ham-nghia-ve-con-mat-thu-trong-chu-han-than-truyen
Hàm nghĩa về con mắt thứ 3 trong chữ Hán Thần truyền
- bởi tamthuc --
- 03/10/2017
Ngũ quan của con người bao gồm: lông mày, mắt, tai, mũi, miệng. Nói đến ngũ quan thì con mắt thường được cho là ở vị trí đầu não. Trong tiếng Hán, chữ “Mắt” ẩn chứa rất nhiều nội hàm.
Trong chữ Hán, thể triện của “Mắt – 眼” là , bên trái là “Mục – 目” tượng hình cho con mắt (chữ “Mục – 目”, giáp cốt văn là , thể triện là ), và khi thêm vào chữ “Cấn – 艮” vào bên phải nó trở nên vô cùng ý nghĩa.
“Cấn – 艮” thể triện là hoặc . Nhìn kỹ thì thấy giống như một con mắt lớn ở trên đầu người, cũng có người nói là “mắt đỉnh”. Từ “Cấn – 艮” có hàm nghĩa là “Kiến -見”, tức là nhìn, chữ “Kiến -見” cũng có thể triện là . Dù giáp cốt văn của “Kiến -見” là , nhưng đều nhấn mạnh một con mắt lớn ở trên đầu.
Điều này cho thấy rất rõ ràng rằng, chữ “Mắt” là khác xa với chữ mục với “Mục – 目”, như vậy rốt cuộc hàm nghĩa là gì?
Có một chữ rất thần thánh, đó chính là chữ “Giác – 覺”; chữ “Giác – 覺”, thể triện là , cũng là , nó có hàm chứa chữ “Kiến – 見”.
Cho nên, cả “Cấn – 艮” và “Kiến – 見” đều có liên quan đến chữ “Giác – 覺” này, nó có nghĩa là giác ngộ, người đã giác ngộ chính là đã được khai mở đại trí đại huệ, có thể nhìn thấy triển hiện chân thực của các tầng thứ không gian khác nhau trong vũ trụ, khi đó họ nhìn, quan sát bằng thiên mục (cũng gọi là mắt đỉnh).
Con mắt cũng thường được gọi là cửa sổ của tâm hồn, là ý nói con mắt không thể nào nói dối. Vào thế kỷ 17 triết gia người Pháp René Descartes cho rằng linh hồn của con người an lạc tại thể tùng quả ở trong sọ não của con người.
TAMTHUCMặc dù thể tùng quả nằm ở trong não, nhưng lại phát hiện rằng nó có kết cấu tương tự như con mắt thứ ba của con người, nó cũng có khả năng cảm nhận được ánh sáng. Và điều kỳ diệu chính là, chữ “Mắt” thường được ghép với chữ “Thần”, gọi là “thần mắt”. Bởi vì ‘linh hồn’ và ‘thần’ đều không thể làm giả.
Các giải phẫu y học phương Tây hiện đại phát hiện rằng vị trí của thể tùng quả trùng khớp với vị trí của thiên nhãn (tức con mắt thứ ba) mà những người tu luyện miêu tả. Rất nhiều học thuyết tu luyện cho rằng, tuy mọi người đều có con mắt thứ ba, nhưng mà, không phải ai cũng có thể khai mở con mắt này.
Đối với đa số người mà nói, chỉ có thông qua tĩnh tâm, thiền định, luyện công, ngồi thiền, tịnh hóa tâm linh, nâng cao phẩm hạnh bản thân… để sau khi năng lượng bên trong cơ thể kích hoạt được sự thoái hóa của thể tùng quả, mới có thể phát huy công dụng, có lẽ sẽ khai mở được “con mắt thứ ba”.
Đến lúc đó mới có thể nắm bắt được những hình ảnh mà mắt thường không nhìn thấy, không cần thông qua sự dẫn truyền của đồng tử, thủy tinh thể, thần kinh thị giác, mà những thứ nhìn thấy sẽ trực tiếp biến thành hình ảnh bên trong não. Đây có lẽ chính là mở thiên nhãn mà những người tu luyện thường nói.
>>> Khoa học về con mắt thứ 3: Trong bộ não người có tồn tại một con mắt khác
Phần lớn con người đều tin rằng những sự vật mà đôi mắt thịt này nhìn thấy đều là chân thật, cái không nhìn thấy thì không tin. Thật ra trên thế giới đã có rất nhiều người, thông qua những phương pháp tu luyện khác nhau, thân thể đã khai mở được con mắt thứ ba. Sau khi con mắt này được khai mở, họ mới thực sự hiểu được nhiều điều chân thực của thế giới, của vũ trụ, và cũng nhận ra đôi mắt thịt có năng lực vô cùng hạn chế.
Khi chữ Hán được sáng lập, thì trong nó đã có quan niệm về con mắt thứ 3 của con người, con mắt này nếu được khai mở thì có thể nhìn thấy các không gian trong vũ trụ. Cũng chính dùng chữ viết để nói với con người rằng không thể chỉ dùng cặp mặt thịt quan sát thể theo chủ nghĩa duy vật, mà thông qua tu dưỡng tâm tính, tích đức, đả thông năng lực của con mắt thứ 3 thì mới có thể nhìn thấy thế giới chân thực, vũ trụ chân thực.
Lê Hiếu biên dịch
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/ham-nghia-ve-con-mat-thu-3-trong-chu-han-than-truyen.html
Comment