No icon

tri-tue-cua-trang-tu-trong-nghich-canh-moi-thay-ro-tam-thai-mot-nguoi

Trí tuệ của Trang Tử: Trong nghịch cảnh mới thấy rõ tâm thái một người

Nhắc đến Trang Tử người ta thường nói đến bộ sách nổi tiếng “Nam Hoa Kinh”, đây là bộ sách được ông đúc kết những tinh hoa của Đạo giáo và triết lý làm người của mình. Dưới đây là những câu chuyện dạy làm người vô cùng sâu sắc.

tâm thái, nghịch cảnh, Bài học,

Trang Tử nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử. (Ảnh: Sohu)

Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là một “ẩn giả”, cho nên đời sau không mấy được rõ lắm về thân thế cùng đời tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức xưa cũng như nay, ít ai lại không biết đến Trang Tử, bởi ông đã có những trước tác để lại trên trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống bản thân mình.

Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trong lịch sử Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Gần như đối lập với đạo Khổng mang bản thể trần tục, ưa thực tế, trọng thực nghiệm và đặc biệt tôn trọng chủ nghĩa nhân văn, Trang Tử kế tiếp truyền thống tư tưởng của Lão Tử, phát triển thành một hệ phái mà sau này người ta thường gọi một cách vắn tắt là Lão-Trang.

1. Liệt Ngự Khấu

Trong cuộc sống, thông thường sự thành bại không được quyết định bởi trình độ của một người mà là ở tâm thái của họ. Khi chúng ta đắc ý hoặc khi lúc sa cơ, cũng như khi trong lòng gặp cảnh bất an, thì khó bề thi triển được tài năng vốn có.

Trang Tử có kể một câu chuyện về Liệt Ngự Khấu. Liệt Ngự Khấu là một người có tài nghệ thiện xạ hơn người. Một hôm Liệt Ngự Khấu thể hiện tài bắn cung tên của mình với Bá Hôn. Khi bắn tên, Liệt Ngự Khấu tâm thái đắc ý, tay kéo căng cung tên rồi đặt một cốc nước đầy lên bắp tay.

Mũi tên thứ nhất vừa bắn ra chưa kịp đến đích, mũi tên thứ hai đã tiếp tới bay theo, và mũi tên thứ ba cũng sẵn sàng trên cung tiễn. Đây quả là tốc độ và kỹ năng phi thường, không những vậy, cốc nước trên cánh tay cũng không hề vãi một giọt nào, nhìn hình dáng của Liệt Ngự Khấu lúc đó cứ như một người gỗ đứng đó vững chãi, bất động.

Có thể nói, tài nghệ thiện xạ của Liệt Ngự Khấu khó có người bì kịp, tuy nhiên người như vậy đã đạt đến cảnh giới tối cao chưa? Bá Hôn cho rằng vẫn chưa đủ: “Tài nghệ bắn tên của anh cũng chỉ được xem là có dụng tâm học nghệ bắn tên chứ chưa đạt được đến cảnh giới kỹ thuật ‘vô tâm bắn tên’. Giờ ta sẽ dẫn anh cùng ta đi leo núi cao, đến vách nghiêng vực thẳm, xem xem lúc đó anh bắn tên ra sao?”.

Bá Hôn đi trước, dẫn đường leo lên đỉnh núi cao, trèo lên những mỏm đá chênh vênh hiểm chở, bên dưới là vực sâu ngàn trượng. Sau đó quay người lại, lưng hướng về phía vực sâu rồi lại lùi về phía sau mấy bước, mãi cho đến lúc một phần bàn chân ở bên ngoài mỏm đá chênh vênh rồi Bá Hôn bảo Liệt Ngư Khấu trèo lên đó bắn tên. Liệt Ngư Khấu lúc này chỉ có thể bò trên mặt đất, toàn thân đổ hết mồ hôi, hai chân cũng ướt vì sợ hãi.

Bá Hôn thấy vậy mới nói: “Người cao minh thực sự, hướng mặt lên có thể nhìn thấu trời xanh, hướng mặt xuống dưới có thể nhìn rõ hoàng tuyền, thế gian vạn sự đều ở trong tâm. Anh hiện nay thần sắc đều biến động, tâm sợ, mắt hoa, có cho anh bắn, thì khả năng bắn được e rằng quá ít”.

Câu chuyện này đã nói rõ một điều, chúng ta làm người thì đừng nên quá tự tin vào bản sự của mình, đã là con người thì không ai có thể rời xa được hoàn cảnh sinh tồn của mình. Khi chúng ta phải đối diện với hoàn cảnh nguy hiểm, cũng chính là lúc có thể nhìn rõ nhất tâm cảnh của chúng ta ra sao?

Khi tâm cảnh của một người có thể vượt ra ngoài sự sợ hãi, người này mới thực sự là một người có dũng khí, có không gian phát triển bản sự của mình một cách thực sự. Còn nếu như tâm cảnh của một người mà bị yếu tố ngoại cảnh uy hiếp thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng không thể thành công.

tâm thái, nghịch cảnh, Bài học,

Tâm cảnh của một người có thể vượt ra ngoài sự sợ hãi, người này mới thực sự là một người có dũng khí, có không gian phát triển bản sự của mình một cách thực sự. (Ảnh: Kienthuc)

Tâm thái của một người, chính là yếu tố quan trọng quyết định trạng thái của cuộc sống. Vậy thì tâm thái một người phải đạt đến cảnh giới nào mới gọi là tốt nhất? Và làm sao để đạt được điều đó?

Trang Tử nhìn nhận rằng: Cuộc sống chân chính chính là sống tự nhiên cho nên không cần phải giáo dục điều gì, quy định điều gì mà là cần phải buông bỏ điều gì, quên đi điều gì? Quên đi tâm cơ, tâm phân biệt. Đã như vậy thì cần gì đến chính trị, cần gì đến giáo hoá? Với những tuyên truyền này, Trang tử cho rằng chúng chỉ là những thứ “nguỵ tạo” của con người, nên cần phải buông bỏ nó đi.

TAMTHUC

Cuộc sống là vậy, đôi khi tưởng chừng như rất phức tạp nhưng lại hoá thành đơn giản. Con người vốn sinh ra từ trời đất và cuối cùng cũng trở về trời đất. Tùy kỳ tự nhiên, thuận với tự nhiên, lấy buông bỏ để đắc được, buông bỏ cái hư cái xấu để đắc phúc đức vuông tròn.

2. Đấu gà

Trang Tử còn kể về một câu chuyện luyện gà chọi.

Kỷ Thanh Tử nuôi gà chọi cho đại vương, đại vương hiển nhiên là người rất thích chọi gà, hi vọng Kỷ Thanh Tử có thể bồi dưỡng ra một chú gà xuất chúng, nhanh chóng có thể xuất chiến. Sau mười hôm qua đi, đại vương mới hỏi Kỷ Thanh Tử: “Con gà đó của ta có thể xuất chiến được chưa?”.

Kỷ Thanh Tử: “Vẫn chưa được. Tại vì con gà này cậy khí cường lực tráng, luôn uy hiếp người khác, hai cánh xòe rộng, mắt nhìn như tia chớp, vô cùng kiêu ngạo. Người thông thường không biết thì cho rằng gà chọi mà như này đem đi đấu là tốt nhất, tuy nhiên, người thực sự hiểu về huấn luyện gà chọi lại cho rằng về cơ bản là không thể được”.

Lại 10 ngày nữa qua đi, đại vương lại hỏi Kỷ Thanh Tử về gà. Kỷ Thanh Tử lại đáp: “Vẫn chưa được, tuy gà hiện nay sung khí đã bắt đầu thu giảm, tuy nhiên chỉ cần gà khác mà có động là nó lập tức phản ứng, muốn đi tranh đấu. Vậy nên lúc này vẫn chưa được”. 

Lại qua 10 ngày nữa, đại vương hỏi, Kỷ Thanh Tử lại vẫn đáp: “Vẫn chưa được. Tuy hiện nay nó đối với những việc bên ngoài đã không còn phản ứng mạnh như trước, tuy nhiên trong mắt nó, oán khí vẫn còn, cần phải đợi thêm nữa”.

Lại 10 ngày nữa lại qua đi, đại vương hỏi Kỷ Thanh Tử. Kỷ Thanh Tử đáp: “Hiện nay đã tạm ổn rồi, những con gà khác nếu có động tĩnh, gây sự gì, nó đã không còn thèm đoái hoài gì nữa. Nó hiện nay giống như thế nào? Nó chính là có bộ dạng như điều mà dân gian thường nói: ‘Ngốc như gà mộc'”.

Kỷ Thanh Tử nói: “Con gà này hiện nay đã huấn luyện thành như một con gà gỗ, tinh thần hướng nội, đức tính của nó đã đạt tới cảnh giới tối cao, nó hướng nhìn vào trong bản thân mình cho nên con gà này nó chỉ đứng ở đó, bất cứ con gà khác nào nhìn nó, tinh thần ắt đều hoang mang bỏ chạy, lúc này đem đi thi đấu là thích hợp rồi”.

Thông thường chúng ta hay cho rằng gà đem đi thi đấu thì giống như một tráng sĩ hùng dũng như trống trận, cần phải có sung khí mãnh liệt, ý chí chiến đấu quật cường và một quyết tâm dù chết cũng phải chiến thắng. Tuy nhiên Trang Tử lại cho ta thấy một cảnh giới cao hơn, nó là cảnh giới bài trừ từng lớp từng lớp ngạo khí bên ngoài, đem tất cả nhuệ khí đều dồn nén vào trong.

tâm thái, nghịch cảnh, Bài học,

Trang Tử lại cho ta thấy một cảnh giới cao hơn, nó là cảnh giới bài trừ từng lớp từng lớp ngạo khí bên ngoài, đem tất cả nhuệ khí đều dồn nén vào trong. (Ảnh: Laodong)

Đây không phải nói là không có ý chí chiến đấu, mà là nói ý chí cần hướng vào trong, con người cần hướng nội, cần nhìn vào chính bản thân mình. Lúc này mới có thể đạt tới cảnh giới “Toàn đức”, đạt tới cảnh giới tối cao của một đấu sĩ, giành lấy thắng lợi không phải bằng kỹ thuật, bằng sức mạnh, mà là bằng đức tính.

3. Thợ mộc Tử Khánh

Trong phần “Đạt Sinh” cuốn Nam Hoa Kinh có kể về một câu chuyện về người thợ mộc tên Tử Khánh. Đây là một người thợ mộc nước Lỗ, tên gọi là Tử Khánh, người này chuyên môn làm Tương (một loại nhạc cụ cổ xưa) cho triều đình. Tử Khánh làm một cái Tương lớn, hai bên có hai cột trụ làm giá đỡ. Cột trụ bên trên có điêu khắc hình các mãnh thú, có khi còn khắc hình con hổ lên trên Tương.

Trình độ làm Tương của Tử Khánh đạt đến trình độ nào? Chính là khiến người xem nhìn thấy những hình khắc trên đó tinh xảo tới mức không nói thành lời, như thể không phải do con người làm ra mà là do hóa phép mà thành. Những hình thú trên đó nhìn sống động như thật, điều này khiến cho danh tiếng của Tử Khánh đồn xa, rồi một ngày tới tai Lỗ hầu, cho nên Lỗ hầu cho triệu kiến Tử Khánh vào cung, hỏi Tử Khánh có bí quyết gì để làm ra được những nhạc cụ tinh xảo như vậy?

Tử Khánh rất khiêm tốn đáp: “Thảo dân không có bí quyết gì cả, chỉ là khi chuẩn bị làm, thảo dân không giám làm phí tổn một chút sức lực nào của mình cả mà thành tâm trai giới. Mục đích của việc trai giới là giúp cho bản thân thanh tịnh, nội tâm an định, tất cả đều tĩnh lại mà làm”.

“Trong quá trình trai giới, tới ngày thứ ba, thảo dân có thể quên đi khánh tước, lợi lộc (quên đi tất cả các lợi lộc mà mình nhận được sau khi hoàn thành công việc) tất cả những thứ này đều buông bỏ đi. Cũng có nghĩa là, đến ngày thứ ba, thảo dân đã không còn màng đến được mất. Sang ngày thứ năm, thảo dân có thể quên đi danh lợi, không màng thiên hạ nói gì về mình, xấu đẹp ra sao, mọi người nói thảo dân làm tốt cũng được, làm xấu cũng chẳng sao, tất cả mọi thứ danh lợi, được mất đối với thảo dân khi đó đều không còn nữa”.

“Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, cần tiếp tục trai giới đến ngày thứ 7, thảo dân có thể quên đi chính bản thân mình là người có hình thể tứ chi. Đây cũng có nghĩa là nói, sang đến ngày thứ bảy, thảo dân đạt được cảnh giới quên đi chính bản thân mình. Lúc này, thảo dân đã quên đi rằng mình là người đang làm việc cho triều đình. Mọi người đều biết, làm việc cho triều đình là một việc rất lo sợ, nếu như có tạp niệm thì sẽ làm không tốt.

Lúc này, thảo dân đã nhập vào cảnh giới siêu phàm thoát tục, thân thanh, tâm tĩnh để đi tìm cây gỗ thích hợp nhất. Khi nhìn cây gỗ là thảo dân có thể nhìn luôn được ra hình dạng của Tương. Sau tìm được cây gỗ, kế đó thảo dân đốn cây gỗ này mang về rồi gia công, bây giờ thì nó hình thành như mọi người thấy hiện nay. Đây là bí quyết của thảo dân”.

Đây chính là nói, làm người mà muốn thành công, muốn đạt đến cảnh giới tối cao trong công việc thì chính là cần phải quên đi, tất cả danh lợi, được mất thế gian mà làm. Chỉ khi một người dùng thân, tâm thanh tịnh, khí đó trí huệ mới khai mở, hiệu quả mới đạt được đến cảnh giới tốt nhất.

Theo ĐKN

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/tri-tue-cua-trang-tu-trong-nghich-canh-moi-thay-ro-tam-thai-mot-nguoi.html

Comment