No icon

dao-duc-nguoi-xua-quan-tu-khi-tuyet-giao-se-khong-noi-loi-xau-ac

Đạo đức người xưa: Quân tử khi tuyệt giao sẽ không nói lời xấu ác

Thời xưa, khi người quân tử tuyệt giao sẽ không nói những lời xấu ác, duyên đến duyên đi hết thảy đều để tự nhiên. Đó cũng là trí tuệ trong cách hành xử, cũng là cách hóa giải ác duyên tốt nhất.

quân tử, kết giao, đoạn tuyệt,

Duyên đến duyên đi hết thảy đều để tự nhiên. (Ảnh: Kknews)

“Quân tử tuyệt giao, bất xuất ác thanh”, câu này nằm trong Chiến Quốc Sách – Yên Sách, đại ý muốn nói: khi không qua lại với người khác nữa, những người hiểu biết sẽ không nói những lời ác khẩu. Nếu biết lắng lại để cảm nhận ý nghĩa bên trong thì có thể hiểu được những người có phẩm chất cao quý đã phải suy ngẫm cân nhắc mới quyết định cắt đứt quan hệ với người không hợp với mình. Vì vậy họ sẽ không ôm hận trong lòng, sau đó vẫn sẽ giữ phong thái của một người quân tử khi đối diện với người kia.

Đây là một câu danh ngôn và cũng là một điển cố xuất phát từ cuốn Sử ký:

Vào thời Chiến Quốc, Lạc Nghị giỏi tài dụng binh, ông đã phò trợ Yên Chiêu Vương tấn công nước Tề và lập công lớn.

Sau này Yên Chiêu Vương qua đời, Yên Huệ Vương kế vị. Yên Huệ Vương không thích Lạc Nghị, nước Tề lại dùng kế phản gian, vì thế Yên Huệ Vương đã tước đi binh quyền của Lạc Nghị, Lạc Nghị sợ bị truy sát, nên đã chạy trốn đến nước Triệu.

TAMTHUC

Kết quả là quân nước Yên đại bại. Yên Huệ Vương viết thư muốn trị tội Lạc Nghị. Lạc Nghị trả lời rằng: “Quân tử tuyệt giao, bất xuất ác thanh; Trung thần khứ quốc, bất khiết kỳ danh”. Ý muốn nói một người quân tử, nếu đã tuyệt giao với người khác rồi thì sẽ không nói những lời xấu xa, trung thần đã rời khỏi nước nhà, cũng không giải thích thanh danh trong sạch của bản thân.

Kết quả là sau này Yên Huệ Vương không làm khó Lạc Nghị nữa.

Trong cuộc sống thực tế, việc tình bạn bị phá vỡ, quan hệ đồng nghiệp không vui vẻ là bình thường, bạn bè nhất thời không phục liền trở mặt thành thù cũng chẳng phải là lạ, vì thế nên mới có cái gọi là tuyệt giao.

Những người không hiểu biết, khi cắt đứt quan hệ sẽ to tiếng ầm ỹ, thậm chí động tay động chân, cuối cùng thề đến chết cũng không giao thiệp, kết quả này thật sự là đáng buồn. Sau khi cắt đứt quan hệ mà lại còn dùng những lời xấu xa để công kích đối phương thì lại càng thiếu đạo đức.

Tục ngữ có câu: “Oan oan tương báo hà thời liệu”, ác duyên không giải thì vĩnh viễn cũng sẽ không kết thúc được, đến cuối cùng vẫn là nguồn cơn khiến chính mình đau khổ. Rộng lượng, khiêm tốn nhường nhịn là tiền đề của việc hóa giải ác duyên; những người có phẩm đức cao quý thì trong lòng sẽ không có kẻ địch.

Thứ rắc rối nhất trong cuộc sống không phải là thiếu thốn về vật chất, mà là tinh thần không được bình yên. Luôn giữ lòng nhẫn nhịn và biết cảm ơn thì có thể chấp nhận được sai lầm của người khác, sẽ không nói lời xấu xa thất đức. Những ai quyết chí tu tâm dưỡng tính, trước tiên hãy biết tu khẩu đã.

Tuệ Tâm (s/t)

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/dao-duc-nguoi-xua-quan-tu-khi-tuyet-giao-se-khong-noi-loi-xau-ac.html

Comment