No icon

nhung-loi-tien-tri-noi-tieng-ve-su-len-ngoi-cua-vua-ly-cong-uan

Những lời tiên tri nổi tiếng về sự lên ngôi của vua Lý Công Uẩn

Dưới đây là một số giai thoại nổi tiếng liên quan đến những lời tiên tri về chuyện Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Lý hùng cường với quốc gia Đại Việt vững mạnh ở thế kỷ XI – XIII.

tiên tri, noi tieng, lý công uẩn,

Tượng vua Thái Tổ Lý Công Uẩn (Ảnh sưu tầm từ Internet).

1. Thiền sư Tịnh Không

Người được cho là có dự cảm sớm nhất đối với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử nước Việt là thiền sư Định Không – đệ tử đời thứ 7 của thiền phái Diệt Hỷ. Được biết, thiền sư Định Không là người họ Nguyễn, ở làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (hiện nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Ông nổi tiếng là người am hiểu thế, số. Trong sách Thiền Uyển tập anh cho rằng, ngay từ thời điểm năm 785-804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, vị thiền sư này đã dự cảm được việc triều nhà Lý xuất hiện trong lịch sử. Câu chuyện này lại gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc.

Tương truyền, khi tiến hành xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sau đó, sư sai người đem xuống sông rửa sạch.

Một cái khánh bị rơi xuống tận đáy sông. Thiền sư Định Không cho rằng đây là điềm báo tốt, liền nói với mọi người: Chữ ‘thập’, chữ ‘khẩu’ hợp thành chữ ‘cổ’. Chữ ‘thuỷ’, chữ ‘khứ’ hợp thành chữ ‘pháp’. Chữ ‘thổ’ chỉ làng ta ở nên sư quyết định đặt tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp.

Sau đó, sư tụng rằng:

Hiện ra pháp khí/ Mười hai chuông đồng

Họ Lý làm vua/ Ba phẩm thành công.

Cũng liên quan đến sự ra đời của vương triều Lý trong lịch sử, một vị thiền sư nổi danh khác của thiền phái Diệt Hỷ được nhắc đến đó chính là thiền sư Vạn Hạnh, đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ, là người thầy có công rất lớn trong việc giáo dục và giúp đỡ Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

tiên tri, noi tieng, lý công uẩn,

Tượng Thiền sư Vạn Hạnh (Ảnh sưu tầm từ Internet).

TAMTHUC

2. Sách Đại Việt sử kí toàn thư

Sách Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 2, tờ 1-a có đoạn chép như sau: “Thái Tổ hoàng đế họ Lý, húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang (nay là đất Tiên Sơn, Bắc Ninh), mẹ người họ Phạm, đi chơi chùa Tiên Sơn (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), có thai với thần nhân, sinh ra vua vào ngày 12/2 năm Giáp Tuất (974)”. Việc này, theo như sử cũ mà xét, thì việc Lý Công Uẩn lên ngôi là đã có sự báo trước.

Cũng theo cuốn sách này, tờ 1-b chép rằng: “Trước ở viện Cảm Tuyển, chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó con mới sinh, sắc trắng, lông có đốm đen, kết thành hình hai chữ thiên tử. Một số học giả nói đó là điềm năm Tuất (năm con chó), đất ấy sẽ sinh ra thiên tử. Vua Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất, sau lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm”.

3. Bài thơ sấm trên cây gạo làng Diên Uẩn

Theo sách Thiền Uyển tập anh, cây gạo làng Diên Uẩn do thiền sư Đinh La Quý trồng ở chùa Châu Minh, thuộc hương Cổ Pháp vào năm 936 thời Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.

Năm 1009, sau 73 năm tồn tại, cây gạo làng Diên Uẩn bị sét đánh nhưng không chết. Theo ghi chép của các bộ sử như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm mà sau này có ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng tác giả chính là sư Vạn Hạnh.

Việt sử lược, bộ sử cổ nhất Việt Nam, chép nội dung bài thơ có 8 câu như sau:

Thụ căn diểu diểu/ Mộc biểu thanh thanh

Hòa đao mộc lạc/ Thập bát tử thành

Chấn cung kiến nhật/ Đoài cung ẩn tinh

Lục thất niên gian/ Thiên hạ thái bình

Các sách sử đời sau như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép thêm 2 câu nữa (Đông A nhập địa/ Mộc dị tái sinh) vào trước câu Chấn cung kiến nhật, thành bài thơ gồm 10 câu. Bài thơ được người đời sau cắt nghĩa:

Câu 3: chữ Hòa (禾) + chữ đao (刀) + chữ mộc (木) ghép lại thành chữ lê (黎); lạc (落) nghĩa là rụng, mất. Câu 3 tiên đoán nghĩa cây đổ, nhà Tiền Lê mất.

Câu 4: chữ thập (十) + chữ bát (八) + chữ tử (子) ghép lại thành chữ lý (李); thành (成) nghĩa là nên. Câu 4 tiên đoán nhà Lý thay nhà Lê.

Câu 5: chữ Đông (東) ghép với chữ A (阿) thành chữ Trần (陳). Câu 5 tiên đoán họ Trần làm vua.

Tổng quát, bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý nối nghiệp nhà Tiền Lê, cũng như tên các triều đại kế tục tiếp theo trong lịch sử Việt Nam suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX.

TinhHoa tổng hợp

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nhung-loi-tien-tri-noi-tieng-ve-su-len-ngoi-cua-vua-ly-cong-uan.html

Comment