Tôi nhớ có lần chúng tôi đọc sách buổi tối mà không có đèn. Cô bèn tự làm đèn dầu, làm bằng một cái lọ mực hoặc một lon sắt nhỏ, châm bấc vào, bên ngoài chụp một tờ giấy trắng để tăng độ sáng của đèn. Khi học bài vào ban đêm cô đều làm đèn dầu giúp tôi.

Viết đến đây, có thể mọi người đều thắc mắc rằng cô đã đầu thai như thế nào? Đó cũng là trải nghiệm mà cô thường kể cho tôi nghe những khi hai đứa ở một mình.

Cô kể rằng, vào đêm cô cất tiếng khóc chào đời, cô phải xếp hàng để chờ uống một thứ canh gì đó. Cô đã xếp hàng rất lâu, đúng lúc tới lượt thì canh lại hết, bà lão phát canh cũng bỏ đi đâu mất, không còn ai quan tâm tới cô nữa.

Lúc ấy cô vừa lạnh vừa đói, đến lúc tưởng như không thể chịu đựng thêm nữa thì cô nhìn thấy có ánh sáng lơ lửng trên bầu trời phía trước. Cô bèn chạy thẳng tới nơi có đèn sáng, sau đó cô thấy mình trong thân hình một bé gái mới chào đời.

Câu chuyện trên đã ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn của tôi về cuộc sống. Ở nông thôn người ta vẫn thường kể rất nhiều truyền thuyết về canh Mạnh Bà, là thứ canh quên lãng mà các linh hồn phải uống trước khi đầu thai chuyển kiếp. Vậy là tôi đã được nghe bản gốc chân thực từ chính người bạn thân của mình.

Sau này, cô lấy chồng từ khi còn rất trẻ. Đó là năm học cuối cấp 3, cô mới 17 tuổi và vẫn còn chưa tốt nghiệp. Lúc đó tôi rất buồn vì phải tạm xa người bạn gái mà mình gắn bó. Từ khi tốt nghiệp tới khi đi làm, nhiều năm phiêu dạt bên ngoài, tới nay đã hơn 30 năm trôi qua, tôi vẫn chưa được gặp lại cô.

Cô gái xinh đẹp ấy vẫn luôn là người bạn thân thiết nhất của tôi thời niên thiếu. Trong thế giới tình cảm mông lung này, câu chuyện của cô đã giúp tôi thấu tỏ khi suy ngẫm về nhân duyên, về tiền kiếp, về cuộc đời…

Sưu tầm

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/chuyen-ve-co-gai-khong-uong-canh-manh-ba-truoc-khi-dau-thai-chuyen-kiep.html

Comment