No icon

sach-xua-ghi-lai-vi-du-thuc-te-ve-chuyen-sinh-luan-hoi

Sách xưa ghi lại ví dụ thực tế về chuyển sinh luân hồi

Hiện nay, những câu chuyện về luân hồi chuyển sinh đã không phải là điều lạ lẫm nữa, người ta cũng bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về đề tài vốn luôn được coi là “mê tín” ấy. Những ghi chép dưới đây từng khiến nhiều người kinh ngạc.

luân hồi, con heo, con bao, chuyển sinh,

Sách xưa ghi lại ví dụ thực tế về chuyển sinh luân hồi. (Ảnh: Internet)

>>> Những trường hợp luân hồi đã được các nhà nghiên cứu xác thực ở Thái Lan

Trong các sách cổ đều có những ghi chép về hiện tượng đầu thai chuyển kiếp này. Hơn nữa, luân hồi chuyển sinh không phải chỉ thành người, mà còn trở thành động, thực vật nữa.

Tại huyện Khúc Ốc (tỉnh Sơn Tây, vùng phía Nam khu vực Lâm Phần, thời xưa là thủ phủ của nước Tấn), trong nhà Úy Tôn Miễn có một gia nô sinh hạ được một đứa trẻ, nhưng mãi đến năm sáu tuổi mà nó vẫn chưa biết nói. Đến một ngày, tiểu gia nô cuối cùng cũng mở miệng, nhưng lời vừa nói ra đã khiến cho mẹ của chủ nhà kinh ngạc mãi không thôi.

Khi đó mẹ của Tôn Miễn đang ngồi trên bậc thang, tiểu gia nô bỗng nhiên nhìn thẳng vào mắt bà, khiến bà không vui, mới hỏi nó vì sao lại nhìn bà như vậy.

Tiểu gia nô cười nói: “Phu nhân khi còn nhỏ đã từng mặc váy màu vàng, áo ngắn trắng, hơn nữa còn nuôi một con báo hoang, bà còn nhớ rõ không?”. Bà gật gật đầu, bà nhớ rõ những sự việc này.

Tiểu gia nô còn nói: “Mấy đời trước của tiểu nhân chính là con báo hoang đó, về sau bỏ trốn nằm núp trên nóc nhà. Trong đêm nghe thấy tiếng phu nhân khóc, mới lần theo nóc nhà đi xuống vườn của chủ nhân, trong đó có tòa mộ cổ, tiểu nhân ẩn thân tại đó sinh sống. Hai năm sau bị thợ săn đánh chết”.

luân hồi, con heo, con bao, chuyển sinh,

Ảnh minh họa.

>>> Thân người khó được: Con người và động vật luân hồi qua lại

Điều này khiến bà cảm thấy không thể tưởng tượng được, nhưng những lời tiểu gia nô nói trước mắt đây đều là sự thực.

TAMTHUC

Tiểu gia nô nói tiếp: “Sau khi chết, tiểu nhân như thường lệ đi gặp Diêm Vương, Diêm Vương nói với tiểu nhân: ‘Ngươi không có tội nên đắc được thân người’. Lúc đó tiểu nhân chuyển sinh đến Hải Châu, làm con của một người ăn mày. Đó là kiếp trước của tiểu nhân, cả đời đều bị đói khát và lạnh giá, chỉ sống đến hai mươi tuổi rồi chết”.

Gia nô lại tiếp tục nói: “Sau khi chết, tiểu nhân lại đi gặp Diêm Vương. Diêm Vương nói: ‘Giờ cho ngươi làm gia nô của nhà giàu có, danh xưng gia nô tuy nghe không hay, nhưng không phải lo lắng và cũng không có nguy hiểm gì’. Vì thế tiểu nhân lại có thể đi tới đây. Hiện tại tiểu nhân đã chuyển sinh ba lần rồi, phu nhân vẫn khỏe mạnh như xưa, thật là phúc lớn thọ lâu. Phu nhân nói xem đây không phải là việc rất kỳ lạ hay sao?”.

Sinh mệnh con người đều trong chuyển sinh luân hồi, như vậy vì cái gì mà số mệnh mỗi người lại khác nhau? Người thường nhấn mạnh thiện ác hữu báo, làm việc thiện tích đức, làm việc ác tạo nghiệp. Hơn nữa, phúc họa cũng không phải vô duyên vô cớ mà đến, đều là do cái nhân đã gieo trước đó mà tạo thành.

Một chuyện nữa về luân hồi qua lại giữa người và động vật đã được nhà sư Ký Minh thuật lại và đăng trên báo chí như sau:

Vào năm 1937 khi còn sống ở chùa Quang Phúc, Tây Xương, Tứ Xuyên, có lần hòa thượng Ký Minh xuống núi và đi thuyền qua sông vào phố. Trên thuyền có hơn chục người, trong đó có một cậu bé tầm 10 tuổi. Cậu bé này không có gì khác thường ngoài việc cứ để một tay giấu vào trong áo như thể e ngại điều gì đó. Ban đầu không ai để tâm nhưng rồi có 1 cậu bé khác nghịch ngợm đã làm lộ bàn tay của cậu bé kia và hóa ra nó không khác gì chiếc móng heo! Toàn bộ người đi trên thuyền đều thất kinh!

luân hồi, con heo, con bao, chuyển sinh,

Ảnh minh họa.

>>> 3 trường hợp nổi tiếng về luân hồi chuyển kiếp khó giải thích

Một người đàn ông địa phương giải thích rằng cậu bé này vẫn còn nhớ ký ức tiền kiếp mình từng là heo và bị giết rồi treo bán thịt trên phố. Mỗi nhát dao đều cảm thấy thống khổ vô cùng, chỉ khi nào thịt được bán hết và dùng hết linh hồn con heo mới có khả năng chuyển sinh.

Cậu bé này cũng phải trải qua nhiều kiếp làm heo và bị mổ xẻ, tuy nhiên có một lần sau khi thịt heo được bày bán trên phố và còn lại chiếc móng, vì quá thống khổ nên linh hồn heo đã không thể chịu nổi mà phản kháng và đi đầu thai. Tuy nhiên vì vẫn chưa trả hết nghiệp báo nên sau khi thác làm người vẫn phải mang chiếc móng heo này theo cùng. Câu chuyện kể xong ai ai cũng đều thất kinh nhưng không hề hoài nghi bởi sự việc quá rõ.

Triết học gia nổi tiếng David Hume người Anh từng quan niệm, người và động vật đa phần giống nhau. Linh hồn người có thể tồn tại trong cơ thể động vật và ngược lại. Tuy nhiên con người lại không hề biết rằng động vật cũng có linh hồn và biết cảm nhận không khác gì người.

Quan niệm đó không chỉ logic mà còn giúp chúng ta cảm thông và xuất tâm từ bi với động vật. Bởi lẽ động vật và con người đều phải luân hồi chuyển kiếp, kiếp này chúng ta giết một con heo nhưng có thể là đang giết một linh hồn con người trong thân xác của động vật đó. Nếu tạo nghiệp sát sinh chúng ta sẽ thế chỗ cho động vật mình đã giết, đó là quy luật luân hồi không thể thay đổi theo quan niệm Phật gia.

Lẽ thường tình nhiều người sẽ cười khẩy và cho rằng đây là lý luận viển vông không thực tế. Nhưng có những sự thật vẫn tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý nghĩ hay mong muốn của con người hay bất cứ sinh vật nào. Và sự thật đó chỉ được thấy rõ khi một người hay sinh vật thác đi để rơi vào vòng luân hồi chuyển kiếp vô tận.

Chân Chân, theo Secretchina

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/sach-xua-ghi-lai-vi-du-thuc-te-ve-chuyen-sinh-luan-hoi.html

Comment