No icon

khao-sat-phong-thuy-duong-lam-son-tay-ha-noi-bai-

KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI. BÀI 10.

KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY 
 HÀ NỘI.
LỜI TỰA : Đường Lâm - Sơn Tây - HÀ NỘI là một vùng quê có địa hình còn khá hoang sơ , chưa bị nhiều những công trình xây dựng tàn phá. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng. Là một vùng quê có nhiều người thành đạt như vậy nhưng trong khoảng 50 năm gần đây , nhân tài của Đường Lâm hầu như vắng bóng . Lý do nào đưa đến sự việc như vậy ? Chúng ta thử cùng nhau khảo sát về mặt Phong thủy để tìm nguyên nhân. Trong loạt bài này , dienbatn có sử dụng một số tư liệu trên Internet và những tư liệu của dienbatn sau nhiều năm điền dã. Những kết luận riêng của dienbatn còn thô thiển, rất mong được các cao nhân giúp đ. Thân ái. dienbatn.
3.8 GIẾNG TÓA LOA.
Nằm về phía hữu ngạn sông Tích , đối diện với Gò Áng Độ là làng Phụ Khang. Ngày xưa, có 2 vị quan xuất thân từ làng Mông Phụ , tách ra lập 2 ấp mới, đó là Phụ Khang và Văn Miếu . Cái tên Phụ Khang nghe đâu có ý nghĩa là làng phụ của Mông Phụ. Không rõ thông tin có chính xác không ,dienbatn chưa có điều kiện kiểm chứng : Đình làng Phụ Khang chính là đình làng Mông Phụ cũ chuyển về khi người ta tiến hành xây đình Mông Phụ mới. Ấp Văn Miếu về quy mô và nhân đinh không thấy phát triển mấy. Ngược lại, ấp Phụ Khang ( sau thành làng Phụ Khang ) lại phát triển rất mạnh về quy mô và nhân đinh. Hiện nay quy mô của Phụ Khang còn lớn hơn cả Mông Phụ. Phần đất làng Phụ Khang đối diện với gò Áng Độ có một cái giếng rất kỳ lạ có tên là giếng Tóa Loa. Mặc dù đồng ruộng có thể khô cạn, nhưng nước trong giếng Tóa Loa lúc nào cũng đầy ắp và trong vắt. Sau này khi hợp tác xã chia ruộng ,người ta đào một cái ao bên cạnh giếng như hình trên, nước ao rất đục nhưng nước giếng bên cạnh ao luôn trong vắt và mực nước giếng luôn cao hơn mực nước ao bên cạnh hơn 1 m. Ngay cạnh giếng Tóa Loa là một gò đất nổi trườn dài ra bờ sông Tích. các cụ trong làng gọi gò đất đó là con Rắn Sãi ( một loại rắn rất hiền có màu trắng và vàng ). Các cụ hay có câu : " Ngo ngoe rắn Sãi ". Đây chính là Long mạch kết phát tạo nên sự phồn vinh của làng Phụ Khang. Chỉ tiếc rằng người ta đào 2 cái ao bên cạnh giếng Tóa Loa làm phá hỏng một phần của sự kết phát.
Long mạch Rắn Sãi và 2 cái ao phá vỡ Long mạch.
Ngày xưa trước khi thành lập làng Phụ Khang, đoạn này của sông Tích có một chiếc cầu tre bắc ngang qua để dân trong làng đi lại cho tiện. Sau này người Pháp cho xây một cái cầu thay thế với chất liệu chân cầu bằng đá ong của Đường Lâm và mặt cầu bằng bê tông. Cầu này có tên là Cầu Vang . Cầu Vang thiết kế có hướng cắt qua cổ và thân của Long mạch Rắn Sãi làm triệt đi mất một Long mạch quý của Phụ Khang.
Cầu Vang ( cầu cũ ).
Ngày trước, trẻ con trong làng thường đứng trên cầu này nhảy " bông nhông " xuống nước.
Khi Long mạch bị 2 cái ao và cây cầu Vang phá vỡ đường Khí thì hầu như cả vùng này bị động Long mạch , sự kết phát cả vùng giảm đi rõ rệt. Hàng năm nhân dân trong vùng có mồ mả ở khu vực này phải làm lễ " hàn Long mạch " để có thể làm giảm đi phần nào tai ương .
Khoảng 5 năm gần đây, do cây cầu Vang đã hư hỏng nhiều , người ta làm cây cầu mới cách cầu Vang khoảng 100 m dưới hạ lưu và không sử dụng cầu Vang nữa nên mọi chuyện về động Long mạch giảm dần.
Một con Long phía trước làng Phụ Khang.
  3.9 LỒ CANG - ÁNG ĐỘ.
Người làng Mông Phụ có câu : " Sống giữa làng, chết chôn ở Lồ Cang , cải táng tại Áng Độ ".Thông thường dân làng chôn người chết ở Lồ Cang. Đây là khu đất tương đối ẩm thấp nên tử thi tiêu huỷ nhanh. Áng Độ - Một khu đất đồi cao ráo nên xương được bảo tồn khá lâu.
LỒ CANG.
Lồ Cang.
Lồ Cang là một khu ruộng nằm từ phía cầu Vang ra sát đường Quốc lộ và theo ranh giới tả ngạn sông Tích. Khu vực này có 3 mạch nước chảy từ xứ Đồng chảy xuống sông Tích. Trong đó đáng lưu ý là dòng nước chảy từ đền thờ Bà Chùa Mía chảy về Rộc Kiểng tới rạch Sót Dầu và chảy xuống sông Tích. Khu vực từ vòng xoay cầu Vĩnh Thịnh tới đường qua cầu mới có một thế đết hình đầu trâu ( gần sát nghĩa trang liệt sĩ của làng. Đây là một con Long đẹp nhưng tiếc thay đã bị phá vỡ mất do quá trình đô thị hóa của con người. Con Long này có đủ các chiêng , trống , cờ , bảng , thật là tiếc quá .


Phía Lồ Cang bên cạnh có một khu trũng sâu xuống người ta gọi là Hủm Ón . Bên cạnh Hủm Ón có một khu đất cao lên hình đầu con trâu nên làng gọi là Đầu Trâu, ngày nay phía Tây Đầu Trâu người ta đã xây dựng nghĩa trang liệt sĩ của Mông Phụ. 

GÒ ÁNG ĐỘ.
" Gò Áng Độ là 1 vùng gò đồi nằm ngoài làng Mông Phụ, vốn là khoảng đất canh tác được xã phân chia cho các hộ gia đình trồng lúa và hoa màu.Từ trước đến nay người dân làng Mông Phụ - Đường Lâm vẫn có tập tục an táng người thân đã khuất ngay tại ruộng nhà mình canh tác. Gò Áng Độ vốn là nơi các gia đình ở Đường Lâm chôn cất người thân đã khuất.Mấy năm gần đây rộ lên thông tin gò Áng Độ là vùng đất có thế phong thủy đẹp cho việc an táng, nếu đặt mộ phần những người đã khuất ở đây sẽ giúp cho gia đình các con cháu ăn nên làm ra. Vì vậy người dân làng Mông Phụ đã tận dụng những mảnh đất canh tác của gia đình mình để bán cho những người có nhu cầu, đã có rất nhiều gia đình ở Hà Nội và các địa phương khác tìm đến để tìm mua đất.Gò Áng Độ được nhiều người tìm đến mua đất an táng người đã khuất vì cho rằng vùng Đường Lâm là nơi sinh ra rất nhiều danh nhân, người tài. Một số dòng họ lớn như Phan Kế (có những người nổi tiếng trong dòng họ như ông Phan Kế Toại, Phan Kế An, Phan Kế Bính) đặt mộ phần của cha ông ở đây nên nhiều người vì thế cũng tin tưởng mà tìm đến mua đất làm nơi an táng người thân, với mong muốn người đã khuất được an nghỉ ở nơi có vị trí đẹp, “âm trạch” tốt sẽ giúp con cháu làm ăn sinh sống thuận lợi. Nơi đây còn gần đường quốc lộ và chỉ cách trung tâm Hà Nội 50km nên rất tiện cho việc thăm viếng của các gia đình với người đã khuất." ( Theo http://news.zing.vn/). Thực ra dòng họ Phan Kế (có những người nổi tiếng trong dòng họ như ông Phan Kế Toại, Phan Kế An, Phan Kế Bính) không phải đặt mộ phần ở đây mà đặt ở một khu gò khác , dienbatn sẽ viết tiếp ở phần sau.

Gò này có hình dạng một con voi đang cúi đầu xuống sông Tích uống nước. Gò Áng độ về phía Nam - Đông nam có con sông Tích chảy uốn lượn hiền hòa ôm lấy , nước sông còn khá sạch , chưa bị ô nhiễm ."Sông Tích còn gọi là sông Tích Giang hay sông Con (khi so sánh với sông Hồng-sông Cái), là phụ lưu cấp I của sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, đầu nguồn là các hồ Suối Hai, Đồng Mô. Sông Tích chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bên bờ phải sông Hồng, qua các huyện và thành phố của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc địa bàn Hà Nội, là: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Sông Tích nhận nước từ sông Bùi tại vị trí cầu Tân Trương trên quốc lộ 6 thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ, và đổ nước vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm huyện Mỹ Đức. Dọc hai bên bờ sông Tích có nhiều địa điểm du lịch văn hóa lịch sử: khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Hai, làng cổ Đường Lâm, đền Và, trại tù Sơn Tây, thành cổ Sơn Tây, khu du lịch Đồng Mô-Ngải Sơn, Ao Vua. Chiều dài dòng chính của sông Tích là 91 km (tổng chiều dài toàn lưu vực sông Tích là 110 km), diện tích lưu vực 1330 km2. Trên lưu vực sông Tích, có các hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (rộng 1.260 ha), hồ Suối Hai (671 ha), hồ Xuân Khanh (104 ha) góp nước cho con sông này.dòng sông này có rất nhiều tài nguyên thủy sản như tôm cá, con trai trai, hến, là nguồn đánh bắt,thu nhập của cư dân nông nghiệp quanh lưu vực sông.sản lượng hằng năm có thể đạt hàng trăm tấn.
Tuy nhiên hiện nay dòng sông của xứ Đoài mộng mơ này đang bị chính những cư dân của nó làm ô nhiễm, từ các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải, cho tới nước thải công nghiệp, làm đe dọa nghiêm trọng tới các sinh vật sống trong lưu vực dòng sông. Điển hình là trước đây dòng sông là nơi sinh sống, phát triển với mật độ dày do phù sa sông của loài hến, tuy nhiên chỉ qua một lần xả nước thải độc hại phía đầu nguồn mà loài này gần như bị hủy diệt.
Sông Tích còn chảy qua các khu vực có những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt như đền thờ Phùng Hưng, Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm." ( https://vi.wikipedia.org).Những đoạn sông Tích chảy qua vùng dân cư bán sơn địa hay vùng đồi gò đá ong, lặng lẽ bao đời nay đã tạo nên nét riêng của miền quê Việt rất đỗi nên thơ, hữu tình.
Ngày trước, trên gò Áng Độ có mộ lô cốt của Pháp để quan sát và khống chế cả vùng xung quanh. sau này lô cốt bị nhân dân trong vùng phá đi khi hòa bình lập lại.
Xin theo dõi tiếp bài 11. dienbatn.
Xem chi tiết…

Comment